Luận Giải Kinh Chánh Tri Kiến


Vì sao thân những vị ấy không có hiện tượng già?



tải về 2.55 Mb.
trang9/22
Chuyển đổi dữ liệu07.07.2016
Kích2.55 Mb.
#1510
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22

Vì sao thân những vị ấy không có hiện tượng già?


Vì rằng: Thân Phạm thiên và Chư thiên lấy sắc nghiệp làm cơ bản, trong khi thân nhân loại, súc sanh ... có cả sắc thời tiết (utujarūpa), sắc vật thực thô, hai loại sắc này choán chỗ nhiều so với sắc nghiệp, do đó chúng hiện bày rõ hiện tướng già.

Tuy Chư thiên cũng dùng vật thực nhưng là loại tịnh thực, tan biến hòa lẫn khắp cơ thể không để lại chất cặn bã như nhân loại, mặt khác loại lửa trong thân Chư thiên rất cao nên tịnh thực đi vào cơ thể của các thiên nhân ví như giọt bơ rơi vào chảo nóng, tan biến không còn dấu vết.(1)



b- Già nhận thấy (savīcijarā).

Savīci = sa (có) + vīci (khoảng cách).

Là do có thời gian vừa đủ để chúng hiển lộ ra dấu hiệu cũ kỷ, già lão, thay đổi. Như hoa lá có sự thay đổi màu sắc rõ rệt, cây non tăng trưởng thành già cỗi, núi đá hao mòn, vàng ngọc biến đổi …

Già có hai loại khác nữa:



a- Già theo phương diện thế tục (paññatti), như người già, đồ vật cũ kỹ …

Bộ phân tích (vibhaṅga) của Tạng Thắng Pháp (abhidhamma piṭaka) có định nghĩa như sau:

“Tattha katamā jarā?

Yā tesaṃ tesaṃ sattānaṃ tamhi tamhi sattanikāye jarā jīraṇatā khaṇḍiccaṃ pāliccaṃ valittacatā āyuno saṃhāni indriyānaṃ paripāko ayaṃ vuccati “jarā”.



Ở đây, già là thế nào?

Đối với mỗi chúng sinh, có sự kiện cũ kỹ, già nua, răng long, tóc bạc, da nhăn, giảm tuổi thọ, chín mùi các căn trong thân hữu tình ấy. Đây gọi là già.(2)

b- Già theo thực tính pháp (sabhāvadhamma).

Là già theo từng sátna, là sátna trụ của pháp hữu vi.

Đại Trưởng lão Luận sư Saddhamma Jotika có trình bày trong Giáo lý duyên khởi (bằng Thái ngữ, Đại Đức Giác Nguyên Việt dịch), có nêu ra chín trường hợp già, bao gồm cả chân đế lẫn chế định, như sau:(3)

1’- Già theo chế định, có sáu loại:

a’. Già do tuổi đời chồng chất (vayovuddhijarā, chữ vuddhi nghĩa là “phát triển”).

Thông thường đời người có ba giai đoạn: giai đoạn thanh xuân (pathamavayā) là thời kỳ trẻ tuổi, giai đoạn trung niên là khoảng giữa cuộc đời và giai đoạn lão niên, là thời kỳ suy thoái của tuổi thọ và trạng thái già (jīraṇatā) đã hiển lộ rõ.

Theo Chánh giác tông (Buddhavaṃsa) “vào thời Đức Phật, tuổi thọ bình quân của nhân loại là 100 tuổi, cứ 100 năm giảm đi một tuổi, đến nay tuổi thọ bình quân của nhân loại là 75”. Sở dĩ tuổi thọ ngày càng giảm, là do nhân loại suy giảm thiện pháp, sống theo ác pháp nhiều, ác pháp tăng thì tuổi thọ giảm.

Nếu tính đời người là 75 tuổi thì giai đoạn thanh xuân từ 1 – 25 tuổi, giai đoạn trung niên từ 25 – 5o tuổi (đây là thời rực rỡ nhất của tuổi thọ), giai đoạn lão niên, từ 50 – 75 tuổi.

Nếu tính tuổi thọ đời người là 100 tuổi thì:

*- Giai đoạn thanh xuân: Từ 1 – 30 tuổi, chia ra ba chặng:

Giai đoạn tuổi dại khờ (mandasakavaya) từ 1 – 10 tuổi, đây là giai đoạn non trẻ nhất của đời người.

Giai đoạn vui chơi (khiddādasakavaya), từ 10 – 20 tuổi.

Giai đoạn dung sắc (vaṇṇadasakavaya), từ 20 – 30 tuổi, đây là giai đoạn hoàn chỉnh nhất của ngoại hình.

*- Giai đoạn trung niên: Từ 30 – 60 tuổi, giai đoạn này cũng có ba chặng:



Chặng bản lãnh (baladasakavaya) từ 30 – 40 tuổi, giai đoạn này khẳng định thể lực, đồng thời có nhiều năng lực hoạt động về thân.

Chặng mẫn tiệp (paññadasakavaya) từ 40 – 50 tuổi, đây là giai đoạn phát triển trí sung mãn nhất.

Chặng thối thất (hanidasakavaya) từ 50 – 60 tuổi, đây là chặng có dấu hiệu xuống dốc về mọi mặt (đối với thân và tâm).

*- Giai đoạn lão niên: Từ 60 – 100 tuổi, giai đoạn này có bốn chặng:



Chặng suy yếu (pabbharadasakavaya) từ 60 – 70, đây là chặng cơ thể trở nên suy yếu dần.

Chặng hư hoại dung sắc (vankadasakavaya) từ 70 – 80, đây là chặng lưng còng, tai lãng, mắt kém...

Chặng lú lẫn (momūhadasakavaya) từ 80 – 90, đây là chặng lãng trí của người già, khi nhớ khi quên...

Chặng thường nằm (sayanadasakavaya): từ 90 – 100, đây là chặng người già nằm một chỗ nhiều hơn là hoạt động qua các oai nghi đi, đứng, ngồi.

Trong “già do tuổi thọ chồng chất”, các Giáo thọ sư bảo rằng:

- Từ bé đến 40 tuổi (baladasakavaya) là già làm cho tăng trưởng (abhikkamajarā), gọi là “giai đoạn phát triển”.

- Còn từ 40 tuổi trở về sau là già làm cho thoái hóa (patikkamajarā), ở giai đoạn này hiện bày cơ thể suy thoái, gọi là “giai đoạn suy thoái”.

Như vậy, cả hai giai đoạn (phát triển hay suy thoái) đều là già.

b’. Già kéo dài (santatijarā).

Là sự già liên tiếp nhau, sự già này diệt đi sự già khác sinh lên, ví như trên sông, từng lượn sóng đuổi nhau nối tiếp. Cái già này liên tục theo đuổi chúng sinh cho đến tận cùng tuổi thọ, như Phật ngôn :

Yathā daṇḍena gopāta, gāvo pāceti gocaraṃ

Evaṃ jarā ca maccū ca, āyaṃ pācenti pāninaṃ


Với gậy, người lùa bò, lùa bò ra bãi cỏ


Cũng vậy, già và chết, lùa người đến mạng chung (1).

c’. Già tự nhiên (pakaṭajarā).

Là già do có biến tướng của da, tóc, răng … Loại già này tương tự già do tuổi thọ chồng chất.



d’. Già bị che lấp (avīcijarā).

e’. Già hiển lộ (savīcijarā).

f’. Già theo chế định (pannattijarā).

Là bao gồm 5 loại già trên, ngoài ra còn có những cách nói như “trí già dặn, kinh nghiệm già dặn …”.

2’- Già theo chân đế (paramatthajarā), có ba loại:

a’- Già theo từng sát na (khaṇikajarā).

Ám chỉ sátna Trụ của danh sắc hữu vi.

Tức là giai đoạn tồn tại của danh sắc, danh pháp hữu vi chỉ tồn tại sát na tiểu, còn sắc pháp tồn tại 49 sát na tiểu (kānadha).

b’-Sự già cỗi của danh pháp (paṭicchannajarā).

Tương tự như già do tuổi thọ chồng chất, chỉ khác về phương diện danh pháp.

Sự già cỗi của danh pháp có hai phương diện:

*-Khi bất thiện được sung mãn thì pháp thiện đi đến già cỗi rồi hoại tiêu.

Bậc trí không khinh thường ác nhỏ, một khi ác nhỏ được “chồng chất” sẽ làm hư hoại thiện pháp. Nghĩa là thiện pháp trở nên cằn cỗi.

“ Māvamaññetha pāpassa, na maṃ taṃ āgamissati.

Udabindunipātena, udakumbho’ pi pūrāti

Pūrati bālo pāpassa, thokathokam’ pi ācinaṃ.(2)

Không nên khinh thường điều ác, nói rằng “Nó không đến gần ta”. Từng giọt nhỏ rơi xuống, lâu ngày cũng làm đầy bình.

Dường thế ấy, người cuồng dạy góp nhặt mỗi lần chút ít điều ác, (ngày kia) sẽ bị cái ác thấm nhuần trọn vẹn.”

- Khi thiện pháp được tu tập (pháp thiện càng sung mãn) thì bất thiện pháp dần dần bị hao mòn (già).

Nghĩa là ác pháp già lão không còn sức mạnh, trái lại thiện pháp không già, nên bậc trí không khinh thường thiện nhỏ, khi thiện nhỏ được “chồng chất” sẽ làm hư hoại ác, bất thiện pháp.(3)

Seyyathāpi, bhikkhave, sāmuddhikāya nāvāya vettabandhanabandhāya cha māsāni udake pariyādāya hemantikena thalaṃ ukkhittāya vātātapaparetāni bandhanāni tāni pāvussakena meghena abhippavuṭṭhāni appakasireneva paṭippassambhanti, pūtikāni bhavanti.

Này các Tỳkhưu, ví như chiếc thuyền đi biển, đầy đủ cột buồm và bị mắc cạn trên bờ, trong sáu tháng bị nước làm cho hao mòn (pariyāyena), trong mùa khô, các dây buồm bị gió và mặt trời làm cho hư hoại, rồi trong mùa mưa lại thấm ướt (abhippavutthāni) bởi cơn giông rất dễ bị yếu hư và mục nát.

Evameva kho, bhikkhave, bhikkhuno ariyaṃ aṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ bhāvayato ariyaṃ aṭṭhaṅgikaṃ maggaṃ bahulīkaroto appakasireneva saṃyojanāni paṭippassambhanti pūtikāni bhavanti.



Cũng vậy, này các Tỳkhưu, một Tỳkhưu tu tập Thánh đạo tám ngành, làm cho sung mãn Thánh đạo tám ngành, rất dễ làm cho các kiết sử (saṃyojana – dây trói buộc) yếu mòn và mục nát (1).

Và:


Jīrantive rājarathā sucitta. Atho sarīraṃ pi jaraṃ upeti

Sataṃ ca dhammo na jaraṃ upeti. Santo have sabbhi pavedayanti.




tải về 2.55 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương