LỜi giới thiệU


CHƯƠNG II QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP



tải về 1.02 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.02 Mb.
#23795
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

CHƯƠNG II

QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG TRONG CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP

I. Nội dung quỹ tiền lương

1. Khái niệm về quỹ tiền lương trong các đơn vị hành chính sự nghiệp


Quỹ tiền lương trong các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) là số tiền NSNN chi ra hàng năm để dùng vào việc trả lương và trả công cho số lao động làm việc trong các đơn vị HCSN theo số lượng và chất lượng lao động.

2. Nội dung quỹ tiền lương


Quỹ tiền lương bao gồm tiền lương và phụ cấp lương.

2.1. Tiền lương (gọi là lương chính)

Trong hệ thống mục lục ngân sách nhà nước tiền lương được mã hóa Mục 6000.

Tiền lương là thành phần chính của quỹ tiền lương để trả cho công chức, viên chức, người lao động theo các bậc lương mà họ đã được xếp vào trong các thang lương của nhà nước quy định hiện hành.

Hiện nay chế độ tiền lương đối với các đơn vị HCSN được thực hiện theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2004, Quyết định 128/2004/QĐ-TW của ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ngày 14/12/2004 và Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ quốc hội ngày 30/9/2004.

Căn cứ vào hệ thống mục lục NSNN được ban hành theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 của Bộ tài chính và Thông tư số 217/2012/TT-BTC ngày 17/12/2012 về sửa đổi bổ sung hệ thống mục lục NSNN

Tiền lương bao gồm các thành phần sau:

- Lương ngạch, bậc theo quỹ lương được duyệt (Mã hóa tiểu mục 6001) .Đây là tiền lương trả cho người lao động trong biên chế chính thức của các đơn vị HCSN.

- Lương tập sự, công chức dự bị (Mã hóa tiểu mục 6002). Là tiền lương cho những người khi được tuyển dụng vào biên chế nhưng để được biên chế chính thức thì còn phải qua thời gian tập sự nghề nghiệp (thử việc). Thời gian tập sự (đối với công chức) được quy định theo Nghị định 24/2010/ NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ.

+ Công chức loại C thời gian tập sự 12 tháng.

+ Công chức loại D thời gian tập sự 6 tháng

Đối với viên chức thời gian tập sự được quy định tại nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của chính phủ cụ thể như sau:

+ Viên chức loại A thời gian thử việc là 12 tháng (riêng bác sĩ: 9 tháng)

+ Viên chức loại B thời gian thử việc là 6 tháng

+ Viên chức loại C thời gian thử việc là 3 tháng

Trong thời gian tập sự nghề nghiệp (thử việc) hưởng 85% bậc lương khởi điểm của nghạch tuyển dụng, nếu có học vị thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 2, nếu có học vị tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% lương bậc 3 của nghạch tuyển dụng. Điều kiện được miễn tập sự thực hiện theo Thông tư 15/2012 của Bộ Nội vụ ngày 25/12/2012.

Trường hợp người lao động được tuyển dụng làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, làm trong các ngành độc hại nguy hiểm, người được tuyển dụng là người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ 2 năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ, trong thời gian tập sự (thử việc) được hưởng 100% lương theo quy định hiện hành.

Thời gian thử việc không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.

- Lương hợp đồng dài hạn (Mã hóa tiểu mục 6003) là tiền lương trả cho những người được tuyển dụng vào làm việc với mục đích sử dụng lâu dài khi chưa được tuyển dụng chính thức vào ngạch công chức viên chức.

- Lương cán bộ công nhân viên dôi ra ngoài biên chế (Mã hóa tiểu mục 6004). Là tiền lương trả cho những người dôi ra ngoài biên chế của cơ quan đơn vị đang chờ thực hiện chế độ giảm biên chế.

- Lương khác (Mã hóa tiểu mục 6049)

Căn cứ vào ngạch bậc của công chức viên chức, tiền lương chính tương ứng của công chức và viên chức được xác định theo công thức:



group 144

2.2. Tiền công (Mã hóa mục 6050)

Tiền công là khoản tiền trả cho người lao động đang làm hợp đồng theo vụ việc mang tính chất thời vụ.

Tiền công bao gồm:

- Tiền công trả cho lao động thường xuyên theo hợp đồng (Mã hóa tiểu mục 6051) và tiền công khác (Mã hóa tiểu mục 6099)



2.3. Phụ cấp lương (Mã hóa mục 6100)

Phụ cấp lương là khoản tiền phụ cấp thêm phần tiền lương chính để thực hiện một cách đầy đủ nhất nguyên tắc phân phối theo lao động. Căn cứ vào mục lục ngân sách nhà nước.

Phụ cấp lương bao gồm các khoản sau đây:

+ Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (Tiểu mục 6101)

+ Phụ cấp khu vực (Tiểu mục 6102)

+ Phụ cấp thu hút (Tiểu mục 6103)

+ Phụ cấp đắt đỏ (Tiểu mục 6104)

+ Phụ cấp làm đêm (Tiểu mục 6105)

+ Phụ cấp làm thêm giờ (Tiểu mục 6106)

+ Phụ cấp độc hại nguy hiểm (Tiểu mục 6107)

+ Phụ cấp lưu động (Tiểu mục 6108)

+ Phụ cấp đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân (Tiểu mục 6111)

+ Phụ cấp ưu đãi nghề (Tiểu mục 6112)

+ Phụ cấp trách nhiệm theo nghề, theo công việc, phụ cấp trách nhiệm công tác bảo vệ chính trị nội bộ các cấp (Tiểu mục 6113)

+ Phụ cấp trực (Tiểu mục 6114)

+ Phụ cấp thâm niên nghề (Tiểu mục 6115)

+ Phụ cấp đặc biệt khác của ngành (Tiểu mục 6116)

+ Phụ cấp thâm niên vượt khung (Tiểu mục 6117)

+ Phụ cấp kiêm nhiệm (Tiểu mục 6118)

+ Phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện KT-KH đặc biệt khó khăn (Tiểu mục 6121)

+ Phụ cấp theo loại xã (Tiểu mục 6122)

+ Phụ cấp công tác Đảng, đoàn thể chính trị-xã hội (Tiểu mục 6123)

+ Phụ cấp công vụ (Tiểu mục 6124)

+ Thù lao cho các đối tượng theo quy định (Tiểu mục 6125)

+ Khác (Tiểu mục 6149)

* Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (Mã hóa tiểu mục 6101).

Căn cứ thông tư 02/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

- Phạm vi và đối tượng áp dụng:

+ Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và lương phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

+ Cán bộ công chức viên chức được bổ nhiệm giữ chức lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.

+ Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch bậc công chức viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và tổ chức phi chính phủ.

- Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo được thực hiện theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ.

-group 145 Công thức xác định phụ cấp chức vụ lãnh đạo:

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng và hưởng chế độ BHXH.



* Phụ cấp khu vực (Mã hóa tiểu mục 6102) là khoản phụ cấp đối với những người sống làm việc ở những vùng có điều kiện khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, cơ sở hạ tầng thấp kém, đi lại sinh hoạt khó khăn góp phần ổn định và thu hút lao động.

Căn cứ vào thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5/1/2005 hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực, phạm vi và đối tượng áp dụng.

- Cán bộ công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bậc lương do nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước được cấp có thẩm quyền qui định thành lập.

- Cán bộ công chức viên chức thuộc biên chế nhà nước, kể cả hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế (nếu có)

- Cán bộ công chức viên chức làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể.

- Sĩ quan, những người hưởng lương và phụ cấp (sinh hoạt phí) trong lực lượng vũ trang.

Mức phụ cấp khu vực được qui định 7 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,7; 1,0 Cách xác định tiền phụ cấp khu vực:

group 146
Trường hợp đi công tác học tập điều trị điều dưỡng thời hạn từ 1 tháng trở lên thì hưởng phụ cấp tại nơi đến công tác học tập. Nếu nơi đến không có phụ cấp khu vực thì thôi hưởng phụ cấp khu vực ở nơi trước khi đi.

Phụ cấp khu vực được xác định tính trả theo nơi làm việc đối với những người đang làm việc hoặc theo nơi đăng ký thường trú và nhận lương hưu, trợ cấp đối với người nghỉ hưu và người hưởng trợ cấp theo quy định.

Phụ cấp khu vực được trả cùng kỳ lương, phụ cấp trợ cấp hàng tháng.

* Phụ cấp thu hút (Mã hóa tiểu mục 6103): Phụ cấp thu hút là khoản phụ cấp trả cho những người tình nguyện hoặc được điều động chuyển công tác đến vùng kinh tế xã hội khó khăn như vùng núi, vùng xa vùng sâu v.v nhằm mục đích là để thu hút lực lượng lao động từ miền xuôi, đồng bằng tới làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh, vùng điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

Phạm vi và đối tượng áp dụng được thực hiện tại thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 5/1/2005 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thu hút.

Mức phụ cấp thu hút gồm 4 mức: 20%, 30%, 50%, 70% so với mức lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Thời gian được xác định trong khung từ 3 năm đến 5 năm. Mức phụ cấp và thời gian hưởng phụ cấp thu hút tùy thuộc vào điều kiện sinh hoạt khó khăn dài hay ngắn của từng vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền.

Cgroup 147ách xác định

Phụ cấp thu hút được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ BHXH.

Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp thu hút được thực hiện theo thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 5/1/2005.

* Phụ cấp đắt đỏ (Mã hóa tiểu mục 6104)

Phụ cấp đắt đỏ là khoản phụ cấp trả cho những người làm việc ở những vùng có chỉ số giá sinh hoạt cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân của cả nước từ 10% trở lên.

Phạm vi và đối tượng áp dụng: Được thực hiện theo thông tư liên bộ số 24/LB-TT ngày 13/7/1993 của BLĐTBXH tổng cục thống kê.

Phụ cấp đắt đỏ gồm 5 mức sau:



Chỉ số giá cao hơn mức

bình quân chung

Hệ số

Từ 10% đến 15%

0,1

Từ > 15% đến 20%

0,15

Từ > 20% đến 25%

0,20

Từ > 25% đến 30%

0,25

Từ > 30% trở lên

0,3

Cách xác định:



group 148
Phụ cấp đắt đỏ được tính trả cùng kỳ lương, trợ cấp hàng tháng và không dùng để đóng và hưởng chế độ BHXH.

Trường hợp đi công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng từ 1 tháng trở lên thì hưởng phụ cấp đắt đỏ theo mức qui định nơi đến công tác, học tập, điều trị, điều dưỡng. Nếu nơi mới không có phụ cấp đắt đỏ thì thôi không hưởng phụ cấp ở nơi cũ trước khi đi.

* Phụ cấp làm đêm (Mã hóa tiểu mục 6105)

Phụ cấp làm đêm là khoản tiền lương trả cho những người thường xuyên làm việc về ban đêm hoặc làm việc ca 3 theo chế độ 3 ca.

Phạm vi và đối tượng áp dụng: Thực hiện theo thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của bộ nội vụ, Bộ tài chính.

Nguyên tắc: Được tính theo số giờ thực tế làm việc vào ban đêm và số giờ thực tế làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn.

Căn cứ tính: Lấy tiền lương giờ làm căn cứ để tính trả tiền lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ.

group 149Cách xác định tiền lương giờ:
Số giờ làm việc tiêu chuẩn trong một ngày là 8 giờ.

Số ngày làm việc tiêu chuẩn trong một tháng là 22 ngày.

Tiền lương tháng bao gồm: Mức lương hiện hưởng cộng các khoản phụ cấp

group 150

* Phụ cấp làm thêm giờ (Mã hóa tiểu mục 6106)

Phụ cấp làm thêm giờ là khoản phụ cấp trả cho những người làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định.

Cách tính trả lương làm thêm giờ:group 151

Trong đó:

- Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường

- Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần (thứ 7, Chủ nhật)

- Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghĩ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Trường hợp làm thêm giờ vào ban ngày, nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì được hưởng tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày như sau:



group 152
Trong đó:

- Mức 50% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường

- Mức 100% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần

- Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, tết hoặc được nghỉ bù nếu ngày lễ trúng vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ có hưởng lương.



group 153Trường hợp làm thêm giờ vào ban đêm, tiền lương làm thêm giờ được tính theo công thức:

* Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (Mã hóa tiểu mục 6107)

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm là khoản phụ cấp trả cho những người làm công việc trong môi trường độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc nguy hiểm đến tính mạng.

Phạm vi và đối tượng áp dụng thực hiện theo thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2015 của Bộ nội vụ.

Mức phụ cấp gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương tối thiểu chung hiện hành.

Cách xác định:



group 154

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

* Phụ cấp lưu động (Mã hóa tiểu mục 6108)

Phụ cấp lưu động là khoản tiền phụ cấp trả cho những người làm việc không có địa điểm cố định mà thường xuyên phải duy chuyển.

Phạm vi đối tượng áp dụng thực hiện theo thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ nội vụ

Mức phụ cấp gồm 3 mức: 0,2; 0,4; 0,6



group 155Cách xác định:

* Phụ cấp đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân (Mã hóa tiểu mục 6111)

Là khoản tiền phụ cấp trả cho đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.

Mức phụ cấp gồm 3 mức: 5%; 10% và 15%

Mức 5% áp dụng cho đại biểu tái cử lần 1

Mức 10% áp dụng cho đại biểu tái cử lần 2

Mức 15% áp dụng cho đại biểu tái cử lần 3 trở đi

* Phụ cấp ưu đãi nghề (Mã hóa tiểu mục 6112)

Phụ cấp ưu đãi nghề đối với mỗi ngành được áp dụng mức phụ cấp riêng (Phần này được giới thiệu trong các chương sau của từng ngành nghề).



* Phụ cấp trách nhiệm theo nghề, theo công việc (Mã hóa tiểu mục 6113) thực hiện theo thông tư số 05/2005/ TT-BNV ngày 05/01/2005 của bộ nội vụ. Phạm vi áp dụng đối với cán bộ công chức (kể cả công chức dự bị) viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, do tính chất đặc điểm của nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc đảm nhiệm công tác quản lý nhưng không thuộc chức danh lãnh đạo do bầu cử hoặc bổ nhiệm (Không thuộc diện hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo).

Mức phụ cấp bao gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3; 0,5.



group 156Cách xác định

Phụ cấp trách nhiệm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng và hưởng BHXH.

Khi không làm công việc được hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 1 tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm.

* Phụ cấp trực (Mã hóa tiểu mục 6114):

Mức phụ cấp mỗi ngành khác nhau, được áp dụng cho từng ngành nghề cụ thể (Giới thiệu ở các chương sau).

* Phụ cấp thâm niên nghề (Mã hóa tiểu mục 6115 )

Đối tượng áp dụng phụ cấp thâm niên nghề thực hiện theo Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2001 của Bộ nội vụ, Bộ tài chính.

Tỷ lệ % phụ cấp thâm niên nghề được tính như sau:

Cán bộ công chức viên chức có thời gian làm việc được tính phụ cấp theo quy định phải có thời gian công tác 5 năm (tròn 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo cộng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi cứ mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Mức tiền phụ cấp thâm niên nghề hàng tháng xác định theo công thức sau:




Phụ cấp thâm niên nghề được trả cùng kỳ lương tháng và dùng làm cơ sở để tính đóng và hưởng chế độ BHXH.



* Phụ cấp đặc biệt khác của ngành (Mã hóa tiểu mục 6116)

Phạm vi và đối tượng áp dụng thực hiện theo thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ nội vụ.

Mức phụ cấp gồm 3 mức: 30%; 50%; 100%

Cách tính mức phụ cấp hàng tháng được xác định như sau:


(

Phụ cấp đặc biệt được tính trả theo nơi làm việc cùng kỳ lương hoặc phụ cấp quân hàm hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ BHXH.

Phụ cấp đặc biệt chỉ trả cho những tháng thực sự công tác trên địa bàn, khi rời khỏi địa bàn từ 1 tháng trở lên hoặc công tác không tròn tháng thì không được hưởng.

* Phụ cấp thâm niên vượt khung (Mã hóa tiểu mục 6117)

Phạm vi và đối tượng áp dụng thực hiện theo thông tư 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ nội vụ cụ thể:

- Cán bộ, Công chức, viên chức xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến phường, xã, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

- Cán bộ, Công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ , thừa hành, phục vụ do nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, tổ chức phi chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

Mức phụ cấp được áp dụng như sau: Cán bộ, công chức, viên chức sau 3 năm (đủ 36 tháng) đối với đối tượng 3 năm được nâng một bậc lương và công chức, viên chức sau 2 năm (tròn 24 tháng) đối với đối tượng 2 năm nâng một bậc lương, đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung 5% mức lương của bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh đó, sau đó cứ thêm mỗi năm công tác đủ 2 tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung được tính hưởng thêm 1%.

Cách xác định phụ cấp thâm niên vượt khung hàng tháng như sau:



Phụ cấp thâm niên vượt khung được tính trả cùng kỳ lương tháng và được dùng làm cơ sở để tính đóng và hưởng chế độ BHXH.



* Phụ cấp kiêm nhiệm (Mã hóa tiểu mục 6118)

Đối tượng và phạm vi áp dụng thực hiện theo thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/08/2005 của Bộ nội vụ cụ thể như sau:

- Cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng hưởng lương theo Nghị quyết số 703/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/09/2004 của UBTV quốc hội và việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của nhà nước, bảng lương chuyên môn nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành kiểm sát và Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo ở một cơ quan đơn vị từ trung ương đến cấp xã, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan đơn vị khác này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm.

Điều kiện để hưởng phụ cấp kiêm nhiệm

- Đang giữ chức danh lãnh đạo (Bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan đơn vị.

- Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn , kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm.

- Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan đơn vị khác chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh kiêm nhiệm đó. Khi thôi giữ chức danh kiêm nhiệm thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm từ sau tháng liền kề với tháng thôi giữ chức danh kiêm nhiệm.

Mức phụ cấp kiêm nhiệm được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.

Cách tính trả phụ cấp:
Phụ cấp kiêm nhiệm được trả cùng kỳ lương tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ BHXH

* Phụ cấp khác (Mã hóa tiểu mục 6149)

Tất cả các khoản phụ cấp trên được chia làm 2 loại: Phụ cấp thường xuyên và phụ cấp không thường xuyên.

Phụ cấp thường xuyên là khoản phụ cấp gắn liền với tiền lương chính nghĩa là hưởng lương chính thì đương nhiên được hưởng phụ cấp.

Phụ cấp không thường xuyên là khoản phụ cấp có làm có hưởng, không làm không hưởng.




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương