LỜi giới thiệU


CHƯƠNG IV QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP



tải về 1.02 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.02 Mb.
#23795
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

CHƯƠNG IV

QUẢN LÝ TÀI SẢN TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP.




I. Yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý tài sản trong các đơn vị HCSN

1. Yêu cầu của công tác quản lý tài sản trong các đơn vị hành chính- sự nghiệp.


Tài sản trong các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau như tài sản cố định, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu và giá trị tiền tệ, nó là những phương tiện vật chất đảm bảo phục vụ cho hoạt động ở các đơn vị hành chính sự nghiệp được tiến hành một cách bình thường và hoàn thành các nhiệm vụ chức năng được giao. Các ngành càng phát triển thì giá trị tài sản càng cao, chủng loại càng đa dạng. Tài sản trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thể chia thành các nhóm tài sản sau đây:

- Đất đai.

- Nhà làm việc, công trình xây dựng, vật kiến trúc gắn liền với đất đai.

- Các phương tiện máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải.

- Bàn, ghế, giường, tủ.

- Các nguyên, nhiên vật liệu v.v..

Tài sản trong các đơn vị hành chính sự nghiệp ngày càng nhiều loại giá trị ngày càng cao, đòi hỏi việc quản lý tốt ở các đơn vị sẽ góp phần thúc đẩy việc tiết kiệm chi ngân sách nhà nước cho việc mua sắm và xây dựng. Vì vậy trong công tác quản lý tài sản phải đảm bảo các yêu cầu: Sử dụng tài sản phải hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ tiêu chuẩn định mức, hết công suất và tổ chức quản lý tốt. Phải nắm vững tình hình tài sản về số lượng, chất lượng, giá trị.

Trên cơ sở đó để có kế hoạch mua sắm điều hòa sử dụng cho hợp lý, phục vụ tốt cho hoạt động của đơn vị.


2 . Nhiệm vụ quản lý tài sản trong đơn vị hành chính - sự nghiệp.


Để đảm bảo cho công tác quản lý tài sản và sử dụng tài sản có hiệu quả, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đối với công chức, viên chức nói chung làm bất cứ việc gì ở cương vị nào, đều phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản của cơ quan đơn vị, không được thờ ơ vô trách nhiệm.

- Đối với người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản, bằng mọi cách quản lý tốt, sử dụng có hiệu quả từ khâu tiếp nhận, bảo quản tại kho, chuyển giao cho người khác hoặc sử dụng trực tiếp.

- Đối với thủ trưởng các đơn vị cơ quan, các cấp, các ngành phải thường xuyên nắm vững tài sản thuộc phạm vi mình quản lý. Phải phân công trách nhiệm rõ ràng cho các bộ phận, cá nhân quản lý. Phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc quản lý sử dụng tài sản, chế độ hạch toán tài sản thuộc đơn vị. Thủ trưởng đơn vị phải gương mẫu chấp hành chế độ quản lý tài sản, xây dựng nội quy quản lý tài sản, giáo dục ý thức chấp hành bảo vệ tài sản cho cán bộ nhân viên và người lao động trong cơ quan đơn vị, kịp thời xử lý những trường hợp vi phạm nội quy bảo vệ tài sản.


II. Quản lý tài sản cố định trong các đơn vị hành chính- sự nghiệp.

1. Khái niệm, phân loại tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

1.1. Khái niệm:


Tài sản cố định là những tư liệu lao động và những tài sản khác có giá trị lớn. Theo thông tư 162/2014/TT-BTC ngày 6/11/2014 của Bộ Tài chính. Những tư liệu lao động và những tài sản khác được xác định là tài sản cố định phải thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:

- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

- Có nguyên giá từ 10.000.000 đ (mười triệu đồng) trở lên. Đối với những tài sản được quy định là đặc thù xếp vào tài sản cố định hữu hình thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên nhưng có giá trị từ 5.000.000 đ đến dưới 10.000.000 đ.

Những tài sản không thể đánh giá được giá trị thực của tài sản thì được gọi là tài sản đặc biệt, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật (như: hiện vật trưng bày bảo tàng, di tích lịch sử, …).

Tài sản có nguyên giá 10 triệu đồng trở lên, dễ vỡ, dễ hỏng (đồ dùng thủy tinh sành sứ) thì không quy định là tài sản cố định, trừ các trang thiết bị thí nghiệm nghiên cứu khoa học.

Đối với tài sản cố định trong quá trình sử dụng giá trị giảm dần nhưng về mặt hiện vật thì vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu.

Như vậy, tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp là những tư liệu lao động đạt mức quy định tối thiểu về giá trị và thời gian sử dụng, nó tham gia vào nhiều chu kỳ hoạt động, giá trị của nó bị giảm dần, nhưng về mặt hiện vật vẫn giữ nguyên trạng thái ban đầu ( đối với tài sản cố định hữu hình).

1.2. Phân loại tài sản cố định.


Tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau. Phân loại tài sản cố định là việc phân chia tài sản cố định theo các nhóm các loại khác nhau theo những tiêu thức nhất định. Tùy mục đích nghiên cứu để quản lý và tính hao mòn tài sản cố định mà người ta phân loại theo các tiêu thức khác nhau.

Phân loại theo kết cấu bao gồm: Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

+ Tài sản cố định hữu hình:

- Nhà cửa, vật kiến trúc

- Máy móc thiết bị.

- Phương tiện vận tải, truyền dẫn

- Thiết bị, dụng cụ quản lý.

- Súc vật làm việc, súc vật nuôi nghiên cứu thí nghiệm hoặc làm sản phẩm, cây lâu năm, vườn cây cảnh, cây ăn quả, hòn non bộ.

- Tài sản đặc biệt: hiện vật bảo tàng, cổ vật, tác phẩm nghệ thuật, sách, di tích lịch sử, …

- Tài sản cố định khác

+ Tài sản cố định vô hình:

- Giá trị quyền sử dụng đất

- Giá trị bằng phát minh, sáng chế

- Giá trị bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích

- Giá trị phần mềm máy vi tính

* Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản bao gồm:

- Tài sản cố định hình thành do mua sắm

- Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản

- Tài sản cố định hình thành do được cấp, được điều chuyển đến

- Tài sản cố định hình thành do được tặng, được cho


2. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định


Theo quy định hiện hành tất cả các loại tài sản cố định khi đưa vào sử dụng đều phải tính hao mòn và khấu hao, trừ các loại tài sản cố định sau đây không phải tính hao mòn:

- Tài sản cố định là giá trị quyền sử dụng đất

- Tài sản cố định đặc biệt

- Tài sản cố định đơn vị thuê sử dụng

- Tài sản cố định bảo quản hộ, giữ hộ, cất trữ hộ nhà nước

- Các loại tài sản cố định đã tính hết hao mòn nguyên giá mà vẫn còn sử dụng được

- Các loại tài sản cố định chưa tính hao mòn hết nguyên giá mà đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được

Trong quá trình sử dụng tài sản cố định đều bị hao mòn. Hao mòn tài sản cố định do nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi các thuộc tính cơ lý hóa, do điều kiện tự nhiên hoặc sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Vì vậy mà làm cho giá trị sử dụng và giá trị bị giảm dần.

Như vậy, hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng của các tài sản cố định trong quá trình hoạt động.

Hao mòn tài sản cố định được phân thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình:

Hao mòn hữu hình là hao mòn về mặt vật chất do thay đổi thuộc tính cơ lí, hóa làm giảm giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định.

Nguyên nhân và mức độ hao mòn hữu hình phụ thuộc vào quá trình sử dụng tài sản như về thời gian, cường độ sử dụng, việc chấp hành các quy trình quy phạm kĩ thuật trong sử dụng bảo dưỡng và bảo quản, các yếu tố về tự nhiên môi trường ngoài ra còn phụ thuộc vào chất lượng tài sản.

Hao mòn vô hình là hao mòn giảm thuần túy về mặt giá trị của tài sản, do sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Những loại tài sản cố định cùng loại được sản xuất trong những thời kì sau thường có giá rẻ hơn nhưng công suất năng lực phục vụ cao hơn bởi vì sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật làm cho năng suất lao động ngày càng cao hơn và hao phí nguyên vật liệu ngày càng ít hơn làm cho giá rẻ hơn.

Hao mòn tài sản cố định mỗi năm được tính một lần vào tháng mười hai trước khi khóa sổ kế toán.

Mức hao mòn hàng năm của tài sản cố định được tính theo công thức sau:


Mức hao mòn hàng năm của từng loại tài sản cố định

=


Nguyên giá của tài sản cố định

x

Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)

Nguyên giá của tài sản cố định về nguyên tắc được xác định trên cơ sở chi phí thực tế mà cơ quan đơn vị phải chi ra để hình thành và đưa tài sản cố định vào sử dụng (xác định nguyên giá của từng loại tài sản cố định cụ thể được quy định tại thông tư 162/2014/TT_BTC ngày 6/11/2014 của Bộ tài chính)

Tỷ lệ hao mòn tài sản cố định là tỉ lệ phần trăm hao mòn hàng năm so với nguyên giá tài sản cố định. Công thức xác định :



Tỷ lệ hao mòn hàng năm (% năm)

=


Mức hao mòn hàng năm

x

100

Nguyên giá tài sản cố định

Hay

Tỷ lệ hao mòn hàng năm (% năm)

=

1

x

100

Thời gian sử dụng của tài sản cố định

Hàng năm trên cơ sở sự hao mòn tăng, giảm phát sinh trong năm, đơn vị tính hao mòn của tất cả tài sản cố định tại cơ quan đơn vị cho năm đó theo công thức:

Số hao mòn tài sản cố định tính đến năm n

=

Số hao mòn tài sản cố định đã tính đến năm n-1

+

Số hao mòn tài sản cố định tăng trong năm n

-

Số hao mòn tài sản giảm trong năm n

Trong một số trường hợp khi tính tài sản cố định tăng, giảm hoặc thời gian sử dụng và nguyên giá tài sản cố định thay đổi cần chú ý một số quy định sau:

- Tài sản cố định tăng, giảm tháng này thì tháng tiếp theo mới tính tăng, giảm hao mòn tài sản cố định.

- Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá tài sản cố định thay đổi phải xác định lại mức hao mòn trung bình năm của tài sản cố định theo công thức:





Mức hao mòn trung bình hàng năm

=

Giá trị còn lại trên sổ kế toán




Thời gian sử dụng xác định lại tài sản cố định (hoặc thời gian sử dụng còn lại)

Thời gian sử dụng còn lại

=

Thời gian sử dụng đã quy định của tài sản cố định

-

Thời gian đã sử dụng của tài sản cố định




Thời gian sử dụng và tỉ lệ tính hao mòn các loại tài sản cố định (xem phụ lục số 2)

- Mức hao mòn tài sản cho năm cuối cùng là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản cố định đó.

Trong các đơn vị sự nghiệp những tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được quản lí sử dụng và trích khấu hao theo chế độ quy định như các đơn vị sản xuất kinh doanh theo thông tư 45/2013/TT_BTC ngày 25/04/2013 của Bộ tài chính (hướng dẫn chế độ quản lí, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định)



tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương