Luận Giải Kinh Chánh Tri Kiến


“Không bao lâu thân này. Sẽ nẳm dài mặt đất



tải về 2.55 Mb.
trang2/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.55 Mb.
#1510
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22

“Không bao lâu thân này. Sẽ nẳm dài mặt đất.


Bị vất bỏ vô thức. Như khúc cây vô dụng” (3).

Nghe xong kệ ngôn, Trưởng lão Pūtigatta Tissa phát triển tuệ quán, chứng quả Alahán rồi mệnh chung sau đó.

Trong Tương ưng kinh (Samyuttanikāya) có ghi nhận: Có nhiều vị Tỳkhưu bịnh nặng, Đức Thế Tôn đi đến ân cần thăm hỏi, sách tấn, khích lệ và giảng pháp đến vị Tỳkhưu bị bịnh.

Tiền thân Trưởng giả Ghosaka là một con chó, mỗi lần đến thỉnh Đức Độc Giác Phật thọ trai, con chó chạy phía trước sủa vào các bụi rậm để các độc vật bỏ chạy, giữ an toàn cho Đức Độc Giác, do quả lành này, khi mệnh chung con chó tái sinh về Thiên giới có tên là thiên tử Ghosaka (Lôi âm).

Đến thời Đức Phật hiện tại, thiên tử Ghosakatái sinh về nhân loại cũng có tên là Ghosaka.

Ghosaka thoát chết 7 lần, sau cùng trở thành vị đệ nhất trưởng giả trong thành Kosambi và chứng đạt quả Dự Lưu (4). Đây là quả lành của phước báo “phục vụ bậc đáng phục vụ”.

b- Thế nào là tri kiến chánh trực về lời?.

Tuy lánh xa bốn ngữ ác hạnh : Không nói dối, không nói đâm thọc, không nói ác, không nói nhãm nhí.

Nhưng bấy nhiêu chưa đủ, mà còn phài trung thực, không quanh co trong lời nói:

“Diṭṭhe diṭṭhavādī hoti, sutte suttavādī hoti, mutte muttavādī hoti, viññāte viññātavādī hoti.



Có thấy nói thấy, có nghe nói nghe, có cảm giác nói cảm giác, có thức tri nói thức tri.

“Adiṭṭhe adiṭṭhavādī hoti, asutte asutavādī hoti, amutte amutavādī hoti, aviññate aviññatavādī.



Không thấy nói không thấy, không nghe nói không nghe, không cảm giác nói không cảm giác, không thức tri nói không thức tri” (1).

Lại nữa, tuy không rơi vào bốn ngữ ác, nhưng đối với các vấn đề cần nói lên lại im lặng, đó là chỗ khuyết của lời nói, hoặc tránh né một vấn đề đúng pháp là chỗ cong của lời nói.



Tiền nghiệp của hai Dạ xoa.

Tương truyền rằng: Trong thời giáo pháp của Đức Phật Kassapa, có hai vị Trưởng lão tinh thông tam tạng.

Bấy giờ, trong tự viện có hai vị Tỳkhưu tranh luận nhau một vấn đề về Pháp luật, không ai chấp nhận ai.

Cả hai quyết định sẽ tìm đến hai vị Đại Trưởng lão để nhở hai Ngài phân xử, nếu ai nói sai pháp luật phải lìa bỏ tự viện.

Một vị Tỳkhưu nhận thức được “mình là người nói sai pháp luật”, nên tìm đến hai vị Trưởng lão trước, dâng lễ vật và thỉnh cầu hai Ngài là thầy nương nhờ (nissayācariya) của mình.

Sau đó, vị ấy trình bày lại cuộc tranh luận của mình cùng vị Tỳkhưu bạn, rồi bạch hỏi rằng:

- Bạch Ngài! Giữa con và vị Tỳkhưu ấy, ai là người nói đúng pháp luật trong Giáo pháp này ?.

- Này Tỳkhưu! Ngươi là người nói sai pháp - luật, vị Tỳkhưu kia nói đúng pháp - luật.

- Bạch hai Ngài! Nay con đã biết mình là người nói sai pháp luật. Bạch hai Ngài, xin hai Ngài ban cho con đặc ân là: Khi vị Tỳkhưu bạn của con đến hỏi “ai là người nói sai pháp luật?”, xin hai Ngài hãy im lặng.

Hai vị Trưởng lão đã rơi vào pháp tư vị vì thương nên nhận lời. Khi vị Tỳkhưu bạn tìm đến yết kiến hai vị Trưởng lão, bạch hỏi:

- Bạch hai Ngài! Giữa con và vị Tỳkhưu này ai là người nói đúng pháp đúng luật?.

Cả ba lần, hai vị Trưởng lão đều im lặng. Và vị Tỳkhưu (nói sai Pháp - Luật) đã nói với vị Tỳkhưu bạn rằng:

“Này Hiền giả! Hai Ngài đã im lặng, vậy hiền giả nên hiểu biết câu trả lời là như thế nào đi?”.

Vị Tỳkhưu (nói đúng Pháp - Luật) buồn tủi, bạch với hai vị Trưởng lão rằng:

- Bạch hai Ngài! Con ngỡ hai Ngài vì pháp quên người, không ngờ hai Ngài vì người quên pháp.

Rúng động trước câu nói của vị Tỳkhưu trẻ, hai vị Trưởng lão ray rứt vì sự im lặng của mình.

Tuy tu hành tốt đẹp cả 10 ngàn năm, khi mệnh chung hai vị tái sinh làm hai Dạ xoa đại thần lực là Sātāgiri và Hemavata (1).

Trong kinh Pháp cú, Đức Phật có dạy:

Na monena mayā hoti. Muḷharūpo aviddasu

Yo ca tulaṃ’va paggajha. Varaṃ ādāya paṇḍito


“Im lặng nhưng ngu si. Đâu được gọi ẩn sĩ


Như người cầm cán cân. Bậc trí chọn điều lành” (2).

Như vậy im lặng trước một vấn đề hợp pháp, không tỏ bày ý kiến do tư vị vì thương, tư vị vì ghét, tư vị vì sợ và tư vị vì si mê, là chỗ cong của lời nói.

Lại nữa, đối với một vấn đề đúng pháp lại tránh né, trả lời sang hướng khác cũng là chổ cong của lời nói.

Như Bàlamôn Saṅgārava đã tránh né câu hỏi đúng pháp của Trưởng lão Ānanda.

Bàlamôn Saṅgārava đi đến Đức Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Đức Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên trình bày với đại ý:

Con đường làm lể tế đàn là con đường đưa đến lợi ích cho nhiều người. Con đường xuất gia chỉ nhiếp phục được tự ngã của mình, chỉ làm cho tự ngã chứng được Nípbàn, như vậy sự xuất gia chỉ đưa đến công đức có một mình”.

Đức Thế Tôn dạy, đại ý:

Đức Như Lai tuyên thuyết chánh đạo tám ngành, nhờ thực hành con đường này, hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn chúng sinh chứng đạt và thoát khỏi sinh tử luân hồi”.

Và Ngài hỏi Bàlamôn Saṅgārava rằng:

“Taṃ kiṃ maññasi, brahmaṇa, iccāyaṃ evaṃ sante ekasārīrikā vā puññappaṭipadā hoti anekasārīrikā vā, yadidaṃ pabbajjādhikaraṇan’ti ?.

Này Bàlamôn, ngươi nghĩ thế nào, sự việc là như vậy, thời con đường đưa đến công đức này, ảnh hưởng chỉ một người hay ảnh hưởng đến nhiều người, tức là kết quả của sự xuất gia?

Bàlamôn Saṅgārava xác nhận:

“Iccāyampi, bho Gotama, evaṃ sante anekasārīrikā puññappaṭipadā hoti, yadidaṃ pabbajjādhikaraṇan’ti.

-Thưa Tôn giả Gotama, sự việc là như vậy, con đường đưa đến công đức này là ảnh hưởng đến nhiều người, tức là kết quả của sự xuất gia.

Đức Ānanda được nghe Bàlamôn Saṅgārava xác nhận như vậy, Ngài hỏi:

“Imāsaṃ te, brahmaṇa, dvinnaṃ paṭipadānaṃ katamā paṭipadā khamati appatthatarā ca appasamārambhatarā ca mahapphalatarā ca mahānisaṃsatarā cā’ti?

Này Bàlamôn, trong hai con đường này (làm lễ tế đàn và xuất gia), con đường nào, ngươi có thể kham nhẫn là giản dị hơn (appaṭṭhatarā), ít khó chịu hơn, kết quả lớn hơn và lợi ít hơn?”.

Cả ba lần Bàlamôn Saṅgārava đã tránh né câu hỏi đúng pháp của Đức Ānanda, đáp rằng:

“Seyyathāpi bhavaṃ Gotamo bhavaṃ c’Ānando. Ete me pujjā, ete me pasaṃsā’ti.

Như Tôn giả Gotama, Tôn giả Ānanda, cả hai đối với tôi là đáng kính lễ và đáng tán thán” (1).

Câu truyện trên minh họa cho “chỗ cong của lời nói”.

Lại nữa, trong bài kinh “ngựa chưa điều phục”( 2), có những đoạn kinh nói lên ý nghĩa “chỗ cong của lời nói”, như sau:

“Idha bhikkhave, bhikkūu bhikkhuṃ āpattiyā codenti. So bhikkhu bhikkhūhi āpattiyā codiyamāno’na saramī’ti asatiyā nibbeṭheti.

Ở đây, này các Tỳkhưu, các Tỳkhưu buộc tội một Tỳkhưu phạm tội. Tỳkhưu ấy bị các Tỳkhưu buộc tội, tránh né (nibbeṭheti) (vấn đề) như là không nhớ, nói rằng: “Tôi không nhớ, tôi không nhớ”….

Lại nữa, tuy không nói dối trước những điều được thấy, được nghe, được nhận biết, vị có tri kiến chánh trực về lời sẽ không nói lên những điều ấy, nếu xét thấy “điều này làm cho bất thiện tăng trưởng, thiện pháp bị tổn giảm”. Nếu xét thấy “ điều này làm cho bất thiện tổn giảm, thiện pháp tăng trưởng” vị ấy nói lên (3).

c-Thế nào là tri kiến chánh trực về ý?.

Là ý không rơi vào pháp điên đảo (vipallāsa dhammā), chính pháp điên đảo làm cho tâm nghiêng về một bên. Đó là: Pháp vô thường cho là thường, pháp khổ cho là lạc, pháp vô ngã cho là ngã, pháp không trong sạch cho là trong sạch.

“Anicce, bhikkhave, aniccanti saññāvipallāso cittavipallāso diṭṭhivipallāso.

Dukkhe, bhikkhave, sukhanti saññāvipallāso cittavipallāso diṭṭhivipallāso.

Anattani, bhikkhave, anattāti saññāvipallāso cittavipallāso diṭṭhivipallāso.

Asubhe, bhikkhave, subhanti saññāvipallāso cittavipallāso diṭṭhivipallāso.



- “Này các Tỳkhưu, trong vô thường nghĩ là thường, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Này các Tỳkhưu, trong khổ nghĩ là lạc, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Này các Tỳkhưu, trong vô ngã nghĩ là ngã, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Này các Tỳkhưu, trong không trong sạch nghĩ là trong sạch, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. (4).

Lại nữa, tri kiến chánh trực là xa lìa hai cực đoan lợi dưỡng và khổ hạnh.

Có hai loại lợi dưỡng: Lợi dưỡng thấp kém và lợi dưỡng thù thắng.

Có hai loại khổ hạnh: Khổ hạnh dẫn xuống khổ cảnh và khổ hạnh dẫn tái sinh về thiên giới.



1’- Lợi dưỡng thấp kém là bốn pháp: Được lợi (yabhā), được danh (yasa), được khen ngợi (pasaṃsā) và an lạc (sukha).

“Lābho ca alābho ca yasāyaso ca.

Nindā pasaṃsā ca sukhaṃ dukkhañ ca.

Ete aniccā manujesu dhammā.

Asassatā vipariṇāmadhammā.

“Ete ca ñatvā satimā sumedho,

Avekkhati vipariṇāmadhamme,

Iṭṭhassa dhammā na mathenti cittaṃ

Aniṭṭhato no paṭighātameti.

“Tassānurodhā atha vā virodhā.

Vidhūpitā atthaṅgatā na santi.

Padañca ñatvā virajaṃ asokaṃ,

Sammappajānāti bhavassa pāragū’ti.

Được lợi, không được lợi. Danh vọng, không danh vọng




tải về 2.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương