Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu) Vài lời thưa trước



Chế độ xem pdf
trang9/86
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1 Mb.
#53348
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   86
atabook.com-Luan-Ngu
STT
Dịch. – Mạnh Ý tử hỏi về đạo hiếu. Khổng tử đáp: “Không trái”. 
(Một hôm) Phàn Trì đánh xe (cho Khổng tử). Khổng tử bảo: “Mạnh Tôn hỏi ta về đạo hiếu, ta 
đáp: “không trái”. Phàn Trì hỏi: “Thầy đáp như vậy nghĩa là gì?” Khổng tử đáp: “Cha mẹ 
sống thì phụng sự cho hộp lễ, mất rồi thì tống táng cho hợp lễ, cúng tế cho hợp lễ”. 
Chú thích. – Mạnh Ý tử, họ Trọng Tôn, tên Hà Kị, là một đại phu nƣớc Lỗ. Theo Tả truyện thì 
Mạnh Hi tử, cha Mạnh Ý tử, trƣớc khi chết, dặn Ý tử phải lại Khổng tử xin học lễ. Mạnh Tôn 
cũng là Mạnh Ý tử. – Phàn Trì, họ Phàn, tên Tu, tự Tử Trì, học trò Khổng tử. 
II.6
Mạnh Vũ Bá vấn hiếu. Tử viết: “Phụ mẫu duy kì tật chi ƣu”. 
Dịch. – Mạnh Vũ Bá hỏi về đạo hiếu. Khổng tử đáp: “Cha mẹ chỉ lo cho con bị bệnh tật”. 
Chú thích. – Bài này có nhiều cách hiểu. Hiểu nhƣ chúng tôi dịch thì chữ kì chỉ con cái. Có thể 
Mạnh Vũ Bá, tên là Trệ, con Mạnh Ý tử, chơi bời quá độ, không giữ gìn sức khoẻ, khiến cha mẹ 
lo, nên Khổng tử khuyên vậy. Ai làm cha mẹ cũng lo nhất cho con khi chúng đau ốm. 
Có ngƣời giảng hơi khác: ngƣời con có hiếu thì thận trọng trong mọi việc, không làm gì cho cha 
mẹ phải lo; duy có bệnh tật là không đề phòng đƣợc, cho nên chỉ lo mình có bệnh tật, khiến cha 
mẹ buồn. 
Lại có thuyết cho chữ  chỉ cha mẹ. Ngƣời con mà lo cha mẹ bệnh tật (hết sức săn sóc sức khoẻ 
của cha mẹ) là ngƣời con có hiếu. 
II.7
Tử Du vấn hiếu. Tử viết: “Kim chi hiếu giả, thị vị năng dƣỡng. Chí ƣ khuyển mã giai năng hữu 
dƣỡng, bất kính hà dĩ biệt hồ?”. 
Dịch. – Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng tử đáp: “Ngày nay người ta hiếu là có thể nuôi cha mẹ, 
nhưng đến chó, ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu không kính cha mẹ thì có khác gì?” 
Chú thích. – Tử Du, họ Ngôn, tên Yển, học trò Khổng tử. 
Có ngƣời cho hiểu nhƣ trên thì lời Khổng tử gay gắt quá, so sánh việc nuôi cha mẹ (của hạng con 
có hiếu) với việc nuôi chó ngựa; cho nên bảo hai chữ khuyển mã chỉ bọn con bất hiếu không 
kính cha mẹ. Tôi nghĩ Khổng tử tính tình ôn hoà, có mắng bọn đó thì chỉ gọi là bất nhân, chứ 
không tàn nhẫn đến bảo họ là chó ngựa.
Lại có thuyết hiểu là: loài vật nhƣ chó ngựa cũng biết nuôi cha mẹ chúng. Điều đó không đúng: 
chó, ngựa khi lớn rồi, không nhận ra cha mẹ nữa, hoặc nhận đƣợc thì cũng không hề nuôi cha 
mẹ. 
Một thuyết nữa: chó giữ nhà, ngựa chở nặng, nhƣ vậy là chó, ngựa cũng nuôi ngƣời, nhƣng 


chúng không biết cung kính; ngƣời nuôi cha mẹ mà không cung kính thì khác gì chó ngựa nuôi 
chủ. Cũng ép nữa. 
II.8
Tử Hạ vấn hiếu. Tử viết: “Sắc nan. Hữu sự, đệ tử phục kì lao, hữu tửu thực, tiên sinh soạn, tằng 
thị dĩ vi hiếu hồ?” 
Dịch. – Tử Hạ hỏi về đạo hiếu. Khổng tử đáp: “Khó ở chỗ giữ được nét mặt vui vẻ. Khi cha có 
việc, con phải khó nhọc (để giúp cha), hoặc khi có cơm rượu, mời cha ăn uống, như vậy là hiếu 
chăng?” 
Chú thích. – Chữ sắc trong bài trỏ nét mặt của con. Tử Hạ cƣơng trực, nên Khổng tử khuyên nhƣ 
vậy. Nhƣng có ngƣời cho là nét mặt của cha mẹ: con phải làm sao cho cha mẹ lúc nào cũng vui 
vẻ. 
II.9
Tử viết: “Ngô dữ Hồi ngôn chung nhật, bất vi nhƣ ngu. Thoái nhi tỉnh kì tƣ, diệc túc dĩ phát. Hồi, 
dã bất ngu”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta với (Nhan ) Hồi nói (về đạo) suốt ngày, anh ấy không hỏi vặn ta điều 
gì cả, có vẻ như ngu đần. Nhưng khi anh ấy lui về, ta xét kĩ đời tư của anh ấy thì thấy cũng phát 
huy được lời ta giảng. Anh Hồi không phải là ngu”
Chú thích. – Nhan Hồi, tự Tử Uyên, ngƣời nƣớc Lỗ, học trò của Khổng tử, chết trƣớc thầy, năm 
32 tuổi. 
II.10
Tử viết: Thị kì sở dĩ, quan kì sở do, sát kì sở an, nhân yên sƣu tai? Nhân yên sƣu tai?” 


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương