LỜi giới thiệU


Bước 4: Lập hồ sơ dự toán



tải về 1.02 Mb.
trang16/17
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.02 Mb.
#23795
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Bước 4: Lập hồ sơ dự toán.

Tương tự như các đơn vị quản lý hành chính và các đơn vị giáo dục đào tạo.



2.2.2. Chấp hành dự toán

Chấp hành dự toán là khâu tiếp theo sau lập dự toán, là việc tổ chức thực hiện dự toán năm đã được phê duyệt, biến dự toán năm thành hiện thực. Muốn vậy các cơquan phải lập dự toán hàng quí (có chia ra các tháng) theo mẫu qui định và mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành, gửi đến cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính đồng cấp theo qui định để được xét duyệt, cấp phát theo dự toán kinh phí đồng thời đáp ứng các yêu cầu thủ tục cần thiết đến kho bạc Nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản để rút tiền ra chi theo dự toán và kế hoạch chi tiền mặt được duyệt.



a. Lập dự toán thu chi quí

Hàng quý, các đơn vị tiến hành lập dự toán quí. Dự toán thu, chi quí phải được tính toán chặt chẽ, cụ thể, phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi của đơn vị trong quí. Muốn vậy khi lập dự toán quí, các đơn vị thường căn cứ vào các yếu tố sau:

- Dự toán thu chi cả năm đã được duyệt

- Các chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ công tác trong quí

- Các chính sách, chế độ, định mức tiêu chuẩn qui định hiện hành

- Ước tình hình thực hiện quí trước

- Các yếu tố khách quan tác động

b./ Tổ chức thực hiện dự toán quí

Sau khi dự toán thu chi quí được lập và xét duyệt, bệnh viện được cấp kinh phí phải đáp ứng các thủ tục cần thiết để đến Kho bạc rút tiền chi theo kế hoạch.

Trong quá trình sử dụng kinh phí, bệnh viện phải quản lý chặt chẽ tiết kiệm, hiệu quả và thúc đẩy phát triển sự nghiệp.

Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn thu, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời để đầu tư phát triển sự nghiệp.



2.2.3. Công tác quyết toán

Hàng quí, hàng năm các bệnh viện phải lập báo cáo quyết toán theo qui định hiện hành.

Báo cáo quyết toán phải lập đúng biểu mẫu và mục lục NSNN qui định hiện hành. Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác, đầy đủ và trung thực.

V. Quản lý tài chính sự nghiệp văn hoá - thông tin - thể thao

1. Nội dung hoạt động sự nghiệp Văn hóa - Thông tin - Thể thao

Nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho quần chúng nhân dân, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc và tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân, hằng năm Nhà nước dành 1 tỷ lệ chi thích đáng để duy trì hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin, thể thao. Hoạt động sự nghiệp Văn hóa - Thông tin - Thể thao bao gồm những nội dung sau:



Sự nghiệp Văn hóa: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Chi cho sự nghiệp văn hóa thông tin bao gồm chi cho Nhà Văn hóa; Thư viện công cộng; Bảo tồn, bảo tàng.

Sự nghiệp thể dục thể thao: Là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, tăng cường thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ người dân và lành mạnh hóa lối sống của thanh thiếu niên.

Phát triển thể dục, thể thao là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và toàn thể nhân dân; ngành thể dục, thể thao giữ vai trò nòng cốt trong thực hiện các chính sách phát triển thể dục, thể thao của Đảng và Nhà nước. Chi cho sự nghiệp thể dục thể thao bao gồm các khoản chi đào tạo năng khiếu thể thao; Huấn luyện vận động viên; Thi đấu trong và ngoài nước; Phong trào thể thao quần chúng; Hợp tác quốc tế về thể dục, thể thao.



Sự nghiệp văn hóa nghệ thuật: Văn hóa nghệ thuật là bộ phận trọng yếu của nền văn hoá dân tộc, thể hiện khát vọng của nhân dân về chân-thiện-mỹ. Các sản phẩm văn hóa nghệ thuật ngày càng phong phú, đa dạng, vừa thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại; vừa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Phát triển sự nghiệp văn hoá nghệ thuật đúng đắn đã tạo điều kiện đáp ứng một phần nhu cầu hưởng thụ văn hoá của các tầng lớp nhân dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới. Chi cho sự nghiệp văn hóa nghệ thuật bao gồm chi cho các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp; hoạt động nghệ thuật không chuyên; hoạt động nghệ thuật và chiếu phim ở miền núi, vùng sâu, xa nhà nước phải tài trợ 100% kinh phí.

Sự nghiệp thông tin, cổ động, triển lãm: Hoạt động này chủ yếu nằm ở các địa phương có thể ghép vào nhà văn hóa Huyện.

Sự nghiệp phát thanh truyền hình, truyền thanh:

Sự nghiệp phát thanh truyền hình, truyền thanh có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, có nhiệm vụ tuyên truyền chính trị, định hướng tư tưởng, phản ánh hiện thực, góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy tiến bộ xã hội. Bao gồm chi để biên soạn chương trình mới, chi ổn định tiếng và hình, ….



2. Nội dung thu, chi của các hoạt động sự nghiệp Văn hóa - Thông tin - Thể thao

2.1. Nội dung thu:

* Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:

- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp); được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu có);

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

* Nguồn thu sự nghiệp; gồm:

Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của nhà nước;

Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị, cụ thể:

- Sự nghiệp Văn hóa, Thông tin: Thu từ bán vé các buổi biểu diễn, vé xem phim, các hợp đồng biểu diễn với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cung ứng dịch vụ in tráng lồng tiếng, phục hồi phim; thu từ các hoạt động đăng, phát quảng cáo trên báo, tạp chí, xuất bản, phát thanh truyền hình; thu phát hành báo chí, thông tin cổ động và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

- Sự nghiệp Thể dục, thể thao: Thu hoạt động dịch vụ sân bãi, quảng cáo, bản quyền phát thanh truyền hình và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.



2.2 Nội dung chi sự nghiệp Văn hóa - Thông tin - Thể thao

Tương tự như chi cho cơ quan hành chính, gồm:

Chi cho bộ máy

Chi quản lý hành chính

Chi nghiệp vụ

Chi đầu tư, mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ sở vật chất...

Ngoài ra, do hoạt động đặc thù, nên các đơn vị sự nghiệp Văn hóa - Thông tin - Thể thao, có 1 số khoản chi có tính chất đặc thù sau

a/ Đối với sự nghiệp Văn hóa

* Nhà Văn hóa cấp Tỉnh, thành phố:

- Chi cho việc tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ.

- Chi cho việc tổ chức các mẫu sinh hoạt cho các nhà văn hóa cấp dưới.

- Tổ chức các buổi diễn tập, liên hoan, hội diễn, biên soạn ấn hành các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cơ sở.

- Chi mua sắm phương tiện, trang bị sinh hoạt.

- Chi phí bảo dưỡng thiết bị, chống xuống cấp.

* Nhà văn hóa quận, Huyện, thị xã

- Tổ chức các CLB sinh hoạt thường xuyên

- Liên hoan hội diễn, hội thi theo cụm dân cư.

- Chi phí hướng dẫn nghiệp vụ như biên soạn chương trình, tài liệu.

- Hội thảo nghiệp vụ.

- Chi phí cho cán bộ nghiệp vụ đi dự các lớp tập huấn do cấp trên tổ chức.

- Chi phí trang thiết bị (1 bộ dàn trống, nhạc, ánh sáng, phông, màn, âm ly...)

* Thư viện công cộng

- Chi mua sách báo theo định mức qui định

- Chi làm thư mục

- Chi mua các loại ấn phẩm, tài liệu và các vật mang tin khác như băng phim, băng từ, đĩa ghi âm, ghi hình...

- Chi phí cho việc bảo quản sách, báo như bục, kệ, thuốc chống mối mọt...

- Chi cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách mới, xây dựng phong trào, tổ chức các cuộc thi đọc sách...

- Chi phí mua sắm các trang thiết bị phục vụ người đọc (máy tính, máy phôtocopy, máy chữ ...), vận chuyển sách báo

- Chi về việc trao đổi sách với quốc tế

- Chi về việc luân chuyển sách giữa các thư viện Tỉnh, thành phố với quận, huyện, thị trấn...

* Bảo tồn, bảo tàng.

+ Đối với bảo tồn:

- Chi phí bảo quản và đưa vào sử dụng di tích

- Chi phí quản lý di tích

- Chi phí cho việc nghiên cứu tuyên truyền và khai thác.

- Chi phí cho việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa nhằm để giữ nguyên giá trị ban đầu của công trình.

- Chi phí cho việc kiểm tra thường kỳ các di tích

+ Đối với bảo tàng:

- Chi phí cho công tác nghiên cứu như nghiên cứu lịch sử, nguồn gốc ra đời của các hiện vật đang trưng bày.

- Chi phí cho công tác sưu tầm hiện vật

- Chi phí cho công tác trưng bày

- Chi cho công tác kiểm kê hiện vật

- Chi cho công tác bảo quản hiện vật



b/ Sự nghiệp nghệ thuật

- Chi phí xây dựng tiết mục mới Gồm các khoản chi: (Chi cho nhuận bút, kịch bản, tác phẩm, dạo diễn, dàn dựng, luyện tập, thiết kế kỹ thuật, trang trí, trang phục, quần áo theo vở ...)

- Chi phí biểu diễn: Chi phí thuê rạp, xăng xe đi lại, vận chuyển đạo cụ, nhạc cụ biểu diễn, bồi dưỡng diễn viên...

- Chi mua sắm trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, nhạc cụ, thiết kế kỹ thuật khác và nhà tập.



c/ Sự nghiệp thể dục thể thao

- Chi cho việc đào tạo năng thiếu thể thao

- Chi cho công tác huấn luyện vận động viên (gồm tiền ăn cho VĐV, HLV, mua sắm trang phục, dụng cụ tập luyện, chi phí y tế để kiểm tra sức khỏe và nâng cao thể chất cho VĐV...)

- Chi cho công tác thi đấu trong và ngoài nước: Chi tổ chức thi đấu (trọng tài, ban tổ chức, tiền tàu xe đi lại, tiền ăn, ở tại nơi thi đấu, sân bãi, bể bơi, đường chạy, dung cụ, sửa chữa, bảo dưỡng ...

- Chi cho phong trào thể thao dân tộc và thể thao quần chúng

- Chi cho công tác hợp tác quốc tế

- Chi trang bị cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật phục vụ cho việc luyện tập và thi đấu.

d/ Sự nghiệp thông tin, cổ động, triển lãm

* Thông tin, cổ động, triển lãm

- Chi phí trang thiết bị (Trang bị cho mỗi đội thông tin cổ động ít nhất 1 bộ nghe nhìn gồm micro, radio casset, máy phát điện, âm ly, loa phóng thanh...)

- Chi dựng các vở kịch nhỏ hoặc tổ chức các buỏi biểu diễn tuyên truyền theo chuyên đề, các cuộc triển lãm phục vụ đời sống, sản xuất của nhân dân địa phương.

- Chi phí kẻ, vẽ panô, khẩu hiệu tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

* Sự nghiệp phát thanh truyền hình, truyền thanh

- Biên soạn chương trình

- Duy trì hoạt động của các thiết bị truyền dẫn tín hiệu

- Cước phát sóng

- Đào tạo bồi dưỡng và huấn luyện chuyên gia kỹ thuật

- Chi phí điện năng

- Thường xuyên đổi mới kỹ thuật điện tử và tin học

- Bảo đảm cơ sở và linh kiện phụ tùng thay thế để thiết bị hoạt động thường xuyên liên tục, ổn định tiếng và hình.

3. Công tác lập, chấp hành và quyết toán dự toán

3. 1. Lập dự toán thu chi năm kế hoạch

a/Lập dự toán chi năm kế hoạch:

Hoạt động trong lĩnh vực này có nhiều khoản chi không thể quản lý theo định mức và các hoạt động này không lặp lại ở mô hình cũ và qui mô cũ.

Tuy nhiên nếu cơ quan quản lý theo định mức thì cũng quản lý ở định mức chi đảm bảo hoạt động tối thiểu. Từ định mức cấp phát tối thiểu các đơn vị xác định qui mô và phạm vi hoạt động cho riêng mình.

Vì vậy, khi lập dự toán chi cần phải lập dự toán chi tiết cho từng loại hoạt động và phải lập phù hợp.

- Đối với các khoản chi thường xuyên cho bộ máy cần dựa vào chỉ tiêu biên chế được duyệt cho đơn vị.

- Đối với những khoản chi cho nghiệp vụ cần dựa vào chỉ tiêu hoạt động được giao hàng năm cho đơn vị và định mức chi. Chẳng hạn:

+ Đối với nhà văn hoá: Căn cứ vào chỉ tiêu tổ chức các CLB, tổ chức các cuộc hội diễn, chỉ tiêu biên soạn ấn hành tài liệu....

+ Đối với thư viện: Căn cứ vào chỉ tiêu sách báo, tạp chí .... hàng năm cho thư viện

+ Đối với các đơn vị nghệ thuật: Căn cứ chỉ tiêu xây dựng tiết mục mới, các buổi biểu diễn...

+ Đối với TDTT: Căn cứ vào kế hoạch phát triển ngành TDTT hàng năm, nhiệm vụ chuyên môn được giao trong năm...



b/ Lập dự toán thu năm kế hoạch

Cùng với lập dự toán chi, các cơ quan đơn vị hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ hoạt động có thu trong năm cũng như các chính sách về thu ...các đơn vị lập dự toán thu NSNN.

Đối với hoạt động sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể thao có những khoản thu tương đối lớn và thường xuyên như bán vé, lệ phí tham quan vé vào cửa..... vì vậy, khi lập dự toán phải tính toán đầy đủ hết mọi nguồn thu, tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn thu để phát triển sự nghiệp.

3.2. Chấp hành dự toán

Việc chấp hành dự toán đối với đơn vị sự nghiệp văn hóa, thông tin, thể thao cũng được thực hiện tương tự như các đơn vị sự nghiệp trên, gồm:

- Lập dự toán thu chi quí

- Tổ chức thực hiện dự toán quí



3.3 Công tác quyết toán

Hàng quí, năm các đơn vị phải lập báo cáo quyết toán theo qui định hiện hành. Việc lập báo cáo quyết toán được thực hiện tương tự như các đơn vị sự nghiệp trên.


CHƯƠNG VII

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP KINH TẾ

I. Những vấn đề chung về quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp kinh tế

1. Vị trí của công tác quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp kinh tế

Đơn vị sự nghiệp kinh tế là một trong những đơn vị sự nghiệp trực thuộc và do cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước. Đây là những đơn vị dự toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật.

Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Thông qua các hoạt động trong các lĩnh vực về nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thủy lợi và các hoạt động công cộng,...của các đơn vị sự nghiệp kinh tế góp phần quan trọng tạo ra cơ sở hạ tầng, nâng cao năng suất và phục vụ cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của các ngành trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động nghiên cứu thí nghiệm, khảo sát, tuyên truyền phổ biến khoa học... sẽ góp phần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, cải tiến, đổi mới công nghệ, tạo điều kiện cho sự tiến bộ nhanh về khoa học kỹ thuật. Như vậy đặt ra vấn đề là công tác quản lý tài chính trong các đơn vị này phải như thế nào để vừa có tác dụng hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu sự nghiệp Nhà nước giao, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó, công tác quản lý tài chính tại các đơn vị này có vị trí vô cùng quan trọng.

Các đơn vị sự nghiệp kinh tế được phân chia thành:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động

- Đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động

Tùy theo đặc điểm của mỗi đơn vị sẽ lựa chọn hình thức quản lý tài chính sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả.

- Đối với các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị không có nguồn thu sẽ áp dụng theo hình thức thu đủ, chi đủ. Nghĩa là toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ sẽ do ngân sách Nhà nước đảm bảo.

- Đối với các đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động hay tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động sẽ áp dụng theo cơ chế tự chủ tài chính (nghị định 43/2006 của Chính phủ).

Trong công tác quản lý tài chính đối với các đơn vị dự nghiệp kinh tế cần quan tâm đến công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán theo quy định của Nhà nước. Bên cạnh đó phải có các biện pháp quản lý hữu hiệu, có như vậy mới nâng cao được chất lượng công tác quản lý tài chính.

2. Nội dung hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế

Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế nhằm phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh, quản lý kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển. Mục đích hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế không phải nhằm vào mục tiêu lợi nhuận, do đó áp dụng chế độ cấp phát như các đơn vị dự toán ngân sách.

Hoạt động của đơn vị sự nghiệp kinh tế rất đa dạng, bao gồm:

- Hoạt động nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Hoạt động thăm dò, khảo sát, thiết kế phục vụ cho công tác xây dựng cơ bản

- Hoạt động tuyên truyền, phổ biến khoa học

- Hoạt động sự nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, giao thông, công cộng…

II. Nội dung thu, chi của đơn vị sự nghiệp kinh tế

1. Nội dung thu

● Nguồn thu từ ngân sách Nhà nước cấp

- Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự nghiệp); các đơn vị do ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không phải là tổ chức khoa học và công nghệ);

- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác);

- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm;

- Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Kinh phí khác (nếu có).

Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp: bao gồm:

- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật (không phải nộp thuế) như: phí sử dụng đường bộ, phí sử dụng đường sông, phí qua phà, phí vệ sinh công cộng, lệ phí bảo vệ và kiểm dịch thực vật và động vật...

Đơn vị sự nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thu phí, lệ phí phải thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trường hợp nhà nước có thẩm quyền quy định khung mức thu, đơn vị căn cứ nhu cầu chi phục vụ cho hoạt động, khả năng đóng góp của xã hội để quyết định mức thu cụ thể cho phù hợp với từng loại hoạt động, từng đối tượng, nhưng không được vượt quá khung mức thu do cơ quan có thẩm quyền quy định.

- Thu từ hoạt động dịch vụ (phù hợp với lĩnh vực chuyên môn, khả năng của đơn vị và các khoản thu này phải nộp thuế) như: thu tư vấn, thiết kế, quy hoạch, dịch vụ nông lâm, thủy sản, thủy lợi, công nghiệp, xây dựng, địa chính...

Đối với sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được cơ quan nhà nước đặt hàng thì mức thu theo đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp sản phẩm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định giá, thì mức thu được xác định trên cơ sở dự toán chi phí được cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định chấp thuận.

Đối với những hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc bảo đảm đủ bù đắp chi phí và có tích luỹ.

- Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có);

- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.

● Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.

● Nguồn khác, gồm:

- Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức trong đơn vị;

- Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.



2. Nội dung chi

2.1. Xét về mặt tài chính, các hoạt động sự nghiệp kinh tế có những nội dung chi sau:

- Chi cho bộ máy quản lý của đơn vị: gồm các khoản chi tương tự các đơn vị hành chính sự nghiệp khác như chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

- Chi cho công tác quản lý hành chính: gồm các khoản chi tương tự các đơn vị hành chính sự nghiệp khác như chi thanh toán hàng hóa dịch vụ công cộng, chi vật tư văn phòng, hội nghị phí…

- Chi cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của ngành:

+ Hoạt động sự nghiệp giao thông: Chi nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, chi mua sắm các phương tiện, dụng cụ,...phục vụ cho công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ, sửa chữa khắc phục hậu quả thiên tai các công trình giao thông,...

+ Hoạt động sự nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi. Bao gồm:

● Sự nghiệp nông nghiệp: Chi vật liệu thí nghiệm, chi về con giống, cây giống, thức ăn, thuốc, phân bón,... phục vụ cho công tác nghiên cứu, thí nghiệm, chọn lọc, lai tạo giống cây trồng, vật nuôi; công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật, động vật.

● Sự nghiệp lâm nghiệp: Chi công tác bảo vệ rừng, điều tra, khoanh vùng và quản lý rừng.

● Sự nghiệp thủy lợi: Chi hoạt động dự báo thủy văn, điều tiết nước, quản lý nông giang, bảo vệ đê điều, phòng chống bão lụt.

+ Hoạt động sự nghiệp công cộng: Chi công tác vệ sinh công cộng, quản lý các công trình công cộng,...

+ Hoạt động tìm kiếm, thăm dò tài nguyên, khoáng sản: Chi về nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, phương tiện dụng cụ,...phục vụ cho công tác khảo sát, nguyên cứu.

+ Hoạt động tuyên truyền phổ biến khoa học công nghệ: Chi về in ấn, phát hành sách báo tranh ảnh, chi về hội nghị phổ biến khoa học công nghệ,...

- Chi mua sắm, sửa chữa các phương tiện, dụng cụ phục vụ hoạt động sự nghiệp của ngành.

2.2. Xét về tính chất các khoản chi:

Bao gồm chi thường xuyên và chi không thường xuyên



2.2.1. Chi thường xuyên

- Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao: bao gồm tất cả các khoản chi để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao như chi cho con người, chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định...

- Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí.

- Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật).

2.2.2. Chi không thường xuyên

- Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;

- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định;

- Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

- Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có);

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;

- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

- Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).



III. Công tác quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp kinh tế

1. Công tác lập dự toán thu, chi năm kế hoạch

1.1. Căn cứ lập dự toán thu, chi năm kế hoạch

Hoạt động sự nghiệp kinh tế là hoạt động phức tạp và đa dạng nên khi lập dự toán cần phải nắm vững những đặc điểm và hoạt động của từng ngành. Để công tác lập dự toán thu, chi năm kế hoạch của đơn vị đúng quy định cần dựa vào những căn cứ sau:

- Phương hướng, nhiệm vụ và các chỉ tiêu phát triển kinh tế trong năm kế hoạch. Đây là căn cứ cơ bản để đảm bảo kế hoạch chi được lập phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong thực tế.

- Các Luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu chi, tiêu chuẩn, định mức chi, định mức phân bổ ngân sách...Các chế độ, tiêu chuẩn, định mức được xây dựng cho từng loại đơn vị, từng ngành trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định và được thể chế hóa bằng văn bản pháp quy của Nhà nước, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Tình hình thực hiện dự toán thu, chi của các năm trước. Thông qua đánh giá phân tích một cách toàn diện tình hình thực hiện tạo điều kiện cho việc xem xét quá trình chấp hành kế hoạch thu,chi và tính hợp lý của các tiêu chuẩn định mức cũng như khả năng phấn đấu hoàn thành kế hoạch công tác của các đơn vị sự nghiệp kinh tế.

1.2. Yêu cầu lập dự toán thu, chi năm kế hoạch

Việc lập dự toán cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Dự toán phải lập đúng quy định, biểu mẫu và đúng thời gian quy định.

Đơn vị dự toán cấp I ở Trung ương gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 20/7 năm báo cáo; đơn vị dự toán cấp I ở địa phương thì do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định.

- Dự toán phải lập theo đúng nội dung và thể hiện đầy đủ các khoản thu chi của đơn vị theo mục lục ngân sách Nhà nước.

- Dự toán lập phải tuân theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định hoặc trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Dự toán phải kèm theo bản báo cáo thuyết minh.

1.3. Phương pháp lập dự toán thu, chi năm kế hoạch

1.3.1. Lập dự toán thu

Hàng năm, các đơn vị sự nghiệp phải lập dự toán thu theo đúng nội dung, mẫu biểu, thời gian và mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

- Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ của năm kế hoạch, tình hình thu tài chính của năm trước liền kề đơn vị tiến hành lập dự toán thu năm kế hoạch.

+ Đối với nguồn thu do ngân sách Nhà nước cấp: Đơn vị sẽ xác định số kinh phí đề nghị ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

+ Đối với nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp:

● Thu từ phí, lệ phí: Đơn vị sẽ xác định cụ thể đối tượng thu, mức thu và phần được để lại từ số thu phí, lệ phí theo quy định của Nhà nước.

● Thu từ hoạt động dịch vụ: Đơn vị sẽ xác định số thu dựa vào kế hoạch hoạt động dịch vụ theo quyết định của đơn vị hoặc theo hợp đồng kinh tế mà đơn vị đã ký kết.

- Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:

Tương tự, đơn vị căn cứ mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao của năm trước liền kề và nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch, đơn vị lập dự toán thu của năm kế hoạch.



1.3.2. Lập dự toán chi

Tương tự như các đơn vị hành chính sự nghiệp khác, quy trình lập dự toán cũng trải qua 4 bước.

- Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:

+ Đối với dự toán chi thường xuyên: Đơn vị cần lập dự toán chi tiết cho các khoản chi thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao; chi phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí; chi cho hoạt động dịch vụ theo quy định hiện hành. Cụ thể như:

● Các khoản chi cho con người: bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, phúc lợi tập thể...xác định tương tự các đơn vị hành chính sự nghiệp khác.

● Các khoản chi cho công tác quản lý hành chính: như chế độ vật tư văn phòng, thanh toán hàng hóa dịch vụ công cộng...tương tự các đơn vị hành chính sự nghiệp khác.

● Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn:Đối với các khoản chi đặc thù của ngành, khi lập cần căn cứ vào thực trạng, định mức kinh tế kỹ thuật, nội dung chi tiêu, đơn giá, định mức chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chế độ chi tiêu hiện hành. Cụ thể như: Chi về nguyên vật liệu, nhiên liệu thì đơn vị cần căn cứ định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu cho 1 đơn vị khối lượng công tác, khối lượng công tác trong năm và đơn giá từng loại nguyên nhiên vật liệu (NNVL).

group 134

Hay đối với khoản chi mua sắm và sửa chữa các phương tiện dụng cụ thì đơn vị cần căn cứ vào định mức tiêu hao cho 1 khối lượng công tác, khối lượng công tác trong năm và đơn giá từng loại phương tiện, dụng cụ. Chi về đồ bảo hộ lao động dựa vào định mức trang bị cho 1 công nhân viên và tổng số công nhân viên được trang bị trong năm kế hoạch.

+ Đối với dự toán chi không thường xuyên: đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:

Tương tự, căn cứ mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao của năm trước liền kề và nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch, đơn vị lập dự toán chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch. Đối với kinh phí hoạt động không thường xuyên, đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành.

Hàng năm, sau khi nhận thông báo hướng dẫn về việc lập dự toán của cơ quan quản lý cấp trên, các đơn vị tiến hành lập dự toán thu chi năm kế hoạch gởi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Căn cứ vào dự toán thu, chi do đơn vị lập, cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp dự toán thu, dự toán ngân sách bảo đảm chi hoạt động thường xuyên, không thường xuyên (nếu có) cho đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan liên quan theo quy định hiện hành.

Sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp, Bộ chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc trung ương), cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc địa phương) quyết định hoặc trình Ủy ban nhân dân quyết định phân loại đơn vị sự nghiệp ổn định trong 3 năm và phê duyệt dự toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động).

2. Công tác chấp hành và quyết toán dự toán

* Giao dự toán thu, chi:

- Bộ chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Trung ương); cơ quan chủ quản địa phương (đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc địa phương) quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định phân loại cho đơn vị sự nghiệp, trong phạm vi dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp.

- Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ quản quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho đơn vị sự nghiệp, trong đó kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên theo mức năm trước liền kề và kinh phí được tăng thêm (bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ tăng thêm) hoặc giảm theo quy định của cấp có thẩm quyền (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động) trong phạm vi dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp.

* Chấp hành dự toán: là việc đơn vị tổ chức thu, chi theo dự toán năm được duyệt. Để tổ chức thực hiện dự toán năm được duyệt, các đơn vị sự nghiệp kinh tế phải lập dự toán thu, chi hàng quý theo quy định và gởi đến cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính đồng cấp xét duyệt, cấp kinh phí. Trong công tác chấp hành dự toán, căn cứ vào dự toán đã được duyệt, đơn vị tiến hành chi tiêu đúng dự toán, đúng chế độ tài chính hiện hành. Lưu ý:

- Đối với kinh phí chi hoạt động thường xuyên: trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục chi trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán. Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết, đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng;

- Đối với kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên: khi điều chỉnh các nhóm mục chi, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết, thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

* Quyết toán

Cuối quý, cuối năm, đơn vị sự nghiệp lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước gửi cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt theo quy định hiện hành. Các báo cáo quyết toán phải đảm bảo yêu cầu chính xác, đầy đủ, kịp thời và trung thực.

PHỤ LỤC 1:

Cơ quan chủ quản:……. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đstraight connector 459ơn vị dự toán:………… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Dự toán chi NSNN quỹ tiền lương năm…

(Chương….Loại…..Khoản…)

Biên chế tối đa:

Biên chế được duyệt:

Đơn vị tính:



Mục

Tiểu mục

Diễn giải

Ước thực hiện năm báo cáo

Dự toán năm kế hoạch

Chia ra các quý

I

II

III

IV
























































































Tổng cộng



















Nhu cầu chi quỹ tiền luơng năm…..(Viết bằng chữ:…)

Ngày….tháng…năm

Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, đóng dấu)



PHỤ LỤC 2:

THỜI GIAN SỬ DỤNG VÀ TỶ LỆ

TÍNH HAO MÒN CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số:32/2008/QĐ-BTC

ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

 


 

Danh mục các nhóm tài sản cố định



Thời gian sử dụng (năm)

Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)

1

2

3

I- Nhà, vật kiến trúc

 

 

1. Nhà cấp I, nhà đặcbiệt

80

1,25

2. Nhà cấp II

50

2

3. Nhà cấp III

25

4

4. Nhà cấp IV

15

6,5

5. Kho chứa, bể chứa, cầu đường, bãi đỗ, sân phơi

20

5

6. Kè, đập, cống, kênh, mương máng, bến cảng, ụ tàu...

20

5

7. Các vật kiến trúc khác

10

10

II- Máy móc, thiết bị

 

 

A- Máy móc, thiết bị văn phòng

 

 

- Máy vi tính

5

20

- Thiết bị mạng truyền thông

5

20

- Phương tiện lưu trữ số liệu

5

20

- Các thiết bị tin học khác

5

20

- Máy in

5

20

- Máy chiếu

5

20

- Máy Fax

5

20

- Máy huỷ tài liệu

5

20

- Máy đun nước

5

20

- Máy, thiết bị lọc nước

5

20

- Máy hút ẩm

5

20

- Máy hút bụi

5

20

- Ti vi

5

20

- Video

5

20

- Máy CD

5

20

- Máy DVD

5

20

- Thiết bị âm thanh

5

20

- Máy ghi âm

5

20

- Máy ảnh

5

20

- Tủ lạnh

5

20

- Tủ đá

5

20

- Máy giặt

5

20

- Máy Photocopy

8

12,5

- Két sắt các loại

8

12,5

- Máy phát điện

8

12,5

- Máy phát động lực

8

12,5

- Máy biến áp điện và thiết bị nguồn

8

12,5

- Máy móc thiết bị động lực khác

8

12,5

- Máy điều hoà lưu thông không khí,

8

12,5

- Phương tiện phòng cháy chữa cháy

8

12,5

- Thang máy

8

12,5

- Thang nâng hàng

8

12,5

- Máy móc thiết bị văn phòng khác

8

12,5

B- Máy móc, thiết bị dùng cho công tác chuyên môn

 

 

- Máy công cụ

10

10

- Máy khai khoáng xây dựng

8

12,5

- Máy kéo

8

12,5

- Máy dùng cho nông, lâm nghiệp

8

12,5

- Máy bơm nước và xăng dầu

8

12,5

- Thiết bị luyện kim, gia công bề mặt chống gỉ và ăn mòn kim loại

10

10

- Thiết bị chuyên dùng sản xuất các loại hoá chất

10

10

- Máy móc, thiết bị chuyên dùng sản xuất vật liệu xây dựng, đồ sành sứ, thuỷ tinh

8

12,5

- Thiết bị chuyên dùng sản xuất các linh kiện và điện tử, quang học, cơ khí chính xác

12

8

- Máy móc, thiết bị dùng trong các ngành sản xuất da, in, văn phòng phẩm và văn hoá phẩm

10

10

- Máy móc, thiết bị dùng trong ngành dệt

10

10

- Máy móc, thiết bị dùng trong ngành may mặc

8

12,5

- Máy móc, thiết bị dùng trong ngành giấy

10

10

- Máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm

10

10

- Máy móc, thiết bị điện ảnh, y tế

8

12,5

- Máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình

8

12,5

- Máy móc, thiết bị sản xuất dược phẩm

8

12,5

- Máy móc, thiết bị khác

10

10

- Thiết bị đo lường, thử nghiệm các đại lượng cơ học, âm học và nhiệt học

10

 


10

- Thiết bị quang học và quang phổ

10

10

- Thiết bị điện và điện tử

8

12,5

- Thiết bị đo và phân tích lý hoá

10

10

- Thiết bị và dụng cụ đo phóng xạ

10

10

- Thiết bị chuyên ngành đặc biệt

8

12,5

- Các thiết bị đo lường, thí nghiệm khác

10

10

- Khuôn mẫu dùng trong công nghiệp đúc

5

20

III- Phương tiện vận tải, truyền dẫn

 

 

A- Phương tiện vận tải

 

 

1. Phương tiện vận tải đường bộ

10

10

2. Phương tiện vận tải đường sắt

10

10

3. Phương tiện vận tải đường thuỷ

10

10

4. Phương tiện vận tải đường không

10

10

7. Thiết bị và phương tiện vận khác tải

10

10

B- Thiết bị truyền dẫn

 

 

1. Phương tiện truyền dẫn thông tin

5

20

2. Hệ thống dây điện thoại

5

20

3. Tổng đài điện thoại

5

20

4. Điện thoại di động, cố định

5

20

5. Máy bộ đàm

5

20

6. Phương tiện truyền dẫn điện

5

20

7. Phương tiện truyền dẫn các loại khác

5

20

IV- Thiết bị, dụng cụ quản lý

 

 

- Bàn làm việc

8

12,5

- Ghế ngồi làm việc

8

12,5

- Bộ bàn ghế tiếp khách

8

12,5

- Tủ đựng tài liệu

8

12,5

- Tủ trưng bày

8

12,5

- Giá kệ để tài liệu chứng từ

8

12,5

- Bộ Bàn ghế họp

8

12,5

- Thiết bị, phương tiện quản lý khác

8

12,5

V- Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

 

 

1. Các loại súc vật

8

12,5

2. Cây lâu năm, vườn cây công nghiệp, vườn cây ăn quả, vườn cây lâu năm.

25

4

3. Thảm cỏ, thảm cây xanh, cây cảnh, vườn cây cảnh, hòn non bộ

8

12,5




tải về 1.02 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương