Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu) Vài lời thưa trước



Chế độ xem pdf
trang13/86
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1 Mb.
#53348
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   86
atabook.com-Luan-Ngu
STT
Dịch. – Khổng tử nói: “Người quân tử không ganh đua với ai, nếu có thì chỉ trong lúc bắn 
chăng? Vái nhường rồi mới bước lên, khi lui xuống thì mời người kia uống rượu. Ganh đua nhau 
như vậy mới là quân tử”. 
III.8
Tử Hạ vấn viết: “Xảo tiếu thiến hề, mĩ mục phán hề, tố dĩ vi huyến hề” hà vị dã?” Tử viết: “Hội 
sự hậu tố”. Viết: “Lễ hậu hồ?” - Viết: “Khởi dƣ giả Thƣơng dã! Thủy khả dữ ngôn Thi dĩ hĩ”. 
Dịch. – Tử Hạ nói: “(Kinh Thi nói: ) miệng xinh chúm chím cười, mắt đẹp long lanh sáng, trên 
nền trắng vẽ màu sặc sỡ” nghĩa là thế nào?”. Khổng tử đáp: “Có sẵn nền trắng rồi sau mới vẽ”. 
– Tử Hạ (lại hỏi): “(Nghĩa là) lễ phải ở sau (nhân) chăng?” Khổng tử nói: “Anh Thương phát 
khởi được ý ta, như anh mới có thể giảng Kinh Thi cho được”
Chú thích. – Khổng tử khen Tử Hạ nghe một biết hai. 
III.9
Tử viết: “Hạ lễ, ngô năng ngôn chi, Kỉ bất túc trƣng dã; Ân lễ, ngô năng ngôn chi, Tống bất túc 
trƣng dã; văn hiến bất túc, cố dã. Túc, tắc ngô năng trƣng chi hĩ”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Lễ chế nhà Hạ, ta có thể nói được, nhưng nước Kỉ không đủ làm chứng; 
lễ chế nhà Ân, ta có thể nói được, nhưng nước Tống không đủ làm chứng, vì văn kiện và người 
hiền hai nước đó không đủ. Nếu đủ thì ta có thể chứng minh lời ta nói được”.
Chú thích. – Nƣớc Kỉ là hậu duệ của nhà Hạ, nƣớc Tống là hậu duệ nhà Ân. Văn hiến: Văn là 
văn kiện, hiến là hiền tài. 
Nên coi lại bài 23 thiên II. Khổng tử trong bài đó bảo nhà Ân theo lễ của nhà Hạ, thêm bớt gì 
ông biết đƣợc. Trong bài này ông bảo ông biết nhƣng ông thể dẫn chứng đƣợc vì không đủ văn 
kiện và hiền tài. 
III.10
Tử viết: “Đế (có sách đọc là duệ), tự kí quán nhi vãng giả, ngô bất dục quan chi hĩ”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Tế đế, từ lúc rót rượu xuống đất trở đi, ta không muốn xem nữa”. 
Chú thích. – Tế đế là một tế lớn đời xƣa, năm năm một lần, làm ở tôn miếu nhà vua. Có sách nói 
rót rƣợu xuống đất là để dâng thần, rồi mới bày bài vị tổ tiên để tế. Khổng tử không muốn xem 
việc bày bài vị đó vì vua Lỗ Văn công bày bài vị sai, không hợp lễ, đặt bài vị Hi công ở trên bài 
vị Mẫn công. Hi công là anh của Mẫn công, giết Mẫn công để cƣớp ngôi. Văn công là con Hi 
công cho nên đặt cha trên Mẫn công. Khổng tử cho Mẫn công mới thực là vua, Hi công thí quân 
để tiếm vị, phải đặt bài vị của Mẫn công lên trên.


III.11
Hoặc vấn đế chi thuyết. Tử viết: “Bất tri dã. Tri kì thuyết chi ƣ thiên hạ dã, kì nhƣ thị chƣ ƣ hồ?” 
Chỉ kì chƣởng. 
Dịch. – Có người hỏi về thuyết tế đế. Khổng tử đáp: “Không biết. Nếu biết thuyết ấy, thì việc trị 
thiên hạ cũng như ở trong cái này chăng?” Ngài vừa nói vừa chỉ vào bàn tay
Chú thích. – Khổng tử chủ trƣơng dùng lễ để trị thiên hạ. Tế đế là một tế quan trọng, nếu hiểu 
đƣợc nó (biết đƣợc lễ) thì trị thiên hạ rất dễ. Ông nói không hiểu thuyết tế đế, có thể vì không 
muốn vạch lỗi của vua Lỗ khi làm tế đó chăng? 
III.12
Tế nhƣ tại, tế thần nhƣ thần tại.
Tử viết: “Ngô bất dữ tế, nhƣ bất tế”. 
Dịch. – Tế tổ tiên như tổ tiên ở trước mặt, tế thần như thần ở trước mặt.
Khổng tử nói: “Khi ta (vì lẽ gì) không đích thân đứng tế (mà mượn người thay)tuy có tế đấy, vẫn 
(ân hận) như chưa tế”.
III.13
Vƣơng Tôn Giả vấn viết: “Dữ kì mị ƣ Áo, ninh mị ƣ Táo”; hà vị dã?”. Tử viết: “Bất nhiên - 
Hoạch tội ƣ thiên, vô sở đảo dã”. 
Dịch. – Vương Tôn Giả (một đại phu cầm quyền ở Vệ) hỏi: “Tục ngữ có câu: “Nịnh thần Áo, thà 
nịnh thần Táo còn hơn”, câu ấy có nghĩa gì? Khổng tử đáp: “Không phải vậy. Mắc tội với trời 
thì cầu đảo đâu cũng vô ích”
Chú thích. – Thần Áo là thần trong nhà, thần Táo là thần trong bếp. Thần Táo thấp hơn thần Áo 
nhƣng coi việc bếp nƣớc, ăn uống, nên quan trọng hơn. 
Có ngƣời cho rằng Vƣơng Tôn Giả nói bóng bẩy: Thần Áo chỉ Vệ Linh công, thần Táo chỉ nàng 
Nam Tử và Di Tử Hà, những ngƣời Vệ Linh công yêu. Khổng tử nhƣ muốn đƣợc dùng ở Vệ thì 
lấy lòng Vệ Linh công không bằng lấy lòng Nam Tử và Di Tử Hà. Khổng cự tuyệt một cách 
khéo léo. Ông cứ theo đạo trời, ngay thẳng, chẳng cần lấy lòng ai cả. 
III.14
Tử viết: “Chu giám ƣ nhị đại, úc úc hồ văn tai! Ngô tòng Chu”. 


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương