LỜi giới thiệU


Nội dung chủ yếu quản lý tài sản cố định



tải về 1.02 Mb.
trang9/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.02 Mb.
#23795
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17

3. Nội dung chủ yếu quản lý tài sản cố định

3.1. Xây dựng tiêu chuẩn, định mức.


Tài sản cố định trong đơn vị hành chính sự nghiệp có nhiều loại khác nhau, có loại tài sản được trang bị có tính chất thông thường, có loại tài sản trang bị có tính chất chuyên môn. Vì vậy đòi hỏi phải xây dựng các tiêu chuẩn định mức cho từng loại cơ quan, đơn vị để đảm bảo sử dụng hợp lí, hiệu quả, tiết kiệm phục vụ tốt cho công tác tránh nơi thiếu nơi thừa.

Khi xây dựng định mức trang bị phục vụ công tác của cơ quan đơn vị cần phải tính đến đối tượng để tính tiêu chuẩn. Nếu không đủ tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của nhà nước thì không được mua sắm trang bị, khả năng tài chính của đơn vị, khả năng sử dụng tài sản của đội ngũ công chức, viên chức, tránh trường hợp trang bị những tài sản hiện đại nhưng khả năng trình độ sử dụng thấp gây lãng phí. Khi trang bị tài sản phải xem xét đến thời gian sử dụng của tài sản, để đảm bảo tài sản sử dụng lâu bền phục vụ tốt cho công tác.


3.2. Quản lí ở khâu mua sắm:


Khi mua sắm tài sản phải căn cứ trên cơ sở có nhu cầu hay không, trong dự toán có được duyệt hay không. Mua sắm phải có kế hoạch, căn cứ vào kế hoạch được duyệt, đảm bảo đủ điều kiện phục vụ cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

3.3. Quản lí ở khâu nhập, xuất, di chuyển tài sản.


Tài sản mới khi mua về, xây dựng mới phải có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp lệ, phải thành lập ban kiểm nhận và lập biên bản kiểm nhận. Tài sản là máy móc thiết bị phải cho vận hành thử để đảm bảo chất lượng của tài sản.

Khi xuất tài sản đưa vào sử dụng phải căn cứ vào nhu cầu công tác và phải đảm bảo nguyên tắc theo quy định, phải có hóa đơn chứng từ xuất kho và có lệnh xuất kho của thủ trưởng cơ quan đơn vị.

Khi di chuyển tài sản, nếu di chuyển trong nội bộ đơn vị phải có lệnh của thủ trưởng đơn vị. Nếu di chuyển ra bên ngoài (đối với tài sản được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước) phải báo cáo cơ quan tài chính xét và ra văn bản. Nếu có thu tiền phải nộp vào ngân sách nhà nước.

3.4.Quản lý ở khâu sử dụng và thanh lí tài sản :


Sử dụng tài sản, đơn vị phải giao trách nhiệm rõ ràng cho từng người, từng bộ phận quản lí.

Trong quá trình sử dụng phải có chế độ bảo dưỡng sửa chữa đảm bảo cho tài sản hoạt động được lâu dài.

Các tài sản hư hỏng phải được sửa chữa lại để sử dụng, lúc hỏng không sửa chữa được mới hủy bỏ thanh lí. Khi hủy bỏ thanh lí tài sản phải thành lập hội đồng thanh lí tài sản, hội đồng có trách nhiệm xem xét, đánh giá, kết luận những tài sản không sử dụng được cần thanh lí, hủy bỏ và lập biên bản báo cáo cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính.

Khi có ý kiến giải quyết bằng văn bản của cấp trên mới được hủy bỏ và thanh lí, nếu có thu tiền thì nộp vào ngân sách nhà nước (đối với tài sản được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước).


3.5. Sổ sách theo dõi:


Tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp đều phải mở sổ sách theo dõi quá trình quản lí sử dụng tài sản cố định của đơn vị.

Bộ phận quản trị có trách nhiệm quản lí chung tài sản của đơn vị, lập sổ theo dõi tài sản giao cho các bộ phận cá nhân trong đơn vị sử dụng. Bộ phận kế toán phải mở sổ sách hạch toán kế toán tài sản theo chế độ kế toán tài sản hiện hành. Sổ sách phải được ghi chép cập nhật. Đồng thời phải thường xuyên theo dõi việc chấp hành chế độ quản lí tài sản, kịp thời báo cáo với thủ trưởng đơn vị khi có tài sản mất mát hư hỏng.


III. Quản lý nguyên nhiên vật liệu, công cụ,dụng cụ trong các đơn vị hành chính- sự nghiệp

1. Xây dựng các định mức .


Nguyên vật liệu,công cụ,dụng cụ là bộ phận của tài sản thuộc tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN).

Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bao gồm nhiều loại khác nhau có công dụng và vai trò khác nhau trong quá trình hoạt động bao gồm: Công cụ dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế v.v.

Vì vậy, các cơ quan đơn vị cần tổ chức quản lý chặt chẽ trên tất cả các khâu từ mua sắm, vận chuyển, bảo quản và sử dụng. Đồng thời phải xây dựng được các tiêu chí định mức về vật liệu đảm bảo phục vụ kịp thời đầy đủ và hiệu quả các loại công cụ, dụng cụ, các loại nguyên vật liệu. Khi quản lý nguyên vật liệu cần xây dựng một số định mức sau đây:

1.1. Định mức sử dụng vật liệu:


Định mức sử dụng nguyên vật liệu là mức tiêu hao (mức dùng) về nguyên vật liệu cần thiết cho một công việc nhất định trong một thời gian nhất định.

Định mức sử dụng nguyên vật liệu nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu sử dụng nguyên vật liệu tiết kiệm và hiệu quả. Đồng thời làm căn cứ để xây dựng kế hoạch mua sắm phục vụ tốt cho quá trình hoạt động của đơn vị.

Khi xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu cần dựa vào các căn cứ sau đây:

- Số liệu tích lũy của một quá trình sử dụng thực tế

- Yêu cầu nâng cao chất lượng công tác và tiết kiệm

- Các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của nhà nước quy định hiện hành.


1.2. Định mức dự trữ nguyên vật liệu:


Định mức dữ trữ nguyên vật liệu là định mức tồn kho về nguyên vật liệu

Định mức dự trữ nhằm mục đích đảm bảo đủ nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu công tác tránh tình trạng nguyên vật liệu không đủ phục vụ công tác hoặc ngược lại dữ trữ quá nhiều gây hư hỏng hao hụt và ứ động vốn kinh phí gây ra lãng phí.

Căn cứ để xây dựng định mức dự trữ là định mức sử dụng bình quân 1 ngày và thời gian cung cấp cách nhau (khoảng cách giữa hai kỳ mua hàng).

group 164Công thức:

Định mức giữ trữ bao gôm: Đinh mức tối đa và định mức tối thiểu.

Định mức tối đa là mức tồn kho lớn nhất (mức trần) đề phòng các trường hợp bất trắc rủi ro có thể xảy ra, trường hợp có xảy ra những vẫn đảm bảo cho các cơ quan hoạt động bình thường.

Cgroup 166ông thức:

Định mức tối thiểu là mức dự trữ thấp nhất (mức sàn) nhằm đảm bảo cho hoạt động cơ quan bình thường.


1.3. Định mức hao hụt.


Định mức hao hụt là mức quy định về hao hụt tự nhiên của các loại nguyên vật liệu trong quá trình bảo quản.

Khi xây dựng định mức này căn cứ vào tính chất lý, hóa học của từng loại nguyên vật liệu, điều kiện môi trường và kinh nghiệm thực tế trong quá trình sư dụng và bảo quản.

Định mức này có tác dụng để giúp cho thủ kho,các đơn vị sư dụng biết mà bảo quản nguyên vật liệu tốt hơn, đồng thời là cơ sở để xác định trách nhiệm vật chất trong quản lý bảo quản nguyên vật liệu.



tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương