Luận Giải Kinh Chánh Tri Kiến



tải về 2.55 Mb.
trang15/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.55 Mb.
#1510
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22

Ý nghĩa thọ (vedanā).

Vedanā từ động từ vedeti. Vedeti = căn VID + E.

Căn VID nghĩa là “nhận lấy”, “hiểu biết”. Từ căn VID có chữ veda nghĩa là “sự hiểu biết”, “sự cảm giác”, và vedagū : người hiểu biết.

Động từ vedeti nghĩa là thọ hưởng.

Nên vedanā được dịch là “cảm thọ” hay “nhận lãnh có hiểu biết”, một số sách dịch vedanā là “cảm giác”, xem ra không được thích nghi lắm. Vì:

“Vedayatīti kho bhikkhave, tasmā vedanā’ti vuccati?.

Này các Tỳkhưu, thế nào gọi là thọ? Được cảm thọ, này các Tỳkhưu, nên gọi là thọ.

Kiñca vedayati? Sukhampi vedayati, dukkhampi vedayati, adukkhamasukhampi vedayati.

Vedayatīti kho bhikkhave, tasmā vedanā’ti vuccati.



Cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ không khổ không lạc.

Được cảm thọ, này các Tỳkhưu, nên gọi là thọ” (1).

Và khổ hay lạc của thân hiện bày rõ ràng, không hề “có cảm giác”, cảm giác chỉ có thể nói về tâm, không thể áp dụng cho thân.

Có một số trường hợp chúng ta có cảm giác “hạnh phúc hay nguy hại sẽ xẩy đến” nhưng rõ ràng chưa nhận lãnh (thọ) “hạnh phúc hay nguy hại” ấy.

Lại nữa, bốn ý nghĩa của thực tính thọ là:

- Trạng thái: Thường hưởng cảnh (anubhavanalakkhaṇā).

-Phận sự: Thọ dụng cảnh (visayarasasambhogarasā).

- Thành tựu: Lạc, khổ (sukhadukkhapaccupaṭṭhānā).

-Nhân cần thiết: Có xúc (phassapadaṭṭhānā). (1).

Chữ sambhoga nghĩa đen là “ăn”, visayarasa là “vị chất của cảnh”.

Nên phận sự của thọ, có thể dịch là “hưởng (vị) cảnh”. Do đó thọ không thể là “cảm giác suông” mà phải có sự hưởng dụng .

Thành tựu của thọ là lạc hay khổ, vì lạc hay khổ hiện bày rõ rệt, còn xả thọ thì khó thấy.

Các vị Luận sư cho rằng “ Thọ xả hoặc là lạc vi tế hoặc là khổ vi tế. Khi nhận cảnh tốt với sự thản nhiên, đó là lạc vi tế, khi nhận cảnh xấu với sự thản nhiên, đó là khổ vi tế”.

Bà Thánh nữ Alahán Dhammadinnā có trả lời Ngài Anahàm Visākha rằng:

“ Adukkhamasukkā vedanā kho āvuso Visākha, ñāṇa sukkā aññāṇadukkhā’ti.

Trong xả thọ, này Hiền giả Visākha, có trí là lạc, không có trí là khổ.(2)

Câu trả lời của bà Thánh nữ Dhammadinnā là ám chỉ trí quán về thọ niệm xứ. Nếu mở rộng vấn đề thì : Xả thọ trong thiện hay vô ký là lạc, trong bất thiện là khổ.

Ngài Buddhaghosa có cho ví dụ “dấu chân nai trên tảng đá là thọ xả, dấu chân bên này tảng đá là thọ lạc, dấu chân bên kia tảng đá là thọ khổ”. Dấu chân nai hai bên tảng đá dễ thấy, dấu chân trên đá khó thấy, nhưng rõ ràng “trên đá có dấu chân nai, hoặc là lạc hoặc là khổ (lạc vi tế hay khổ vi tế)”


  1. Các loại thọ.

a- Thọ phân tích theo cách hưởng cảnh, có ba là:

* - Thọ lạc (sukhavedanā).

Là tâm vui thích, thân an lạc khi nhận cảnh.

“Iddha bhikkhave bhikkhu vivicceva kāmeti... paṭthamaṃ jhānaṃ upasampajja viharati.

So imameva kāyaṃ vivekajena pītisukhena abhisandeti parisandeti paripūreti paribbharati ..

Ở đây, này các Tỳkhưu, vị Tỳkhưu ly dục... chứng và trú Sơ thiền.

Vị ấy thân tẩm ướt, thấm nhuần, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc (pītisukha)..” (3).

*- Thọ khổ (dukkhavedanā).

Là tâm khó chịu, sầu não, phẩn uất, hiềm hận (paṭigha). Thân đau đớn, mệt mõi .... Như kinh văn:

“.... vedanānaṃ dukkhānaṃ tibbānaṃ kharānaṃ kaṭukānaṃāsātānaṃ amanāpānaṃ pāṇaharānaṃ anadhivāsakajātiko hoti...

- “... đối với các khổ thọ về thân khởi lên khốc liệt (tibbānaṃ), cường liệt (kharānaṃ), mãnh liệt (khatukānaṃ), không thích ý (apanāpānaṃ), đoạt mạng (pāṇaharānaṃ), khó lòng nhẫn thọ (anadhivāsakajātiko)...” (1).

Và: “Có 5 trừ khử hiềm hận này...” (2). Hiềm hận là khổ tâm.

*- Thọ xả (upekhā vedanā).

Là thọ nhận cảnh với trạng thái thản nhiên, dù đó là cảnh tốt hay cảnh xấu. Như người Phật tử đảnh lễ kim thân Phật một cách thản nhiên hoặc người đạo tỳ thản nhiên liệm tử thi.



b- Thọ phân tích theo thân – tâm, có 5 là:

- Thọ hỷ (somanassa): Là nhận lãnh hân hoan, hài lòng nơi tâm.

- Thọ ưu (domanassa): Là nhận lãnh khó chịu, sầu khổ, uất ức, phẩn nộ nơi tâm.

- Thọ lạc (sukha): Là nhận lãnh sự sảng khoái, an lạc của thân.

- Thọ khổ (dukkha): Là nhận lãnh sự mệt mõi, đau đớn, không an lạc của thân.

- Thọ xả (upekkhā vedanā).

Sở dĩ phân tích như vậy, vì có trường hợp thân thọ khổ nhưng tâm hân hoan. Như người vừa hoàn tất việc làm cần thiết nào đó, thân mệt mõi nhưng tâm thấy hân hoan vì làm xong việc cần làm.

Hoặc có khi thân an lạc, nhưng tâm sầu muộn. Như Đức vua nghe tin quân nghịch thắng trận.

Đức Sāriputta (Xálợiphất) có dạy: “Khi nào vị Thánh đệ tử đạt đến an trú hỷ do viễn ly sinh, trong thời gian ấy 5 sự việc này không xảy ra:

- Khổ và ưu liên hệ đến dục (kāma), trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy.

- Lạc và hỷ liên hệ đến dục (kāma), trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy.

- Khổ và ưu liên hệ đến bất thiện, trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy.

- Lạc và hỷ liên hệ đến bất thiện, trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy.

- Khổ và ưu liên hệ đến thiện, trong thời gian ấy không khởi lên cho người ấy.” (3).

Đoạn kinh văn trên nêu lên 4 thọ: Lạc, khổ, hỷ, ưu. Tính thêm xả thọ là có 5 thọ.



c-Thọ phân tích theo môn (dvāra: cửa) hay cách phát sinh, có 6 là:

- Nhãn xúc thọ: Là thọ sinh lên từ nhãn xúc.

Khi thần kinh nhãn (cakkhupasāda) chạm vào cảnh sắc (rūpārammaṇa), phát sinh nhãn thức. Sự hội hợp ba pháp: Nhãn thức, thần kinh nhãn và cảnh sắc là nhãn xúc, từ đó sinh ra thọ, gọi là “Thọ sinh từ nhãn xúc”.

Như Pāli có giải thích:

Cakkhu samphassato jātā vedanā’ti = cakkhusamphassajātavedanā

Thọ sinh ra từ nhãn xúc, gọi là nhãn xúc thọ”.

- Nhĩ xúc thọ: Là thọ sinh lên từ nhĩ xúc.

Khi thần kinh nhĩ (sotapasāda) chạm với cảnh thinh (saddārammaṇa), phát sinh nhĩ thức (sotaviññāṇa). Ba pháp: thần kinh nhĩ, cảnh thinh và nhĩ thức hội lại, gọi là nhĩ xúc, từ đó sinh ra thọ, gọi là “thọ sinh từ nhĩ xúc”.

Như Pāli có giải thích:

“Sota samphassato jātā vedanā’ti = sotasamphassajāta vedanā.



Thọ sinh ra từ nhĩ xúc, gọi là nhĩ xúc thọ”.

- Tỷ xúc thọ: Là thọ sinh lên từ tỷ xúc.

Khi thần kinh tỷ (ghānapasāda) chạm với cảnh mùi (gandhārammaṇa), phát sinh tỷ thức (ghānaviññāṇa). Ba pháp: Thần kinh tỷ, cảnh mùi và tỷ thức hội lại, gọi là tỷ xúc, từ đó sinh ra thọ, gọi là thọ sinh từ tỷ xúc.

Pāli có giải thích:

Ghāna samphassato jātā vedanā’ti = ghānasamphassajāta vedanā.

Thọ sinh ra từ tỷ xúc, gọi là tỷ xúc thọ.”

- Thiệt xúc thọ: Là thọ sinh lên từ thiệt xúc.

Khi thần kinh lưỡi (jīvhāpasāda) chạm với cảnh vị (rasārammaṇa), phát sinh thiệt thức (jīvhāviññāṇa). Ba pháp ấy hội lại, gọi là thiệt xúc, từ đó sinh ra thọ, gọi là thọ sinh từ thiệt xúc.

Pāli có giải thích:

“Jīvhā samphassato jātā vedanā’ti = jīvhāsamphassajāta vedanā.



Thọ sinh từ thiệt xúc, gọi là thiệt xúc thọ.”

- Thân xúc thọ: Là thọ sinh lên từ thân xúc.

Khi thần kinh thân (kāyapasāda) chạm với cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa), phát sinh thân thức (kāyaviññāṇa). Ba pháp này hội lại, gọi là thân xúc, từ đó phát sinh thọ, gọi là thân xúc thọ.

Pāli có giải thích:

“Kāya samphassato jātā vedanā’ti = kāyasamphassajaatā vedanā.

Thọ sinh từ thân xúc, gọi là thân xúc thọ”.

- Ý xúc thọ: Là thọ sinh lên từ ý xúc.

Khi những tâm (ngoại trừ năm đôi thức: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân thức) chạm với cảnh pháp (dhammārammaṇa), phát sinh ý thức. Hội hợp giữa ý thức và cảnh pháp, gọi là ý xúc. Thọ phát sinh từ ý xúc gọi là ý xúc thọ. Pāli có giải thích:

“Mano samphassato jātā vedanā’ti = manosamphassajātā vedanā.

Thọ sinh từ ý xúc, gọi là ý xúc thọ."

Nên ghi nhận: Ngoại trừ năm đôi thức (dvepañcaviññāṇa), những tâm còn lại gọi là ý thức, nhưng ý xúc sanh khởi thọ, chỉ có trong 22 tâm quả hiệp thế (đó là: 2 tâm tiếp thâu (sampaṭicchana citta), 3 tâm quan sát (santīraṇa citta), 8 tâm quả Dục giới hữu nhân, 5 tâm quả thiền Sắc giới và 4 tâm quả thiền Vô sắc giới).

Gọi là: Nhãn xúc thọ, nhĩ xúc thọ,... là gọi tên theo nhân sinh khởi, như gọi tên con theo tên mẹ: Sāriputta (con của bà Sārī), Punna Mantāniputta (Punna con của Mantāni) ....



  1. Ái có thọ là tập khởi.

a- Phân tích tổng quát.

Phần lớn chúng sinh khi chưa đoạn trừ hết các lậu hoặc, khi gặp những trần cảnh rất dễ khởi lên ái.

Riêng bậc Anahàm chỉ có pháp ái, vì sự thích thú, say mê với năm trần cảnh: sắc, thinh, hương, vị, xúc đã không còn (vị Anahàm đã sát trừ dục ái).

Luận Atỳđàm (abhidhamma) có giải thích: Khi giác quan (indriya: căn, quyền) tiếp xúc với cảnh trần, phát sinh thọ.

Người còn tham ái thì ngay khi thọ có mặt, ái có mặt để thích thú, say mê cảnh và thích thú ngay cả thọ, ví như đứa bé thích thú với đồ chơi của nó đồng thời không muốn lìa mẹ (đứa bé ví như ái, đồ chơi ví như cảnh, mẹ ví như thọ).

Thông thường, thọ lạc trực tiếp sinh khởi ái, còn thọ khổ thì gián tiếp.

Như người đang đói khát, y muốn thoát ra đói khát, người đang bị tra tấn về thân, y chỉ có ý nghĩ duy nhất “thoát ra khỏi sự tra tấn này”, hay một người bịnh nặng, thân oằn oại đau nhức, y chỉ có ý nghĩ duy nhất “được khỏi bịnh” và như thế rõ ràng “thọ khổ duyên cho ái “.

Đối với thọ xả tuy không có khổ hay lạc hiện bày rõ ràng, nhưng tâm lý chúng sinh không muốn mất trạng thái “không khổ” này.

Mặt khác, thọ xả bao gồm : Hoặc là lạc vi tế, hoặc là xả vi tế. Đã có lạc hay khổ là có ái sinh khởi, dù đó là ái vi tế.

b- Phân tích chi tiết.

Khi phân tích chi tiết thì: Khi cảnh tiếp chạm vào môn (dvāra : cửa), làm sanh khởi tâm lộ (cittavithī), chúng ta hãy xem xét lộ tâm nhãn môn để minh họa.

Diễn tiến tâm lộ nhãn môn như sau:

Từ sátna Phán đoán trở về trước, thọ đối với cảnh sắc chưa sinh khởi (vì những sátna này chỉ là tâm quả hay tâm duy tác vô nhân, chúng không có chức năng “xử lý cảnh”), khi những sátna Đổng lực sinh lên, bấy giờ thọ sinh lên (ngay lúc ấy ái cũng sinh lên, nếu không có tác ý đúng), tiếp theo lộ ý môn nối tiếp lộ ngũ sinh lên thì thọ hoàn chỉnh, bấy giờ ái cũng hoàn chỉnh.

Có 4 lộ ý nối với lộ nhãn môn, diễn tiến như sau:

1- Lộ nối tiếp lộ trước (atītagahanavīthi).

2- Lộ vén khéo hay lộ gom gọn (samūhaggahaṇavīthi)

Hai lộ này vẫn còn bắt cảnh sắc theo thực tính pháp.

3- Lộ định nghĩa (atthaggahaṇavīthi).

4- Lộ định danh (nāmaggahaṇavīthi).(1)

Hai lộ này nhận cảnh chế định, chính giai đoạn này thọ hoàn chỉnh vì nhận cảnh chế định đồng thời ái cũng hoàn chỉnh.

Với hành giả có niệm mạnh, chỉ ghi nhận “cảnh sắc”, không nắm giữ tướng chung hay tướng riêng (tức là cảnh chế định), làm cho “cảm thọ cũ chấm dứt, không cho cảm thọ mới (là cảm thọ đối với cảnh chế định) sinh lên”.

Nói cách khác, hành giả có niệm (sati) mạnh khiến cho 2 lộ: Định nghĩa và Định danh không sinh lên, hoặc có sinh lên nhưng không tác động đến tâm, thế là ái không có cơ hội sinh lên.

Như vậy, đối với bậc Lậu tận hay bậc có niệm mạnh, chỉ có thọ sinh lên chứ ái không thể sinh khởi.

Câu Phật ngôn sau:

“Cakkhuñ ca paṭicca rūpe ca upajjhati cakkhuviññāṇaṃ.

Tiṇṇaṃ saṅgati phasso, phassapaccayā vedanā, vedanā paccayā taṅhā:

Do duyên mắt và (cảnh) sắc, nhãn thức sinh khởi.

Hội hợp cả ba là Xúc, xúc duyên cho thọ, thọ duyên cho ái”.(2)

Câu Phật ngôn này, Đức Thế Tôn nói đến phần đông, không phải nói chung cho tất cả chúng sinh.

Và một khi thọ cũ chấm dứt, thọ mới không sinh lên thì ái không có mặt.

Do đó Đức Sāriputta giảng: “ Từ tập khởi của thọ, có tập khởi của ái, từ đoạn diệt của thọ có đoạn diệt của ái” (Chánh kinh phần trí hiểu rõ về ái).

Ở khía cạnh khác, cho thấy thọ cũng làm duyên cho bất thiện nghiệp hay thiện nghiệp.

Thông thường thọ ưu hay thọ khổ dẫn đến tâm sân, một khi tâm sân sinh lên rất khó đoạn trừ (3), để rồi dẫn đến hiềm hận (paṭigha), tạo ác nghiệp về thân hay ngữ.

Người có trí khi nhận lãnh thọ khổ , quán xét nghiệp báo, nhân quả rồi tạo thiện nghiệp để thoát ra “cái khổ”.

“Yo hi koci, bhikkhave, bhikkhu vā bhikkhunī vā sahāpi dukkhena sahāpi domanassena assumukho rudamāno paripuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ carati, tassa diṭṭheva dhamme pañca sahadhammikā pāsaṃsā ṭhānā āgacchanti. Katame pañca?

Này các Tỳkhưu, Tỳkhưu hay Tỳkhưu ni nào, dầu với đau khổ, với ưu tư, với mặt tràn đầy nước mắt, than khóc, vẫn sống đời sống phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh, năm vấn đề hợp pháp để tự tán thán này đến với vị ấy ngay trong hiện tại. Thế nào là năm:

Saddhāpi nāma te ahosi kusalesu dhammesu.



- Có đức tin với thiện pháp.

Hirīpi nāma te ahosi kusalesu dhammesu.



- Có hổ thẹn tội lỗi nơi thiện pháp.

Ottappamhi te ahosi kusalesu dhammesu.



- Có ghê sợ tội lỗi nơi thiện pháp.

Vīriyampi te ahosi kusalesu dhammesu.



- Có tinh tấn với thiện pháp

Paññapi te ahosi kusalesu dhammesu.



- Có trí tuệ với thiện pháp.”(1)

Khi thọ lạc sinh khởi, người ta dễ dàng rơi vào tự mãn, đắm nhiễm. Hoặc tầm cầu thọ lạc phi pháp, thế là tạo ác bất thiện nghiệp.

“Yebhuyyena, bhikkhave, sattā kāmesu laḷitā.

Này các Tỳkhưu, phần lớn các loại hữu tình tìm được lạc thú trong các dục (kāmesu laḷitā)” (2).

Có chúng sinh nương thọ lạc, phát triển thiện pháp chứng đắc pháp thượng nhân, hoặc nương từ sự an lạc thân tâm, tạo thiện sự bố thí, trì giới... Như Ngài Bakkula nương thân lạc, tinh tấn hành đạo chứng quả Alahán sau 7 ngày xuất gia(3)...

- Thọ nếu phân tích rộng, có đến 108 là:

*- Thọ lạc liên hệ đến vật chất. Như người vui thích khi nhận được quà tặng vật chất có giá trị cao.

*- Thọ lạc không liên hệ đến vật chất. Như “vị Tỳkhưu chứng trú Sơ thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh”.

*- Thọ khổ liên hệ đến vật chất. Như người sầu khổ khi mất vật hài lòng, ưa thích.

*- Thọ khổ không liên hệ đến vật chất. Như người nhàm chán các pháp hữu vi, nhàm chán sinh tử luân hồi.

*- Thọ xả liên hệ đến vật chất. Như Đức vua thản nhiên nhận cống phẩm của các chư hầu.

*- Thọ xả không liên hệ đến vật chất. Như trường hợp vị chứng đạt Tứ thiền (thiền bốn bậc).

“Katama ca, bhikkhave, vedanānaṃ vedamattā?

Này các Tỳkhưu, thế nào là các cảm thọ sai biệt?.

Atthi, bhikkhave, sāmisā sukhā vedanā, atthi nirāmisā sukhā vedanā.

Này các Tỳkhưu, có các lạc thọ liên hệ đến vật chất, có các lạc thọ không liên hệ đến vật chất.

Atthi sāmisā dukkhā vedanā, atthi nirāmisā dukhā vedanā.



Có các khổ thọ liên hệ đến vật chất, có các khổ thọ không liên hệ đến vật chất.

Atthi sāmisā adukkhamasukhā vedanā, atthi nirāmisā adukkhamasukhāvedanā



Có các xả thọ liên hệ đến vật chất, có các xả thọ không liên hệ đến vật chất”(1).

Sáu thọ này nhân cho sáu cảnh (sắc, thinh, mùi, vị, xúc và pháp), thành 36 thọ. Lại nhân cho ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) thành ra 108 thọ.



- Thọ nếu thu gọn thì chỉ có một là “khổ thọ”.

*- Năm thọ (hỷ, ưu, lạc, khổ, xả), gom lại thành 3 là: Thọ hỷ gom vào thọ lạc, thọ ưu gom vào thọ khổ. Thành ra: Lạc thọ, khổ thọ và xả thọ.

*- Ba thọ gom lại thành 2 thọ là: thân thọ và tâm thọ (một cách khác là: lạc thọ và khổ thọ, hay thọ bên trong (nội thọ) và thọ bên ngoài (ngoại thọ)).

*- Hai thọ, gom lại thành “khổ thọ”. Vì thân - tâm là pháp hữu vi, cái gì thuộc hữu vi là khổ. (2)

- Thọ nếu phân tích rộng thì có đến 108 thọ.

Cách tính như sau: Sáu cảnh nội phần (ajjhattārammaṇā) + sáu cảnh ngoại phần (bahiddhārammaṇā) x ba thọ (lạc, khổ, xả) = 36 thọ.

Lấy 36 thọ x ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai) = 108 thọ.

“Dve pi Ānanda, vedanā vuttā mayā pariyāyena.

Này Ānanda, hai thọ được ta nói đến tùy theo một pháp môn.

Tisso pi vedanā vuttā mayā pariyāyena.



Ba thọ được ta nói đến tùy theo một pháp môn.

Pañca pi vedanā vuttā mayā pariyāyena.



Năm thọ được ta nói đến tùy theo một pháp môn.

Cha pi vedanā vuttā mayā pariyāyena.



Sáu thọ được ta nói đến tùy theo một pháp môn.

Aṭṭhadasa pi vedanā vuttā mayā pariyāyena.



Mười tám thọ được ta nói đến tùy theo một pháp môn.

Chattiṃsā pi vedanā vuttā mayā pariyāyena.



Ba mươi sáu thọ được ta nói đến tùy theo một pháp môn.

Aṭṭhasataṃ vedanā vuttā mayā pariyāyena.



Một trăm lẻ tám thọ được ta nói đến tùy theo một pháp môn.”(3).

Bản Sớ giải bài kinh “nhiều thọ” này, có giải thích: “Hai thọ là thân thọ và tâm thọ” (MA. iii, 144).



Dứt trí hiểu rõ về thọ.

Tiêu đề 10- Trí hiểu rõ về Xúc.

Chánh kinh.

Chư Hiền, thế nào là xúc (phassa), thế nào là tập khởi của xúc, thế nào là đoạn diệt của xúc, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc?



Chư Hiền, có sáu loại xúc này: Nhãn xúc (cakkhusamphassa), nhĩ xúc (sotasamphassa), tỷ xúc (ghānasamphassa), thiệt xúc (jiivhāsamphassa), thân xúc (kāyasamphassa), ý xúc (manosamphasssa). Từ tập khởi của sáu xứ, có tập khởi của xúc (saḷāyatanasamudayā phassasamudayo). Từ đoạn diệt của sáu xứ, có đoạn diệt của xúc (saḷāyatananirodhā phassanirodho) và Thánh đạo tám ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của xúc.

Giải.

1- Ý nghĩa từ phassa (xúc).

Phassa xuất phát từ ngữ căn PHAS, nghĩa là chạm vào, tiếp xúc (1).

Nên ghi nhận “xúc là một danh pháp, nên sự đụng chạm giữa các sắc pháp với sắc pháp, như lá cây rơi xuống chạm đất, hay viên đá chạm vào vách núi ... không phải là xúc”, sự “chạm vào” ở đây là “tâm chạm vào cảnh”.

Pāli có giải thích như sau (2).

- “Ārambhaṃ phusatī’ti = phasso (hay phusanaṃ = phasso). Chạm với cảnh, gọi là xúc.”

-“Phusanti sampayuttadhammā etenāti = phasso.



Các pháp hòa hợp nhau, cùng chạm cảnh, gọi là xúc”.

Các Giáo Thọ Sư lưu ý đến ngữ cách: “Từ tập khởi của 6 xứ, có tập khởi của xúc”, 6 xứ được dùng với số nhiều (saḷāyatanasamudayā), trong khi xúc được dùng với số ít (phassasamudayo).

Nên có câu hỏi rằng: “Một xúc không sinh lên từ tất cả xứ, tất cả xúc không phải sinh lên từ một xứ. Vì sao Đức Phật thuyết “do sáu xứ, (một) xúc sinh lên (saḷāyatana paccayā phasso)?”.

Nghĩa là “một xúc không phải được tất cả xứ sinh lên, ngược lại một xứ cũng không sinh lên tất cả xúc, bao nhiêu xứ thì có bấy nhiêu xúc. Vì sao: Sáu xứ là số nhiều trong khi xúc ở số ít?”.

Ngài Buddhaghosa có giải thích (3): “Câu hỏi được nêu lên rất đúng, một xúc tuy không được sinh lên từ tất cả xứ, nhưng được sinh lên từ nhiều xứ, như nhãn xúc (cakkhusamphassa) sinh lên do có: nhãn xứ (thần kinh nhãn), sắc xứ (cảnh sắc), ý xứ (tức nhãn thức) và pháp xứ (là các tâm sở đồng sinh với xúc). Do vậy, tuy là một xúc, nhưng đã bao gồm nhiều xứ theo cách thích hợp. Các xúc còn lại cũng thê”(4).

Chúng ta có thể hiểu như sau: “Gọi là một cái nhà, là đã bao gồm: rui, mè, kèo, cột, vách, trần...Tức là nhiều cột, nhiều rui, nhiều kèo... hợp lại thành một cái nhà. Và chỉ nói “một cái nhà là đủ nghĩa”.

“Tasmā eva hi.

Eko panekāyatanapphavo iti dīpito.

Phassoyaṃ ekavacananiddesa nīdha tādinā.

Ekavacananiddesenāti saḷāyatana paccayā phasso’ti.

Chính vì thế.

Một xúc được (Đức Phật) dạy cho mỗi trường hợp.

Xúc tuy chỉ có một, lại xuất phát từ nhiều căn nguyên (tức là xứ - Ns).

(Do đó) Xúc là số ít trong câu nói “sáu xứ duyên cho xúc”.

2- Phân tích.

Câu nói:“Tất cả xúc không phải sinh lên từ một xứ”.

Có 12 xứ gồm sáu nội xứ là: mắt, tai, mũi, lưỡi thân và ý xứ. Sáu ngoại xứ là: Sắc, thinh, mùi, vị, xúc và pháp xứ.

Chính xác hơn, pháp xứ (dhammāyatana) bao gồm cả nội xứ lẫn ngoại xứ.

Vì theo Luận Atỳđàm thì chi pháp của pháp xứ là : Sắc vi tế (16 sắc) + tất cả tâm sở + Nípbàn.

Ở đây chỉ nêu lên 6 nội xứ, nhưng bao hàm cả ngoại xứ. Và từ xứ, xúc sinh khởi, xứ sai biệt nên xúc cũng sai biệt.

“Dhātunānattaṃ, bhikkhave, paṭicca upajjati phussanānattaṃ.

Này các Tỳkhưu, do giới sai biệt nên xúc sai biệt sinh khởi.” (1).

Giới (dhātu), là xứ được phân tích rộng, chi pháp như nhau, chỉ khác tên gọi và khía cạnh. Như nhãn giới chi pháp là thần kinh nhãn (giống như nhãn xứ); sắc giới chi pháp là sắc cảnh sắc (giống như sắc xứ), nhãn thức giới chi pháp là 2 tâm nhãn thức (giống như nhãn thức).... Chỉ khác là ý giới chi pháp là tâm khán ngũ môn và 2 tâm tiếp thâu. Ý thức giới chi pháp là “những tâm còn lại”.

“Kathañca, bhikkhave, dhātunānattaṃ?.

Này các Tỳkhưu, thế nào là giới sai biệt?

Cakkhudhātu rūpadhātu cakkhuviññāṇadhātu.



Nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới.

Sotadhātu saddadhātu sotaviññāṇadhātu.



Nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới.

Ghānadhātu gandhadhātu, ghānaviññāṇadhātu.



Tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới.

Jīvhādhātu rasadhātu jīvhāviññāṇadhātu.



Thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới.

Kāyadhātu phoṭṭhappadhātu kāyaviññāṇadhātu.



Thân giới, xúc giới, thân thức giới.

Manodhātu dhammadhātu manoviññāṇdhātu.



Ý giới, pháp giới, ý thức giới.

Idaṃ vuccati, bhikkhave dhātunānattaṃ.



Này các Tỳkhưu, đây gọi là giới sai biệt.”(sđd).

Sở dĩ, thọ sai biệt như : Nhãn xúc thọ, nhĩ xúc thọ... là do xúc sai biệt này:

“Dhātunānattaṃ, bhikkhave, paṭicca upajjati phussanānattaṃ.

Này các Tỳkhưu, do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sinh khởi.

No phussanānattaṃ, paṭicca upajjati dhātunānattaṃ.

Không phải do duyên thọ sai biệt, xúc sai biệt sinh khởi”.(1)

Kinh văn trên xác định “xúc sai biệt là do xứ sai biệt, không phải do thọ sai biệt”.

Lại có câu hỏi tiếp: Vì sao có xúc sai biệt này ? Vì có dục (chanda) sai biệt.

“Añño, bhikkhave, kāmo rūpesu, añño kāmo saddesu, añño kāmo gandhesu, añño kāmo rasesu, añño kāmo phoṭṭhabbesu.

Ayam, vuccati, bhikkhave, kāmānaṃ vemattatā.

Này các Tỳkhưu, dục trên các sắc là khác, dục trên các tiếng là khác, dục trên các mùi là khác, dục trên các vị là khác, dục trên các xúc là khác.



Này các Tỳkhưu, đây gọi là các dục sai biệt” (2).

Bốn khía cạnh thực tính của xúc là:

- Trạng thái: Va chạm cảnh (phussanalakkhaṇo).

- Phận sự: Làm cho tâm gặp cảnh (saṅghattanaraso).

- Thành tựu: Hội hợp giữa Vật, cảnh và thức (saṅgatipaccupaṭṭhāno).

- Nhân cần thiết: Có 6 xứ (saḷāyatanapadaṭṭhāno).



3- Sáu xúc.

- Nhãn xúc : Là xúc sinh từ nhãn thức. Như có Pāli sau:

“Cakkhuviññāṇena sampayutto samphasso’ti = cakkhusamphasso.

Sự chạm (cảnh) của nhãn thức và các pháp hòa hợp (với nhãn thức), gọi là nhãn xúc”.

- Nhĩ xúc: Là xúc sinh từ nhĩ thức. Như có Pāli sau:

“Sotaviññāṇena sampayutto samphasso’ti = sotasamphasso.

Sự chạm (cảnh) của nhĩ thức và các pháp hòa hợp (với nhĩ thức), gọi là nhĩ xúc”.

- Tỷ xúc: Là xúc sinh từ tỷ thức. Như có Pāli sau:

“Ghānaviññāṇena sampayutto samphasso’ti = ghānasamphasso.

Sự chạm (cảnh) của tỷ thức và các pháp hòa hợp (với tỷ thức), gọi là tỷ xúc”.

- Thiệt xúc:Là xúc sinh từ thiệt thức. Như có Pāli sau:

“Jīvhāviññāṇena sampayutto samphassoti = jīvhāsamphasso.

Sự chạm (cảnh) của thiệt thức và các pháp hòa hợp (với thiệt thức), gọi là thiệt xúc”.

- Thân xúc:Là xúc sinh từ thân thức. Như có Pāli sau:

“Kāyaviññāṇena sampayutto samphassoti = kāyasamphasso.

Sự chạm (cảnh) của thân thức và các pháp hòa hợp (với thân thức), gọi là thân xúc”.

- Ý xúc: Là xúc sinh từ ý thức. Như có Pāli sau:

“Manoviññāṇena sampayutto samphassoti = manosamphasso.

“Sự chạm (cảnh) của ý thức và các pháp hòa hợp (với ý thức), gọi là ý xúc.

Năm xúc: Nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, là xúc sanh khởi trong 5 đôi thức, là xúc nội ngoại phần.

Ý xúc ở đây là nội xúc, là xúc có trong 22 tâm quả hiệp thế (2 tâm Tiếp thâu, 3 tâm Quan sát, 8 tâm quả Dục giới hữu nhân, 5 tâm quả thiền Sắc giới và 4 tâm quả thiền Vô sắc giới).

Những xúc này không tác động nhiều đến tâm, chỉ có loại xúc trong tâm đổng lực (javanacitta) làm duyên cho thọ sinh khởi tác động mạnh đến tâm.

Tâm đổng lực thường nhận biết hai loại cảnh: Cảnh ngoại phần (sắc , thinh, mùi, vị, xúc) và cảnh nội phần (cảnh pháp), như vậy cũng có hai loại xúc: Xúc nội phần và xúc ngoại phần, hai loại xúc này làm duyên cho thọ sinh lên.

Như bảng tâm lộ nhãn môn ở trên, khi tâm nhãn thức sinh lên rồi, thì xúc sinh từ nhãn thức sinh khởi, đến tâm Phán đoán thì xúc hoàn chỉnh, khi tâm đổng lực (1) sinh khởi thì Xúc làm duyên cho thọ sinh lên, từ những tâm đổng lực (2) cho đến tâm đổng lực (7), thì thọ tăng trưởng, khi lộ ý nối lộ ngũ xuất hiện thì thọ tăng trưởng hoàn chỉnh.

Đức Thế Tôn có dạy:

“Cakkhuñ ca paticca rūpaṃ ca upajjhati cakkhuviññāṇaṃ, tiṇṇaṃ saṅgati phasso:

Do duyên mắt và duyên các sắc, sinh khởi nhãn thức, ba pháp này hội hợp là xúc”(1).

Mắt ở đây ám chỉ cho thần kinh nhãn (cakkhupasāda), không phải là mắt thịt bên ngoài thường hiểu.

Người đã chết, tuy còn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân nhưng các sắc thần kinh cùng tâm thức không còn, hoặc giả người mù tuy có con mắt nhưng không có thần kinh nhãn, người này không có tâm nhãn thức. Tương tự với người điếc...

Do đó, nói đến xúc do xứ (āyatana) làm duyên để sinh lên, phải hội đủ ba pháp như lời dạy của Đức Thế Tôn.

Tương tự:

- Đối với nhĩ xúc thì: “Sotañ ca paticca sadde ca upajjhati sotaviññāṇaṃ tiṇṇaṃ saṅgati phasso:

Do duyên tai và do duyên các tiếng, sinh khởi nhĩ thức, ba pháp này hội hợp là xúc” (sđd).

- Đối với tỷ xúc thì: “Ghānañ ca paticca gandhe ca upajjhati ghānaviññāṇaṃ tiṇṇaṃ saṅgati phasso:

Do duyên mũi và do duyên các mùi, sinh khởi tỷ thức, ba pháp này hội hợp là xúc” (sđd).

- Đối với thiệt xúc thì: “Jīvhañ ca paticca rase ca upajjhati jīvhāviññāṇaṃ tiṇṇaṃ saṅgati phasso:

Do duyên lưỡi và do duyên các vị, sinh khởi thiệt thức, ba pháp này hội hợp là xúc”(sđd) .

- Đối với thân xúc thì: “Kāyañ ca paticca phoṭṭhabbe ca upajjhati kāyaviññāṇaṃ tiṇṇaṃ saṅgati phasso:

Do duyên thân và do duyên cácxúc chạm, sinh khởi thân thức, ba pháp này hội hợp là xúc”(sđd).

- Đối với ý xúc thì: “Manañ ca paticca dhamme ca upajjhati manoviññāṇaṃ tiṇṇaṃ saṅgati phasso:



Do duyên ý (1) và do duyên các pháp, sinh khởi ý thức, ba pháp này hội hợp là xúc.”(sđd).

Ý ở đây là ý môn, chỉ cho 19 tâm hữu phần (2 tâm quan sát xả thọ, 8 tâm quả Dục giới hữu nhân, 5 tâm quả thiền Sắc giới và 4 tâm quả thiền Vô sắc giới), không phải là sắc ý vật (hadayavatthu).

Điều này rất rõ ràng khi chúng ta hiểu biết rằng : “Vị Phạm thiên Vô sắc không có sắc ý vật, nhưng vẫn có ý xúc.”

Dùng bảng lộ tâm nhãn môn để minh họa, như sau:

Trong 6 xúc thì:

- Cõi Dục giới có đủ 6 xúc (trừ trường hợp hư hoại sắc thần kinh).

- Cõi Sắc giới hữu tưởng có 3 xúc: Nhãn xúc, nhĩ xúc và ý xúc.

- Cõi Sắc giới Vô tưởng : Không có xúc nào cả.

- Cõi Vô sắc giới có 1 xúc: Ý xúc.



  1. Luận giải.

Xúc là một pháp rất quan trọng đối với các pháp khác, Đức Phật có dạy:

“Sabbe dhannā phassasamudayā: “Các pháp lấy xúc làm tập khởi”. (1).

Vì thế, các vị Luận sư dạy rằng: “Thọ, tưởng, tư (cetanā) sanh khởi lên, cũng do xúc làm duyên”.

Xúc là một danh pháp tùy thuộc tâm (Xúc là một trong 50 tâm sở thuộc hành uẩn), không thể nhận thức bằng các giác quan.

Nhưng xúc tự hiện rõ khi cảnh chạm vào tâm, như chúng ta cảm thấy bất bình khi thấy (hoặc nghe) một người con bất hiếu với cha mẹ, hay giữ mãi ấn tượng tốt (hoặc xấu) với một người nào đó trong một thời gian dài.

Một người có thể ngất xỉu khi nhận được một hạnh phúc bất ngờ xẩy đến (như đột nhiên được hưởng một tài sản lớn), hoặc có thể “chết khiếp” khi một cảnh tượng kinh hoàng xuất hiện.

Giả như có dự kiến trước về những tình huống ấy (cảnh), có thể không rơi vào bất tỉnh.

Một cảm xúc mạnh bất ngờ trước hiện cảnh, thường lưu lại ấn tượng hoặc thích thú hoặc khó chịu, để rồi khi gặp lại cảnh cũ lại phát sinh thích thú hay khó chịu, và ấn tượng này khó phai trong thời gian dài, thậm chí trọn cả kiếp sống, để rồi chúng trở thành “pháp ngũ ngầm – anusaya” trong tâm thức.

Biết bao người sống mãi với “kỷ niệm buồn”, hay luôn bất mãn với một người, chỉ vì giây phút tiếp xúc ban đầu, kẻ ấy đã làm họ có cảm giác không ưa thích ...

Thế là tâm bị trói buộc trong “ám ảnh” ấy, biện pháp giải thoát tâm ra khỏi trói buộc này là: “Quá khứ không truy tầm” (2), một khi ấn tượng trạng lại hãy chấm dứt nó bằng niệm (sati) với đề mục khác và niệm này nên đi kèm với trí quán (ñāṇa vipassanā).

Để ngăn chận “bất thiện pháp” sinh lên từ xúc, hãy “không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng” và “quân bình tâm trước những cảnh trần”.

a- Xúc tạo ra những bất thiện pháp.

Đơn thuần chỉ là “tâm chạm cảnh” thôi, thế mà biết bao hệ quả tai hại nảy sinh từ “tâm chạm cảnh” ấy.

Chính xúc lôi kéo tâm chúng sinh rơi vào ác, bất thiện nghiệp, trong Sớ giải kinh Bổn sanh chúng ta tìm thấy rất nhiều trường hợp “do xúc dẫn dến ác, bất thiện nghiệp”.

Có thể hiểu “ái trực tiếp sinh ra khổ, còn xúc là gián tiếp sinh ra khổ”.

Đức Phật dạy rõ về “sự nguy hại của xúc” trong bài kinh “người chiến sĩ” (3)., tóm lược như sau:

- Có hạng Tỳkhưu ví như người chiến sĩ khi vừa thấy bụi mù dấy lên, liền chùn chân (saṃsīdati), rủn chí (visīdeti), không còn can đảm (na santhambhati), không thể tham gia chiến trận.

Là vị Tỳkhưu được nghe: “Tại làng hay thị trấn kia, có nữ nhân xinh đẹp, khả ái”, vị ấy từ bỏ đời sống Phạm hạnh, trở về với đời sống thế tục. (Do nhĩ xúc làm duyên - Ns).

Có thể hiểu gia tộc vị Tỳkhưu này, không muốn vị ấy sống đời sống Phạm hạnh, nên dụ dỗ vị ấy hoàn tục bằng cách hứa hẹn “một cô gái xinh đẹp, hiền thục, đoan trang sẽ là vợ vị ấy, nếu vị ấy chịu hoàn tục”.

- Có hạng Tỳkhưu ví như người chiến sĩ chịu đựng được bụi mù dấy lên, nhưng khi thấy cờ xí dựng lên, liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham gia chiến trận.

Là vị Tỳkhưu khi thấy nữ nhân xinh đẹp, khả ái. Vị ấy trở về với đời sống thế tục. (Do nhãn xúc làm duyên - Ns).

- Có hạng Tỳkhưu ví như người chiến sĩ chịu đựng được bụi mù dấy lên, chịu đựng được cờ xí, nhưng khi nghe tiếng la hét, liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham gia chiến trận.

Là vị Tỳkhưu bị nữ nhân cười nhạo, nói mơn trớn, cợt nhả. Vị ấy trở về với đời sống thế tục.

- Có hạng Tỳkhưu ví như người chiến sĩ chịu đựng được bụi mù dấy lên, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng la hét, nhưng bị thương trong khi xáp chiến lâm trận, liền thất kinh thất đảm.

Là vị Tỳkhưu bị nữ nhân ngồi sát một bên, nằm sát một bên, được vuốt ve mơn trớn, rơi vào hành dâm cùng nữ nhân ấy. (Do thân xúc làm duyên – Ns).

Sau đây là vài mẫu chuyện minh họa về tai hại của xúc.

Nhãn xúc dẫn đến bất thiện pháp.

Có vị Tỳkhưu trú trong thành Sāvatthī (Xávệ), một hôm đi khất thực, chợt trông thấy một nữ nhân tuyệt sắc, với xiêm y diễm lệ, vị ấy sinh lòng mê mẫn nàng.

Khi về đến tịnh xá, vị ấy không còn tinh tấn hành pháp, không còn tìm thấy an lạc trong bất cứ oai nghi nào.

Nhân đó, Đức Phật thuyết lên Bổn sự, nói về Đức vua Sivi chỉ nhìn thấy nhan sắc nàng Ummadantī, tâm tư rơi vào đắm nhiễm, tương tư nàng Ummadantī. (1)



b- Nhĩ xúc dẫn đến bất thiện pháp.

Có một Phạm thiên hết phước, tái sinh vào một gia tộc trưởng giả. Hài tử khi sinh ra, không chịu được mùi nữ nhân, nếu có nhũ mẫu nào bồng ẳm, hài tử khóc thét lên, do đó hài tử được đạt tên là Anitthigandha (không có mùi nữ nhân), nhũ mẫu muốn cho hài tử bú, phải kê gối trước ngực mình.

Khi đến tuổi trưởng thành, cha mẹ bảo chàng cưới vợ, chàng tạo ra pho tượng thiếu nữ rất xinh đẹp bằng vàng. Nói với song thân rằng:

- Nếu cha mẹ tìm được một cô gái xinh đẹp như pho tượng này, con sẽ cưới cô ấy làm vợ.

Song thân chàng thuê các Bàlamôn đi tìm cô gái như pho tượng, về sau các vị ấy đã tìm được, và báo tin cho ông bà trưởng giả biết.

Công tử Anitthigandha nghe “có cô gái xinh đẹp hơn pho tượng”, chàng nỗi lên lòng khao khát, mong mau chóng gặp cô gái. Bất ngờ, cô gái bị bịnh chết dọc đường, nghe tin này chàng phát sinh sầu khổ.

Đức Thế Tôn quán xét thế gian, thấy được duyên lành của Anitthigandha, Ngài ngự đi khất thực nơi nhà của chàng.

Và vào lúc hợp thời, Ngài thuyết giảng pháp thoại đến Anitthigandha, tiếp theo Ngài thuyết lên kệ ngôn:

“Kāmato jāyati soko. Kāyato jāyati bhayaṃ.

Kāmato vippamutassa. Natthi soko kuto bhayaṃ.

Dục ái sinh sầu ưu. Dục ái sinh sợ hãi.

Ai vượt thoái dục ái. Không sầu, đâu sợ hãi”.(1)

- Tỷ xúc dẫn đến bất thiện pháp.

Khi mũi chạm vào những hương thơm, quyến rũ tâm chúng sinh rơi vào tham ái, hoặc chạm vào những mùi xú uế, tanh tưởi, tâm rơi vào khó chịu, là tâm sân.

Trong Bổn sanh có ghi câu truyện:

Bồtát có thời tái sanh làm quạ chúa. Khi về già Ngài giao đàn quạ lại cho con Ngài cai quản, Bồtát dặn quạ con rằng:

- Này con, con có dẫn đàn đi tìm thức ăn nơi nào cũng được, nhưng đừng nên ra hòn đảo, vì sẽ có tai hại đến đàn quạ và cả con nữa.

Quạ con vâng theo lời dạy của Bồtát, khi mùa xoài đến. Mùi hương thơm của xoài theo gió đi đến đàn quạ. Quạ con tuy nhớ lời cha dặn, nhưng mùi thơm của xoài đã quyến rũ, y cùng cả đàn quạ ra hòn đảo để ăn xoài.

Khi dùng xoài thỏa thích, đàn quạ trở về tổ. Vì ăn quá nhiều xoài nên bầy quạ phát sinh buồn ngủ khi vượt biển, một số lớn rơi xuống biển trong đó có quạ con.

Câu truyện trên cho thấy, vị xoài trực tiếp dẫn đến tham đắm gây ra tai họa cho đàn quạ, còn mùi thơm của xoài là gián tiếp.

- Thiệt xúc dẫn đến bất thiện pháp.

Có vị Hoàng tử trẻ tính tình hung bạo, Đức vua suy nghĩ : “Con ta còn trẻ mà tính tình thô bạo, khi lên ngôi vua trị vì sẽ khổ cho dân chúng. Ta hãy tìm cách giáo hóa tính tình Hoàng tử”.

Đức vua nhờ vị ẩn sĩ (là Bồtát) giáo hóa Hoàng tử, vị ẩn sĩ nhận lời.

Một hôm Hoàng tử đến nơi ngụ của ẩn sĩ, thấy cây nimba còn non, rất xinh đẹp. Hoàng tử hái lá nimba ăn, lá rất đắng, Hoàng tử nỗi giận nhỗ cây nimba còn non, vò nát trong tay. Thấy vậy, vị ẩn sĩ nói rằng:

- Cây Nimba là thảo mộc vô tri, Hoàng tử còn thô bạo như vậy. Khi Hoàng tử trị vì thiên hạ, ai nói nghịch ý Hoàng tử thì sẽ khổ như thế nào. Chả trách dân chúng ta thán về tính tình hung bạo của Thái tử.

Hoàng tử chợt tỉnh ngộ, thay đổi tính tình trở nên hiền thiện.

- Thân xúc dẫn đến bất thiện pháp.

Trong thời Đức Phật, có vị Tỳkhưu xuất gia trong giáo pháp này, trước khi xuất gia vị ấy đã có vợ.

Khi xuất gia, tâm tư vị ấy nghĩ đến người vợ cũ, không còn tha thiết đến đời sống Phạm hạnh. Chư Tỳkhưu trình bạch lên Đức Thế Tôn về việc này, Ngài cho gọi vị Tỳkhưu ấy đến, hỏi rằng:

- Có thật chăng, này Tỳkhưu, nghe nói ngươi bị ái nhiễm?

- Bạch Thế Tôn, có thật vậy.

- Này Tỳkhưu, ngươi bị ái nhiễm bởi ai?

- Bạch Thế Tôn, người vợ trước của con rất êm dịu khi xúc chạm. Con không thể bỏ nàng được.

- Này Tỳkhưu, chính nữ nhân ấy tạo ra bất hạnh cho ông trong quá khứ. Nhờ có Ta, ngươi mới thoát chết.

Theo lời thỉnh cầu của chư Tỳkhưu, Đức Thế Tôn thuật lại Bổn sanh. Tiếp theo, Đức Thế Tôn thuyết lên bốn sự thật ( Tứ diệu đế). Dứt thời pháp vị Tỳkhưu bị ái nhiễm, chứng quả Dự lưu. (1)

Nên ghi nhận: “Năm xúc trên dẫn đến bất thiện là do có ý xúc (là xúc trong những tâm đổng lực), ý xúc này đi chung với dục tầm (kāmavitakko), dục tưởng (kāmasaññā)”.



*- Ý xúc dẫn đến bất thiện pháp.

Như bà Patacārā bị điên loạn chỉ vì tiếp chạm liên tục những cảnh não lòng: Chồng chết, con chết, cha mẹ chết.

Đức Phật có dạy:

“Dhātunānattaṃ, bhikkhave, paṭicca uppajjati saññānānattaṃ, saññānānattaṃ paṭicca uppajjati saṅkappanānattaṃ, saṅkappanānattaṃ paṭicca uppajjati phassanānattaṃ.

Này các Tỳkhưu, do duyên giới sai biệt, tưởng sai biệt sinh khởi. Do duyên tưởng sai biệt, tư duy (saṅkapppa - tầm) sai biệt sinh khởi. Do duyên tư duy sai biệt, xúc sai biệt sinh khởi...” (2).

Đình chỉ được dục tầm, dục tưởng thì bất thiện pháp không thể sinh lên, thay vào đó là thiện pháp.

Mặt khác, chỉ vì các căn quyền không phòng hộ, nên các xúc do duyên trần cảnh cùng căn quyền sinh lên là xúc bất thiện.

“Aguttaṃ cakkhusotasmiṃ, indriyesu asaṃvutaṃ.

Makkhikānupatissanti saṅkappā rāganissitā.

Tai, mắt không gìn giữ, các căn không phòng hộ,



Ruồi lằng sẽ bu đến, các tư duy tham ái....”(3).

b- Xúc dẫn đến thiện pháp.

Hình ảnh vị sa môn mặc y cũ rách, làm xúc động tâm của cô gái làm công ba năm mới có được 2 bộ y mới, nàng dâng đến vị sa môn (vị Thánh Alahán) chiếc y thứ nhất, Ngài mặc vào, nàng thấy Ngài trở nên xinh đẹp, tâm vô cùng hoan hỷ, nàng lại dâng tiếp bộ y thứ hai.

Hậu thân của cô gái là nàng Ummadantī, và chính là tiền thân của bà Uppalavaṇnā, đệ nhị Thánh Nữ của Đức Thế Tôn trong hàng Tỳkhưu ni.

Đây là nhãn xúc làm khởi sinh tâm thiện.

Rất nhiều trường hợp Kinh điển đề cập đến: “Vị thánh Thinh văn, khi nghe pháp (nhĩ xúc), từ đó phát triển Minh quán chứng đạt đạo quả”.

Như Ngài Sāriputta nghe bốn câu kệ từ Đức Assaji, Ngài Bāhiya nghe kệ ngôn nói về lý vô ngã từ Đức Thế Tôn...

Đây là nhĩ xúc dẫn đến thiện, sau cùng là “chứng đạt Thánh quả”.

Hay câu truyện về 500 vị Tỳkhưu tu tập thiền quán, nhưng chưa thành đạt Thánh tuệ. Các Ngài trở về Tinh xá Kỳviên (Jetavanavihāra) để yết kiến Đức Thế Tôn.

Khi về đến tự viện, trời đổ mưa, các ngài đứng trú mưa, nhìn thấy những bọt nước nổi bập bềnh rồi vở tan nhanh chóng. Các Ngài khởi lên tư tưởng: “Tự ngã này cũng như bọt nước, chúng có rồi không, không rồi có”, các Ngài tập trung vào trí quán ấy. Đức Thê Tôn phóng hào quang đến trước các Ngài, thuyết lên kệ ngôn:

“Yathā bubbulakaṃ passe. Yathā passe marīcikaṃ

Evaṃ lokaṃ avekkhantam. Maccurājā na passati.

Hãy nhìn như bọt nước. Hãy nhìn như cảnh huyễn.



Quán nhìn đời như vậy. Thần chết không bắt gặp”.(1)

Về thân xúc dẫn đến thiện hay Thánh quả, như Ngài Pūtigatta Tissa, Ngài Godhika, Ngài Channa...

Hành giả tu tập thiền chỉ tịnh hay thiền Minh quán, phải nương vào xúc, từ xúc phát triển niệm (sati) hay tuệ quán để thành tựu những pháp thượng nhân là: Thiền định, thắng trí và đạo quả Siêu thế.


  1. Xúc duyên cho thọ.

- Khi mắt tiếp xúc với với cảnh sắc tốt hay xấu sẽ làm sanh khởi 3 thọ: Lạc, khổ và xả.

Theo thực tính thì một trong ba thọ sẽ hiện khởi nơi tâm đổng lực như đã giải ở trên. Tương tự như thế, đối với nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc và thân xúc.

Về ý xúc thì: “Đôi khi nhớ lại điều gì thích thú thì nở nụ cười”, đây là ý xúc duyên cho thọ hỷ. Hoặc cảm thấy buồn khi nghĩ đến những bất hạnh đã qua của mình, đây là ý xúc duyên cho khổ thọ. Hay thản nhiên suy gẫm một điều nào đó, dây là ý xúc duyên cho xả thọ.

Chấm dứt trí hiểu rõ Xúc.

Tiêu đề 11- Trí hiểu rõ về sáu xứ (saḷāyatana).

Chánh kinh.

Chư Hiền, khi nào vị Thánh biết sáu xứ (saḷāyatanañ – ca pajānāti), biết tập khởi của sáu xứ, biết đoạn diệt của sáu xứ, biết con đường đưa đến đoạn diệt của sáu xứ, khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh tri kiến – và thành tựu diệu pháp này.



Chư Hiền, thế nào là sáu xứ, thế nào là tập khởi của sáu xứ, thế nào là đoạn diệt của sáu xứ, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của sáu xứ?.

Chư hiền, có sáu xứ này: Nhãn xứ (cakkhāyatanaṃ), nhĩ xứ (sotāyatanaṃ), tỷ xứ (ghānāyatanaṃ), thiệt xứ (jīvhāyatanaṃ), thân xứ (kāyāyatanaṃ) và ý xứ (manāyatanaṃ).

Từ tập khởi của danh sắc (nāmarūpasamudayā) có tập khởi của sáu xứ, từ đoạn diệt của danh sắc có đoạn diệt của sáu xứ, và Thánh đạo tám ngành là con đường đưa đến đoạn diệt sáu xứ, tức là Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh thấn, chánh niệm, chánh định.

Giải.

  1. Ý nghĩa từ āyatana(xứ).

Phân tích từ āyatana (danh từ trung tính) được : Ā + yata.

Yata là quá khứ phân từ của yameti nghĩa là : Xem xét, kiểm soát.

Yameti xuất phát từ ngữ căn YAM nghĩa là “gìn giữ”, “bảo vệ,” hoặc “có đôi”, “sự canh phòng”, như yamaka (một đôi, một cặp)...(1).

Ngài Đại Luận sư Buddhaghosa có nêu lên 5 ý nghĩa của āyatana, như sau:

“Apica nivāsaṭṭhānaṭṭhena ākaraṭṭhena samosaraṇaṭṭhānaṭṭhena sañjātidesaṭṭhena kāraṇaṭṭhena ca āyatanaṃ veditabbaṃ:

Lại nữa, nên hiễu Xứ nghĩa là: Chỗ trú ngụ (nivāsaṭṭhāna), chỗ chứa (ākara), chỗ gặp gỡ (samosaraṇa), nơi sinh sản (sañjatidesa) và nguyên nhân (kāraṇa).”(2).

Xứ mang ý nghĩa là chỗ trú ngụ, như: “Nơi cư ngụ của vị lãnh chúa (issarāyatanaṃ), nơi cư ngụ của thần Vāsu (Vāsudevāyatanaṃ)...”.

Xứ mang ý nghĩa là chỗ chứa, như “mỏ vàng (suvaṇṇāyatana), mỏ ngọc (rajatāyatana)..”.

Xứ mang ý nghĩa là chỗ gặp gỡ, như : “ Trong đoạn kinh: “Và như vậy, ở trong lạc xứ, những vị chư thiên trong hư không đến đảnh lễ vị ấy” (sāsane pana “manoramme āyatane sevanti naṃ vihaṅgamā” ) (A. 2.5.38).

Xứ mang ý nghĩa là nơi sinh sản, như : “Đất phương Nam là nơi (của) ác thú (dakkhiṇāpatho gunnaṃ āyatanaṃ)”.

Xứ mang ý nghĩa là nguyên nhân, như : “Vị ấy có khả năng chứng được điều ấy khi có nơi thích hợp (tatra tatreva sakkhibhabbataṃ pāpuṇāti sati sati āyatane) (A.i.3.102).

Chữ saḷāyatana (sáu xứ), thông thường chỉ cho nội xứ (ajhattāyatana), đó là: nhãn xứ (cakkhāyatanaṃ), nhĩ xứ (sotāyatanaṃ), tỷ xứ (ghānāyatanaṃ), thiệt xứ (jīvhāyatanaṃ), thân xứ (kāyāyatanaṃ) và ý xứ(manāyatanaṃ).

Như Kinh văn: “Katamañca bhikkhave, saḷāyatanaṃ?

Cakkhāyatanaṃ, sotāyatanaṃ, ghānāyatanaṃ, jīvhāyatanaṃ, kāyāyatanaṃ, viññāṇāyatanaṃ

Này các Tỳkhưu, thế nào là sáu xứ?



Nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ, thân xứ và ý xứ”(3).

Các Giáo thọ sư giải thích từ saḷāyatana như sau:

- “Āyataṃ samsāravaṭṭaṃ nayatīti = Āyatanaṃ.

(Pháp nào) dẫn đến luân hồi, pháp ấy gọi là xứ”.

Sở dĩ các Ngài giải thích “ Xứ là pháp dẫn đến luân hồi”, là nương vào lời giảng rộng của Đức Ānanda về lời dạy vắn tắt của Đức Thế Tôn.

Có lần Đức Thế Tôn thuyết vắn tắt cho chư Tỳkhưu rằng:

“Nāhaṃ bhikkhave, gamanena lokassa antaṃ ñāteyyaṃ, daṭṭheyyaṃ patteyyanti vadāmi. Na ca nāhaṃ bhikkhave, appatvā lokassa antaṃ dukkhassa antakiriyaṃ vadāmī‘ti.

Này các Tỳkhưu, Ta tuyên bố rằng sự tận cùng thế giới không thể biết, không thể thấy, không thể đạt được bằng cách đi đến tận cùng thế giới. Ta cũng không tuyên bố rằng, này các Tỳkhưu, sự chấm dứt đau khổ có thể làm được bằng cách không đạt đến tận cùng thế giới.

Đức Ānanda giải thích rộng :

“Cakkhunā kho, āvuso, lokasmiṃ lokasaññī hoti lokamāni.

Sotena kho, āvuso.... ghānena kho, āvuso.... jīvhāya kho, āvuso.... kāyena kho, āvuso...

Manena kho, āvuso lokasmiṃ lokasaññī hoti lokamāni.

Yena kho, āvuso, lokasmiṃ lokasaññī hoti lokamāni, ayaṃ vuccati ariyassa vinaye loko.

Do mắt, này chư hiền, người ta tưởng đến thế giới (lokasaññī), người ta kiêu mạn về thế giới (lokamānī).

Do tai... Do mũi...Do lưỡi.. Do thân....

Do ý, này chư hiền, người ta tưởng đến thế giới, người ta kiêu mạn về thế giới.

Này chư Hiền, đây là nghĩ tưởng đến thế giới, kiêu mạn về thế giới, đây gọi là thế giới trong Luật bậc Thánh”(1).

Thế giới ở đây chỉ cho 5 uẩn hay danh sắc.

Hay là: “Này các Tỳkhưu, trong sáu pháp này, Tỳkhưu chân chánh nhàm chán, chân chánh ly tham, chân chánh giải thoát, chân chánh thấy được cứu cánh. Sau khi chân chánh thắng tri ý nghĩa, ngay trong hiện tại là người chấm dứt khổ đau. Thế nào là sáu? Là sáu nội xứ”. (2)

- “Cha āyatanāni = saḷāyatana.



Sáu chỗ quy tụ (của pháp), gọi là sáu xứ”.

Như thần kinh nhãn là nơi gặp gỡ của: cảnh sắc, nhãn thức, nhãn xúc, nhãn thọ.... Nói cách khác, chính thần kinh nhãn là chỗ hội tụ 5 uẩn: Sắc, thọ, tưởng, hành và thức uẩn, riêng ý xứ có khi hội 5 uẩn, có khi hội bốn uẩn (trừ sắc uẩn).

Khi hội đủ năm uẩn là ý xứ nương sắc ý vật (hadayavatthu) chỉ cho cõi năm uẩn, chỉ có bốn uẩn khi ở cõi Vô sắc.

- “Saḷāyatanañ ca chatthāyatanañ ca = saḷāyatana.



Sáu (nội) xứ và xứ thứ sáu, gọi chung là sáu xứ.”

Nếu nói đầy đủ phải là “nāmarūpa paccayā saḷāyatana chatthāyatanaṃ: Danh sắc duyên cho sáu xứ và xứ thứ sáu”, nhưng chatthāyatana được lược bớt, nhưng vẫn không mất nghĩa là vì:

- Xứ thứ sáu chính là ý xứ3, cũng thuộc về sáu xứ.

- Sở dĩ các Ngài tách rời sáu xứ và xứ thứ sáu, do nhấn mạnh đến cõi. Tức là nói đến sáu xứ là nói đến cõi năm uẫn, còn nói đến xứ thứ sáu chỉ riêng cho cõi Vô sắc giới.(4).

Nếu phân tích chi tiết thì: Xứ thứ sáu chỉ cho những tâm xuất hiện ở cõi Vô sắc.

Từ ý nghĩa “có đôi” của ngữ căn YAM, nên các Giáo thọ Sư phân tích saḷāyatana (sáu xứ) thành hai loại: sáu xứ trong thân (nội xứ - ajjhattāyatana) và sáu xứ ngoài thân (ngoại xứ - bahiddhāyatana).

Thật ra, phần chính của sáu xứ là nội xứ, vì chúng thành tựu từ pháp thủ (upādānadhamma), như kinh văn:

“Upādinnupādāniyā dhammā : Các pháp thành tựu do (pháp) thủ.(1). Chi pháp của câu này là: 32 tâm quả hiệp thế, 35 tâm sở hợp và 20 sắc nghiệp.

Chính trong 20 sắc do nghiệp tạo, năm sắc thần kinh: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt và thân, là 5 xứ (là nhãn xứ, nhĩ xứ, tỷ xứ, thiệt xứ và thân xứ).

Còn ý xứ chính là tâm hữu phần (bhaṅvangacitta), là loại tâm quả có phận sự duy trì đời sống của danh pháp, gồm có: 2 tâm quan sát, 8 đại quả, tâm quả thiền Sắc giới và 4 tâm quả thiền Vô sắc giới.

Xứ thứ sáu chính là 4 tâm quả thiền Vô sắc. Như vậy, xứ thứ sáu nằm trong ý xứ. Sáu xứ này là những thành phần có tính nhất định.

Khi mở rộng thì ý xứ bao gồm tất cả tâm, nhưng thành phần cố định vẫn là tâm hữu phần.

Còn sắc, thanh, mùi, vị, xúc và pháp xứ, là bất định. Khi chúng “đi vào” vùng cai quản của nội xứ, chúng được gọi là “okkanta –rơi vào, đi vào” (các Ngài dịch là NHẬP).

Đoạn kinh sau minh chứng cho hai loại sáu xứ nội và sáu xứ ngoại.

Này các Tỳkhưu, dục tham đối với mắt là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với tai ... Dục tham đối với mũi ... Dục tham đối với lưỡi ... Dục tham đối với thân... Dục tham đối với ý là tùy phiền não của tâm.

Này các Tỳkhưu, khi nào đối với sáu xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ” .

Này các Tỳkhưu, dục tham đối với sắc là tùy phiền não của tâm. Dục tham đối với thinh ... Dục tham đối với hương ... Dục tham đối với vị ... Dục tham đối với xúc... Dục tham đối với pháp là tùy phiền não của tâm.



Này các Tỳkhưu, khi nào đối với sáu xứ này, đoạn tận được tùy phiền não, thời tâm vị ấy hướng về ly dục. Do biến mãn với ly dục, tâm vị ấy được xem là kham nhẫn, chứng tri đối với các pháp cần phải giác ngộ”. (2)

2- Phân tích.

a- Nhãn xứ (cakkhāyatana).

- Mắt (cakkhu): “Cakkhatīti = cakkhu: Thấy được, gọi là mắt.” (3).

Nghĩa là “tâm biết rõ cảnh qua sự thấy”.

Pāli có giải thích:

“Cakkhuviññāṇadiṭṭhitaṃ hutvā samavisamaṃ cakkhati ācikkhataṃ viya hotīti = cakkhu:

Là chỗ nương đồng thời giúp nhãn thức nhận biết tốt, xấu, sai khác nhau qua “sự thấy”, gọi là mắt.” (1) .

Chi pháp của nhãn xứ là thần kinh nhãn (cakkhupasāda).

Thần kinh nhãn đơn thuần chỉ là sắc pháp, ở trạng thái bình thường chúng không phải là xứ, như người ngủ say họ vẫn có thần kinh nhãn, nhưng khi ấy không nhận thức được cảnh sắc.

Bao giờ cảnh sắc đi vào vùng cai quản của mắt làm nảy sinh tâm nhãn thức, bấy giở chúng mới trở thành xứ (āyatana).

Làm cho “nhãn thức sinh khởi”, chủ yếu là tâm sở tác ý (manasikāracetasika) trong tâm Hướng ngũ môn (pañcadvāravajjanacitta).

Nhãn thức sinh lên do bốn nhân:

- Có thần kinh nhãn.

- Có cảnh sắc.

- Có ánh sáng.

- Có tác ý đến cảnh sắc.(2)

Tuy cảnh sắc đi vào khu vực của mắt, nhưng tâm chưa nhận biết cảnh sắc, thần kinh nhãn chưa trở thành nhãn xứ.

Bao giờ nhận thức được cảnh sắc, khi ấy thần kinh nhãn mới trở thành nhãn xứ.

Như vậy, gọi là nhãn xứ là chỉ cho ba pháp hội lại: Thần kinh nhãn, cảnh sắc và nhãn thức.

- Sắc (rūpa). Chữ rūpa có rất nhiều nghĩa, ở đây rūpa chỉ cho “những gì mắt thấy được”.

“Rūpayatīti = rūpaṃ: Vật bị thấy, gọi là (cảnh) sắc”.

Nghĩa là “tâm nhận thức được hình tướng, màu sắc ... của sắc pháp nào qua con mắt, sắc pháp ấy gọi là cảnh sắc”.

Pāli có giải thích: “Rūpayato hadayaṅgatabhayaṃ pakāsetīti =rūpaṃ:



Sắc nào nương vật, hiển lộ rõ qua mắt, gọi là (cảnh) sắc.

Cảnh sắc chẳng phải chỉ đơn thuần là màu sắc, mà bao gồm tất cả những gì (hình tướng, đường nét, trạng thái xê dịch ....) lọt vào thần kinh nhãn.

Tương tự như mắt, sắc chỉ đơn thuần là sắc pháp, bao giờ chúng bị tâm nhận biết qua con mắt, bấy giờ chúng mới trở thành cảnh sắc và trở thành sắc xứ.

Chi pháp sắc xứ là sắc cảnh sắc (rūpārammaṇa).

Có thể hiểu như sau: Vào đêm thanh của ngày 14 hay 15, ánh trăng rạng rỡ. Dù người biết hay không, ánh trăng vẫn là sắc pháp.

Khi người thấy ánh trăng, nhận biết ánh trăng như thế này... như thế này... bấy giờ “ánh trăng trở thành sắc xứ”, khi ấy “ánh trăng là sắc pháp, cũng là sắc xứ ”.

Nên Đức Phật dạy : “Này các Tỳkhưu, dục tham đối với sắc là tùy phiền não của tâm.”(sđd). Tức là “sắc đã trở thành cảnh cho tâm”.

Bốn sắc xứ còn lại là: Nhĩ xứ, Tỷ xứ, Thiệt xứ và Thân xứ cũng mang ý nghĩa tương tự, chỉ thay đổi chi tiết cho phù hợp.

Nhãn xứ là nơi hội của ba pháp: Thần kinh nhãn, cảnh sắc và nhãn thức.

Chi pháp của nhãn xứ là thần kinh nhãn, chi pháp của sắc xứ là sắc cảnh sắc.

b- Nhĩ xứ (sotāyatana).

- Tai (sota): “Suṇātīti = sotaṃ: Nghe được, gọi là tai”.

Pāli có giải thích: “Saddaṃ sunanti etenāti = sotaṃ:

Sắc nào nghe được tiếng, sắc ấy gọi là tai”. Chi pháp là thần kinh nhĩ (sotapasāda).

- Tiếng (sadda): “Sappatīti = saddo: (Cái được) truyền đi (sappati), gọi là tiếng (âm thanh). Nghĩa là có đặc tính “phát ra”.

“Sappati sotaviññeyyabhāvaṃ gacchatīti = sadda:

“(pháp nào) đi đến để nhĩ thức biết, gọi là “tiếng”.

Nhĩ xứ là nơi hội của ba pháp : Thần kinh nhĩ, cảnh thinh và nhĩ thức.

Chi pháp của nhĩ xứ là thần kinh nhĩ, chi pháp của thinh xứ là sắc cảnh thinh.



c-Tỷ xứ (ghānāyatana).

- Mũi (ghāna): “Ghāyatīti =ghānaṃ: Ngữi, hít được, gọi là mũi”.

Pāli có giải thích: “ Ghāyanti etenāti = ghānaṃ :

Ngửi được (các mùi), gọi là mũi”. Chi pháp là thần kinh tỷ (ghānapasāda).

- Mùi (gandha): “Gandhayatīti = gandha: (Cái) lan tỏa (gandhayati), gọi là mùi.

Pāli có giải thích : “Gandhayati attano vatthuṃ sucetīti = gandho:

Cái gì tự chỉ điểm chỗ trú của mình, bắng cách lan tỏa, gọi là mùi”. Chi pháp là sắc cảnh mùi.

Ở đây chúng ta thấy có sự khác biệt giữa “tiếng và mùi”, chúng có điểm giống nhau là: “lan đi, truyền đi”, nhưng khác nhau là: Âm thanh không nêu bày chỗ đứng rõ rệt, còn mùi thì trái lại.

Khi phát hiện mùi thì phát hiện nơi xuất phát mùi và mùi vẫn còn đó, trái lại âm thanh có thể biết nơi xuất phát, nhưng âm thanh thì không còn. Nên mùi “tự chỉ điểm”.

Tỷ xứ là nơi hội của ba pháp: Thần kinh tỷ, cảnh mùi và tỳ thức.

Chi pháp của tỷ xứ là thần kinh tỷ, chi pháp của khí xứ là sắc cảnh mùi.

d- Thiệt xứ (jīvhāyatana):

- Lưỡi (jīvhā) :“Jīvitamavhayatīti = jīvhā: Kêu gọi (avhayati) sự sống (jīvita), gọi là lưỡi.

Pāli có giải thích: “Sāyanatathena = jīvhā:

Nếm được, gọi là lưỡi”. Chi pháp là thần kinh thiệt (Jīvhāpasāda).

- Vị (rasa): “Rasanti taṃ sattāti raso rasādentīti:



(Cái) chúng sinh thưởng thức được (rasanti), gọi là vị. Nghĩa là nêu lên đặc tính “nếm”, cái được nếm gọi là vị.

“Rasīyati assādīyatīti = raso: Cái được nhận thức bằng lưỡi, gọi là vị”. Chi pháp của vị xứ là sắc cảnh vị (rasārammaṇa).

Thiệt xứ là nơi hội của ba pháp: Thần kinh thiệt, cảnh mùi và thiệt thức.

Chi pháp của thiệt xứ là thần kinh thiệt, chi pháp của vị xứ là sắc cảnh vị.



e- Thân xứ (kāyātana).

- Thân (kāya): “Kucchitānaṃ sāvasadhammānaṃ āyoti = kāyo: Nơi sanh khởi (āya) các pháp ngâm tẩm (āsava) và xấu xa (kucchita), gọi là thân.”

Lời giải thích này thật thú vị, đối với 4 giác quan: Mắt, tai, mũi, lưỡi, tuy chúng cũng dẫn đến những pháp xấu xa, ngâm tẩm, nhưng chúng lại gắn liền với thân. Do vậy, thân là nơi chất chứa “xấu xa”.

Đức Phật có dạy:

“Aṭṭhinaṃ nagaraṃ kataṃ. Maṅsalohitalepanaṃ

Yattha jarā ca maccu ca, māno makkho ca ohito.

Thành trì này dựng lên bằng xương, đắp thịt và máu bên ngoài, trong đó tích trữ bịnh tật, chết chóc, ngã mạn và phỉ báng.” (1).

Lại nữa, mất mắt, tai, mũi, lưỡi có thể còn sống, nhưng mất thân thì chết, và trong 5 loại sắc thần kinh, ngay giai đoạn tái sinh, sắc thần kinh thân sinh khởi trước tiên.

Pāli có giải thích: “Kucchitānaṃ āyoti = kāyo : Chứa đựng xấu xa, gọi là thân”.

Thân ở đây là nói theo nghĩa thông thường, riêng thân được đề cập trong thân xứ là sắc thần kinh thân (kāyapasāda) và sắc thần kinh thân có trong thịt.

- Xúc (phoṭṭhabba): “Phusiyatīti = phoṭṭhabbaṃ : Đụng chạm, gọi là xúc”.

Cảnh xúc (phoṭṭhabbārammaṇa) bao gồm đất, lửa, gió. Cảnh xúc là đối tượng bị thân thức (kāyaviññāya) biết.

Thân xứ là nơi hội của ba pháp: Thần kinh thân, cảnh xúc và thân thức.

Chi pháp của thân xứ là thần kinh thân, chi pháp của xúc xứ là cảnh xúc.

f- Ý xứ (manāyatana).

- Ý (mano): “Munātīti = mano : “Hiểu biết (cảnh), gọi là ý”.

Lời giải thích trên của Ngài Buddhaghosa rất hàm súc. Ý là sự hiểu biết, nhưng “sự hiểu biết chẳng phải chỉ có ý”, có rất nhiều pháp có sự “hiểu biết” như trí, tưởng, thọ ...

Ý xứ là chỉ cho “cái hiểu biết của tâm”, cái hiểu biết của các tâm sở không phải là ý xứ.

Mặt khác, các pháp khác có sự hiểu biết (cảnh), đều nương vào ý, như Phật ngôn:

“ Mano pubbaṅgamā dhammā : Ý dẫn đầu các pháp”. (2)

Như vậy: “Ý xứ là sự hiểu biết dẫn đầu (các hiểu biết khác)”

Ý xứ là nơi hội của ba pháp: Sắc ý vật, cảnh pháp và ý thức.

Xứ thứ sáu là nơi hội của hai pháp: cảnh pháp và ý thức

Chi pháp của ý xứ bao gồm tất cả tâm.

- Pháp (dhamma): “Attano lakkhaṇaṃ dhārayantīti = dhamma: Gìn giữ đặc tính riêng của mình, gọi là pháp”.

Pháp khi chưa bị tâm biết, chỉ đơn thuần là pháp. Khi bị tâm biết thì nó vừa là pháp (vì “gìn giữ đặc tính riêng”), vừa là “cảnh pháp” (vì bị tâm biết).

Như các pháp hữu vi đều có ba đặc tính: Vô thường, khổ, vô ngã, khi không bị tâm biết các đặc tính này vẫn có.

Khi tâm biết đặc tính vô thường, thì “cái vô thường ấy” vừa là pháp vô thường, vừa là cảnh vô thường.

Chi pháp của pháp xứ là 16 sắc tế, 52 tâm sở và Nípbàn.



3- Giải về sáu xứ.

Có câu hỏi: Năm sắc thần kinh là nơi nương cho tâm, là nơi gặp gỡ của các pháp, chúng trở thành xứ, sắc ý vật (hadayavatthu) cũng là nơi nương cho tâm, cũng là nơi gặp gỡ của các pháp, vì sao không trở thành xứ (là ý xứ)?.

Đáp: Tuy sắc ý vật có 2 đặc tính như năm sắc thần kinh, nhưng chúng không phải là ý xứ là vì:

- Nơi ở của chúng bất định, Đức Thế Tôn có dạy: “Yaṃ rūpaṃ nissayaṃ... Tâm nương nơi nào, đó là sắc ý vật”.(1)

Và trong kinh văn chúng ta tìm thấy lời dạy của Đức Phật:

“...nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ... (Vị Tỳkhưu) ngồi kiết già, lưng thẳng đặt niệm trước mặt...”(2).

Niệm ở đâu thì tâm ở đó, tâm trú nơi nào thì nơi ấy là sắc ý vật và niệm có thể đặt nhiều nơi trong thân. Trái lại, năm sắc thần kinh có chỗ ở nhất định.

Lại nữa, nếu sắc ý vật là ý xứ thì chúng sinh cõi Vô sắc không có xứ nào cả.

Xứ là pháp dẫn đến luân hồi”, không có xứ xem như không còn pháp dẫn đến luân hồi. Thế là thành tựu thiền Vô sắc xem như giải thoát khỏi sinh tử luân hồi (quan niệm này là của Ālāra kālāma và Uddaka Rāmaputta, 2 vị thầy của Bồtát Siddhattha)(3).

Điều này rõ ràng vô lý, vì tuy thành tựu thiền Vô sắc vẫn phải tái sinh về cõi Vô sắc (tương ứng với tầng thiền chứng được).

Còn tái sinh là còn tham - si, còn tham - si mà giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, quan điểm này không thể chấp nhận được.

Do đó, chúng sinh cõi Vô sắc vẫn còn luân hồi, còn luân hồi là còn có xứ.

Cụ thể là xứ nào? Chúng sinh cõi Vô sắc không thể có sắc xứ, chỉ có danh xứ. Vậy ý xứ chính là danh pháp.

Do đó sắc ý vật không trở thành ý xứ như năm sắc thần kinh.

Mặt khác, 5 sắc xứ (năm sắc thần kinh) là nói đến Dục giới, cõi Sắc giới hữu tưởng chỉ có 2 sắc xứ là: Nhãn xứ và nhĩ xứ (các Phạm thiên không có thần kinh tỷ, thần kinh thiệt và thần kinh thân). Tức là, 5 sắc xứ này là số lượng nhiều nhất mà chúng sinh có được.

a- Có sự khác nhau giữa ý xứ và xứ thứ sáu không?

- Có, ý xứ là nói trên bình diện rộng, xứ thứ sáu là nói trên bình diện thu hẹp. Nói cách khác, ý xứ bao trùm xứ thứ sáu.

Ý xứ là tất cả tâm, xứ thứ sáu là những tâm thuộc lãnh vực Vô sắc giới. Có những tâm thuộc về ý xứ nhưng không thuộc về xứ thứ sáu như những tâm quả Dục giới, tâm thiền Sắc giới ...

Ở cõi Vô sắc chỉ có một số tâm là: 8 tâm tham, 2 tâm si, tâm Hướng ý môn, 8 tâm thiện Dục giới, 8 tâm duy tác Dục giới, 12 tâm thiền Vô sắc giới, 7 tâm Siêu thế (trừ tâm Sơ đạo) (đây là nói tổng quát, nếu tính chi tiết theo từng cõi thì số lượng tâm sẽ giảm dần, như cõi Không vô biên xứ không có 3 tâm quả thiền Vô sắc tầng trên ...).

Trong khi cõi ngũ uẩn Dục giới có đầy đủ (ngoại trừ tâm quả Thiền Sắc giới và tâm quả Thiền Vô sắc giới).

Lại nữa, ở cõi Vô sắc tâm sinh khởi không cần phải nương vật, trong khi cõi năm uẩn phải nương vật để sinh lên.

Thế thì, nương vào đâu tâm sinh lên trong cõi Vô sắc? Tâm sinh lên trong cõi Vô sắc do nương vào tâm quả thiền Vô sắc, tâm quả thiền Vô sắc vừa là ý xứ vừa là xứ thứ sáu, nên Đức Buddhaghosa dạy : “Xứ là nơi sinh sản”.

b- Về chi pháp của pháp xứ.

Chi pháp của pháp xứ gồm danh và sắc.

Về danh pháp (tâm sở và Nípbàn) không thể nhận biết bằng các giác quan, nhận thức được danh pháp chỉ có thể bằng tâm, điều này đã rõ ràng.

Riêng về sắc pháp thì: Sắc pháp có 2 loại.

- Loại sắc pháp được nhận thức qua 5 giác quan: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, gọi là sắc thô (oḷārikarūpa), bao gồm 12 sắc: 5 sắc thần kinh, 4 sắc cảnh (sắc, tiếng, mùi, vị) và đất, lửa gió (cảnh xúc).

Một người tuy không thể thấy thần kinh nhãn của chính mình, nhưng có thể gián tiếp đụng vào, thần kinh nhãn được che chở bởi lớp tứ đại bên ngoài thông thường chúng ta gọi là “con mắt - sasambhāracakkhu”, khi chạm vào con mắt sẽ tác động đến thần kinh mắt, ví như vật chứa trong bình, va chạm vào bình, vật ở bên trong bị lay động.

Tương tự với 4 sắc thần kinh còn lại (riêng thần kinh tỷ, thiệt, thân có thể đụng chạm trực tiếp).

- Loại sắc không thể nhận thức qua năm giác quan, chỉ nhận thức qua tâm, được gọi là sắc vi tế (sukhumarūpa).

Như sắc nam tính, hay nữ tính chẳng hạn, khi thấy một người nam hay người nũ, không phải thấy sắc nam tính hoặc sắc nữ tính, mà đó là sắc cảnh sắc (bất kỳ cái gì bị mắt nhận biết là sắc cảnh sắc). Loại sắc pháp vi tế này có 16 thứ (1).

Loại sắc pháp được tâm nhận biết không thông qua 5 giác quan được gọi là cảnh pháp. Do đó 16 sắc tế được liệt vào pháp xứ.

Mặt khác, pháp xứ có 52 tâm sở, tức là bao gồm: Thọ uẩn, tưởng uẩn, và hành uẩn. Còn 5 sắc xứ thuộc về sắc uẩn, ý xứ là thức uẩn


  1. Về thứ tự thuyết giảng.

Nhãn xứ được nêu lên trước tiên trong nội xứ vì con mắt là rõ ràng, đồng thời nó là cơ quan thâu bắt cảnh sắc, cảnh sắc là pháp thấy được và có sự đối chiếu với thần kinh nhãn, (sanidassanasappaṭighā dhammā) (2)., bốn sắc xứ còn lại có đối tượng là “không thấy được nhưng có sự đối chiếu với sắc thần kinh tương ứng” (anidassanasappaṭighā dhammā) (sđd), đó là: 11 sắc thô còn lại khi thành cảnh cho tâm.

Tiếp theo nhãn xứ là nhĩ xứ, vì hai xứ này có khả năng mang lại nhiều lợi ích cao thượng là : “thấy vô thượng – dassana anuttarikaṃ”, “nghe vô thượng – suta anuttarikaṃ”.

Thông thường, trước tiên phải gặp được bậc trí, bậc chân nhân (sappurisa), sau đó mới nghe được pháp từ vị ấy, và từ đó dẫn đến Thánh đạo, Thánh quả.

Ba xứ: Tỷ, thiệt và thân không có được lợi ích này, cho dù có quán tưởng về tỷ, thiệt, thân cũng xuất phát từ “nghe trước đó”.

“Chayimāni bhikkhave, anuttariyāni. Katamāni cha?

Dassanānuttariyaṃ, savanānuttariyaṃ, lābhānuttariyaṃ, sikkhānuttariyaṃ, pāricariyānuttariyaṃ, anussatānuttariyaṃ.

Imāni kho, bhikkhave, cha anuttariyānī’ti.

Này các Tỳkhưu, có sáu vô thượng (anuttariyāni) này. Thế nào là sáu?



Thấy vô thượng, nghe vô thượng, lợi đắc vô thượng, học vô thượng, hành vô thượng, tùy niệm vô thượng.

Này các Tỳkhưu, có sáu vô thượng này.” (3).

Ý xứ được đề cập sau cùng, vì những nhận thức sanh khởi từ 5 xứ trên đều dẫn về ý xứ. Chính ý xứ mới làm sanh khởi Thánh đạo, Thánh quả và chứng đắc Nípbàn.

e- Bốn khía cạnh thực tính của Xứ.

- Trạng thái: Đối chiếu hay kéo dài luân hồi (āyatanalakkhanaṃ).

- Phận sự: (Nói chung) là nhận cảnh (dassanādirasaṃ).

- Thành tựu: Làm thành vật nương cho tâm và là cửa vào cho cảnh để tâm nhận biết cảnh (vatthudvārabhāvapaccupaṭṭhānaṃ).

- Nhân cần thiết: Có danh - sắc (nāmarūpapadaṭṭhānaṃ).



tải về 2.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương