Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chú dịch và giới thiệu) Vài lời thưa trước



Chế độ xem pdf
trang4/86
Chuyển đổi dữ liệu29.09.2022
Kích1 Mb.
#53348
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86
atabook.com-Luan-Ngu
STT
BẢN DỊCH CỦA CHÚNG TÔI
Chúng ta đã có đƣợc ba bốn bản Luận ngữ. Bản đầu tiên tôi đƣợc biết là bản của cụ Lƣơng Văn 
Can, mỏng khoảng trăm trang trở lại, chỉ lựa một số bài để dạy học trò; bản này không kiếm 
đƣợc, ngay cả trong thƣ viện cũng không chắc còn; hai bản gần đây nhất, nhiều gia đình còn giữ 
là bản của Đoàn Trung Còn in lần đầu ở Sài Gòn năm 1954, và bản của Lê Phục Thiện, gồm ba 
tập, xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1962 đến năm 1967. 
Mấy bản đó đều công phu cả, có nguyên văn chữ Hán, phiên âm và chú thích, nhƣng đều theo 
cách hiểu của Chu Hi và đều không phân loại các bài, không có bảng tên ngƣời và tên đất, bất 
tiện cho việc tra cứu. 
Chúng tôi tham khảo thêm một số bản chú giải và bản dịch khác, đặc biệt là bản Luận ngữ độc 
bản của Thẩm Tri Phƣơng và Tƣởng Bá Tiềm, nhà Khai Minh xuất bản ở Hƣơng Cảng gồm hai 
tập, bản Luận ngữ chú dịch của Triệu Thông, nhà Hữu Liên xuất bản cũng ở Hƣơng Cảng năm 
1967 và bản Luận ngữ nhị thập giảng của Vƣơng Hƣớng Minh – Trung Hoa Thƣ cục – Đài Loan 
– 1958, để biết thêm cách hiểu một số học giả Trung Hoa xƣa và nay. 
Bài nào có nhiều cách hiểu thì chúng tôi lựa lấy một và ở phần chú thích ghi thêm vài kiến giải 
khác. Sự lựa chọn đó chỉ là ý kiến riêng của tôi thôi, không có giá trị gì hơn những lựa chọn 
khác. Làm nhƣ vậy chúng tôi chỉ mong thoát ra khỏi lối hiểu chính thống của Tống nho, ráng tìm 
hiểu tƣ tƣởng Khổng tử theo một tinh thần khách quan và giúp độc giả thấy đƣợc nhiều lối hiểu 
để phán đoán. 


Tôi cũng tham khảo thêm lối dịch của Lâm Ngữ Đƣờng, học giả này thỉnh thoảng có những ý 
mới mẻ, khác ngƣời; sau cùng cuốn Confucius của Etiemble (Gallimard 1966) cũng giúp tôi 
đƣợc ít nhiều. 
Mỗi bản đánh số theo một cách, phần nhiều theo lối của Chu Hi. Chúng tôi theo lối của Triệu 
Thông (sách đã dẫn). 
Thí dụ bài đầu thiên V (Công Dã Tràng) chép việc Khổng tử gả con gái của anh cho Nam Dung. 
Chu Hi chia làm hai bài: bài V.I nói về Công Dã Tràng, V.2 nói về Nam Dung. Triệu Thông gom 
lại thành một. 
Do đó số thứ tự của bài trong bản dịch của Triệu Thông và của chúng tôi khác với nhiều bản lƣu 
hành. Nếu theo số của chúng tôi mà tìm không ra trong các bản của độc giả có, thì tìm ngƣợc lên 
hay tìm xuôi xuống một vài bài sẽ thấy. 


Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   86




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương