Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu) Vài lời thưa trước



Chế độ xem pdf
trang3/86
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1 Mb.
#53348
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86
atabook.com-Luan-Ngu
STT
NỘI DUNG VÀ CÁCH TRÌNH BÀY
Đọc các cổ thƣ đời Tiên Tần, nhƣ Mặc tử, Đạo Đức kinh, Trang tử… chúng ta gặp rất nhiều chữ 
rất tối nghĩa vì chép lầm, thiếu sót và nhiều chỗ do ngƣời sau nguỵ tác, thêm vào. 
Luận ngữ không tránh khỏi tình trạng đó. 
Có một hai chỗ thoát lậu, nhƣ bài X.18, không ai hiểu ý nghĩa ra sao, mỗi ngƣời đoán một khác, 
và ngƣời ta ngờ rằng mất một vài câu ở đầu hoặc ở cuối.
Bài 
XIII.11
kì cục, chép tám kẻ sĩ đời Chu chẳng có tiếng tăm gì mà có vẻ bốn cặp sinh đôi của 
một hay nhiều gia đình nào đó, để làm gì vậy? chẳng học giả nào giảng nổi. 
Có ít câu ngƣời ta ngờ đặt lộn chữ, đáng lẽ ở bài khác, nhƣ: 
- cuối bài XII.10 có 2 câu: “Thành bất dĩ phú, diệc chi dĩ dị” ở trong Kinh Thi, dẫn lầm vào đó 
nên các sách đều bỏ;


- cuối bài XVI.12 có câu: “Kì tƣ chi vị dƣ?” cũng ở đâu đặt lầm vào, hoặc thiếu một vài chữ gì ở 
trên câu đó, nên không ai hiểu nổi. 
Hai bài XVII.5 và 7, Tử Lộ can Khổng tử đừng nhận lời mời của Công Sơn Phất Nhiễu và của 
Bật Hật, bị Lƣơng Khải Siêu trong “Cổ thư chân nguỵ cập kì niên đại” ngờ là không đúng, 
nhƣng Lƣơng chƣa đƣa đƣợc cứ xác đáng.
Có bốn năm bài trùng xuất, nhƣ: 
- IX.24 – I.8,

XV.23 – XII.2
,
- XIV.26 – VIII.14,
- XVII.17 – I.3. 
Lỗi đó không đáng kể. 
Năm thiên cuối (XVI-XX) có nhiều điều khả nghi: 
- Thông lệ thì Luận ngữ gọi Khổng tử là Tử mà thiên XVI lại gọi là Khổng tử, và 4 bài 22, 23, 
24, 25 thiên XIX lại gọi là Trọng Ni.
- Việc chép trong bài XVI.1 không chắc đã đúng vì theo Tiền Mục, Nhiễm Hữu và Quí Lộ không 
hề đồng thời giúp việc cho Quí thị; hai việc trong bài 
XVI.5 và 7
, Lƣơng Khải Siêu cũng không 
tin. 
- Thiên XVII toàn chép dật sự của ngƣời trƣớc và ngƣời đƣơng thời với Khổng tử, không liên 
quan gì đến thầy trò họ Khổng. 
- Thiên XIX toàn chép lời bàn về đạo của môn đệ Khổng tử: Tử Trƣơng, Tử Hạ, Tử Du, Tăng 
tử…, không có một lời nào của Khổng tử. 
Do những lẽ kể trên, một số học giả cho rằng năm thiên cuối đƣợc thêm vào sau và không đáng 
tin nhƣ những thiên trên. 
Điều bất tiện cho chúng ta nhất là môn sinh ghi chép vắn tắt lời của Khổng tử, không cho biết 
những lời đó nói vào lúc nào, trong hoàn cảnh nào, thành thử, có nhiều bài chúng ta không biết 
chắc đƣợc tƣ tƣởng, hành vi của Khổng tử ra sao. 
Thí dụ bài II.6, Mạnh Vũ Bá hỏi về đạo hiếu, Khổng tử đáp: “Phụ mẫu duy kì tật chi ƣu”.
Lời rất dễ dàng nhƣ vậy có ba cách hiểu: 


1. Cha mẹ chỉ lo cho con bệnh tật. (Khổng tử muốn khuyên Mạnh Vũ Bá nên giữ gìn sức khoẻ để 
cho cha mẹ khỏi lo). 
2. Ngƣời con có hiếu thì thận trọng mọi việc, không làm gì cho cha mẹ phải lo, duy có bệnh tật là 
không dễ phòng đƣợc. Cách hiểu này cũng giống nhƣ cách hiểu trên: làm con phải chăm sóc sức 
khoẻ của mình; chỉ hiểu nhƣ cách trên thì là lời trách một ngƣời chơi bời quá độ, hiểu theo cách 
dƣới thì không có ý trách, mà nhận rằng Mạnh Vũ Bá rất đứng đắn. 
3. Cách hiểu thứ ba trái hẳn, (cho chữ  chỉ cha mẹ, hai cách trên chữ  chỉ con) và câu của 
Khổng tử phải dịch là: Ngƣời con mà lo cho cha mẹ bệnh tật (hết sức săn sóc sức khoẻ của cha 
mẹ) là ngƣời con có hiếu. 
Giá mà ngƣời chép cho ta biết Mạnh Vũ Bá là ngƣời ra sao (có giữ gìn sức khoẻ của mình 
không, hoặc có thƣờng lo về sức khoẻ của cha mẹ không) thì chúng ta không còn thắc mắc nữa. 
Nhất là bài 
V.21
, Khổng tử chán nản cảnh bôn ba, muốn về Lỗ dạy học; ngƣời chép không cho ta 
biết việc đó xảy ra hồi nào, trƣớc khi ông bị nạn ở Bồ năm 494, hay Quí Khang tử mời Nhiễm 
Cầu về Lỗ giúp mình, năm 492, hay là vào cả hai lần nhƣ Tƣ Mã Thiên chép? 
Bài XV.1, Vệ Linh Công hỏi ông về chiến trận (ông đáp không biết). Ông tới Vệ lần nào, vì 
trƣớc sau ông tới Vệ năm lần, bốn lần đầu Linh Công còn sống? 
Còn nhiều bài khác, không sao kể hết. Do đó mà nhiều khi ngƣời ta không biết chắc tƣ tƣởng 
cùng đời sống của ông. Niên biểu nào lập về đời ông cũng chỉ là phỏng chừng, mƣời điều trúng 
đƣợc năm là may. 
Chúng tôi chỉ nhận xét nhƣ vậy thôi, không có ý trách cổ nhân: các môn sinh của Khổng tử 
không có những phƣơng tiện dễ dàng để ghi chép nhƣ chúng ta ngày nay, ngôn ngữ của họ dùng 
cách nay đã hai ngàn rƣỡi năm; mà họ không có ý viết sách cho đời sau, chỉ muốn ghi lại lời thầy 
để nhớ rồi truyền cho con cháu, học trò thôi, cho nên không thể chép thật minh bạch nhƣ chúng 
ta muốn đƣợc. Chúng ta còn nên khen bộ Luận ngữ so với bộ Đạo Đức kinh, bộ Trang tử, xuất 
hiện sau còn sáng sủa hơn nhiều, nhất là ghi một cách trung thực, tỉ mỉ ngôn hành của Khổng tử, 
thành một tác phẩm đáng tin cậy nhất về học thuyết Khổng tử.
Một điểm chung nữa các sách thời đầu Chiến Quốc là sự trình bày rất lộn xôn. 
Luận ngữ tuy chia làm 20 thiên, nhƣng ngoài thiên X (Hương đảng - chép về lối sống, cách cƣ 
xử hằng ngày của Khổng tử ở triều đình, làng xóm và ở nhà) là tƣơng đối nhất trí, còn 19 thiên 
kia thì không có chủ đề gì cả, gặp đâu chép nấy, về nhân, hiếu, lễ, về chính trị, về văn học, về 
hành vi của Khổng tử, tâm sự của ông, ý chí của môn sinh v.v…, có vài thiên lại xen vào dăm ba 
bài về ngôn hành của môn sinh nữa. Vì vậy mà ngƣời xƣa đã phải lấy vài chữ ở đầu mỗi thiên 
làm nhan đề cho thiên, nhƣ Học nhiUng dãTử hãn… 
Đó là đại khái về nội dung và sự trình bày. 
Về giá trị nghệ thuật, thì chúng ta phải nhận rằng rất cao: lời cô động; ý nghĩa sâu sắc, mà chép 


tự sự, miêu tả tính tình hành động của nhân vật nhiều khi linh động. Trong cuốn Cổ văn Trung 
Quốc (Tao Đàn -1966), chúng tôi đã giới thiệu ba bài: 
I.1 Học nhi thời tập chi… 
VII.14 Phu tử vị Vệ quân hồ? 
XI.25 Khổng tử hỏi về chí hƣớng của một số môn sinh. 
Còn nhiều bài nữa nhƣ: 
XVI.1 Khổng tử mắng Nhiễm Cầu không biết can Quí thị đừng đánh Chuyên Du. 
IX.11 Khổng tử mắng Tử Lộ muốn táng mình nhƣ một đại phu. 
V.25 Khổng tử hỏi chí hƣớng môn sinh và tỏ chí hƣớng của mình. Cũng đều là những tiểu phẩm 
bất hủ trong văn học Trung Quốc. 
Ấy là chƣa kể mấy chục câu của Khổng tử rất gọn mà thâm thuý đáng gọi là châm ngôn hoặc đã 
đƣợc coi là thành ngữ nhƣ: “dục tốc bất đạt”, “hoà nhi bất đồng”, “ôn cố tri tân”, “dĩ trực báo 
oán”, “quân tử cố cùng”, “phú quí nhƣ phù vân”, “hủ mộc bất khả điêu”, “danh chính ngôn 
thuận” v.v… 


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương