LỜi giới thiệU


III. Nguyên tắc và phương pháp quản lý tài chính tại các đơn vị HCSN



tải về 1.02 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.02 Mb.
#23795
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

III. Nguyên tắc và phương pháp quản lý tài chính tại các đơn vị HCSN.

1. Các nguyên tắc chủ yếu về quản lý tài chính đơn vị HCSN.


Khi quản lý tài chính các đơn vị HCSN cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Chi tiêu HCSN phải thực hiện theo tiêu chuẩn định mức qui định, chi đúng mục đích, đúng dự toán được duyệt, không được lấy khoản chi này để chi cho các khoản chi khác nếu không được cơ quan tài chính đồng ý.

- Triệt để tiết kiệm chống lãng phí, các khoản chi có tính chất không cần thiết, phô trương hình thức thì không được phép chi, các khoản tiết kiệm sẽ được sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị.

- Thực hiện lập dự toán, quyết toán của Nhà nước, việc chi tiêu phải có đầy đủ chứng từ hợp lệ, hợp pháp để làm căn cứ cho cơ quan tài chính giám sát, kiểm tra.

- Thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính đối với các khoản thu sự nghiệp, thu đúng, thu đủ, kịp thời và hạch toán đầy đủ vào sổ sách kế toán, đảm bảo chi tiêu từ các khoản trên phải đúng qui định được duyệt.

- Quản lý các khoản chi tiêu HCSN phải luôn gắn liền với chức năng nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị, đảm bảo cho các cơ quan đơn vị vừa hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao vừa đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính.


2. Phương pháp quản lý tài chính đơn vị HCSN

2.1. Các hình thức quản lý


Quản lý tài chính của các đơn vị HCSN bao gồm các hình thức sau:

* Quản lý theo hình thức thu đủ - chi đủ: Nghĩa là trong quá trình hoạt động đơn vị thu được bao nhiêu nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước và nhu cầu chi tiêu bao nhiêu ngân sách nhà nước cấp phát đủ theo dự toán được duyệt.

Hình thức này áp dụng cho các đơn vị có số thu ít không đáng kể, không thường xuyên so với các khoản ngân sách nhà nước chi ra cho đơn vị.

Quản lý theo hình thức này có nhược điểm: không gắn số thu với số chi, hạn chế quyền tự chủ của các đơn vị. Vì vậy, không thúc đẩy các đơn vị quan tâm đến việc khai thác nguồn thu.

*Quản lý theo hình thức tự chủ tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính (theo nghị định 130/2005 và nghị định 117/2013/NĐ-CP của chính phủ ngày 7/10/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005)

Đối tượng áp dụng hình thức này là những cơ quan hành chính các cấp từ trung ương đến cấp xã phường thị trấn theo qui định.

Các đơn vị này được chủ động phân bổ và sử dụng các khoản kinh phí thường xuyên được giao tự chủ cho phù hợp với nhu cầu thực tế.

Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm được xác định và giao hằng năm bao gồm:



  • Khoán quỹ lương theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán quỹ lương trên cơ sở biên chế được giao năm 2013.

  • Khoán chi hoạt động thường xuyên theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao trên cơ sở vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và định mức phân bổ ngân sách nhà nước hiện hành; trường hợp cơ quan chưa được phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức thì thực hiện khoán theo số biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm 2013.

  • Chi mua sắm sữa chữa thường xuyên (trừ mua sắm sửa chữa theo đề án)

  • Chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên đã xác định được khối lượng công việc và theo tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có thẩm quyền.

+ Sử dụng kinh phí được giao được thực hiện theo quy định hiện hành.

+ Không tăng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 9 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định này.

+ Được quyết định việc sắp xếp phân công cán bộ công chức theo vị trí việc làm để bảo đảm hiệu quả thực thi nhiệm vụ cơ quan.

+ Được quyền quyết định việc sử dụng kinh phí tiết kiệm từ các khoản chi thường xuyên, trường hợp chưa sử dụng hết trong năm thì được chuyển cho năm sau.

Kinh phí tiết kiệm được từ quĩ lương do thực hiện tinh giảm biên chế được sử dụng toàn bộ cho mục đích tăng thu nhập của cán bộ công chức.

Phạm vi sử dụng kinh phí tiết kiệm được:

- Bổ sung thu nhập cho cán bộ công chức: Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được áp dụng hệ số tăng thêm quỹ tiền lương tối đa không quá 1,0 lần so với mức tiền lương ngạch ,bậc,chức vụ do nhà nước quy định để chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ,công chức.

- Chi khen thưởng.

- Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của cán bộ công chức.

- Trích lập quỹ dự phòng để ổn định thu nhập cho cán bộ, công chức. Số kinh phí tiết kiệm được cuối năm chưa sử dụng hết được chuyển vào quỹ dự phòng ổn định thu nhập.

- Trong năm, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được tạm ứng từ dự toán đã giao thực hiện chế độ tự chủ để chi thu nhập tăng thêm, chi cho các hoạt động phúc lợi, chi bổ sung phục vụ các hoạt động nghiệp vụ.

- Quản lý theo hình thức này góp phần đổi mới cơ chế quản lý biên chế và kinh phí đối với các cơ quan quản lý hành chính và các tổ chức được nhà nước cấp kinh phí, thúc đẩy việc sắp xếp bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, góp phần tiết kiệm, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí hành chính trong các cơ quan đơn vị.



* Quản lý theo cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu công lập (theo nghị định 43/2006 của chính phủ)

Hình thức này áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập. Là đơn vị dự toán độc lập có con dấu và tài khoản riêng, có tổ chức bộ máy kế toán theo đúng qui định.

Các đơn vị được tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, về tổ chức bộ máy nhân sự và tự chủ về tài chính.

Đơn vị sự nghiệp được quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm trong việc xác định nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động của mình phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Được thành lập mới hoặc giải thể, sáp nhập các tổ chức sự nghiệp trực thuộc trong phạm vi thẩm quyền của mình. Được ký kết hợp đồng thuê lao động đối với những công việc không cần thiết bố trí lao động thường xuyên. Được quyết định tuyển dụng cán bộ viên chức theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Được sắp xếp bố trí điều động cán bộ cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ. Đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự bảo đảm 1 phần chi phí hoạt động thường xuyên.

Nguồn thu bao gồm: thu từ nguồn ngân sách cấp phát thu từ hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Đơn vị được chủ động sử dụng nguồn thu này cho hoạt động thường xuyên theo qui định hiện hành.

Hàng năm khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo qui định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) đơn vị được sử dụng theo trình tự:

+ Trích tối thiểu 25% lập quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp.

+ Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động tối đa không quá 3 lần tiền lương cấp bậc chức vụ trong năm.

+ Trích lập quĩ khen thưởng, quĩ phúc lợi, quĩ dự phòng ổn định thu nhập.

Đối với đơn vị sự nghiệp được phép giữ lại các khoản thu đó, tự bảo quản toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước không cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

Việc sử dụng kết quả tài chính trong năm giống đơn vị sự nghiệp có thu đảm bảo 1 phần chi phí.

Riêng đối với phần thu nhập tăng thêm cho người lao động thì được quyền quyết định tổng mức chi tiêu sau khi đã trích lập quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp.


2.2. Các biện pháp quản lý


Quản lý tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp đòi hỏi phải căn cứ vào tính chất đặc điểm hoạt động của từng ngành từng đơn vị cơ quan để áp dụng các biện pháp quản lý cho phù hợp. Trong quản lý tài chính đơn vị HCSN có 3 biện pháp sau đây:

- Quản lý theo dự toán kinh phí: Quản lý theo biện pháp này nghĩa là trong quá trình hoạt động chỉ căn cứ vào nhu cầu thực tế để tính toán lập dự toán và cấp phát kinh phí. Quản lý theo biện pháp này có nhược điểm làm cho các đơn vị thiếu chủ động trong việc chi tiêu nặng về công tác hành chính sự vụ.

- Quản lý theo tiêu chuẩn định mức chi tiêu. Định mức chi tiêu là mức chi qui định cho một công việc nhất định trong một thời gian nhất định. Đây là biện pháp quản lý tiêu biểu nhất bởi vì: Tiêu chuẩn định mức chi tiêu là cơ sở thực hành tiết kiệm (tiết kiệm cả về thời gian lao động và tiền bạc).

Quản lý theo tiêu chuẩn, định mức chi tiêu sẽ nâng cao được tinh thần trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan đơn vị trong công tác quản lý tài chính. Đồng thời là cơ sở để cải tiến công tác lề lối làm việc và cải thiện mối quan hệ giữa các cấp, các ngành và các đơn vị.



- Quản lý theo hợp đồng kinh tế đấu thầu, khoán chi. Quản lý theo biện pháp này giúp cho các đơn vị chủ động trong quản lý thu chi tài chính, thúc đẩy các đơn vị phấn đấu phát triển sự nghiệp tăng thu tiết kiệm chi để có doanh lợi, hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, cải thiện nâng cao phúc lợi cho người lao động.

Tóm lại, trong ba biện pháp trên, việc áp dụng biện pháp nào là tùy thuộc vào tính chất đặc điểm hoạt động của các cơ quan, đơn vị cho phù hợp.





tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương