Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ



tải về 3.48 Mb.
trang18/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Albert O. Hirshman (1986), Rival views of market society and other recent essays. New York: Viking.

[2] Barro, R. (1996), “Inflation and growth”, Federal Reserve Bank of St. Louis Review, vol. 78, pp. 153-169.

[3] Bruno, M. and W. Easterly (1998), “Inflation crises and long-run growth”, Journal of Monetary Economics, vol. 41, pp. 3-26.

[4] Bui Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Pham Le Hoa & Nguyen Viet Phong (2012), “Vietnamese Economic Structural Change and Policy Implications”, Global Journal of Human Social Science.

[5] Bui Trinh, Kiyoshi Kobayashi, Trung-Dien Vu, Pham Le Hoa & Nguyen Viet Phong, (2012), “New Economic Structure for Vietnam Toward Sustainable Economic Growth in 2020”, Global Journal of HUMAN SOCIAL SCIENCE Sociology Economics & Political Science, Volume 12 Issue 10 Version 1.0.

[6] Keynes M. K. (1936), The General Theory ofEmployment, Interest and Money. Palgrave Macmillan.

[7] Lê Hồng Giang “ Supply side” http://kinhtetaichinh.blogspot.com/search?updated-max=2013-08-26T10:53:00%2B10:00&max-results=10.

[8] Phạm Thế Anh, Đinh Tuân Minh, Nguyễn Thị Minh (2013), “Kinh tế Việt Nam: Từ chính sách ổn định tổng cầu sang chính sách trọng cung để thúc đẩy tăng trưởng”, NXB Trí thức.

[9] Vietnam Business Law, (2000).

[10] Wassily Leontief (1986), “Input – Output Economics”, New York Oxford University Press.

THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM – THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC

TS. Bùi Sỹ Lợi

Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội

I. Thực trạng nguồn nhân lực - Lao động thiếu việc làm, thất nghiệp và thách thức

Việt Nam có quy mô dân số lớn và bắt đầu bước vào thời kỳ "cơ cấu dân số vàng"88. Năm 2010, dân số nước ta 86,9 triệu người89, đứng vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN và thứ 13 trên thế giới. Dân số trong độ tuổi lao động là 65,3 triệu (chiếm 75,2% tổng dân số), trong đó độ tuổi 20-39 chiếm tỷ lệ cao (50,5%), tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động cao hơn đáng kể so với tốc độ tăng dân số nói chung (1,87% so với 1,14%). Tỷ lệ dân số tham gia lực lượng lao động ở nước ta khá lớn, tăng từ 72% năm 2000 lên 77,4% năm 2010. Năm 2010, lực lượng lao động cả nước đạt 50,5 triệu người, giai đoạn 2000-2010, bình quân mỗi năm lực lượng lao động cả nước tăng thêm khoảng 1,13 triệu người, tốc độ tăng bình quân 2,68%/năm, đem lại lợi thế lớn về nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế-xã hội.

Đến thời điểm 31/12/201490, Dân số cả nước là: 90,7 triệu người; số người từ 15 tuổi trở lên là 70,06 triệu (chiếm 78,0% tổng dân số), trong đó có 54,4 triệu người thuộc lực lượng lao động. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế là 53,4 triệu người, tăng 1,56% so với năm 2013, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 21,4%; khu vực dịch vụ chiếm 32%. Mặc dù tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam đã và đang diễn ra nhưng đến nay lao động nông thôn vẫn được xem là đông đảo, chiếm gần 70% lực lượng lao động. Vẫn còn khác biệt về mức độ tham gia hoạt động kinh tế giữa khu vực thành thị và nông thôn, khoảng 11,2 điểm phần trăm (70,5% và 81,7%). Bên cạnh đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nữ là 73,6%, thấp hơn 9 điểm phần trăm so với tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nam (82,6%).

Đến thời điểm 31/12/2014, cả nước đã có khoảng 1,2 triệu lao động thiếu việc làm (chiếm tỷ lệ 2,45%, trong đó khu vực thành thị là 1,18% và nông thôn là 3,01%) và gần 1 triệu lao động thất nghiệp chiếm 2,08%, trong đó khu vực thành thị là 3,43% và nông thôn là 1,47%. Tỷ lệ thất nghiệp chung theo điều tra ở mức rất thấp (1,81%), trong đó, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15-24 tuổi chiếm 45,5% trong tổng số lao động thất nghiệp cả nước. Tỷ trọng này ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn (40,7% và 50%). Trong khi đó, lao động thanh niên thiếu việc làm chỉ chiếm 18,7% tổng số lao động thiếu việc làm.

Năng suất lao động xã hội năm 2014 theo giá hiện hành của toàn nền kinh tế ước tính đạt 3.515 USD/lao động, trong đó, năng suất lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản bằng 38,9% mức năng suất lao động chung của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng gấp 1,8 lần và khu vực dịch vụ gấp 1,36 lần.

Năng suất lao động của Việt Nam liên tục tăng trong thời gian qua, bình quân đạt 3,7%/năm trong giai đoạn 2005-2014, góp phần thu hẹp dần khoảng cách so với năng suất lao động của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/18 năng suất lao động của Xin-ga-po; bằng 1/6 của Ma-lai-xi-a; bằng 1/3 của Thái Lan và Trung Quốc.



Một số nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng tới năng suất lao động của nước ta đạt thấp so với các nước trong khu vực: (1) cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực nhưng tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn ở mức cao. (2) Chất lượng nguồn lao động thấp, cơ cấu đào tạo thiếu hợp lý, hiệu quả sử dụng qua đào tạo chưa cao; (3) máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ còn lạc hậu với tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ thấp và trung bình trong toàn ngành chế biến, chế tạo; (4) Trình độ tổ chức quản lý, quản trị doanh nghiệp còn yếu cùng với hiệu qủa sử dụng nguồn lực thấp. Ngoài ra, tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam trong các ngành sản xuất và dịch vụ vẫn còn ở mức thấp hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. Điều này chỉ ra, thị trường lao động Việt nam thiếu ổn định, việc làm chưa đầy đủ và bền vững, với năng suất lao động thấp.

Nhận xét chung, hin nay, Quy mô lực lượng lao động có xu hướng tăng chậm làm giảm áp lực việc làm, trong khi nn kinh tế nước ta đang trong giai đon khôi phục nên tltht nghip biến động không nhiu (Tuy nhiên, các số liệu về lao động, đặc biệt số liệu về thất nghiệp ở Việt Nam thường không có độ tin cậy cao do những bất cập trong thống kê). Trong khi lao động thiếu việc làm ở mức cao khoảng 1,2 triệu người, vấn đề đáng lưu ý đối với thị trường lao động Việt nam là năng suất lao động thấp và tiền lương, tiền công không cao. Tình trạng thiếu việc làm, thu nhập giảm sút của người lao động sẽ kéo theo nhiều hệ lụy xã hội nghiêm trọng, nếu không có những giải pháp đối phó hiệu quả sẽ tiềm ẩn nguy cơ bất ổn xã hội, đặc biệt, hiện nay khu vực nông nghiệp, nông thôn không còn là “bà đỡ” có thể hấp thụ được số lượng người mất việc làm ở thành phố trở về thì nguy cơ bất ổn xã hội càng hiện hữu. Điu này, phn nào được gii thích bi Vit Nam là mt nước nông nghip, do kinh tế phát trin còn thp nên mc sng ca người dân chưa cao và an sinh xã hi chưa đầy đủ, vì vy người lao động thường chp nhn làm bt cloi công vic gì, kcnhng công vic có mc thu nhp thp, bp bênh, điu kin làm vic không đảm bo (việc làm không bền vững) nhm nuôi sng bn thân và gia đình hơn là tht nghip dài để chờ đợi công vic tt hơn.

Tuy đã đạt được những kết quả đáng kể về giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, song hiện tại vấn đề lao động-việc làm, thất nghiệp ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức

Trước hết, lực lượng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng địa lý kinh tế, chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng (không bao gồm Hà Nội) 15,2%, Đồng bằng sông Cửu Long 19,1%, trong khi các vùng đất rộng có tỷ trọng lao động thấp như Trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm 13,7 %, Tây Nguyên chiếm 6,3% lực lượng lao động. Vì vậy, chưa tạo điều kiện phát huy được lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và góp phần phân bố lại lực lượng lao động, đây chính là nguyên nhân tạo ra sự mất cân đối cục bộ về lao động và là tác nhân của thất nghiệp và thiếu việc làm.

Thức hai, chất lượng của lực lượng lao động là thách thức lớn:

- Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đạt mức 3,79 điểm (trong thang điểm 10), xếp hạng thứ 11 trong số 12 quốc gia được khảo sát tại Châu Á. Nguồn nhân lực nước ta yếu về chất lượng, thiếu năng động và sáng tạo, tác phong lao động công nghiệp,... Trong tổng số hơn 53,4 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế chỉ có khoảng 49% qua đào tạo, trong đó qua đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên chỉ chiếm khoảng 19%. Khoảng cách khác biệt về tỷ lệ này giữa khu vực thành thị và nông thôn là khá cao (ở khu vực thành thị, tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 20,4%, trong khi đó ở khu vực nông thôn là 8,6%). Như vậy, tuy về trình độ văn hóa được đánh giá là khá nhưng trình độ nghề của lao động Việt Nam còn rất thấp, điều này là thách thức lớn đang đặt ra nhiệm vụ nặng nề trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước.

- Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém (cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai) chưa đáp ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế91. Công tác chăm sóc sức khỏe và an toàn nghề nghiệp chưa tốt92.

- Kỷ luật lao động còn kém so với nhiều quốc gia trong khu vực. Một bộ phận lớn người lao động hiện nay chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, thiếu khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.

Thứ ba, năng suất, hiệu quả lao động trong các ngành kinh tế thấp, và có sự khác biệt đáng kể giữa khu vực nông nghiệp với khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ93.

Thứ tư, chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nền kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên và các ngành thâm dụng lao động (sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản và khai khoáng, các sản phẩm công nghiệp, sơ chế và dịch vụ tiêu dùng sử dụng nhiều lao động phổ thông). Các ngành công nghiệp mũi nhọn, sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật cao (điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu mới…) các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao đòi hỏi trình độ lành nghề (bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…) chậm phát triển.

Lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp chiếm 46,6% nhưng chỉ tạo ra 18,12% GDP. Lao động tự làm việc và lao động gia đình không hưởng lương, với đặc trưng là việc làm không bền vững và dễ bị tổn thương, vẫn là hai nhóm lao động chủ đạo của nền kinh tế, chiếm khoảng 70,5% việc làm phi nông nghiệp94. Năm 2010, cả nước có 19,5 triệu người làm các nghề giản đơn không yêu cầu chuyên môn kỹ thuật, chiếm 39,5% tổng việc làm cả nước95. Trong số lao động làm công ăn lương có tới 44,7% chỉ có hợp đồng bằng miệng hoặc thậm chí là không ký hợp đồng96.



Thứ năm, tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra. Thị trường lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, các vùng kinh tế trọng điểm, nơi có nhiều khu công nghiệp khu chế xuất như: Long An, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… Ngược lại một số tỉnh như Bạc Liêu, Ninh Thuận, Thanh Hóa, Nghệ An lại có tình trạng dư cung, đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao97.

Thứ sáu, mặc dù đã tiến hành 2 đợt cải cách tiền lương năm 1993 và 2004, bước đầu tách bạch tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh và khu vực hành chính sự nghiệp, tạo điều kiện đổi mới chính sách tiền lương khu vực sản xuất kinh doanh theo định hướng thị trường98, nhưng mức tiền lương tối thiểu thấp chưa được tính đúng, tính đủ cho mức sống tối thiểu và chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu cơ bản của người lao động, thấp hơn mức lương tối thiểu thực tế trên thị trường khoảng 20% và hiện nay mới đạt khoảng 45% mức tiền lương tối thiểu trung bình của khu vực ASEAN.

Thứ bảy, công tác quản lý nhà nước về lao động - việc làm còn nhiều hạn chế, các chính sách, pháp luật đang từng bước hoàn thiện, hệ thống thông tin thị trường lao động còn sơ khai thiếu đồng bộ. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp hết sức tiến bộ nhưng chưa đạt được mục tiêu như mong muốn nhằm không chỉ hỗ trợ cuộc sống người lao động khi mất việc làm mà còn phải đào tạo nghề, tư vấn, hỗ trợ để giúp quay lại thị trường lao động.

Đánh giá xu hướng lao động-việc làm, thất nghiệp ở Việt Nam năm 2015

- Kết thúc năm 2014 tình hình lao động – việc làm và thất nghiệp của thị trường lao động đã có xu hướng cải thiện hơn, cụ thể: Cả năm có gần 68.000 doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động, trong khi đã có thêm 75.000 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 2,7% so với năm 2013, tăng 10,3% so với số giảm.

- Trong khi Chính phủ đang quyết tâm có những cải thiện về môi trường kinh doanh như: giảm lược thủ tục nộp thuế giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, tạo cơ chế để thị trường can thiệp nhiều hơn vào vấn đề giá cả. Hơn nưa, Chính phủ đang tập trung đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và thúc đẩy phát triển khu vực tư nhân trong nền kinh tế, coi doanh nghiệp tư nhân là một động lực. Nhà nước không chỉ quan tâm tăng trưởng tổng thể mà còn phải chú ý đến vấn đề cơ cấu tăng trưởng.

- Ngay từ quý I/2015 kinh tế đã có tín hiệu khởi sắc với tăng trưởng GDP đạt 6,03%, điều này sẻ tác động nhanh đến doanh nghiệp trong việc thu hút lao động, bởi Việt nam đang ngày càng thu hút các doanh nghiệp mới, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, điều này làm tăng tính cạnh tranh trong thu hút nhân tài, từ một thị trường lao động có nguồn cung giới hạn. Mặc dù, cơ hội việc làm xuất hiện ở nhiều ngành nhưng sự thiếu vắng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là một thách thức, nhiều công ty có xu hướng tìm kiếm lao động Việt nam từ nước ngoài trở về. Tuy nhiên, doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh tìm nguồn nhân sự có trình độ tại Việt nam.

II. Giải pháp

Đặc điểm cơ bản của việc làm tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào khu vực phi chính thức và khu vực nông nghiệp. Tỷ trọng lao động hưởng lương trong khu vực phi chính thức thấp, chủ yếu là lao động tự làm và lao động gia đình không được trả công đặc biệt trong khu vực nông nghiệp, do vậy việc đo lường một số yếu tố đánh giá tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm, chất lượng việc làm, năng suất lao động sẽ gặp khó khăn như vấn đề an toàn lao động, thu nhập và các phúc lợi sẽ gặp khó khăn đối với lao động không được trả công, lao động đóng góp cho gia đình, v.v…Để cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân, hướng tới mục tiêu việc làm bền vững theo khuyến cáo của Tổ chức lao động quốc tế (ILO), cần thực hiện một số giải pháp sau:



Một là, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về lao động - việc làm: đã sửa đổi, bổ sung Bộ Luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật bảo hiểm y tế, xây dựng Luật việc làm, Luật an toàn, vệ sinh lao động, và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến việc làm trong thị trường lao động, bao gồm cả khu vực phi chính thức, lao động nông thôn, quản lý, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động. Thúc đẩy việc chuyển dịch lao động khu vực phi chính thức vào khu vực chính thức, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển việc làm bền vững.

Hai là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Với mục tiêu đến năm 2020 nước ta “cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, phát triển nguồn nhân lực được Đảng ta xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược và cũng là một trong những tiền đề góp phần nâng cao chất lượng việc làm, thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm bền vững.

Ba là, tăng năng suất lao động: Tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa công nghiệp và xây dựng, nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hóa, hiệu quả, bền vững và các ngành dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng, khả năng cạnh tranh lớn, cùng với quá trình chuyển hướng phát triển nền kinh tế từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu đòi hỏi sự cân bằng hợp lý giữa ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và ngành sản xuất sử dụng nhiều tri thức. Do đó, việc tăng năng suất lao động xã hội có tác động rất lớn đến cơ cấu lại nền kinh tế, thúc đẩy nhanh quá trình đổi mới quản lý nền kinh tế và thực hiện những chính sách an sinh xã hội, là yêu cầu thường xuyên và cấp thiết để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.

Bốn là, hỗ trợ xúc tiến việc làm đầy đủ và bền vững: Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu dựa vào vốn, khai thác tài nguyên và lao động giản đơn sang chủ yếu dựa vào lực lượng lao động có kỹ năng, trình độ công nghệ tiên tiến và lợi thế so sánh của đất nước, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Tiếp tục phát triển phù hợp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động dựa trên lợi thế cạnh tranh của từng vùng và từng địa phương. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp lý trên toàn lãnh thổ, bảo đảm phát triển cân đối và hiệu quả giữa các vùng.

Năm là, nâng cao chất lượng việc làm khu vực nông thôn: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn, đồng thời thực hiện tốt công tác dạy nghề cho lao động nông thôn nhằm đạt được mục tiêu mà Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đề ra (đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn khoảng 35% - 40% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%), đồng thời tăng cơ hội việc làm năng suất chất lượng ở khu vực nông thôn.

Sáu là, Nâng cao năng suất, hiệu quả công việc và cải thiện điều kiện làm việc của khu vực kinh tế phi chính thức bên cạnh những hình thức khuyến khích chuyển đổi từ việc làm phi chính thức sang chính thức, tập trung vào việc chính thức hoá các hộ kinh doanh nhỏ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đa dạng để cải thiện điều kiện làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức.

Bảy là, tăng cường kết nối cung - cầu lao động: Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động thông qua việc xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động (cở sở dữ liệu cung – cầu lao động) và củng cố, nâng cao chất lượng của các tổ chức dịch vụ việc làm, nâng tần suất hoạt động của các sàn giao dịch việc làm, nâng cao năng lực của hệ thống dịch vụ việc làm công góp phần quan trọng kết nối cung-cầu lao động hiệu quả hơn.

Tám là, cần phải đánh giá chính xác về chất lượng việc làm trên cơ sở đưa ra những chỉ tiêu cụ thể phù hợp với từng đối tượng trong các khu vực kinh tế. Bên cạnh đó cần phải thực hiện việc cải tiến các dữ liệu, số liệu thống kê bao phủ các nhóm đối tượng, các chỉ tiêu và có tính thống nhất qua các năm. Xuất phát từ nội hàm của chất lượng việc làm khi đánh giá chất lượng việc làm cần phải đánh giá đầy đủ các nội dung: (1) An toàn và sức khỏe nơi làm việc, nhằm bảo vệ chống lại tai nạn và bệnh tật nơi làm việc thông qua các quy định về an toàn và sức khỏe, giới hạn về thời gian làm việc, thời điểm làm việc như làm việc vào ban đêm; (2) Thu nhập và phúc lợi từ việc làm: đảm bảo thu nhập thường xuyên và tiếp cận các lợi ích khác ngoài tiền lương, các khoản thu nhập tăng thêm (hoặc thu nhập thay thế), bảo vệ quyền lợi về thu nhập thông qua hệ thống tiền lương tối thiểu, chính sách an sinh xã hội, v.v..; (3) Giờ làm việc và cân bằng công việc và cuộc sống; (4) An sinh việc làm: bảo vệ chống lại sự sa thải tùy tiện và sự bền vững của việc làm trong nền kinh tế thị trường; (4) Đối thoại xã hội; (6) Đào tạo và phát triển kỹ năng: mở rộng cơ hội học nghề và phát triển kỹ năng thông qua đào tạo và đào tạo lại nghề, nếu nghề hay kỹ năng nghề có nguy cơ lạc hậu không được sử dụng; (7) Mối quan hệ nơi làm việc và động lực làm việc, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Như vậy, chất lượng việc làm bao gồm nhiều hay một tập hợp các chỉ số đa dạng phản ánh đầy đủ nhu cầu, mong muốn của cá nhân và xã hội./.

VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP VÀ VIỆC LÀM:

HIỆN TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG99

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương

Viện Khoa học lao động và xã hội

  1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô thuận lợi hơn

Thời kỳ 2010 đến nay, nền kinh tế có sự phục hồi, tăng trưởng GDP từ mức thấp, 5% vào năm 2011, đã tăng lên 5.42% năm 2013 và đạt 5.98% vào năm 2014 (vượt mục tiêu đề ra 5,8%) và cao hơn giai đoạn 2010-2013, tạo niềm tin về duy trì đà phục hồi tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới. Vốn đầu tư toàn xã hội (tỷ lệ trong GDP tăng cao, đạt 30,9% vào cuối năm 2014. Đặc biệt, lạm phát đã giảm đến mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua (4,09%). Đà khởi sắc của nền kinh tế cùng với những xu hướng nhân khẩu trước đó đã có những tác động tích cực đến thị trường lao động.

Biểu 1. Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô

Năm

GDP giá thực tế (tỷ đồng)

GDP/người (giá thực tế)

(triệu đồng)

Tốc độ tăng GDP (%)

Tỷ lệ đầu tư/GDP

( %)

Tốc độ tăng CPI

(%)

2010

2.535.008

22.444.728

5,9

39,04

9,21

2011

2.895.910

28.382.304

5,0

29,88

18,13

2012

3.242.408

32.038.552

5,9

34,09

9,21

2013

3.584.261

39.951.218

5.4

29.8

6.6

2014

3.937.856

43.417.370

5.98

30.9

4,09

Nguồn: TCTK, Niên giám thống kê các năm

Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương