Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu) Vài lời thưa trước



Chế độ xem pdf
trang14/86
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1 Mb.
#53348
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   86
atabook.com-Luan-Ngu
STT
Dịch. – Khổng tử nói: “Nhà Chu châm chước lễ chế của hai triều đại trước (Hạ, Ân) nên văn vẽ 
rực rỡ biết bao! Ta theo Chu”. 


III.15
Tử nhập thái miếu, mỗi sự vấn. Hoặc viết: “Thục vị Trâu nhân chi tử tri lễ hồ, nhập thái miếu, 
mỗi sự vấn” . Tử văn chi, viết: “Thị lễ dã”. 
Dịch. – Khổng tử vào thái miếu, thấy việc gì cũng hỏi. Có kẻ bảo: “Ai bảo con người đất Trâu 
(quê hương của Khổng tử ở Lỗ) ấy biết lễ. (Nếu biết thì sao) vào thái miếu, thấy gì cũng hỏi”. 
Khổng tử hay đƣợc bảo: “Nhƣ vậy là lễ đấy”. 
Chú thích. – Vô thái miếu thờ Chu công ở Lỗ, mà hỏi từng chút cho biết kĩ, đó là thái độ kính 
cẩn, là lễ. Không xấu hổ hỏi ngƣời, cũng là lễ (khiêm tốn) nữa. 
III.16
Tử viết: “Xạ bất chủ bì, vị lực bất đồng khoa, cổ chi đạo dã”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Bắn (cốt trúng chứ) không cốt xuyên qua tấm da, vì sức không đều nhau 
(nghĩa là không phải để đọ sức), đạo xưa như vậy”
III.17
Tử Cống dục khứ Cáo (thời xƣa đọc là cốc) sóc chi khái (có ngƣời đọc là hí) dƣơng. Tử viết: “Tứ 
dã, nhĩ ái kì dƣơng, ngã ái kì lễ”. 
Dịch. – Tử Cống muốn bỏ việc dâng cừu trong lễ Cáo sóc. Khổng tử bảo: “Tứ, anh tiếc con cừu, 
ta tiếc cuộc lễ”
Chú thích. – Đời Chu, vào thu hay đông mỗi năm, thiên tử ban lịch năm sau cho chƣ hầu, vua 
chƣ hầu cất vào trong tổ miếu, năm sau mới mở ra coi; cứ ngày sóc (mùng một) mỗi tháng giết 
một con cừu để cúng tổ tiên. Lễ đó là lễ Cáo sóc. 
Lễ xong rồi, vua mới họp triều. Vua Lỗ đã bỏ lễ đó từ lâu, không tới tổ miếu làm lễ mà có khi 
ngày mùng một cũng không họp triều nữa; nhƣng ngƣời ta vẫn giết một con cừu để dâng ở tổ 
miếu. Tử Cống muốn bỏ hình thức đó đi, Khổng tử muốn giữ lại để ngƣời ta đừng quên lễ. 
III.18
Tử viết: “Sự quân tận lễ, nhân dĩ vi siểm dã”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Thờ vua hết lễ thì người ta cho là nịnh”
Chú thích. – Khổng tử than về thói đời thời đó coi vua không ra gì. 
III.19
Định công vấn: “Quân sử thần, thần sự quân, nhƣ chi hà? Khổng tử đối viết: “Quân sử thần dĩ lễ, 


thần sự quân dĩ trung”. 
Dịch. – (Vua Lỗ là) Định công hỏi: “Vua khiến bề tôi, bề tôi thờ vua, phải như thế nào?”. Khổng 
tử đáp: “Vua khiến bề tôi phải giữ lễ, bề tôi thờ vua phải trung (hết lòng)”
III.20
Tử viết: “Thư cưu lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thƣơng”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Thiên Thư cưu trong Kinh Thi, vui mà không quá mức, buồn mà không 
thương tổn” (Nghĩa là vui buồn đều trúng tiết, vừa phải)
Chú thích. – Chữ dâm ở đây có ngƣời hiểu là dâm đãng nhƣ ngày nay; thời xƣa, hễ quá mức thì 
đều gọi là dâm
Thiên Thư cưu ở đầu Kinh Thi vinh một ngƣời quân tử tìm một ngƣời thục nữ để cƣới, tìm chƣa 
đƣợc thì ƣớc mong, không ngủ đƣợc; tìm đƣợc rồi thì hƣởng cảnh cầm sắt hoà hợp. 
III.21
Ai công vấn xã ƣ Tể Ngã. Tể Ngã đối viết: “Hạ hậu thị dĩ tùng, Ân nhân dĩ bá, Chu nhân dĩ lật, 
viết: sử dân chiến lật”. 
Tử văn chi, viết: “Thành sự bất thuyết, toại sự bất gián, kí vãng bất cữu”. 
Dịch. – (Vua Lỗ) Ai công hỏi Tể Ngã về việc lập đàn xã. Tể Ngã đáp: “Nhà Hạ trồng cây tùng ở 
đàn xã, nhà Ân trồng cây bá, nhà Chu trồng cây lật, là có ý khiến dân phải sợ hãi
Chú thích. – Tể Ngã, tên Dƣ, học trò Khổng tử. 
III.22
Tử viết: “Quản Trọng chi khí tiểu tai!” 
Hoặc viết: “Quản Trọng kiệm hồ?” - Viết: “Quản thị hữu tam qui, quan sự bất nhiếp, yên đắc 
kiệm?”
- “Nhiên tắc Quản Trọng tri lễ hồ?” - Viết: “Bang quân thụ tắc môn, Quản thị diệc thụ tắc môn. 
Bang quân vi lƣỡng quân chi hiếu hữu phản điếm; Quản thị diệc hữu phản điếm. Quản thị nhi tri 
lễ, thục bất tri lễ?” 


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương