Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu) Vài lời thưa trước



Chế độ xem pdf
trang2/86
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1 Mb.
#53348
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86
atabook.com-Luan-Ngu
STT
GIỚI THIỆU
NGUỒN GỐC VÀ CÁC BẢN
Bộ Luận ngữ đứng đầu trong Tứ thƣ. Tôi nghĩ nếu bỏ ra bốn năm chục bài chép ngôn hành của 
các môn sinh nhƣ Tăng Tử, Tử Hạ, Hữu Nhƣợc, Tử Du, Tử Trƣơng mà trong tập Khổng tử 
(thiên IV) tôi đã giới thiệu sơ lƣợc, chỉ giữ lại hết những bài chép ngôn hành của Khổng tử - 
khoảng 500 bài, toàn bộ gồm khoảng năm trăm rƣỡi bài – thì Luận ngữ đáng gọi là “Kinh”. Tất 
cả các học giả từ xƣa tới nay đều coi nó là kinh của Khổng giáo, cũng nhƣ Đạo Đức kinh là kinh 
của Lão giáo. Nó còn chép trung thực tƣ tƣởng của Khổng tử, đáng tin hơn Đạo Đức kinh nữa, vì 
bộ này gồm nhiều bài do ngƣời sau thêm vào, (coi bộ Lão tử chúng tôi soạn mà chƣa xuất bản 
đƣợc). Do đó, muốn tìm hiểu học thuyết của Khổng tử thì phải căn cứ trƣớc hết vào Luận ngữ, vì 
chín phần mƣời Kinh Thư, Kinh Lễ, Trung dung, Mạnh tử, tƣ tƣởng không còn đúng của Khổng 
tử (mặc dầu cũng có điểm giống); Đại học có hệ thống quá (có nhà còn ngờ không phải của Tăng 
tử viết); Trung dung có một phần siêu hình mà Khổng tử tránh siêu hình; còn Mạnh tử phóng đại 
phần duy tâm của Khổng tử. 
Vì những lẽ đó, trong cuốn Nhà giáo họ Khổng và cuốn Khổng tử chúng tôi ráng chỉ dùng Luận 
ngữ để trình bày tƣ tƣởng của Khổng. 
NGUỒN GỐC
Luận ngữ có bài do môn sinh của Khổng tử chép, nhƣ bài XIV.1:
Hiến vấn sỉ. Tử viết: “Bang hữu đạo, cốc; bang vô đạo, cốc, sỉ dã”. 
Nguyên Hiến tự xƣng tên nhƣ vậy, thì chính là ông ta chép. 
Có trƣờng hợp nhƣ trong khi học, môn sinh nghe giảng điều gì thì chép ngay lại cho khỏi quên, 
nhƣ Tử Trƣơng trong bài XV.5, chép lời của Khổng tử vào dây đai, rồi sau truyền lại cho môn 
sinh. 
Có nhiều bài do hạng môn sinh tái truyền (tức môn sinh của môn sinh) chép, nhƣ thiên I, bài 2 
bắt đầu bằng: “Hữu tử viết”, bài 4 bắt đầu bằng “Tăng tử viết” v.v… đều là học trò của Hữu 
Nhƣợc, và của Tăng Sâm chép, vì theo lệ trong Luận ngữ, trừ Khổng tử, mà bất kì môn sinh nào 
dù trực truyền hay tái truyền, cũng gọi là “tử” hoặc “phu tử” (hoặc Khổng tử nhƣ các bài XV.12-
11); còn các môn sinh của Khổng tử thì có ba trƣờng hợp nhƣ sau:
Tôi lấy ví dụ. A và B đều học Khổng tử, họ là đồng môn với nhau. B dạy học có một học trò tên 
C. 
Trường hợp thứ nhất: A hay B khi chép hay nói về mình, thì xƣng tên tục, chẳng hạn Đoan Mộc 
Tứ tự xƣng là Tứ, Nhan Hồi tự xƣng là Hồi.


Trường hợp thứ hai: B nói về A (nói về bạn), hoặc C nói về A (tức nói về bạn của thầy mình) thì 
có thể gọi A: 
- bằng tên tự (nhƣ Tử Cống là tên tự của Đoan Mộc Tứ, Tử Uyên là tên tự của Nhan Hồi). 
- hoặc bằng cả họ và tên tục (nhƣ Đoan Mộc Tứ, Nhan Hồi). 
- hoặc bằng tên họ và tên tự (nhƣ Nhan Uyên – Nhan là họ, Uyên là tự). 
A nói về B cũng theo những cách gọi tên đó. 
Trường hợp ba: C nói về B, tức nói về thầy học của mình, thì gọi là “tử”, “tử” đặt sau họ của 
thầy mình (học trò của Hữu Nhƣợc gọi Hữu Nhƣợc là Hữu tử, học trò của Tăng Sâm gọi Tăng 
Sâm là Tăng tử, chứ không gọi là Tăng Sâm, hoặc Tử Dƣ – tên tự của Tăng Sâm). Vậy những 
bài bắt đầu bằng Hữu tử viết hoặc Tăng tử viết, đều là của hạng môn sinh tái truyền lại. 
Có thể rằng sau khi Khổng tử mất, các môn sinh thu thập lời dạy của thầy, truyền cho nhau, một 
số ngƣời chép lại dùng để dạy học, khi chết, thì học trò của họ lại cả lời của Khổng tử lẫn lời của 
họ. 
Ngƣời cuối cùng chép lại là ai? Theo Liễu Tôn Nguyên đời Đƣờng thì có lẽ là một học trò của 
Tăng Sâm. 
Có thuyết bảo rằng Tăng Sâm kém Khổng tử 46 tuổi, sinh vào khoảng 505, chết năm 428. Có 
sách lại nói Tăng Sâm chết năm Lỗ Nguyên công nguyên niên, tức Chu Khảo vƣơng ngũ niên: 
436. Sai nhau tám năm, là ít đấy. Vậy Luận ngữ không thể xuất hiện trƣớc 436 đƣợc.
Có thể còn sau khá lâu nữa, vì thiên VIII chép Tăng Sâm trƣớc khi mất có khuyên Mạnh Kính tử 
về cách cƣ xử của ngƣời cầm quyền (VIII.4). Mạnh Kính tử tên là Trọng. Kính tử là tên thuỵ, 
chết sau Tăng Sâm; mà bài đó ghi tên thuỵ - tên đặt cho ngƣời chết, theo hành vi hồi sinh tiền – 
tức là chép sau khi Mạnh Kính tử chết.
Bài đó do một môn sinh của Tăng Sâm chép, cho nên gọi Tăng Sâm là Tăng tử, mà trong Luận 
ngữ, số bài chép ngôn hành của Tăng Sâm nhiều hơn số bài về các môn sinh khác của Khổng tử. 
Cho nên thuyết của Liễu Tôn Nguyên tin đƣợc. 
Và chúng ta có thể tạm kết luận rằng bộ Luận ngữ do nhiều ngƣời ghi và xuất hiện sớm cũng vào 
khoảng bảy tám chục năm sau Khổng tử mất. 
CÁC BẢN
Luận ngữ đã đƣợc phổ biến từ thời Tiên Tần. 
Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc rồi, ra lệnh “đốt sách, chôn nho”, nhƣng thời đó giao 
thông còn kém, sự kiểm soát không thể chặt chẽ lắm, mà Tần giữ ngôi không đƣợc lâu, nên lệnh 
chỉ thi hành triệt để ở những nơi gần kinh đô và chung quanh các thị trấn, còn trong dân gian các 
miền xa xôi, vẫn còn ngƣời lén lúc giữ đƣợc, có kẻ học thuộc lòng đƣợc Luận ngữ và lục kinh.


Nhà Hán diệt Tần rồi, bỏ lệnh đó đi thì ngƣời ta thu thập đƣợc ba bản Luận ngữ: Bản Lỗ Luận 
của ngƣời nƣớc Lỗ; bản Tề Luận của ngƣời nƣớc Tề (hai bản này đƣợc chép bằng thứ chữ đã 
đƣợc Tần sửa đổi và thống nhất, gọi là kim văn – tức kim tự); và bản Cổ Luận (chép bằng cổ 
văn, tức cổ tự, thứ chữ dùng thời trƣớc). Bản Cổ Luận này do Lỗ Cung công (cuối đời Hán Vũ 
đế) sai phá nhà Khổng tử mà tìm đƣợc trong tƣờng, cùng với các bộ Thượng Thư, Lễ Kí, Hiếu 
Kinh
Lỗ Luận có 20 thiên, Tề Luận cũng có đủ 20 thiên đó, thêm hai thiên nữa: Vấn vương và Tri đạo
nhƣ vậy là 22 thiên cả thảy. Cổ Luận cũng chỉ có 20 thiên nhƣ Lỗ Luận, nhƣng thiên cuối: 
“Nghiêu vấn” chia làm hai từ câu: “Tử Trƣơng vấn ƣ Khổng tử: Hà nhƣ tƣ khả dĩ tòng chính hĩ” 
trở đi (tức bài XX.2 trong bản dịch của chúng tôi, gọi là Tòng thiên. Vậy là Cổ Luận chi làm 21 
thiên, hai thiên cuối rất ngắn.
Theo Hà Án đời Nguỵ, trong số 20 thiên Lỗ và Tề đều có thì chƣơng cú trong Tề Luận nhiều hơn 
trong Lỗ Luận; mà thứ tự các thiên trong Cổ Luận cũng khác trong Tề và Lỗ Luận. 
Đầu đời Hán, hai bản Lỗ và Tề đều đƣợc truyền (Ông thầy nào muốn dùng bản nào thì dùng); 
bản Cổ Luận không đƣợc truyền, không hiểu tại sao. 
Từ đời Hán Thành đế (32-7 trƣớc Công nguyên), hai bản Tề và Lỗ đƣợc hợp nhất; rồi cuối đời 
Đông Hán, Trịnh Huyền bỏ hai thiên Vấn vương và Tri đạo trong Tề Luận đi, hợp nhất cả ba 
bản.
Hà Án đời Nguỵ có lẽ là ngƣời đầu tiên giải thích Luận ngữ, bản Luận ngữ tập giải của ông còn 
truyền đến ngày nay. Đời Tống, Chu Hi cũng chú thích và bản Luận ngữ tập chú của ông không 
khác bản của Hà Án bao nhiêu. Hai bản đó là chính, còn nhiều bản khác nữa. Ở nƣớc ta từ xƣa 
chỉ dùng bản của Chu Hi và các nhà dịch Luận ngữ trong già nửa thế kỉ nay cũng chỉ theo chú 
thích của Chu Hi. 


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương