Luận Giải Kinh Chánh Tri Kiến



tải về 2.55 Mb.
trang17/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.55 Mb.
#1510
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22

-“Vāyati dosantaruppatti hetubhāvana bhutalaṅghātaṃ paratī’ti = vāyo.

Là nhân (hetu) khiến các sắc pháp khác lay động, rời khởi vị trí, gọi là gió.

Bốn ý nghĩa thực tính của gió là:

- Trạng thái: Lay động (samīraṇalakkhaṇā) hay trương phồng (vitthambhanalakkhaṇā).

- Phận sự: Làm khua động thành tiếng (samudīranarasā).

- Thành tựu: Kéo đi (abhinihārapaccupaṭṭhānā).

- Nhân cần thiết: Có ba đại ngoài ra (avasesadhātutayapadaṭṭhānā).

Có sáu loại gió hoạt động trong thân chúng sinh là:

a- Gió thổi lên (uddhaṅgamavāya) như ợ, ngáp.

b- Gió thổi xuống (adhogamavāya), như đánh rấm.

c- Gió thổi trong vùng bụng (kucchiṭṭhavāya).

d- Gió thổi trong thân mình (koṭṭhāsayavāya).

e- Gió di động trong các bộ phân ở cơ thể (āṅgamaṅgānusārīvāya).

f- Gió trong dạng hơi thở ra vào (assāsapassāsavāya) (1).

Upādāyarūpaṃ (sắc thủ hay sắc nương sinh).

Upādāyarūpaṃ chỉ cho loại sắc hình thành từ tứ đại do nghiệp thủ (upādāya kamma) tạo ra, ví như tơ tằm hình thành từ con tằm, tơ nhện hình thành từ con nhện.

Chữ upādāya nghĩa là “nắm lấy, bám lấy”, một số Giáo thọ sư dùng từ nissaya (nương) thay cho upādāya trong câu catunnañ ca mahābhūtānaṃ upādāyarūpaṃ.

Sắc nương từ tứ đại mà thành tựu có bốn loại, đó là:

- Sắc do thời tiết tạo, gọi là sắc thời tiết (utusamuṭṭhāna rūpa).

- Sắc do vật thực tạo, gọi là sắc vật thực (ojāsaṅkhāta rūpa) loại.

- Sắc do tâm tạo, gọi là sắc tâm (cittaja rūpa).

- Sắc do nghiệp tạo, gọi là sắc nghiệp (kammaja rūpa).

Chữ upādāyarūpaṃ trong kinh văn catunnañ ca mahābhūtānaṃ upādāyarūpaṃ chỉ cho sắc nương tứ đại thành tựu do nghiệp thủ, vì chính sắc này làm duyên cho 5 sắc xứ sinh khởi, là 5 sắc thần kinh: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân.

Một số sắc thành tựu từ tứ đại do duyên thời tiết hoặc vật thực hoặc tâm (ngoại trừ sắc tâm quả), gọi là sắc nương sinh từ tứ đại. Có pāli giải thích như sau:

“Upādāyati nissiyatī’ ti = upādāyaṃ.

Nương nhờ (tứ đại) sinh ra, gọi là “nương sinh”.(1)

Tổng quát thì sắc nương sinh có 24 loại (xin xem sách Thanh tịnh đạo, chương giải về năm uẩn).



Dứt giải về danh sắc.

Tiêu đề 13- Trí hiểu rõ về thức (viññāṇa).

Chánh kinh.

ChưHiền, thế nào là thức (viññāṇa), thế nào là tập khởi của thức, thế nào là đoạn diệt của thức, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của thức?

Chư Hiền, có sáu loại thức này: Nhãn thức (cakkhuviññāṇaṃ), nhĩ thức (sotaviññāṇaṃ), tỷ thức (ghānaviññāṇaṃ), thiệt thức (jivhāviññāṇaṃ), thân thức (kāyaviññāṇaṃ), ý thức (manoviññāṇaṃ).

Từ tập khởi của hành (saṅkhārasamudayā) có tập khởi của thức, từ đoạn diệt của hành có đoạn diệt của thức; và Thánh đạo tám ngành là con đường đưa đến đoạn diệt của thức, tức là: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Giải.

Viññāṇa được phân tích thành VI (đặc biệt) +Ñāṇa (biết), nghĩa là “biết đặc biệt”, đó là sự biết đơn thuần, không phải là sự biết của tưởng hay sự biết của trí. Như người lần đầu biết được cảnh vật.

Pāli có giải thích:

“Vijānātī’ti = viññāṇaṃ.



Hiểu biết đặc biệt là thức(1), (jānāti hiểu biết, vi là đặc biệt)

Bốn ý nghĩa thực tính của thức là:

- Trạng thái: Biết cảnh (cách đặc biệt) (vijjānanalakkhaṇaṃ).

- Phận sự: Hướng đạo cho các tâm sở và sắc nghiệp (pubbaṃ gamarasaṃ).

- Thành tựu: Nối liền (chặng trước và chặng sau) (paṭisandhipaccupaṭṭhānaṃ).

- Nhân cần thiết: Có Hành (saṅkhārapadaṭṭhānaṃ) hoặc Vật và Cảnh (vatthārammaṇapadaṭṭhānaṃ).



Giải.

- “Biết cảnh đặc biệt”.

Là cái biết đơn thuần, cái biết không do nhớ lại, cái biết không có trí tham dự.

Cái biết của thức ví như người mới biết cảnh lần đầu, cho dù sau này có nhận lại cảnh đó thì “sự biết như buổi ban đầu không thay đổi”, nếu như nhớ rằng “cảnh này đã từng biết”, thì đó là cái biết do tưởng, nếu như có sự nhận xét “cảnh như cũ, cảnh đổi khác”, đó là cái biết do trí.

- “Hướng đạo các tâm sở và các sắc nghiệp”.

Như Phật ngôn: “Manopubbaṃgamā dhammā, mamoseṭṭhā mano mayā.

Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ ý tạo”.

Các pháp ở đây chỉ cho tâm sở và sắc nghiệp.

-“Nối liền”.

Là tâm này diệt đi, tâm khác sinh lên ngay không gián đoạn.

Khi kiếp sống cũ vừa chấm dứt, tâm sinh lên nối tiếp ngay (ngoại trừ bậc Alahán viên tịch), khởi điểm cho kiếp sống mới, tâm nối liền hai kiếp sống cũ và mới có tên gọi paṭisandhiviññāṇa (Thức nối liền hay thức tục sinh).

- “Có hành (saṅkhāra)”.

Là có nghiệp đã tạo trong quá khứ, nghiệp đã tạo là bất thiện, gọi là phi phúc hành.

Nghiệp đã tạo là thiện gọi là phúc hành. Nghiệp đã tạo chỉ thành tựu danh pháp, không thành tựu sắc pháp trong tương lai, gọi là bất động hành.

Có một loại nghiệp cho cho thành tựu sắc, không thành tựu danh trong tương lai, đó là nghiệp Vô tưởng, nghiệp này được quy vào phúc hành.

Có vật”.

Trong cõi ngũ uẩn, tâm sinh lên phải nương trú vào vật (vatthu), nên vật là điều kiện trợ giúp cần thiết cho tâm sinh lên.

Nhãn vật giúp nhãn thức sinh khởi, nhĩ vật giúp nhĩ thức sinh lên... sắc ý vật trợ cho ý thức sinh lên.

Tóm lại, có 6 vật trợ giúp cho sáu thức sinh khởi.

Có cảnh”.

Đặc tính của tâm là “biết cảnh”, cảnh ở đây nói gọn là 6 cảnh : Cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh mùi, cảnh vị, cảnh xúc và cảnh pháp.

Có sáu loại thức là:

1- Nhãn thức (cakkhuviññāṇa).

Là cái biết do nương vào mắt, hay thức phát sinh và nương trú ở mắt (thần kinh nhãn – cakkhupasāda).

Nhãn thức là sự nhận biết cảnh sắc hay cảnh sắc là đối tượng bị nhãn thức nhận biết.

Tuy cảnh sắc vẫn bị các tâm khác biết, nhưng nếu không có nhãn thức sinh lên trước tiên để nhận biết cảnh sắc thì các tâm khác không thể nhận biết cảnh sắc, như người mù bẩm sinh chẳng hạn. Người mù, ngoại trừ nhãn thức vẫn có những tâm khác, nhưng bao giờ còn mù người ấy không bao giờ biết cảnh sắc. Điểm đặc biệt của nhãn thức là đây.

Có hai loại nhãn thức: Một là quả dị thục bất thiện (akusalavipākaṃ), một là quả dị thục thiện (kusalavipākaṃ).

Tất cả đều có chức năng nhận bắt cảnh sắc, đều thọ xả, chỉ khác nhau là: Nhãn thức thọ xả quả bất thiện thì chỉ nhận biết cảnh sắc xấu, nhãn thức thọ xả quả thiện thì nhận biết cảnh sắc tốt.

Trong sách Thanh tịnh đạo, chương XVII, giải về năm uẩn, có giải thích về nhãn thức như sau:

“Cakkhu sannissita rūpavijānalakkhaṇaṃ = cakkhuviññāṇaṃ.



Đặc tính nương thần kinh nhãn, biết cảnh sắc, là nhãn thức.”

Trong Paramatthadīpanīṭīkā giải thích:

“Cakkhuṃ nissitaṃ viññānanti = cakkhuviññāṇaṃ.

Biết do nương vào mắt, là nhãn thức..

2- Nhĩ thức (sotaviññāṇaṃ).

Là cái biết do nương vào tai hay thức phát sinh nương trú ở tai (thần kinh nhĩ - sotapasāda).

Nhĩ thức chỉ biết độc nhất một cảnh là cảnh thinh, các tâm khác có thể biết cảnh thinh, nhưng nếu không có nhĩ thức dẫn lộ thì không thể biết.

Như người điếc bẩm sinh, bao giờ còn hư thần kinh nhĩ, y không bao giờ biết được âm thanh, đây là điểm đặc biệt của nhĩ thức.

Có hai loại nhĩ thức: Một là quả của bất thiện, chỉ nhận âm thanh xấu, gọi là nhĩ thức thọ xả quả bất thiện. Một là quả của thiện, chỉ nhận âm thanh tốt, gọi là nhĩ thức thọ xả quả thiện.

Sách Thanh tịnh đạo giải thích sotaviññāṇa như sau:

-“Sota sannissita saddavijānanalakkhaṇaṃ = sotaviññāṇaṃ.

Đặc tính nương vào tai (thần kinh nhĩ) để biết cảnh thinh, là nhĩ thức.”

Trong Paramatthadīpanīṭīkā giải thích:

“Sotaṃ nissitaṃ viññānanti = sotaviññāṇaṃ.

Biết do nương vào tai, là nhĩ thức”.

3- Tỷ thức (ghānaviññāṇaṃ).

Là cái biết do nương vào mũi, hay thức phát sinh và nương trú ở mũi (thần kinh tỷ -ghānapasāda).

Tỷ thức chỉ biết độc nhất cảnh mùi, đồng thời chính nó dẫn lộ cho các tâm khác biết được cảnh mùi. Đây là điểm đặc biệt của tỷ thức.

Có hai loại tỷ thức: Một là quả của bất thiện, chỉ biết cảnh mùi xấu, gọi là nhĩ thức thọ xả quả bất thiện. Một là quả của thiện, chỉ biết cảnh mùi tốt, gọi là nhĩ thức thọ xả quảthiện

Sách Thanh tịnh đạo giải thích Tỷ thức như sau:

“Ghāna sannisita gandhavijānanalakkhaṇaṃ = ghānaviññāṇaṃ.



Đặc tính nương vào mũi (thần kinh tỷ) để biết cảnh mùi, là tỷ thức.”

Trong Paramatthadīpanīṭīkā giải thích:

“Ghāna nissitaṃ viññānanti = viññāṇaṃ.

Biết do nương vào mũi, là tỷ thức.

4- Thiệt thức (jivhāviññāṇaṃ).

Là cái biết do nương vào lưỡi, hay thức phát sinh và nương trú ở lưỡi (thần kinh thiệt – jīvhāpasāda).

Thiệt thức chỉ biết độc nhất một cảnh vị, đồng thời chính nó dẫn lộ cho các tâm khác biết được cảnh vị. Đây là điểm đặc biệt của thiệt thức.

Có hai loại thiệt thức: Một là quả của bất thiện, chỉ biết cảnh vị xấu, gọi là thiệt thức thọ xả quả bất thiện. Một là quả của thiện, chỉ biết cảnh vị tốt, gọi là thiệt thức thọ xả quả bất thiện.

Sách Thanh tịnh đạo giải thích Thiệt thức như sau:

“Jīvhā sannissita rasavijānanalakkhaṇaṃ = jīvhāviññāṇaṃ.



Đặc tính nương vào lưỡi (thần kinh thiệt) để biết cảnh vị, là thiệt thức.

Trong Paramatthadīpanīṭīkā giải thích:

“Jīvhaṃ nissitaṃ viññāhanti = jīvhāviññāṇaṃ.

Biết do nương vào lưỡi, là thiệt thức”.

5- Thân thức (kāyaviññāṇaṃ).

Là cái biết do nương vào thân, hay thức phát sinh và nương trú ở thân (thần kinh thân – kāyapasāda).

Thân thức chỉ biết độc nhất cảnh xúc, đồng thời chính nó dẫn lộ cho các tâm khác biết được cảnh xúc. Đây là điểm đặc biệt của thân thức.

Có hai loại thân thức. Một là quả của bất thiện, tâm thân thức này thọ khổ và chỉ biết cảnh xúc thô xấu, gọi là thân thức thọ khổ quả bất thiện. Một là quả của thiện, thân thức này thọ lạc và chỉ biết cảnh xúc êm ái, gọi là thân thức thọ lạc quả thiện.

Sách Thanh tịnh đạo giải thích Thân thức như sau:

“Kāyaṃ sannisitaṃ phoṭṭhabbavijānanalakkhaṇaṃ = kāyaviññāṇaṃ.



Đặc tính nương vào thân (thần kinh thân) để biết cảnh xúc, là thân thức.

Trong Paramatthadīpanīṭīkā giải thích:

“Kāyaṃ nissitaṃ viññānanti = kāyaviññāṇaṃ.

Biết do nương vào thân, là thân thức.”

Năm thức trên có cảnh khác nhau không lẫn lộn, chỉ vì mỗi sắc thần kinh chỉ dung nạp được một cảnh tương thích.

Đức Phật có trả lời câu hỏi của Bàlamôn Unnābha như sau:

“Pañcimāni, brahmaṇā, indriyāni nānāvisayāni, nānāgocarāni na aññamaññassa gocaravisayaṃ paccanubhonti. Katamāni pañca? Cakkhundriyaṃ, sotindriyaṃ, ghānindriyaṃ, jīvhindriyaṃ, kāyindriyaṃ.

Này Bàlamôn, có năm căn này, đối cảnh khác nhau (nāmavisayāni), hành cảnh khác nhau (nāmāgocarāni), chúng không dung nạp (paccanubhonti) hành cảnh, đối cảnh của nhau. Thế nào là năm? Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn.

Imesaṃ kho, brahmaṇa, pañcannaṃ indriyānaṃ nānāvisayānaṃ nānāgocarānaṃ na aññamaññassa gocaravisayaṃ paccanubhontānaṃ mano paṭisaranaṃ, manova nesaṃ gocaravisayaṃ paccanubhohotī’ti.



Này Bàlamôn, năm căn này, đối cảnh khác nhau, hành cảnh khác nhau, chúng không dung nạp hành cảnh, đối cảnh của nhau, ý làm chỗ quy tựa (patisaranaṃ) cho chúng, ý dung nạp hành cảnh, đối cảnh của chúng.”(1)

6- Ý thức (manoviññāṇaṃ).

Ngoại trừ năm đôi thức được nêu ở trên, tất cả tâm còn lại được gọi là ý thức.Ý thức trong tiêu đề này chỉ cho các tâm quả hiệp thế .

Câu saṅkhārasamudayā chỉ rõ “thức sinh khởi do có hành”.

Vì sao không kể đến tâm quả Siêu thế (lokuttaraphalacittaṃ)? .

Vì tâm quả Siêu thế thành tựu từ tâm Đạo (maggacitta), tâm Đạo nhận cảnh Nípbàn có khuynh hướng diệt nghiệp (tức là diệt hành).

Nên tâm quả Siêu thế thành tựu không phải do hành mà là do kết quả “sát trừ phiền não” của tâm Đạo.

Ví như nước làm tắt ngọn lửa, sức nóng mất; sức nóng mất ví như tâm quả Siêu thế, nước ví như tâm Đạo, phiền não hay nghiệp ví như ngọn lửa.

Mặc khác, các tâm quả hiệp thế là pháp vipākadhammā (pháp quả khác thời gian), còn tâm quả Siêu thế là akālikadhammā (pháp phi thời gian): “Khi đắc đạo thì đắc quả không chậm trể”.

Vì sao không kể đến các tâm bất thiện, tâm thiện và tâm duy tác?.

Vì các tâm ấy không phải là loại tâm thành tựu từ nghiệp thủ, tuy chúng còn nhận cảnh trong thế gian như Pāli sau:

“Anupādinnupādāniyā dhammā:

Các pháp phi thành do (nghiệp) thủ mà cảnh thủ”.

Chi pháp là: Tâm bất thiện, tâm thiện hiệp thế và tâm duy tác cùng các tâm sở (hợp trong những tâm ấy) và 19 sắc phi nghiệp (sắc tâm tạo, sắc thời tiết tạo và sắc vật thực tạo).

Như vậy, ý thức trong tiêu đề này là 22 tâm quả hiệp thế: 2 tâm Tiếp thâu, 3 tâm Quan sát, 8 tâm quả Dục giới hữu nhân , 5 tâm quả thiền Sắc giới và 4 tâm quả thiền Vô sắc giới.

Các tâm thiện hiệp thế, tâm bất thiện và tâm duy tác thành tựu từ đâu?.

Các tâm ấy thành tựu do nương vào loại tâm hữu phần cùng cảnh ngoại quan.

Tâm hữu phần (bhavaṅgacitta) là loại tâm chủ thể, duy trì đời sống danh pháp của chúng sinh (tùy theo chủng loại mà tâm hữu phần khác nhau), chúng chỉ có một trong ba cảnh chủ thể là: cảnh nghiệp (kammārammaṇa), cảnh nghiệp tướng (kamma nimittārammaṇa) hay cảnh (sinh) thú tướng (gatinimittārammaṇa).

Trong đời sống bình nhật, khi có một cảnh ngoài ba cảnh này xuất hiện, thế là nảy sinh một số tâm sở tương ứng với cảnh, tùy theo các loại tâm sở ấy, tâm hữu phần chuyển đổi thành tâm bất thiện, tâm thiện hay tâm duy tác. Ví như nước tinh khiết khi phối hợp với trà thì thành nước trà, phối hợp với muối thì thành nước muối ...

“Pabhassaramidaṃ, bhikkhave, cittaṃ. Tañca kho āgantukehi upakkilesehi upakkiliṭṭhan’ti.

Tâm này, này các Tỳkhưu, là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ ngoài vào.”(1)



Tâm là sáng chói chỉ cho tâm hữu phần.

Tổng quát, thức trong tiêu đề này chỉ cho 32 tâm quả hiệp thế.



Thức duyên cho danh sắc.

Thức duyên cho danh sắc có hai mô thức: Quả thức (vipāka viññāṇa), nghiệp thức (kamma viññāṇa).

Quả thức là 32 tâm quả hiệp thế (lokiyavipākacittaṃ). Nghiệp thức là tâm sở Tư tạo nghiệp trong quá khứ (là tâm sở Tư trong tâm thiện hiệp thế hay tâm bất thiện trong quá khứ).

Thức duyên cho danh sắc là nói đến quả thức duyên cho danh sắc.

Ngũ song thức (nhãn, nhĩ,tỷ, thiệt và thân) chỉ có mặt trong thời bình nhật, riêng ý thức chúng có mặt trong cà ba thời: thời tục sinh, thời bình nhật và thời tử.

Có 19 tâm chúng có mặt cả ba thời, đó là: 2 tâm quan sát thọ xả, 8 tâm đại quả (tâm quả Dục giới hữu nhân) và 9 tâm quả thiền.

Trong thời tục sinh chúng có tên là “thức tục sinh”, trong thời bình nhật chúng có tên là “tâm hữu phần”, trong thời tử chúng có tên là “tâm tử”.

Hai tâm Quan sát xả thọ và 8 tâm đại quả, chúng còn làm phận sự Na cảnh (tadārammaṇa), nên còn có tên gọi “tâm Na cảnh”.

Chúng ta có “thức duyên cho danh sắc theo ba thời” như sau:



a-Thời tục sinh.

- Tục sinh trong cõi ngũ uẩn.

Gồm có 15 tâm tục sinh (trừ 4 tâm quả thiền Vô sắc), là thức duyên cho danh sắc (là 15 tâm quả này tạo ra sắc tục sinh).

-Tục sinh trong cõi Vô sắc.

Gồm 4 tâm quả thiền Vô sắc, là thức duyên cho danh.

- Tục sinh trong cõi Vô tưởng.

Là nghiệp thức làm duyên (tâm sở Tư trong tâm ngũ thiền kiếp trước), khởi đầu một kiếp sống của chúng sinh cõi Vô tưởng, chính là bọn sắc Mạng quyền. Đây là nghiệp thức duyên cho sắc.



b- Trong thời bình nhật.

- Trong cõi ngũ uẩn.

Ngũ song thức sinh khởi duyên cho danh (là các tâm sở sinh chung với ngũ song thức).

Hai tâm Tiếp thâu, ba tâm Quan sát và 8 tâm đại quả (khi làm việc Na cảnh) thì duyên cho danh sắc (là các tâm sở đồng sinh với chúng, đồng thời chúng tạo ra một loại sắc tâm, gọi là sắc tâm quả).

Các tâm hữu phần duyên cho danh sắc (là các tâm sở đồng sinh với tâm hữu phần, đồng thời các tâm hữu phần này tạo ra sắc nghiệp bình nhật, sắc nghiệp bình nhật này do nghiệp thức tạo).

Sắc nghiệp bình nhật (pavattikammajarūpa) và sắc tâm quả (cittajavipākarūpa) được quy vào tâm quả, vì do quả thức và nghiệp thức trợ.

- Trong cõi Vô sắc, các tâm hữu phần duyên cho danh.



c- Trong thời tử. Tương tự như thời tục sinh, chỉ khác là thức, danh sắc bị diệt mất, chấm dứt kiếp sống cũ.

Dứt giải về thức.

Tiêu đề 14- Trí hiểu rõ về hành (saṅkhāra).

Chánh kinh.

ChưHiền, thế nào là hành (saṅkhārā), thế nào là tập khởi của hành, thế nào là đoạn diệt của hành, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của hành?

Chư Hiền, có ba loại hành này: Thân hành (kāyasaṅkhāra), ngữ hành (vācīsaṅkhāra), tâm hành (cittasaṅkhāra).

Từ tập khởi của vô minh (avijjāsamudayā) có tập khởi của hành, từ đoạn diệt của vô minh (avijjānirrodhā) có đoạn diệt của hành; và Thánh đạo tám ngành là con đường đưa đến đoạn diệt của thức, tức là: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

Giải.

Saṅkhāra xuất nguyên từ Saṃ + căn KAR (làm), saṅkhāra nghĩa là “tạo ra”, như Pāli có giải:

“Saṅkhatamabhisaṅkharontī’ti = saṅkhāra.

Tạo tác thành pháp khác, gọi là Hành.(1).

Có hai loại Hành: Hành do vô minh làm duyên trực tiếp, như nói “avijjā paccayā saṅkhārā: Vô minh duyên hành”.

Hành không do vô minh làm duyên trực tiếp, như nói “sabbe saṅkhārā aniccāti: Tất cả hành là vô thường”.

Hoặc là:


“Taṃ pavattitaṃ samānaṃ yāvatikā abhisaṅkhārassa gati tāvatikaṃ gantvā akkhāhataṃ maññe aṭṭhāsi:

Bánh xe ấy quay cho đến khi hết lực đẩy ban đầu, thì đứng lại như đang mắc vào trục xe”.(1)Hành ở đây chỉ cho sự chuyển động.

Hành thường được dùng với hai nghĩa “cái trực tiếp tạo ra và cái bị tạo”, như nghiệp và quả của nghiệp đều là pháp hành.

Tâm Siêu thế là pháp hành, Nípbàn là pháp vô hành (asaṅkhāra) vì Nípbàn không tạo ra pháp khác, đồng thời không bị pháp khác tạo ra.

A- Hành không do vô minh làm duyên. Có 4 loại.

1- Hữu vi hành (saṅkhatasaṅkhāra).

Là được sinh ra do sự vận chuyển của pháp hữu vi, được thành tựu do duyên của pháp hữu vi (ngoại trừ vô minh).

Gọi là “hữu vi hành”, vì pháp tạo ra lẫn pháp bị tạo đều là pháp hữu vi, như “sông cạn đá mòn”, hay lửa phát sinh từ hai thanh tre khô cọ xát nhau, âm thanh phát ra do hai vật chạm vào nhau ... (hai thanh tre cọ vào nhau là hành (chuyển động), lửa (cũng là pháp hữu vi) phát sinh).

Hay: “Assāsapassāsā kho āvuso Visākha kāyikā ete dhammā kāyapaṭibaddhā, tasmā assāsapassāsa kāyasaṅkhāro.

"Này Hiền giả Visākha, hơi thở ra hơi thở vô là thân hành vì lệ thuộc vào thân.

Pubbe kho āvuso Visākha vitakketvā vicāretvā pacchā vācaṃ bhindati, tasmā vitakkavicārā vacīsaṅkhāro.

Này Hiền giả Visākha, trước phải tầm (vitakka) tứ (vicāra) rồi sau mới phát ra lời nói, nên tầm tứ thuộc ngữ hành (vacīsaṅkhāra).

Saññā ca vedanā ca cetasikā ete dhammā cittapaṭibaddhā, tasmā saññā ca vedanā ca cittasaṅkhāro ti.



Tưởng và thọ là tâm sở, các pháp này lệ thuộc vào tâm, nên thọ và tưởng thuộc tâm hành.”(2)

Như vậy, chúng ta thấy: Trong hữu vi hành này, có thêm ba loại hành cũng không phải là quả của Vô minh, tức là hơi thở (thân hành), bốn tâm sở tầm - tứ (ngữ hành), thọ - tưởng (tâm hành) trong tâm quả, bốn tâm sở này là quả của thức.

Bốn tâm sở này trong tâm Siêu thế và tâm duy tác, là quả của sự vận hành pháp. Và hành ở đây mang ý nghĩa “vận hành”.

2- Tối vi hành (abhisaṅkhatasaṅkhāra).

Abhi là “cao tột”. Abhisaṅkhatasankhāra là “pháp hữu vi được tạo ra cao nhất” mà nó có thể có được, như đứa bé phát huy sức mạnh cao nhất của nó, dĩ nhiên sức mạnh này không thể sánh bằng sức mạnh của người lớn.



Tối vi hành được thành tựu theo hai cách:

- Thành tựu tự nhiên.

Như 32 đại nhân tướng của vua Chuyển luân hay của Bồtát Chánh đẳng giác kiếp chót, 5 vẽ đẹp mỹ diệu của bà Visākhā, thân sắc của các vị Phạm thiên sắc giới, hay sắc diện xấu xí của nàng Pañcapāpā, thân xấu xí của các chúng sinh ngạ quỷ...

Hoặc các tâm quả hiệp thế thành tựu theo cách tự nhiên, như khi mắt chạm cảnh sắc xấu lập tức Nhãn thức thọ xả quả bất thiện sinh khởi...



- Thành tựu do nguyện lực.

Như Ngài Bakkula trong tiền kiếp cúng dường thuốc trị bịnh đến Đức Phật Kassapa (Cadiếp), nguyện thân ít bịnh, hay Hoàng hậu Anojā trong tiền kiếp cúng dường hoa anojā đến bảo tháp thờ Xálợi Đức Chánh giác Kassapa, nàng nguyện có được làn da như màu hoa anojā...

Chi pháp trong Tối vi hành là: Sắc nghiệp và tâm quả hiệp thế.

3- Chuyên tạo hành (abhisaṅkharaṇakasaṅkhāra).

Đây là nói đến ảnh hưởng di truyền của tâm sở Tư trong tâm bất thiện hay trong tâm thiện hiệp thế sau khi đã diệt, ảnh hưởng này sẽ tạo ra sắc nghiệp và tâm quả trong tương lai (xem kinh Tiểu Nghiệp phân biệt, Trung bộ III), ví như vị trưởng giả có di chúc, sau khi mệnh chung người ta theo di chúc ấy mà phân chia tài sản.



4- Tối cần hành (payogābhisaṅkhāra).

Là nỗ lực cao tột để thành tựu mục đích, ví như người thợ săn rượt theo con mồi, con vật chạy đến đâu người thợ săn đuổi đến đó.

Sự tinh tấn của Bồtát dưới cội Bồđề trong đêm thành Chánh đẳng giác:

Dù chỉ còn xương da, máu và thịt có khô cạn, chưa chứng đắc quả Vô thượng Chánh giác, ta không rời bảo tọa này”. Đó là tối cần hành của Bồtát.

Hay như Ngài Cakkhupāla, cố gắng giữ hạnh “ngăn oai nghi nằm”, cho dù bị bịnh đau mắt, với mục đích “chứng đạt đạo quả”, đó là tối cần hành của Ngài Cakkhupāla ...

Chi pháp ở đây chính là tâm sở Cần (viriyacetasika), trợ giúp cho thân và ý không lui sụt trước khó khăn, chướng ngại.



B- Hành do vô minh làm duyên.

Hành do vô minh làm duyên, là loại hoạt động do vô minh trực tiếp tác động, ám chỉ cho hành uẩn.

Hành uẩn là nhóm có phận sự tạo tác, đứng đầu nhóm này là tâm sở Tư (cetanācetasika), nên chi pháp của Hành thường nêu ra là tâm sở Tư, ví như thường nói “công trình của kỷ sư A...”

Hành là quả của Vô minh, được các Ngài giài thích như sau:

“Saṅkhataṃ kāyavacīmanokammaṃ abhisaṅkharontī ti etehi’ti = saṅkhāro.

Ba nghiệp (thân, ngữ, ý) được hình thành bằng cái gì, cái đó được gọi là hành”(1).

Như vậy, chi pháp của Hành ở đây là tâm sở Tư trong những tâm thiện hay bất thiện, chính trong những tâm này, tâm sở Tư mới có tác năng tạo nghiệp.

Trong những tâm quả hay tâm duy tác, tuy có tâm sở Tư nhưng đó không phải là quả của vô minh, tâm quả là kết quả của Hành, như kinh văn:

“Saṅkhāra paccayā viññānaṃ: Hành duyên cho thức”.

Còn tâm Duy tác là kết quả của sự vận hành của pháp hữu vi (ám chỉ ba tâm duy tác vô nhân), hay do dứt tuyệt vô minh của vị Thánh Alahán (tâm duy tác đổng lực – kiriyājavanacitta), tuy có tâm sở Tư nhưng không tạo tâm quả.

Nói cách khác, hành do duyên vô minh là loại hành tạo ra tâm quả dị thục, chủ yếu là tâm quả làm việc tục sinh.

Tâm sở Tư tự mình tạo tác, lại còn đôn đốc các pháp đồng sinh cùng tạo tác, theo chức năng có được của các pháp ấy.

D0 đó, bốn ý nghĩa thực tính của hành là nêu lên “thực tính pháp” chung của hành uẩn, không chỉ riêng cho tâm sở Tư .

Bốn ý nghĩa thực tính của hành (uẩn) là:

- Trạng thái: Tạo tác (abhisaṅkharanalakkhaṇā).

- Phận sự: Tích trữ (āyūhanarasā).

-Thành tựu: Cố ý (cetanāpaccupaṭṭhānā)

- Nhân cần thiết: Có vô minh (avijjāpadaṭṭhānā).



Giải:

-“Tạo tác”.

Là tạo ra một pháp khác. Ở đây (trong phần vô minh duyên hành này) được hiểu là tạo ra pháp thiện hay pháp bất thiện mới. Hay tạo ra tâm quả dị thục (vipākacitta) và sắc nghiệp sau này.



-“Tích trữ”.

Là chất chứa những mầm giống (bīja) để tạo ra tâm quả và sắc nghiệp.

- “Cố ý”.

Là có sự quyết định thực hiện, tức là hành có sự thành tựu là nghiệp. Như Phật ngôn:

“Cetanāhaṃ bhikkhave kammaṃ vadāmi: Này các Tỳkhưu, Ta tuyên thuyết “cố ý” là nghiệp”.

- “Có vô minh là nhân gần”.

Là không biết rằng “có danh sắc là có khổ”, cho dù danh sắc ấy hiện khởi ở trong cõi Phạm thiên cao cấp, danh sắc ấy vẫn bị hoại diệt.

Có Phật ngôn “sabbe saṅkhārā dukkhāti: Các pháp hành là khổ”.

Mà nghiệp thì tạo ra danh sắc.

Đức Sāriputta nêu rõ là:Thân hành (kāyasaṅkhāra), ngữ hành (vacīsaṅkhāra) và tâm hành (manosaṅkhāra), (chúng tôi trình bày ba loại hành theo thứ tự nêu trong kinh văn, còn trong sách Thanh tịnh đạo, Ngài Buddhaghosa trình bày 6 hành kể từ phúc hành, phi phúc hành, bất động hành, thân hành, ngữ hành và ý hành).



1- Thân hành (kāyasaṅkhāra).

Khác với hơi thở ra hơi thở vào (cũng là thân hành), hơi thở ra hơi thở vào không tạo nghiệp, trái lại thân hành này tạo ra nghiệp, gọi là thân nghiệp (kāyakammaṃ)(1), nên thân nghiệp do vô minh làm duyên.

Pāli có giải thích: “Kāyaṃ saṅkharotī’ti = kāyasaṅkhāro:

Điều khiển thân(tạo nghiệp), là thân hành”.

Thân nghiệp (hay thân hành) có hai loại: Thân ác nghiệp và thân thiện nghiệp.

- Thân ác nghiệp là thân thực hành ba ác pháp : sát sanh, trộm cắp và tà hạnh trong dục lạc, ngoài ra còn dùng gậy gộc, đao trượng ... để hành hạ chúng sinh khác.

Đây là tâm sở Tư trong 12 tâm bất thiện, điều khiển thân hành động.

- Thân thiện nghiệp.

*- Về mặt tiêu cực, thân thiện nghiệp là lánh xa ba ác pháp: Sát sinh, trộm cắp, tà hạnh trong dục lạc cùng với các cách thức dùng thân làm khổ chúng sinh khác.

*- Về mặt tích cực, dùng thân này tạo những lợi ích đến cho người hay cho mình theo đúng pháp như “phục vụ”, “cung kỉnh bậc đáng cung kỉnh”, “nghe pháp”, “ngồi kiết già, lưng thẳng đặt niệm trước mặt”...

Nếu chỉ thực hiện mặt tiêu cực, Đức Phật gọi là “thân có chỗ cong (kāyavaṅkāna), thân có chỗ hỏng (kāyadosana), thân có chỗ khuyết (kāyakasāvāna)”.(2)

Hành giả cần phải đoạn tận chỗ cong của thân, chỗ hỏng của thân, chỗ khuyết điểm của thân qua phương thức tích cực.

Chi pháp ở đây là tâm sở Tư có trong 8 tâm đại thiện, điều sử thân hành động.

Chi tiết hơn thi chi pháp của thân hành là sắc “thân biểu tri (kāyaviññāti rūpa)”.

2- Ngữ hành (vacīsaṅkhāra).

Có hai loại ngữ hành: Loại không tạo nghiệp như “tiếng nói trong mơ”, tiếng hú, tiếng cười ... và loại tạo nghiệp.

Chính loại ngữ hành tạo nghiệp được nói đến ở đây, đó là loại ngữ hành do vô minh làm duyên, gọi là ngữ nghiệp (vacīkammaṃ).

Pāli có giải thích: “Vacaṃ saṅkhārotīti = vacīsaṅkhāro:

Điều khiển ngữ (tạo nghiệp), là ngữ hành.

Ngữ nghiệp có hai loại:

- Ngữ ác nghiệp, là thực hành bốn loại lời nói : Nói dối, nói đâm thọc, nói thô ác và nói phù phiếm.

Chi pháp ở đây là tânm sở Tư trong 12 tâm bất thiện, điều khiển ngữ hoạt động.

- Ngữ thiện nghiệp.

*- Về mặt tiêu cực thì lánh xa bốn ác ngữ nghiệp ở trên.

*- Về mặt tích cực là: Nói những lời có lợi ích, như thuyết giảng chánh pháp...

Lời lợi ích có 10 là:

“Nói về thiểu dục, nói về tri túc, nói về độc cư, nói về không ô nhiễm, nói về tinh tấn, nói về giới hạnh, nói về thiền định, nói về trí tuệ, nói về giải thoát, nói về giải thoát tri kiến.”(1)

Trong Kinh Vô úy vương tử (Abhayarājakumārasuttaṃ)(2), có ghi:

“Yam-pi Tathāgato vācaṃ jānāti bhūtaṃ taccaṃ anatthasaṃhitaṃ, sā ca paresaṃ appiyā amanāpā, yam – pi, Tathāgato vācaṃ na bhāsati.

Lời nói nào Như Lai biết như thật như chân, không tương ứng với mục đích, lời nói ấy người khác không ưa, không thích, Như Lai không nói.

“Yam-pi kho Tathāgato vācaṃ jānāti bhūtaṃ taccaṃ atthasaṃhitaṃ, sā ca paresaṃ appiyā amanāpā , tatrā kālaññū, Tathāgato hoti tassā vācāya veyyākaraṇāya.

Lời nào Như Lai biết như thật như chân, tương ứng với mục đích, lời nói ấy khiến những người khác không ưa, không thich, ở đây, Như Lai biết thời giải thích lời nói ấy.

““Yam- pi Tathāgato vācaṃ jānāti bhūtaṃ taccaṃ anatthasaṃhitaṃ, sā ca paresaṃ piyā manāpā, yam – pi Tathāgato vācaṃ na bhāsati

Lời nào như thật như chân, không tương ứng với mục đích, lời nói ấy khiến những người khác ưa và thích, Như Lai không nói lời ấy.

“Yam-pi kho Tathāgato vācaṃ jānāti bhūtaṃ taccaṃ atthasaṃhitaṃ, sā ca paresaṃ piyā manāpā , tatrā kālaññū Tathāgato hoti tassā vācāya veyyākaraṇāya.

Lời nào như thật như chân, tương ứng với mục đích, lời ấy khiến những người khác ưa và thích. Như Lai biết thời giảỉ thích lời nói ấy.

Xét ra, im lặng suông tuy không vi phạm vào bốn ác ngữ nghiệp, nhưng không phải là phương thức hoàn hảo cho ngữ nghiệp thiện.

“Na monena munī hoti. Mūḷharūpo avidasu

Yo ca tulaṃ’ va paggayha.Varaṃ ādāya paṇḍito.

Im lặng nhưng ngu si. Đâu được gọi ẩn sĩ

Như người cầm cán cân. Bậc trí chọn điều lành.”(3)

Trong ý nghĩa nào đó, sự im lặng đồng nghĩa với chấp nhận, như:

“Ekamantaṃ nisinno kho Citto gahapati there bhikkhū etadavoca:

“Adhivāsentu me, bhante, therā svātanāya bhattan’ti.

Ngồi xuống một bên, gia chủ Citta thưa với các Tỳkhưu trưởng lão:

- Bạch các Ngài, mong rằng các Trưởng lão ngày mai nhận lời mời dùng bữa ăn của con.”

Adhivāsesuṃ kho therā bhikkhū tuṇhibhāvena.



Các Tỳkhưu trưởng lão im lặng nhận lời.”(4)

Im lặng trước chánh pháp là điều tốt, trái lại thì tai hại vô cùng.

Mặt khác, qua đoạn kinh văn trong bài kinh Vô úyVương tử ở trên, “sự thật mà không mang lại lợi ích, không tương ứng với lợi ích”, cũng không nên nói.

Như vậy, thiện ngữ hành là: “Nói chân thật có tương ứng với lợi ích”.

Nếu ngữ thiện hạnh không thực hiện được điều này, gọi là “ngữ có chỗ cong, có chỗ hỏng, có khuyết điểm” (1).

Chi pháp ngữ thiện nghiệp là tâm sở Tư trong tâm đại thiện, điều khiển sự nói, chi tiết hơn thì chi pháp của ngữ hành là sắc “ngữ biểu tri (vacīviññatti)”.



3-Ý hành (manosasaṅkhāra).

Theo nghĩa đen, ý hành là sự tạo tác của tâm. Pāli có giải thích như sau:

“Cittaṃ saṅkharotī’ti = cittasaṅkharo.

Điều khiển tâm (tạo nghiệp), là tâm hành.

Ý hành trong phần này bao gồm hai loại:

- Trong tương lai, cho quả dị thục làm phận sự tái sinh.

- Trong tương lai, cho quả dị thục nhưng không làm phận sự tái sinh.

Ý hành cho quả làm phận sự tái tục là quan trọng nhất

Chính tâm bất thiện hay tâm thiện hiệp thế liên đới với tâm sở Tư tạo ra ý nghiệp (manokammaṃ), chức năng của tâm sở Tư là tự mình tạo tác, đồng thời khích động các pháp đồng sinh cùng tạo tác.

Ý là một pháp đồng sinh với tâm sở Tư, dù rằng “ý dẫn đầu các pháp”, nhưng ý vẫn bị tâm sở Tư kích động tham gia vào việc tạo tác của chúng, ví như vị Đại thần trình tấu lên vua một sở cầu và Đức vua chấp nhận sở cầu đó.

Trong ba loại nghiệp: Thân nghiệp, ngữ nghiệp và ý nghiệp thì ý nghiệp là quan trọng nhất.

“Ime saṃ kho ahaṃ Tapassi tiṇṇaṃ kammāna evaṃ paṭivibhattānaṃ evaṃ paṭivisiṭṭhānaṃ manokammaṃ mahāsāvajjataraṃ.

Này Tapassi, trong ba loại nghiệp này, được chia chẻ như vậy, được phân biệt như vậy, Ta chủ trương ý nghiệp là tối trọng.(2)

Chi pháp chủ yếu trong ý hành này là tâm sở Tư tạo thành ý nghiệp, để rồi trong tương lai tạo ra tâm quả hiệp thế và sắc nghiệp.

Tâm sở Tư tạo ra 3 loại ý nghiệp:

a- Ý nghiệp thiện, gọi là phúc hành (apuññābhisaṅkhāra).

Tức là tâm sở Tư trong 8 tâm đại thiện và thiện (thiền) Sắc giới. Vì đi chung với vô tham, vô sân và vô si (3) nên tâm sở Tư tạo thành ý nghiệp thiện. Tâm sở Tư tạo tác kết quả tốt trong tương lai, gọi là phúc hành.

Pāli có giải thích về phúc (puñña):

“Attano santānaṃ punāti sodhetī’ti = puññaṃ:



Rữa sạch bợn nhơ trong ta, gọi là phúc”.

“Puññañca taṃ abhisaṅkhāro cāti = puññābhisaṅkhāro:



Vừa là phước vừa là động cơ tạo nghiệp, gọi là phúc hành.”

Tâm sở Tư hiệp trong 8 tâm đại thiện, khiến “lánh ra 10 ác hạnh”, đồng thời thực hiện 10 hạnh phúc: Bố thí, trì giới, tu thiền, cung kỉnh, phục vụ, hoan hỷ phước, hồi hường phước, nghe pháp, thuyết pháp và củng cố tri kiến chân chính thuộc về ý.

Nên hiểu rằng “cả 2o điều trên là do có ý muốn thực hiện” mới thành tựu, nếu “không có ý bố thí” thì bố thí sự không thành, không có ý cung kỉnh thì sự vái chào, đảnh lễ bằng thân không có, không có ý muốn nghe pháp thì sự nghe pháp không sinh lên ....

Tâm sở Tư trong năm tâm thiền Sắc giới, tạo ra quả tái sinh về cảnh giới thiền tương ứng cùng với sắc nghiệp nơi cảnh giới ấy.

Tuy tâm Thông thiện (kusalābhiññāṇacittaṃ) không cho tâm quả dị thục thức, các pháp thần thông là chỉ cho những thành quả cụ thể ngay trong hiện tại của tâm thông, nhưng vẫn được kể vào phúc hành, vì đó là tâm thiện ngũ thiền và cũng do vô minh trợ giúp.

b- Ý nghiệp bất thiện, gọi là phi phúc hành (apuññābhisaṅkhāra).

Trái ngược với phúc là phi phúc. Như Pāli gỉải thích:

“Na puññaṃ = apuññaṃ: Không phúc là vô phúc (hay phi phúc)”.

“Apuññañca taṃ abhisaṅkhāro cāti = apuññābhisaṅkhāro:



Vừa vô phúc vừa là động cơ tạo nghiệp, gọi là phi phúc hành.”.

Chi pháp phi phúc hành là tâm sở Tư hiệp trong 12 tâm bất thiện, tạo ra 1o ác hạnh: Sát sanh, trộm cắp, tà hạnh trong dục lạc ... tà kiến ác.

Thế là tâm quả bất thiện cùng sắc nghiệp bất thiện xuất hiện trong tương lai.

“Na hi pāpaṃ kataṃ kammaṃ; sajju khīraṃ’va muccati.

Dahantaṃ bālaṃ anveti; bhasmacchanno’va pāvako.

Nghiệp ác đã được làm, như sữa không đông ngay,



Cháy ngầm theo kẻ ngu, như tro che đậy lửa.”(1)

c- Bất động hành (aneñjhābhisaṅkhāra).

Bất động hành cũng là phúc hành, nhưng phúc hành còn rung động bởi các tưởng sai biệt hay các tưởng đối lập, tạo ra chướng ngại cho tâm, như Bàlamôn Cūḷekasātaka đầu hôm tâm hoan hỷ muốn cúng dường đến Đức Phật tấm áo choàng, nhưng một tư tưởng bỏn xẻn nổi lên chặn đứng tâm thiện ấy.

Bất động hành chỉ cho sự chứng đắc các tầng thiền Vô sắc, như kinh văn ghi:

Vị tỷ khưu vượt qua sắc tưởng, diệt đối ngại tưởng do không tác ý đến dị biệt tưởng, chứng và trú thiền Không vô biên xứ với tác ý “cái không vô cùng tận”.

Pāli có giải thích như sau:

“Aneñjanañca taṃ abhisaṅkhāro cāti = aneñjābhisaṅkhāro.



Vừa không rung động, vừa tạo nghiệp, gọi là bất động hành.”

Chi pháp là tâm sở Tư hiệp trong những tâm thiện Vô sắc giới.

Tâsm thiền Vô sắc không hề rung động do sắc tưởng, các tưởng sai khác, các tưởng đối lập với tưởng vô sắc, do đó gọi là “bất động”.



tải về 2.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương