Luận Giải Kinh Chánh Tri Kiến



tải về 2.55 Mb.
trang8/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.55 Mb.
#1510
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22

Đồ tể Cunda


Tương truyền rằng, đồ tể Cunda sống bằng nghề giết mổ heo suốt cả 55 năm.

Khi muốn giết heo, ông trói heo thật chặt và0 cây cộc rồi dùng chày vồ đánh lên khắp mình con heo cho sưng lên để thịt được mềm. Sau đó ông chống hai hàm heo bằng cây nêm nhỏ, đổ nước sôi vào trong họng heo, nước nóng thấm vào dạ dày heo làm lỏng phẩn trôi ra hậu môn, bao giờ còn phẩn thì nước còn đục, khi nước chảy ra trong vắt thì heo hết phẩn (dĩ nhiên con heo đau khổ, kêu la inh ỏi cho đến lúc chết).

Rồi ông cạo lông, đốt những lông cứng bằng cây đuốc, sau đó ông quay heo, dùng máu heo thoa lên lớp da đang quay. Ông cùng gia đình dùng thịt heo ấy, phần còn lại đem bán.

Ông sinh sống bằng cách như thế trong 55 năm, nhà ông tuy ở gần Tinh xá Trúc Lâm (Veḷuvanavihāra), nhưng Cunda không hề cúng dường đến Đức Thế Tôn hay chư Tăng dù chỉ một nắm hoa hay một muổng cơm, không hề làm một công đức chi cả.

Một hôm ông lâm bịnh, ác nghiệp giết heo trả quả, ông bò như heo khắp nhà, miệng kêu như heo đang bị hành hạ. Sau 7 ngày ông mệnh chung, tái sinh vào địa ngục Atỳ (avīciniraya).

Nhân câu truyện này Đức Thế Tôn thuyết lên kệ ngôn:

Idha socati pecca socati. Pāpakārī ubhayattha socati.

So socati so vihaññati. Disvā kammakiliṭṭham attano.



Nay sầu, đời sau sầu. Kẻ ác hai đời sầu.

Nó sầu, nó ưu não. Thấy nghiệp uế mình làm.(2)

Một số người tuy có trí, có niềm tin vào luân hồi, nghiệp báo, nhưng tham đắm vào sự an lạc, họ tránh xa ác, bất thiện pháp, cố gắng tạo mọi thiện pháp để mai hậu hưởng quả an lành, điển hình là nàng Patipūjikā (cúng dường vì chồng).

Với nghiệp bất thiện chúng sinh bị đọa vào bốn khổ cảnh, chịu nhiều đau khổ.

Với nghiệp thiện tuy sinh vào nhàn cảnh, ít đau khổ hơn nhưng vẫn bị già, bịnh, chết dày vò, còn bị bức bách bởi định luật sinh diệt liên tục của pháp hữu vi.

Vì thế, sự tạo nghiệp đồng nghĩa với khổ và sự huân tập trong nghiệp xem như là một hiễm họa sinh tử luân hồi.

Để chế ngự sự ham muốn trong tư niệm thực, Đức Phật dạy cần phải nhận xét tư niệm thực như hầm lửa đỏ.

“Seyyathāpi bhikkhave, aṅgārakāsu sāthikaporisā puṇṇā aṅgārānaṃ vītacchikānaṃ vītadhūmānaṃ.

Atha puriso āgaccheyya jīvitukāmo amaritukāmo sukhakāmo dukkhappaṭikūlo.

Tamenaṃ dve balavanto purisā nānābāhāsu gahetvā taṃ aṅgārakāsuṃ upakaḍḍheyyuṃ.

Atha kho, bhikkhave, tassa purisassa ārakāvassa cetanā ārakā patthāna ārakā paṇidhi.

Này các Tỳkhưu, ví như một hố than hừng, sâu hơn một thân người, chứa đầy than cháy đỏ rực, hừng cháy không có khói.

Rồi một người đi đến, muốn sống không muốn chết, muốn lạc chán ghét khổ.

Có hai người lực sĩ đến, nắm chặt lấy hai cánh tay nó, kéo nó đến hố than hừng ấy.

Này các Tỳkhưu, người ấy quyết chí muốn lánh xa, tinh cần muốn lánh xa, phát nguyện muốn lánh xa (hố than hừng ấy)”. (1)

Hố than hừng ví như tam giới, còn rơi vào tam giới là còn khổ, còn bị những than hừng già, bịnh, chết thiêu đốt.

Người có trí khi tạo thiện nghiệp không mong cầu hưởng an lạc trong tam giới, chỉ muốn lánh xa tam giới, tức là chỉ muốn thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, như vậy được gọi là “không huân tập trong tư niệm thực”.

Khi còn sinh tử luân hồi là do còn ái, khi hiểu rõ và chấm dứt ba ái thì sự luân chuyển trong tam giới không còn.

“Manosañcetanāya, bhikkhave, āhāre pariññāte tisso taṅhā pariññātā honti.

Tisu taṅhāsu pariññātāsu ariyasāvakassa natthi kiñci uttarikaraṇīyanti.

Này các Tỳkhưu, khi tư niệm thực được hiểu biết, thời ba ái (2) được hiểu biết.

Khi ba ái được hiểu biết, Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không có làm gì thêm nữa.” (sđd).

Và:


“Manosañcetanāya ce, bhikkhave, āhāre atthi rāgo atthi nandī atthi taṅhā, patiṭṭhitaṃ tattha viññāṇaṃ viruḷhaṃ.

Yattha patiṭṭhitaṃ viññāṇaṃ viruḷhaṃ, atthi tattha nāmarūpassa avakkanti.

Yattha atthi nāmarūpassa avakkanti, atthi tattha saṅkhārānaṃ vuddhi.

Yattha atthi saṅkhārānaṃ vuddhi atthi tattha āyatiṃ punabbhavābhinibbatti.

Yattha atthi āyatiṃ punabbhavābhinibbatti, atthi tattha āyatiṃ jātijarāmaranaṃ.

Yattha atthi āyatiṃ jātijarāmaranaṃ, sasokaṃ taṃ, bhikkhave sadaraṃ sa upāyāsanti.

Này các Tỳkhưu, nếu đối với tư niệm thực có tham, có hỷ, có ái, chỗ ấy thức được an trú, tăng trưởng.

Chỗ nào thức được an trú, tăng trưởng, chỗ ấy có danh sắc sanh.

Chỗ nào có danh sắc sanh, chỗ ấy có các hành tăng trưởng.

Chỗ nào có các hành tăng trưởng, chỗ ấy hữu được tái sinh trong tương lai.

Chỗ nào hữu được tái sinh trong tương lai, chỗ ấy có sanh, già, chết trong tương lai.

Chỗ nào có sanh, già, chết trong tương lai, Ta nói chỗ ấy có sầu, có não.”(1)


d- Hiểm họa của Thức thực là sự tái sinh.

Thức thực làm duyên cho danh sắc trong thời điểm tục sinh (paṭisandhi), điều này đồng nghĩa xuất hiện một chúng sinh mới, tiếp theo là già, bịnh, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não và toàn bộ sự khổ sinh lên cho chúng sinh ấy. Từ sự sinh lên này, những nỗi thống khổ từ đó sinh lên.

Do đó hiểm họa của thức thực là danh sắc trong thời điểm tục sinh, nói cách khác hiểm họa của thức thực là sự tái sinh.

Lẽ thường chúng sinh trong thế gian thường mong cầu “được thông minh, có trí tuệ”, “là người giàu sang, có danh tiếng, có quyền uy…” hay mong mỏi “có sắc đẹp, có sức mạnh, tai thính, mắt tinh”. Họ cố gắng tạo những việc lành phù hợp với những mong cầu này.

Khi mệnh chung, thiện nghiệp ấy cho quả là tâm tục sinh, chính tâm tục sinh này tạo ra danh sắc phù hợp với ước nguyện trước đó, nhưng rồi kết quả này cũng bị vô thường chi phối, lại trở về với khổ (nếu còn tái sinh, còn danh sắc).

Chẳng khác nào người cần cù làm việc trong một thời gian dài, tích lũy nhiều tài sản, rồi lại phung phí hưởng thụ, sau cùng lại trở nên bần khổ như xưa.

Trái lại, người tạo ác nghiệp, nghiệp này cho quả là thức tái sinh (thức thực), thức tái sinh ấy cũng tạo ra danh sắc thích ứng với cảnh giới tái sinh. Như một chúng sinh bị đọa vào địa ngục, thức thực tạo ra danh sắc thích ứng với lửa địa ngục, không bị lửa này làm tiêu hoại.

Vua Milinda có hỏi Đức Nāgasena (Natiên) về “lửa địa ngục rất nóng, một tảng đá lớn như cái nhà, rơi vào địa ngục sẽ tiêu hoại trong giây lát. Vì sao chúng sinh có thể sống trong đó thời gian cả ngàn năm hay lâu hơn để chịu khổ được?”.

Đức Nāgasena trả lời: “Đó là do sức mạnh của ác quả gìn giữ mạng sống chúng sinh ấy.”

Ngài Nāgasena có cho ví dụ: Những vật thực đi vào bụng người nữ bị tiêu hoại bởi sức nóng của lửa, nhưng thai bào nằm trong bụng mẹ thì vô sự. (1)

Chính thức tục sinh tạo ra danh sắc phù hợp với môi trường hiện khởi của chúng sinh và thức tục sinh này nâng đở, gìn giữ chúng sinh được tồn tại nhờ sức mạnh của ác quả ấy”. Như Phật ngôn:

“So na ca tāva kālaṃ kareyya yāva na taṃ pāpakammaṃ byantī hoti:



Nếu không có thời gian dài trôi chảy, ác quả (của) nghiệp ấy không tiêu hoại.

Để ngăn trừ dính mắc trong thức thực (tức là dính mắc trong danh sắc tốt đẹp), Đức Phật cho ví dụ 300 ngọn giáo.

Kinh văn nêu ví dụ: Đức vua bắt được tên trộm, Đức vua ra lịnh hành phạt tội nhân, vào buổi sáng đâm vào người tội nhân 100 ngọn giáo (satti), nhưng không cho tội nhân chết, vào buổi trưa đâm vào người tội nhân 100 ngọn giáo, vào buổi chiều đâm vào người tội nhân 100 ngọn giáo.

“Taṃ kiṃ maññattha bhikkhave, api nu so puriso divasaṃ tīhi sattisatehi haññamāno tato nidānaṃ dukkhaṃ domanassaṃ paṭisaṃvediyethā’ti?

Này các Tỳkhưu, các ngươi nghĩ thế nào? Người ấy trong một ngày bị đâm 300 ngọn giáo, do nhân duyên ấy có cảm thọ khổ ưu chăng?

Ekissāpi bhante, sattiyā haññamāno tato nidānaṃ dukkaṃ domanassaṃ paṭisaṃvediyetha; ko pana vādo tīhi sattisattehi haññamāno’ti.



- Bạch Thế Tôn, chỉ một ngọn giáo, do nhân duyên ấy có cảm thọ khổ ưu, còn nói gì bị đâm 300 ngọn giáo.

Evameva khvāhaṃ bhikkhave, viññāṇāhāro daṭṭhabboti vadāmi.

- Như vậy, này các Tỳkhưu, Ta nói thức thực cần phải nhận xét.

Viññāṇe, bhikkhave, āhāre pariññāte nāmarūpaṃ pariññātaṃ hoti.

Nāmarūpe pariññāte ariyasāvakassa natthi kiñci uttarikaraṇīyanti vadāmi.

-Này các Tỳkhưu, khi thức thực được hiểu rõ, thời danh sắc được hiểu rõ.

Khi danh sắc được hiểu rõ thời Ta nói rằng vị Thánh đệ tử không làm gì thêm nữa.”(2)

Với chỉ một vết thương cũng đau khổ, nhức nhối khôn tả rồi, huống hồ là 300 vết thương do ngọn giáo đâm vào chỉ trong một ngày, thì sự đau đớn khốc liệt vô cùng.

Sự tái sinh ví như bị ngọn giáo đâm vào, danh sắc hiện khởi ví như vết thương, những đau khổ khác biệt nhau sinh khởi từ vết thương ví như sự khổ khác biệt của danh sắc. Vết thương nối tiếp vết thương chỉ trong một ngày thì nỗi thống khổ của danh sắc này đủ để ngán ngẫm.

Khi có danh sắc thì có ba sự khổ phát sinh, đó là:

- Khổ khổ (dukkha dukkhatā).

Là sự khổ thân và khổ tâm. Thân nhận lãnh thọ khổ, tâm nhận lãnh thọ ưu.

- Hữu vi khổ (saṅkhāra dukkhatā).

Là sự khổ khi còn pháp hữu vi, pháp hữu vi luôn sinh diệt, còn sinh diệt thì còn dẫn đến khổ.

Lại nữa, còn pháp hữu vi (danh sắc) thì còn phải nhận lãnh những ác quả lẫn thiện quả do nghiệp đã tạo trong quá khứ hay trong hiện tại.

Chí đến Đức Chánh giác, khi chưa Vô dư Nípbàn, còn thân năm uẩn Ngài vẫn phải nhận những ác quả do ác - bất thiện nghiệp đã gieo trong quá khứ.

- Hoại khổ (viparinṇāma dukkhatā).

Là sự khổ sinh lên khi bị biến hoại, nói cách khác là do vô thường chuyển đổi. Như sự an lạc thân tâm mất đi, chúng sinh còn tham ái, cảm thấy khổ sở vô hạn.

Vị Thánh Anahàm Visākha có hỏi Thánh nữ Alahán Dhammadinnā:

“Sukha pan’ ayye vedanā kiṃ sukhā kiṃ dukkhā?



- Thưa Ni cô, đối với lạc thọ, cái gì lạc, cái gì khổ?”

Vị Thánh nữ Alahán đáp rằng:

“Sukhā kho āvuso Visākha, vedanā ṭhitisukhā vipariṇāmadukkhā.

- Này hiền giả Visākha, đối với lạc thọ, cái gì trú là lạc, cái gì biến hoại là khổ.(1)

Đức Phật dạy:

“Viññāṇa, bhikkhave, āhāre atthi rāgo atthi nandī atthi taṅhā, patiṭṭhitaṃ tattha viññāṇaṃ viruḷhaṃ.

Yattha patiṭṭhitaṃ viññāṇaṃ viruḷhaṃ, atthi tattha nāmarūpassa avakkanti.

Yattha atthi nāmarūpassa avakkanti, atthi tattha saṅkhārānaṃ vuddhi.

Yattha atthi saṅkhārānaṃ vuddhi atthi tattha āyatiṃ punabbhavābhinibbatti.

Yattha atthi āyatiṃ punabbhavābhinibbatti, atthi tattha āyatiṃ jātijarāmaranaṃ.

Yattha atthi āyatiṃ jātijarāmaranaṃ, sasokaṃ taṃ, bhikkhave sadaraṃ sa upāyāsanti

Này các Tỳkhưu, nếu đối với thức thực có tham, có hỷ, có ái, chỗ ấy thức được an trú, tăng trưởng.

Chỗ nào thức được an trú, tăng trưởng, chỗ ấy có danh sắc sanh.

Chỗ nào có danh sắc sanh, chỗ ấy có các hành tăng trưởng.

Chỗ nào có các hành tăng trưởng, chỗ ấy hữu được tái sinh trong tương lai.

Chỗ nào có sanh, già, chết trong tương lai, Ta nói chỗ ấy có sầu, có não (sđd).

Đối với chúng sinh là thai sinh, khi tục sinh có ba đoàn sắc là: Đoàn ý vật, đoàn tính (nam hay nữ), đoàn thân, sở dĩ ba đoàn này có mặt trước tiên vì:

- Đoàn thần kinh thân có nhiều nơi thân do đó đoàn thân sinh trước.

- Đoàn tính sinh lên để xác định nam hay nữ sau này.

-Đoàn ý vật sinh lên để làm nơi nương cho tâm tục sinh và những tâm hữu phần (bhavaṅga) sinh kế tiếp.

Đối với chúng sinh hóa sinh trong cõi có sắc, khi tâm tục sinh vừa hiện khởi thì những đoàn sắc do nghiệp tạo đồng sinh theo (cõi Phạm thiên Sắc giới có 4 đoàn : Đoàn nhãn, đoàn nhĩ, đoàn ý vật, đoàn mạng quyền. Chư thiên Dục giới, ngạ quỷ, chúng sinh địa ngục có đủ các đoàn sắc nghiệp tương ứng, Phạm thiên Vô tưởng thì tục sinh bởi đoàn mạng quyền).

Trong các đoàn sắc nghiệp có sắc vật thực bất ly (sắc vật thực trong đoàn bất ly), sắc vật thực bất ly là sắc do nghiệp thủ (kammupādāna) tạo thành, nghiệp thủ có là do ái tập khởi. Do đó, ái là tập khởi của đoàn thực.

Nên Đức Sāriputta dạy: “Từ tập khởi của ái, vật thực tập khởi”.

Nghĩa là khi còn ái thì còn tái sinh, còn luân hồi sinh tử. Duy trì sự tồn tại của chúng sinh là vật thực, nên nói “ái là tập khởi của vật thực”, rồi vật thực duyên ngược lại cho ái bằng Hổ tương duyên (nương qua nương lại, ví như hai cây nương vào nhau đứng vững trên đất).

Xúc thực duyên cho thọ, tư niệm thực duyên cho thức tái sinh, thức thực duyên cho danh sắc. Tất cả đều hiện khởi trong thời điểm tục sinh, do ái làm duyên.

Nên ghi nhận trong phần trí hiểu rõ về vật thực, Đức Sāriputta (XálợiPhất) trình bày hai loại vật thực:

Vật thực thành tựu do nghiệp thủ, vật thực thành tựu không do nghiệp thủ.

Nói cách khác: Có loại vật thực là nhân (vật thực thành tựu không do nghiệp thủ), có loại vật thực là quả (vật thực thành tựu do nghiệp thủ).

Vật thực thành tựu do nghiệp thủ.

Là ba thực (xúc, tư niệm và thức thực) trong tâm quả hiệp thế, và sắc vật thực trong sắc nghiệp.



Vật thực thành tựu không do nghiệp thủ.

- Là sắc do thời tiết tạo (utujarūpa), sắc do vật thực tạo, những loại sắc ấy đều có sắc vật thực trong đoàn bất ly.

Riêng sắc do tâm tạo (cittajarūpa), có loại thành tựu do nghiệp thủ (là sắc do tâm quả hiệp thế tạo ra), có loại thành tựu không do nghiệp thủ (là những sắc do những tâm ngoài tâm quả hiệp thế tạo ra).

- Tâm bất thiện, tâm thiện, tâm duy tác là thức thực, đều có xúc thực, tư niệm thực, đây là những vật thực thành tựu không do nghiệp thủ.

Đức Sāriputta (Xálợiphất) dạy: “Vật thực diệt do ái diệt”.

Tức là khi không còn ái thì vật thực thành tựu do nghiệp thủ hay thành tựu không do nghiệp thủ trong tương lai sẽ không tồn tại, riêng trong hiện tại, bao giờ còn 5 uẫn, vị Thánh Alahán vẫn còn vật thực.

Nên câu nói “vật thực diệt do ái diệt”, ám chỉ sau thời điểm viên tịch của vị Thánh Alahán, tức là không còn tái sinh.

Dứt phần giải về vật thực.

Tiêu đề 3. Trí hiểu rõ Tứ đế.

(Xin xem phần giải về Vô minh trong tập sách này, đồng thời xin tham khảo “Con đường cổ xưa” (Pūrāṇa maggaṃ), do Đại trưởng lão Piyadassī biên soạn, việt dịch Đại Đức Pháp Thông).



Tiêu đề 4. Trí hiểu rõ về già - chết.

Chánh kinh.

Chư Hiền, thế nào là già chết, thế nào là tập khởi của già chết, thế nào là đoạn diệt của già chết, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của già chết?.



Chư Hiền, khi nào vị Thánh đệ tử biết già chết (jarā maraṇañca pajānāti), biết căn nguyên già chết (jarāmaraṇa samudayañca pajānāti). Biết sự đoạn diệt của già chết, biết con đường đưa đến đoạn diệt của già chết... và thành tựu diệu pháp này.

Thế nào là già? Sự già cả (jarā), suy lão (jīraṇatā), rụng răng (khaṇdhicaṃ), tóc bạc (paliccaṃ), da nhăn (valittacatā), tuổi thọ ngày một hao mòn, sự lão hóa các căn (indriyānaṃ paripāko). Chư Hiền, như vậy gọi là già.

Thế nào là chết? Chết (cuti), chuyển đổi (cavanatā), hư hoại (bhedo), biến mất (antaradhānaṃ), chết rồi chết (maccumaranaṃ), thời các uẩn hư hoại (kālakiriyā khandhaṃbhedo), tử biệt (kaḷebarassa nikkhepo). Chư Hiền, như vậy gọi là chết.

Từ sự tập khởi (samudaya) của sinh (jāti), là sự tập khởi của già chết. Từ sự đoạn diệt của sinh (jātinirodhā) là sự đoạn diệt của già chết (jarāmaraṇanirodho). Thánh đạo tám ngành (ariyo aṭṭhanigiko maggo) là con đường đưa đến đoạn diệt già chết, tức là: Chánh kiến (sammādiṭṭhi), chánh tư duy (sammāsaṅkappo), chánh ngữ (sammāvācā), chánh nghiệp (sammākammanto), chánh mạng (sammā-ājīvo), chánh tinh tấn (sammāvāyāmo), chánhniệm (sammāsati), chánh định (sammāsamādhi)”.

Giải:

Già và chết là hai trong những đặc điểm của khổ, chúng là nơi trú của khổ. Nơi nào có già, chết, nơi ấy có khổ.

Đức Sāriputta hướng tâm chư Tỳkhưu quán xét cái khổ của năm uẩn, khởi đầu là già - chết.

A-Về sự già (jarā)

1- Ý nghĩa các từ.

- Già (jarā).

Già được định nghĩa là “sự cằn cỗi”, “sự suy thoái của các pháp hữu vi”.

Chữ jarā trong kinh văn ám chỉ thực tính pháp của già, tức là sự biến đổi của các pháp hữu vi, để dẫn đến cằn cỗi rồi hư hoại (bhaṅga).

- Suy lão (jīraṇatā).

Chữ jīraṇatā xuất phát từ ngữ căn jīr là “lớn lên, già lên” (1).

Jīraṇatā là nói đến hiện tượng già cỗi, như mắt mờ, tai điếc, lưng còng... Tức là nói đến già theo phương diện chế định. Jīraṇatā có thể dịch là “già tăng trưởng”.

Bất cứ danh sắc hữu vi nào, khi sinh lên sẽ có một giai đoạn tồn tại, cho dù thời gian ấy cực ngắn chỉ một sátna tiểu, sátna ấy được gọi là sátna trụ (khaṇaṭṭhiti). Chính sátna trụ gọi là già.



- Răng lung lay (khaṇḍicaṃ.

Từ trạng thái vững chắc đã trở thành suy nhược, không thể nghiền nát những vật thực cứng như thuở xưa.



- Tóc bạc (paliccaṃ).

Là sự biến dạng màu sắc, từ trạng thái đen nhánh của tuổi trẻ hiền thiện đầy sức sống, chuyển sang lốm đốm bạc (muối tiêu) rồi bạc trắng, báo hiệu “tuổi trẻ buổi thanh xuân, tiếp tục bỏ chúng ta” (vayoguṇā anupubbaṃ jahanti) ( 2).



- Da nhăn (valittacatā).

Là sự biến đổi từ làn da mịn màng trơn láng chuyển sang nhăn nheo.

- Sự lão hóa các căn (indriyānaṃ paripāko).

Paripāka nghĩa là “chín trọn vẹn”, tức là các căn quyền như mắt, tai, mũi, lưỡi và thân đã không còn “sức sống”, nó như trái cây chín muồi chỉ chờ giờ rơi rụng.

Đoạn kinh văn trên, Đức Xálợiphất nêu lên sự già, tiếp theo Ngài đề cập đến trạng thái già (jīraṇatā), rồi Ngài trình bày già theo chế định (răng lung lay, tóc bạc, da nhăn), sau cùng Ngài nói đến “già theo chân đế (sự lão hóa các căn)”.

2- Phân tích.

Có hai loại già: Già hiện bày (jākaṭajarā) và già bị che khuất (paṭicchanejarā).

a- Già hiện bày là “già của sắc pháp” hiển lộ sự biến dạng, sự thay đổi của thân như tóc bạc, da nhăn, các căn (indriya) bị hư hoại...

b- Già bị che khuất là sự già của pháp vô sắc (thọ, tưởng, hành, thức).

Sự già của pháp vô sắc bị che lấp là do pháp vô sắc sinh diệt quá nhanh, ví như một đóm lửa di động rất nhanh sẽ tạo thành một vệt lửa, khoảng trống giữa hai ngọn lửa đã bị che lấp.

“Evañhetaṃ Ānanda, hoti – jarādhammo yobbaññe, byādhidhammo ārogye, maraṇadhammo jīvite.

Sự thể là vậy, này Ānanda, tánh già nắm trong tuổi trẻ, tánh bịnh ở trong sức khỏe, tánh chết ở trong sự sống (1).

Phật ngôn trên nói lên ý nghĩa “già bị che khuất”.

Lại nữa, “già của sắc pháp” cũng có 2 loại: Già không thấy (avīcijarā) và già nhận thấy (savīcijarā).

a- Già không thấy (avīcijarā).

Chữ avīci nghĩa là “không khoảng cách, không gián đoạn”.

Na (không có) + vīci (khoảng cách) = avīci.

Đây là sự già của vàng, ngọc, đất, đá, mặt trời, mặt trăng ... tuy chúng vẫn có thay đổi nhưng rất khó nhận biết sự biến đổi của chúng trong khoảng thời gian ngắn, nhận thức được sự biến đổi của chúng phải có thời gian dài

Một đứa trẻ sơ sinh thay đổi hình hài từng giờ, từng ngày, nhưng bà mẹ không thể thấy sự thay đổi của hài tử, một tuần sau, một tháng sau mới nhận thấy.

Hoặc cây, lá, hoa, quả... đều biến đổi theo từng thời điểm, nhưng khó nhận thấy.

Hoặc như cõi Ba mươi ba (Tāvatiṃsa), các thiên nhân không có hiện bày sự già, tóc bạc răng long, mắt mờ, tai lãng, da nhăn, bịnh hoạn, nam chư thiên có sắc thân như thanh niên 20 tuổi cho đến trọn kiếp, nữ chư thiên thì có thân sắc như cô gái 16 tuổi cho đến trọn kiếp (2), tuy nhiên sự già của sắc pháp vẫn có, vì sắc pháp của thiên nhân vẫn sinh diệt.

Trong Tương Ưng kinh, phẩm Tương Ưng chư thiên có ghi nhận: “Một vị chư thiên đi đến yết kiến Đức Thế Tôn bạch kệ rằng:

“Upanīyati jīvitamappamāyu.

Jarūpanītassa na sati tāṇa…

Mạng sống bị dẫn dắt, tuổi thọ chẳng là bao.

Bị dẫn đến già nua, không có nơi dừng bước …”(3).

Bài kinh trên, chứng tỏ chư thiên vẫn có sự già, nhưng là “già không thấy”.

Có câu hỏi rằng: vị Chư thiên hay phạm thiên già như thế nào?.

Đáp rằng: Chư thiên và Phạm thiên chỉ có già theo chân đế, họ không có hiện tượng già như răng long, tóc bạc ...




tải về 2.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương