Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu) Vài lời thưa trước



Chế độ xem pdf
trang12/86
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1 Mb.
#53348
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   86
atabook.com-Luan-Ngu
STT
THIÊN III 
 
BÁT DẬT
III.1
Khổng tử vị Quí thị bát dật vũ ƣ đình: “Thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã”. 
Dịch. – Khổng tử bàn về việc Quí Thị dùng vũ “bát dật” (của thiên tử) ở đại sảnh (họ Quí), bảo: 
“Việc đó nhẫn tâm làm được thì việc gì mà không nhẩn tâm làm được?”
Chú thích. – Bài này nhiều bản cũ chấm câu nhƣ sau: “Khổng tử vị Quí thị: “Bát dật vũ ƣ đình, 
thị khả nhẫn dã…”, nghĩa là Khổng tử bảo Quí thị: “Vũ bát dật ở đại sảnh (nhà ông), việc đó ông 
nhẫn tâm làm đƣợc…”. Thời đó đã qui định: thiên tử mới dùng vũ bát dật: tám hàng ngƣời, mỗi 
hàng tám ngƣời; chƣ hầu thì lục dật: 6 hàng, mỗi hàng 6 ngƣời; khanh, đại phu thì tứ dật: 4 hàng, 
mỗi hàng 4 ngƣời; sĩ thì nhị dật: 2 hàng, mỗi hàng 2 ngƣời. Quí thị đây có lẽ là Quí Tôn Hoàn tử, 
chỉ là một đại phu nƣớc Lỗ, không dùng vũ tứ dật, mà dùng vũ bát dật là dùng càng lễ thiên tử, 
trái phép.
III.2
Tam gia giả dĩ Ung triệt. Tử viết: “Tƣớng duy tịch công, thiên tử mục mục”, hề thủ ƣ tam gia chi 
đƣờng?”. 
Dịch. – Ba nhà đại phu (nước Lỗ: Mạnh Tôn, Thúc Tôn, Quí Tôn) cho hát Ung (một thiên trong 
Chu tụng – Kinh Thi) khi dẹp đồ tế lễ đi. Khổng tử nói: “(Hai câu trong thơ Ung đó: ) “trợ tế là 
vua các chư hầu, thiên tử (làm chủ tế) thì rất nghiêm túc”, hát trong ba đại sảnh ba nhà đó thì 
còn ý nghĩa gì nữa?”
Chú thích. – Theo lễ, khi thiên tử tế ở tôn miếu, thì các chƣ hầu trợ tế, và cho hát thơ Ung mà 
dẹp tế lễ. Khổng tử chê ba nhà đó, đã tiếm lễ của thiên tử, thơ Ung hát trong những trƣờng hợp 
đó hoá vô nghĩa. 
III.3
Tử viết: “Nhân nhi bất nhân, nhƣ lễ hà? Nhân nhi bất nhân, nhƣ nhạc hà?”. 


Dịch. – Khổng tử nói: “Người không có đức nhân thì lễ mà làm gì? Người không có đức nhân thì 
nhạc mà làm gì?”. 
Chú thích. – Khổng tử cho đức nhân là gốc của lễ nhạc. 
III.4
Lâm Phỏng vấn lễ chi bản. Tử viết: “Đại tai vấn! Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm; tang dữ kì dị dã, 
ninh thích”. 
Dịch. – Lâm Phỏng hỏi về gốc của lễ. Khổng tử đáp: “Câu hỏi đó quan trọng đấy! Lễ mà quá xa 
xỉ thì kiệm ước còn hơn; tang mà quá chú trọng nghi tiết thì thương sót còn hơn”
Chú thích. – Không rõ Lâm Phỏng là ai. 
III.5
Tử viết: “Di Địch chi hữu quân, bất nhƣ chƣ Hạ chi vô dã”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Các nước Di, Địch (ở chung quanh Trung Quốc, lạc hậu) dù có vua cũng 
không bằng các nước Hoa Hạ (Trung Quốc) không có vua (vì Hoa Hạ có lễ nghi)”. 
Chú thích. – Chu Hi cho hai chữ “bất nhƣ” là không giống; và nghĩa khác hẳn: Khổng tử có ý 
than thở các nƣớc chƣ hầu hồi đó không cho thiên tử nhà Chu không ra gì, thành thử Trung Quốc 
cũng nhƣ không có vua. Hai theo hai cách đều đƣợc cả. Phải biết trong hoàn cảnh nào, Khổng tử 
nói câu đó thì mới rõ ông muốn nói gì. 
III.6
Quí thị lữ ƣ Thái Sơn. Tử vị Nhiễm Hữu viết: “Nhữ phất năng cứu dƣ?” Đối viết: “Bất năng”. Tử 
viết: “Ô hô! Tằng vị Thái Sơn bất nhƣ Lâm Phỏng hồ?”. 
Dịch. – Họ Quí tế lữ ở núi Thái Sơn. Khổng tử hỏi Nhiễm Hữu (làm quan tể của họ Quí): “Anh 
không ngăn được sao?” Nhiễm Hữu đáp: “Không ngăn được”. Khổng tử nói: “Than ôi! Vậy là 
cho rằng núi Thái Sơn không bằng Lâm Phỏng sao?”
Chú thích. – Núi Thái Sơn ở nƣớc Lỗ. Theo lễ thì chỉ vua Lỗ mới tế thần núi đó, Quí thị một đại 
phu, lại đó tế là tiếm lễ. 
Thần núi Thái Sơn tất không hƣởng tế lễ của Quí thị, vì nếu hƣởng thì chẳng hoá ra thần không 
bằng Lâm Phỏng sao? (Lâm Phỏng là ngƣời hiếu lễ - coi bài 4 ở trên). 
Nhiễm Hữu, họ Nhiễm, tên Cầu, học trò Khổng tử. 
III.7
Tử viết: “Quân tử vô sở tranh, tất dã xạ hồ? Ấp nhƣợng nhi thăng, há nhi ẩm, kì tranh dã quân 


tử”. 


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương