Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu) Vài lời thưa trước



Chế độ xem pdf
trang8/86
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1 Mb.
#53348
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   86
atabook.com-Luan-Ngu
STT
THIÊN II
VI CHÍNH
II.1
Tử viết: “Vi chính dĩ đức, thí nhƣ bắc thần, cƣ kì sở nhi chúng tinh củng chi”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Làm chính trị (trị dân) mà dùng đức (để cảm hoá dân) thì như sao bắc 
đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về cả (tức: thiên hạ theo về)
Chú thích. – Đây là chủ trƣơng vô vi của Khổng: không phải dùng hình pháp, tránh đƣợc mọi 
phiền phức, chống đƣợc mọi biến động. 
II.2
Tử viết: “Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: Tƣ vô tà”. 
Dịch. – Khổng tử nói: Kinh Thi có ba trăm thiên, một lời đủ bao quát tất cả, là tư tưởng thuần 
chính”
Chú thích. – Kinh Thi có 311 thiên nhƣng sáu thiên chỉ có tên mà mất lời, còn lại là 305 thiên; 
nói là 300 là số chẵn.
Trình tử cho rằng chữ  không có nghĩa là trái với chính, mà có nghĩa trái với thành thực: lời 
nào trong Kinh Thi cũng tả đúng sự thực, có thành thực mới cảm đƣợc ngƣời. Nhiều nhà theo 
cách hiểu của Trình tử vì trong Kinh Thi có nhiều bài tả tình luyến ái của trai gái, sao có thể bảo 
là “vô tà” là thuần chính đƣợc.
Có ngƣời nghĩ: những bài ca dao tả tình trai gái yêu nhau, bất kì dân tộc nào cũng rất nhiều. 


Khổng tử đã “san định” Kinh Thi, tất đã bỏ đi một số; và những bài giữ lại, có thể ông cho là vô 
hại: tình trong đó tự nhiên, chính đáng. 
Ông không quá nghiêm khắc nhƣ các nhà nho thời sau chăng? Thuyết này có ngƣời cho là sai: 
Khổng tử không hề san Kinh Thi, ông giữ đủ; và “tƣ vô tà” là thái độ của ta nên có khi đọc Kinh 
Thi. Nhƣng theo nguyên văn thì Khổng tử xét về Kinh Thi chứ không xét về cách đọc Kinh Thi
II.3
Tử viết: “Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sỉ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ 
thả cách”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Dùng chính lệnh để dắt dẫn dân, dùng hình phạt để bắt dân vào khuôn 
phép, dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng đạo đức để dắt dẫn dân, dùng lễ giáo 
để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà lại theo đường chính”
Chú thích. - Chữ tề có thể hiểu là tề chỉnh, hoặc nhất luật nhƣ nhau. “Vào khuôn phép” diễn đủ 
đƣợc hai ý đó. Chữ cách, có ngƣời giảng là chí, đến (đạt đƣợc mức thiện). Lại có bài giảng là 
“thuần phục”. 
Bài này bổ túc bài 1 ở trên. 
II.4
Tử viết: “Ngô thập hữu ngũ nhi chí ƣ học; tam thập nhi lập; tứ thập nhi bất hoặc; ngũ thập nhi tri 
thiên mệnh; lục thập nhi nhĩ thuận; thất thập nhi tòng tâm sở dục, bất du củ”. 
Dịch. – Khổng tử nói: “Ta mười lăm tuổi để chí vào việc học (đạo); ba mươi tuổi biết tự lập (tức 
khắc kỉ phục lễ, cứ theo điều lễ mà làm); bốn mươi tuổi không nghi hoặc nữa (tức có trí đức, nên 
hiểu rõ ba đức nhân, lễ, nghĩa); năm mươi tuổi biết mệnh trời (biết được việc nào sức người làm 
được, việc nào không làm được); sáu mươi tuổi biết theo mệnh trời (chữ nhĩ ở đây không có 
nghĩa là tai, mà có nghĩa là dĩ = đã); bảy mươi tuổi theo lòng muốn của mình mà không vượt ra 
ngoài khuôn khổ đạo lí (không phải suy nghĩ, gắng sức mà hành động tự nhiên, hợp đạo lí). 
Chú thích. - Có ngƣời hiểu lập là tự mình biết theo chính đạo; chúng tôi theo những câu “lập ƣ 
lễ” (Thiên Thái Bá, bài 8), “bất tri lễ vô dĩ lập” (Thiên Nghiêu viết, bài 3) mà dịch nhƣ trên. – 
Thiên mệnh có ngƣời hiểu là luật trời, sự biến hoá, diễn tiến trong vũ trụ. – Nhĩ thuận, hầu hết 
các sách đều giảng là: tai thuận, tức nghe ai nói thì hiểu đƣợc ngay ngƣời đó nghĩ gì, muốn nói 
gì, có ý gì. 
II.5
Mạnh Ý tử vấn hiếu. Tử viết: “vô vi”. 
Phàn Trì ngự, tử cáo chi viết: “Mạnh tôn vấn hiếu ƣ ngã, ngã đối viết: “vô vi”. Phàn Trì viết: “Hà 
vị dã?” Tử viết: “Sinh, sự chi dĩ lễ; tử, táng chi dĩ lễ, tế chi dĩ lễ”. 




Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương