Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu) Vài lời thưa trước



Chế độ xem pdf
trang15/86
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1 Mb.
#53348
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   86
atabook.com-Luan-Ngu
STT
Dịch. – Khổng tử nói: “Khí lương của Quản Trọng nhỏ nhen thay! Có người hỏi: “Quản Trọng 
tiết kiện không?” Khổng tử đáp: “Họ Quản thu thuế “tam qui” không cho gia thần nào kiêm 
nhiếp nhiều việc, sao gọi là tiết kiệm được?” 
- “Thế Quản Trọng có biết lễ không?” – Đáp: “Vua Tề dựng bình phong che cửa, Quản Trọng 


cũng dựng bình phong che cửa: vua Tề khi khoản đãi hai vua nước ngoài, dùng cái phản điếm. 
Quản Trọng mà biết lễ thì ai mà không biết lễ?”
III.23
Tử ngữ Lỗ thái sƣ nhạc viết: “Nhạc kì khả tri dã: thủy tác, hấp nhƣ dã, túng chi, thuần nhƣ dã, 
kiểu nhƣ dã, dịch nhƣ dã, dĩ thành”. 
Dịch. – Khổng tử nói về nhạc lí với nhạc quan nước Lỗ: “Có thể biết được phép tấu nhạc: mới 
đầu, các âm thanh phấn khởi nhiệt liệt; rồi tới khúc phóng thì các âm thanh thuần nhiên điều 
hoà, rõ ràng, lại liên tục nhau, như vậy là thành khúc nhạc”
III.24
Nghi phong nhân thỉnh kiến, viết: “Quân tử chi chí ƣ tƣ dã, ngô vị thƣờng bất đắc kiến dã”. Tòng 
giả kiến chi.
Xuất viết: “Nhị tam tử hà hoạn ƣ táng hồ? Thiên hạ chi vô đạo dã cửu hĩ, thiên tƣơng dĩ phu tử vi 
mộc đạc”. 
Dịch. – Viên quan phong nhân (giữ biên cương) ở ấp Nghi (của Vệ) xin được yết kiến Khổng tử, 
bảo: “Bậc quân tử (tức có đạo đức) nào tới đây, không có ai mà tôi không được yết kiến”. Học 
trò theo hầu Khổng tử thông báo với thầy rồi dắt vô. 
Viên quan đó, (yết kiến rồi) ra bảo: “Mấy thầy đừng lo phu tử mất chức. Thiên hạ vô đạo (tức 
loạn) đã lâu rồi, Trời sẽ dùng phu tử làm cái mõ gỗ (để tuyên dương giáo hoá)”
III.25
Tử vị Thiều: “Tận mĩ hĩ, hựu tận thiện dã”, vị Võ: “Tận mĩ hĩ, vị tận thiện dã”. 
Dịch. – Khổng tử khen nhạc Thiều: “Cực hay lại cực tốt lành”, khen nhạc Võ: “Cực hay, nhưng 
chưa cực tốt lành”
Chú thích. – Thiều là nhạc của vua Thuấn,  là nhạc của Võ vƣơng nhà Chu. Thuấn nối vua 
Nghiêu, làm cho thiên hạ thịnh trị; Võ vƣơng diệt Trụ để cứu dân, công hai ông đó ngang nhau
nhƣng Thuấn đƣợc Nghiêu truyền ngôi, Võ phải đánh dẹp thiên hạ mới đƣợc ngôi. Khổng tử cho 
nhƣ vậy là đức của Võ không bằng của Thuấn.  là hay về thanh điệu; thiện là xét về nội dung. 
Bài này tỏ rằng Khổng tử không ƣa dùng võ lực, không ƣa cách mạng, dù là chính đáng. Ông 
thích truyền ngôi cho ngƣời hiền hơn là cho con. 
III.26
Tử viết: “Cƣ thƣợng bất khoan, vi lễ bất kính, lâm tang bất ai, ngô hà dĩ quan chi tai”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Ở bậc trên mà không khoan hồng, làm lễ mà không nghiêm túc, gặp việc 
tang mà không bi thương, hạng người như vậy còn có gì cho ta xét nữa?”


----------------- 
Lâm Phỏng: Theo lời chú giải trên trang thì Lâm Phỏng (
林放
) là ngƣời nƣớc Lỗ thời Xuân 
Thu, học trò của Khổng tử. (Goldfish). 
: Nguyên văn chữ Hán là 

, ở đây đọc là “vô” và có nghĩa nhƣ chữ 

(vô). (Goldfish). 
Nhữ: Nguyên văn chữ Hán là 

(xem chú thích trong bài II.19 ở trên). (Goldfish).
Thƣơng: Thƣơng là tên của Tử Hạ, Khổng tử gọi học trò bằng tên (tƣơng tự nhƣ trong bài I.15: 
Khổng tử gọi Tử Cống là Tứ; trong bài II.17: gọi Tử Lộ là Do). (Goldfish).
Hai câu này trong thiên Thạc nhân, Vệ phong. 
Câu cuối cùng này không biết ở đâu. 
Chúng tôi thêm chữ “nhân” là theo ý trong bài III.3. 
Câu này là lời môn sinh chép thái độ của Khổng tử khi tế, chứ không phải là lời của Khổng tử. 
Lâm Ngữ Đƣờng hiểu là “nếu ta không chú ý hết vào”. 
Đoạn sau đây là do tôi chép thêm: Tử nhập thái miếu, mỗi sự vấn. Hoặc viết: “Thục vị Trâu 
nhân chi tử tri lễ hồ, nhập thái miếu, mỗi sự vấn”. Nguyên văn chữ Hán: 
子入大廟,每事問。或曰:
“孰謂鄹��之子知禮乎?入大廟,每事問。”
(Chữ 

ở đây đọc là “thái” và có nghĩa nhƣ chữ 

. (Goldfish). 
Thư cưu: Nhiều bản trên mạng chép là “Quan thƣ” (
關雎
). Có ngƣời gọi thiên bắt đầu bằng câu: 
“Quan quan thư cưu” (
關關雎鳩
) là thiên Quan thư. (Goldfish).
Đoạn này, ebook nguồn không có lời dịch. (Goldfish). 
Đàn xã để thờ thần đất, bên đàn trồng một thứ cây nào đó hộp với khí hậu, địa chất, vì vậy mỗi 
thời trồng một loại cây. (Cũng có thuyết cho rằng bài vị thờ thần mỗi thời làm bằng một thứ gỗ 
đặc biệt: gỗ tùng, bách hay lật). 
Nhà Chu trồng cây “lật”, chữ lật này với chữ lật là run sợ đọc nhƣ nhau, dùng thay nhau đƣợc. 
Tể Ngả nhân đó, giảng bậy nhƣ trên, khiến Ai công hoá ra hiếu sát. 
Khổng tử chê Tể Ngã nói bậy, nhƣng việc đã qua rồi, không trách nữa, và có ý khuyên Tể Ngã 
lần sau phải thận trọng trong lời nói. 
Quản Trọng, tên Di Ngô, làm tƣớng quốc Tề Hoàn công thời Xuân Thu, có tài, làm cho Tề 
thành một nƣớc giàu mạnh, bá chủ chƣ hầu. Khổng tử chê Quản Trọng không có hoài bão viễn 
đại, chỉ thực hành đƣợc bá đạo thôi. 


Tam qui: có rất nhiều thuyết, đều khó tin. Các sách thƣờng giảng là đài tam qui, cất đài đƣợc tức 
là giàu lắm, xa xỉ lắm. Triệu Thống cho tam qui là thuế chợ. Thuế chợ từ trƣớc đều nộp vô kho 
nhà nƣớc. Tề Hoàn công từ khi làm bá, thƣởng công Quản Trọng, cho thu thuế chợ, cho nên 
Quản Trọng giàu lắm, hoá xa xỉ. Chúng tôi tạm theo thuyết ấy. 
Phản điếm: cái kỉ đắp bằng đất, để khi các chƣ hầu uống rƣợu xong, đặt chén lên đó. Thời đó chỉ 
có vua chƣ hầu mới dùng “tắc môn” (bình phong che cửa) và “phản điếm”. Quản Trọng dùng hai 
cái đó là tiếm vị, trái lễ, vì vậy mà Khổng tử chê là không biết lễ, khí lƣợng nhỏ nhen.
Thái: nguyên văn: chữ Hán là 

. (xem chú thích trong bài III.16 ở trên). 


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương