Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu) Vài lời thưa trước



Chế độ xem pdf
trang7/86
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1 Mb.
#53348
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   86
atabook.com-Luan-Ngu
STT
Dịch. – Tử Cầm hỏi Tử Cống: “Thầy mình (đây trỏ Khổng tử) tới nước nào cũng được nghe 
chính sự nước đó, như vậy là thầy cầu nghe hay là nhà cầm quyền tự ý báo cho biết?” 
Tử Cống đáp: “Thầy mình có thái độ ôn hoà, lương thiện, cung thuận, tiết kiệm, khiêm tốn, nhờ 
vậy mà người ta báo cho biết. Vậy cách cầu nghe của thầy mình hoặc giả có chỗ không giống 
cách cầu nghe của người khác chăng?” 
I.11
Tử viết: “Phụ tại, quan kì chí; phụ một, quan kì hành; tam niên vô cải ƣ phụ chi đạo, khả vị hiếu 
hĩ”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Cha còn thì xét chí hướng của người, cha mất rồi thì xét hành vi của 
người, ba năm sau mà không thay đổi khuôn phép (tốt đẹp) của cha thì có thể gọi là có hiếu”. 
Chú thích. – Nguyên văn chỉ dùng chữ đạo. Chúng tôi nghĩ đã gọi đạo thì phải tốt đẹp, có tốt đẹp 
thì con mới nên giữ đúng; hễ ba năm hết tang mà còn giữ đƣợc thì tất sẽ giữ đƣợc hoài. Còn điều 
không thiện của cha thì không thể gọi là đạo đƣợc, có thể sửa đổi liền. 
Cổ nhân có ngƣời hiểu khác: dù cha sinh tiền có làm gì trái đạo thì ngƣời con có hiếu cũng 
không nỡ sửa đổi ngay, mà đợi hết tang cha đã. 
I.12
Hữu tử viết: “Lễ chi dụng, hòa vi quí. Tiên vƣơng chi đạo tƣ vi mĩ, tiểu đại do chi. Hữu sở bất 
hành, tri hòa nhi hòa, bất dĩ lễ tiết chi, diệc bất khả hành dã”. 


Dịch. – Hữu tử nói: “Công dụng của lễ nghi, quí nhất là điều hoà (cho thích hợp, cho hoà hợp). 
Phép trị nước của tiên vương nhờ đó mà hoàn mĩ, việc lớn việc nhỏ đều theo lễ cả. Tuy nhiên, có 
điều này (tiên vương) không làm: biết công dụng của lễ là hoà, mà chỉ trọng hoà (khí), không 
dùng lễ để tiết chế (thì sẽ phóng đãng). Đó là việc không nên làm
Chú thích. – Ý bài này cũng nhƣ ý câu “hoà nhi bất lƣu” (hoà mà không phóng túng) trong Trung 
dung
I.13
Hữu tử viết: “Tín cận ƣ nghĩa, ngôn khả phục dã. Cung cận ƣ lễ, viễn sỉ nhục dã. Nhân bất thất kì 
thân, diệc khả tôn dã”. 
Dịch. – Hữu tử nói: “Lời ước hẹn phải hợp nghĩa thì mới giữ được. Cung kính phải hợp lễ thì 
mới tránh được nhục. Thân cận với người đáng cho mình thân cận (tức người có đức nhân) thì 
người đó mình có thể tôn kính được (hoặc nương nhờ người đáng cho mình thân cận – người có 
đức nhân – thì người đó có thể làm chủ mình được)
Chú thích. – Chữ nhân ở đây có thể hiểu là thân cận hay nƣơng nhờ. Chữ tôn có thể hiểu là kính 
mà coi là chủ mình. 
I.14
Tử viết: “Quân tử, thực vô cầu bảo, cƣ vô cầu an, mẫn ƣ sự nhi thận ƣ ngôn, tựu hữu đạo nhi 
chính yên, khả vị hiếu học dã dĩ”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử ăn không cầu được đầy đủ, ở không cầu được yên vui, 
làm việc siêng năng mà thận trọng lời nói, tìm người đạo đức để (thụ giáo) sửa mình; như vậy có 
thể gọi là người ham học”
Chú thích. - Thực vô cầu bảo, cư vô cầu an: không hiểu theo nghĩa từng chữ. Khổng tử muốn 
nói: nên thận trọng đến sự sửa mình hơn cái ăn cái ở. 
I.15
Tử Cống viết: “Bần nhi vô siểm, phú nhi vô kiêu, hà nhƣ?
Tử viết: “Khả dã; vị nhƣợc bần nhi lạc, phú nhi hiếu lễ giả dã”.
Tử Cống viết: “Thi vân: “Nhƣ thiết nhƣ tha, nhƣ trác nhƣ ma” - Kì tƣ chi vị dƣ?”.
Tử viết: “Tứ dã, thủy khả dữ ngôn Thi dĩ hĩ, cáo chƣ vãng nhi tri lai giả”. 
Dịch. – Tử Cống hỏi: “Nghèo mà không nịnh, giàu mà không kiêu, hạng người đó ra sao? 
Khổng tử đáp: “Khá đấy; nhưng chưa bằng nghèo mà vui, giàu mà thích giữ lễ”. 


Tử Cống thưa: “Kinh Thi có câu: Như cắt sừng bò, như giũa ngà voi, như đẽo ngọc đẹp, như 
mài đá quí”. Ý nghĩa như vậy chăng?” 
Khổng tử khen: “Tứ, như anh mới đáng cho ta giảng Kinh Thi cho. Vì bảo cho điều trước mà 
anh hiểu được điều sau”
I.16
Tử viết: “Bất hoạn nhân chi bất kỉ tri, hoạn bất tri nhân dã”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Đừng lo người không biết mình, chỉ lo mình không biết người”. 
Chú thích. – Lo mình không biết người là lo không biết ngƣời nào hiền để theo, ngƣời xấu để 
tránh. Nên so sánh “bất hoạn nhân chi bất kỉ tri” trong bài này với “nhân bất tri nhi bất uấn” 
trong bài đầu. 
----------------------- 
I.1: Trong ebook nguồn chỉ “1” (số Ả Rập - chỉ số thứ tự của bài), để tiện việc tìm kiếm, tôi ghi 
thêm “I.” (số La Mã - chỉ số thứ tự của chƣơng); các bài sau cũng vậy. (Goldfish).
Bằng: có sách hiểu là “học trò” ở xa lại xin học, và câu này nghĩa nhƣ lời Mạnh tử: “Đƣợc kẻ 
anh tài trong thiên hạ để dạy dỗ, đó là một trong ba cái vui của ngƣời quân tử”. 
Nhƣ vậy câu đầu: Học nhi thời tập… trỏ thái độ “học bất yếm” (học không chán); câu sau trỏ 
thái độ “giáo nhân bất quyện” (dạy ngƣời không mỏi) của Khổng tử. 
Cả ba giai đoạn học trong bài này là: học để thành kỉ (câu đầu), rồi tới thành nhân (câu nhì), sau 
cùng thành đức (câu cuối). 
Chúng tôi cho hiểu nhƣ vậy là hơi gò ép. Nên hiểu theo Chu Hi nhƣ chúng tôi dịch ở trên. 
Quân tử: mới đầu trỏ hạng quí tộc cầm quyền, trị dân. Tiểu nhân là dân thƣờng. (coi cuốn Khổng 
tử chƣơng VII). Khổng tử cho rằng ngƣời cầm quyền phải có đức, do đó mà quân tử còn có 
nghĩa là ngƣời có đức dù cầm quyền, hay không (nhƣ trong bài này). Chữ tiểu nhân cũng vậy, có 
hai nghĩa: dân thƣờng, hoặc ngƣời cầm quyền thiếu đức. Đọc Luận ngữ, chúng ta phải tuỳ chỗ 
mà hiểu theo nghĩa này hay nghĩa khác. 
Tăng tử, họ Tăng, tên Sâm, tự là Tử Dƣ, ngƣời nƣớc Lỗ, học trò nhỏ tuổi nhất của Khổng tử, 
kém Khổng tử 46 tuổi, sau dạy cháu nội của Khổng tử là Khổng Cấp (Tử Tƣ), ông rất có hiếu; 
thân phụ là Tăng Tích cũng là học trò của Khổng tử. 
Phiếm: Trên mạng có bản chép là “phiếm” (

), có bản chép là “phàm” (

). (Goldfish).
Tử Hạ họ Bốc, tên Thƣơng, học trò của Khổng tử, nhỏ hôn thầy 44 tuổi, không rõ quê quán ở 
đâu, về già làm thầy Nguỵ Văn Hầu. 


 Chữ [

], đa số học giả đọc là dịch, nghĩa là đổi, và giảng là: tôn trọng ngƣời hiền mà đổi lòng 
hiếu sắc đi (Chu Hi), hoặc: đem lòng hiếu sắc đổi làm tôn trọng ngƣời hiền (Khổng An Quốc). 
Nham Sƣ Cổ đọc là dị, giảng là coi thƣờng. Hai cách đều đƣợc cả. Chúng tôi theo họ Nham vì 
nhƣ vậy là hai ý (tôn trọng ngƣời hiền và coi thƣờng sắc đẹp) đối nhau.
Nhƣng có điều thắc mắc: khuyên coi thƣờng sắc đẹp, điều đó có liên quan gì tới đạo thờ cha mẹ, 
thờ vua, và giao thiệp với bạn bè? Trần Tổ Phạm và Tống Tƣờng Phƣợng giảng: Hiền hiền dĩ sắc 
là nói về đạo vợ chồng (chồng đối với vợ, nên trọng đức của vợ mà coi thƣờng sắc đẹp); đạo vợ 
chồng đứng đầu nhân luân nên Tử Hạ đƣa lên trƣớc, rồi mới nói đến đạo cha con, vua tôi, bạn 
bè. Giảng nhƣ vậy cũng có lí. Nhƣng chúng tôi vẫn tồn nghi. [Chữ 

đặt trong dấu ngoặc đứng 
là do tôi ghi thêm, về sau, nếu cần, tôi cũng ghi nhƣ vậy nhƣng sẽ không chú thích. (Goldfish)]. 
Bài 7 này, trong ebook nguồn không có phần dịch. (Goldfish). 
Tử Cầm, họ Trần, tên Cang, cũng là học trò của Khổng tử, coi bài XVI.13. 
Tử Cống, họ Đoan Mộc, tên Tứ, ngƣời nƣớc Vệ, là học trò của Khổng tử 


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương