LỜi giới thiệU


II. Vị trí, yêu cầu của công tác quản lý quỹ tiền lương



tải về 1.02 Mb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.02 Mb.
#23795
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

II. Vị trí, yêu cầu của công tác quản lý quỹ tiền lương

1. Vị trí của công tác quản lý quỹ tiền lương.


Công tác quản lý quỹ tiền lương trong khu vực hành chính sự nghiệp rất quan trọng, nó là một trong những đối tượng cơ bản của công tác quản lý tài chính. Quản lý quỹ tiền lương có liên quan đến tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và từng cơ quan, đơn vị nói riêng. Quản lý quỹ tiền lương liên quan đến các chính sách chế độ của nhà nước đối với người lao động, liên quan đến các mặt cân đối lớn của nền kinh tế trong toàn xã hội, trong dự toán chi của đơn vị dự toán thì quỹ tiền lương chiếm tỷ trọng tương đối lớn (60% đến 70% dự toán). Do đó tiết kiệm chi tiền lương sẽ góp phần tiết kiệm tài chính nói chung.

2. Yêu cầu của công tác quản lý quỹ tiền lương:


Trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, để quản lý tốt quỹ tiền lương các cơ quan, đơn vị phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

Sử dụng quỹ tiền lương hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm. Sử dụng quỹ tiền lương hợp lý là sử dụng quỹ tiền lương phù hợp với yêu cầu về lao động, đáp ứng các chỉ tiêu lao động cho phép. Sử dụng quỹ tiền lương đúng mục đích là sử dụng quỹ tiền lương cho việc trả lương, trả công lao động cho số lao động làm việc trong các cơ quan đơn vị, sử dụng tiền nào việc ấy, không được lấy quỹ tiền lương chi cho việc khác và ngược lại. Tiết kiệm quỹ tiền lương phải trên cơ sở tiết kiệm lao động, đồng thời đảm bảo các chính sách chế độ tiền lương.

Thực hiện đúng các chính sách, chế độ, nguyên tắc về lao động và tiền lương.

Tiền lương liên quan đến quyền lợi người lao động và tổ chức bộ máy nhà nước, nên phải tổ chức quản lý chặt chẽ và thực hiện đúng các chính sách chế độ, đảm bảo đúng, đủ, kịp thời đến tận tay người lao động.

Thông qua công tác quản lý quỹ tiền lương giúp cho các đơn vị cơ quan thực hiện cải tiến công tác tổ chức, lề lối làm việc nhằm đưa chất lượng quản lý tài chính lên một bước cao hơn, tốt hơn, lành mạnh hơn.

Với việc thực hiện tốt các yêu cầu trên góp phần vào việc ổn định lưu thông tiền tệ, ổn định giá cả, nâng cao sức mua của đồng tiền, nâng cao đời sống và phúc lợi của người lao động.


III. Cơ sở của công tác quản lý quỹ tiền lương

1. Mối quan hệ giữa quản lý lao động và quản lý quỹ tiền lương


Trong cơ quan đơn vị HCSN việc quản lý lao động và quản lý quỹ tiền lương là hai mặt công tác quản lý khác nhau.

Quản lý lao động là quản lý con người trên nhiều mặt như: Chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và có tổ chức bộ phận quản lý riêng đó là tổ chức cán bộ. Quản lý quỹ tiền lương là quản lý phần tiền chi ra để trả lương, trả công cho người lao động nhằm bù đắp về hao phí lao động và nằm trong sự phân phối chung của cơ quan tài chính.

Tuy là hai mặt quản lý khác nhau, nhưng hai mặt công tác trên có quan hệ mật thiết với nhau. Công tác quản lý lao động là cơ sở của công tác quản lý quỹ tiền lương. Không có chỉ tiêu lao động sẽ không có chỉ tiêu quỹ tiền lương. Hay nói cách khác, quản lý quỹ tiền lương phải lấy công tác quản lý lao động làm tiền đề.

2. Cơ sở của công tác quản lý quỹ tiền lương.


Để quản lý tốt quỹ tiền lương đòi hỏi các cơ quan đơn vị phải dựa vào những cơ sở sau đây:

Thứ nhất là tổ chức bộ máy nhà nước. Đối với khu vực HCSN cơ sở chủ yếu để quản lý quỹ tiền lương là tổ chức bộ máy. Vì vậy muốn quản lý quỹ tiền lương các đơn vị phải tổ chức sắp xếp bộ máy của cơ quan, đơn vị sao cho hợp lý, phải dựa vào chức năng, nhiệm vụ được giao để xác định số lao động cần thiết và đủ để đảm bảo hoạt động. Trong đơn vụ cần chú ý bố trí lao động thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với tỷ lệ thích đáng để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, những lao động gián tiếp, hành chính, tạp vụ phải hết sức tiết kiệm.

Thứ hai phải dựa vào các chính sách, chế độ thể lệ nguyên tắc quản lý quỹ tiền lương và quản lý lao động. Để quản lý quỹ tiền lương và quản lý lao động, cơ sở pháp lý đó là các chủ trương chính sách của Đảng và chế độ nguyên tắc của Nhà nước ban hành, yêu cầu các cơ quan đơn vị phải chấp hành.

Thứ ba phải dựa vào những cơ sở pháp lý khác. Đó là các chỉ tiêu về lao động được duyệt, số lượng lao động cần thiết xác định cho một đơn vị, cơ quan từng năm, các chỉ tiêu về quỹ tiền lương.

Khi xác định số lượng lao động cần thiết cho một cơ quan, đơn vị thông thường sử dụng hai chỉ tiêu sau:


  1. Chỉ tiêu lao động tối đa:

Chỉ tiêu lao động tối đa là chỉ tiêu quy định số lượng lao động lớn nhất trong kỳ kế hoạch mà các cơ quan có sử dụng lao động không được vượt quá. Mục đích của chỉ tiêu này là nhằm khống chế các đơn vị tăng lao động một cách tùy tiện.

Công thức xác định chỉ tiêu lao động tối đa:



Số lượng lao động tối đa

=

Khối lượng công việc lớn nhất

Tiêu chuẩn biên chế

(2) Chỉ tiêu lao động bình quân:

Trong các đơn vị HCSN số lượng lao động là chỉ tiêu thời điểm, số lượng lao động nhiều hay ít tùy thuộc vào yêu cầu công tác. Vì vậy sự biến động của số lao động làm cho chỉ tiêu lao động thường xuyên thay đổi. Để đánh giá cho một thời kỳ người ta dùng chỉ tiêu lao động bình quân. Số lao động bình quân là số lao động có mặt bình quân ở mọi thời điểm trong năm. Chỉ tiêu lao động bình quân là cơ sở cho việc lập dự toán quỹ tiền lương và các nhu cầu khác trong dự toán của đơn vị.

Cgroup 161ông thức xác định

Trong đó:



Số lao động tăng (giảm) bình quân trong năm KH


=


Số lao động tăng (giảm) trong năm kế hoạch

x

Số tháng làm việc (hoặc thôi làm việc) của số lao động tăng (giảm)

12

Viết dưới dạng toán học, số lao động bình quân năm KH được xác định theo công thức:



straight connector 129

Trong đó:

: Số lao động bình quân năm KH

 : Số lao động có đầu năm KH

 : Số lao động tăng tại tháng thứ i

 : Số tháng làm việc của số lao động tăng tại tháng thứ i

 : Số lao động giảm tại tháng thứ j

: Số tháng thôi làm việc của số lao động giảm tại tháng thứ j

(i,j=)




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương