Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu) Vài lời thưa trước



Chế độ xem pdf
trang16/86
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1 Mb.
#53348
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   86
atabook.com-Luan-Ngu
STT
THIÊN IV 
 
LÍ NHÂN
IV.1
Tử viết: “Lí nhân vi mĩ. Trạch bất xử nhân, yên đắc trí?”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Làng nào có đức nhân, là nơi ấy tốt. Chọn chỗ ở mà không lựa chọn nơi 
có đức nhân, thì sao gọi là sáng suốt được”
IV.2
Tử viết: “Bất nhân giả, bất khả dĩ cửu xứ ƣớc, bất khả dĩ trƣờng xứ lạc. Nhân giả an nhân, trí giả 
lợi nhân”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Người không có đức nhân thì không thể ở lâu trong cảnh khốn cùng, 
cũng không thể ở lâu trong cảnh hoan lạc. Người có đức nhân vui lòng làm điều nhân, người 
thông minh sáng suốt biết rằng đức nhân có lợi cho mình và cho người nên làm điều nhân”
Chú thích. – Chữ an nhân và chữ lợi nhân ở đây, nghĩa cũng nhƣ “an nhi hành chi, lợi nhi hành 
chi” trong sách Trung dung
IV.3
Tử viết: “Duy nhân giả năng hiếu nhân, năng ố nhân”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Chỉ có người đức nhân mới biết yêu người, ghét người (một cách công 
tâm, chính đáng)”
IV.4
Tử viết: “Cẩu chí ƣ nhân hĩ, vô ác dã”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Nếu quyết chí thực hành đức nhân thì không làm điều ác”


IV.5
Tử viết: “Phú dữ quí, thị nhân chi sở dục dã, bất dĩ kì đạo đắc chi, bất xử dã. Bần dữ tiện, thị 
nhân chi sở ố dã, bất dĩ kỳ đạo đắc chi, bất khứ dã. Quân tử khứ nhân, ố hô thành danh? Quân tử, 
vô chung thực chi gian vi nhân, tháo thứ tất ƣ thị, điên bái tất ƣ thị”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Giàu và sang, người ta ai cũng muốn, nhưng chẳng phải đạo mà được 
giàu sang thì người quân tử chẳng thèm. Nghèo và hèn, người ta ai cũng ghét, nhưng chẳng lỗi 
đạo mà phải nghèo thì người quân tử chẳng bỏ”
- Người quân tử mà bỏ đức nhân thì làm sao được gọi là quân tử? 
- Người quân tử dù trong bữa ăn (một thời gian ngắn) cũng không làm trái điều nhân, dù trong 
lúc vộ vàng cũng theo điều nhân”
IV.6
Tử viết: “Ngã vị kiến hiếu nhân giả, ố bất nhân giả. Hiếu nhân giả, vô dĩ thƣợng chi; ố bất nhân 
giả, kì vi nhân hĩ, bất sử bất nhân giả gia hồ kì thân. Hữu năng nhất nhật dụng kì lục ƣ nhân hồ? 
Ngã vị kiến lực bất túc giả. Cái hữu chi hĩ, ngã vị chi kiến dã”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta chưa thấy ai thật ham điều nhân và ai thật ghét điều bất nhân, Người 
thật ham điều nhân thì không cho điều gì hơn điều nhân; người thật ghét điều bất nhân thì khi 
làm điều nhân không để cho điều bất nhân vướng vào mình. Có ai trọn ngày tận lực làm điều 
nhân chăng? Ta chưa thấy ai không đủ sức làm điều nhân cả. Hoặc có chăng mà ta chưa thấy”.
IV.7
Tử viết: “Nhân chi quá dã, các ƣ kì đảng. Quan quá, tƣ tri nhân hĩ”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Lỗi của một người thuộc về từng loại. Xét một người phạm những lỗi 
nào, có thể biết người đó có đức nhân hay không”
Chú thích. – Thí dụ: ngƣời có đức nhân, thƣờng mắc lỗi quá hậu, quá thƣơng ngƣời; ngƣời thiếu 
đức nhân thƣờng ngƣợc lại, quá bạc, quá tàn nhẫn. 
Có ngƣời cho rằng chữ nhân [

] trong “tƣ tri nhân hĩ” nên sửa là [

] (ngƣời) và giảng là: “biết 
đƣợc hạng ngƣời nào”, nhƣ vậy dễ hiểu hơn, nhƣng ý nghĩa tầm thƣờng.


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương