Kinh tế việt nam năM 2014: TỔng quan vĩ MÔ


MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT TRIỂN



tải về 3.48 Mb.
trang15/47
Chuyển đổi dữ liệu18.07.2016
Kích3.48 Mb.
#1943
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   47

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY


TS. Nguyễn Lâm Thành

TS. Nguyễn Anh Phong

I. Kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2014


Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết của Quốc hội năm 2012 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Nghị quyết 26, Khóa X (2008) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 02/01/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, tình hình kinh tế năm 2014 đã có những khởi sắc.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 có mức tăng trưởng 5,98%, liên tục tăng trong ba năm liên tiếp và cao nhất so với mức 5,42% của năm 2013 và mức tăng 5,25% của năm 2012. Đóng góp trong mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có chỉ số tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013. Trong đó, ngành lâm nghiệp có mức tăng cao nhất với 6,85%, tiếp theo là ngành nông nghiệp ở mức 2,60% và ngành thủy sản mức 6,53%.

Về giá trị tuyệt đối, một số ngành hàng đạt giá trị xuất khẩu cao như: thủy sản đạt 7,9 tỷ USD, tăng 17,6%; cà phê đạt 3,6 tỷ USD, tăng 30,8%; gạo đạt 3 tỷ USD, tăng 1,8%; hạt điều đạt 2 tỷ USD, tăng 22,4%, duy chỉ có cao su đạt 1,8 tỷ USD, giảm 28,1%82.

Ba tháng đầu năm 2015, một số mặt hàng chủ lực có gía trị xuất khẩu giảm, ảnh hưởng đến tăng trưởng ngành nông nghiệp do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là thị trường do tác động của tình hình kinh tế- chính trị thế giới và khu vực. Bên cạnh đó, do nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện và trình độ sản xuất, thể chế chính sách đã đặt ra nhiều thách thức cho phát triển nông nghiệp, ảnh hưởng đến công cuộc xóa đói giảm nghèo trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.



II. Một số vấn đề khó khăn, thách thức trong phát triển nông nghiệp hiện nay

2.1. Vốn đầu tư trong nông nghiệp ở mức thấp và có xu hướng giảm

Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư xã hội cho nông nghiệp đạt bình quân 11,3%/năm giai đoạn 1986-1993, giảm mạnh xuống còn 1,1%/năm trong giai đoạn 1994-2000; hồi phục và tăng mạnh nhất và đạt 9,2% trong giai đoạn 2001-2007, nhưng lại giảm đáng kể trong giai đoạn 2008-2013, với tốc độ tăng trưởng vốn âm (-0,88%).

Tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp trong tổng đầu tư liên tục giảm trong suốt 30 năm qua và chỉ còn chiếm 5,8% trong giai đoạn 2008-2013 (cụ thể chỉ còn 4,7% năm 2013). Tỷ trọng là quá thấp so với những đóng góp, tầm quan trọng và tiềm năng của lĩnh vực nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế.

Hình 5: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội phân theo ngành và giai đoạn



Nguồn: Tính toán từ số liệu của TCTK

Giai đoạn 2008-2013 là thời điểm kinh tế thế giới suy thoái, lạm phát vẫn tăng, rủi ro cao, v.v... kinh tế Việt Nam tại thời điểm đó cũng gặp nhiều khó khăn (năm 2011 tăng trưởng chỉ đạt 5,89% so với 6,45% năm 2010; Chính phủ phải thắt chặt giảm chi tiêu làm tăng trưởng kinh tế chậm lại, v.v...). Doanh nghiệp phải vay vốn với giá cao (nhiều lúc lên đến 22%/năm), do vậy đã cản trở dòng vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.



2.2. Cơ cấu vốn đầu tư trong nông nghiệp và hỗ trợ nông nghiệp chưa hợp lý

Nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp vốn đã chiếm tỷ trọng thấp, lại phân bổ không hợp lý, quản lý chưa hiệu quả là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng của ngành trong giai đoạn 2008-2013. Vốn ngân sách hiện nay tập trung nhiều nhất cho thủy lợi (75,6% năm 2013), chủ yếu là các công trình tưới tiêu lớn cho vùng trọng điểm lúa ở hai vùng đồng bằng chính.

Tỷ trọng đầu tư cho khoa học – công nghệ (KHCN) và đào tạo nhân lực còn rất hạn chế (tương ứng 0,8% và 1,5%). Đầu tư công cho KHCN ở Việt Nam chỉ đạt 0,1% GDP, chỉ bằng 1/4 so với Philippines và Indonesia và 1/7 so với Malaysia. Đối với các quốc gia khác thì tỷ lệ này là 1% GDP ở Úc; 1,3% GDP ở Canada; 0,7% GDP ở Mỹ, tức là gấp hàng chục lần so với Việt Nam. Năm 2012, tổng kinh phí khuyến nông Trung ương và địa phương đạt xấp xỉ 500 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ nông dân được đầu tư khoảng 50.000 đ/năm, trong khi một số quốc gia nông nghiệp trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia,… có mức đầu tư bình quân từ 50 – 80USD/hộ nông dân/năm.

Kết cấu đầu tư chủ yếu mới tập trung vào kích cung và khâu trực tiếp sản xuất chứ chưa chú ý đến khâu bảo vệ sản xuất, sau thu hoạch và thương mại, dẫn đến tắc nghẽn cho cả chuỗi giá trị nông sản. Đầu tư sản xuất vẫn tập trung vào các sản phẩm có tập quán và điều kiện sẵn có (như lúa, lợn, gỗ dăm…) chứ chưa chú ý đến các sản phẩm có khả năng thị trường và có lợi thế.



Hình 2: Vốn thực hiện phân theo lĩnh vực do Bộ NN và PTNT quản lý (tỷ đồng)



Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT

Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ và hỗ trợ cho nông nghiệp như hệ thống vận tải đường sắt thuận tiện cho lưu thông hàng nông sản, cảng nước sâu cho các vùng sản xuất nông sản chính, kho tàng bảo quản, cơ sở chế biến sau thu hoạch, hệ thống cảng tránh trú bão, hậu cần trên biển, v.v. đều chưa có hoặc thiếu và có chất lượng kém.

Đầu tư mới chú ý đến số lượng mà không quan tâm đến chất lượng và hiệu quả sử dụng các công trình. Ngay trong thủy lợi, chưa chú trọng đến việc duy tu, bảo quản, nâng cao hiệu quả sử dụng nước. Hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi chỉ đạt 78% công suất thiết kế, mới có 43% diện tích cây rau màu và cây công nghiệp được tưới chủ động. Thủy lợi cho thủy sản, cho nghề muối, cho cây công nghiệp còn rất hạn chế. Điện cung cấp cho nông thôn thường xuyên bị cắt gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất chăn nuôi và thủy sản tập trung83. Đây là nguyên nhân cốt yếu làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nông thôn, cản trở việc thu hút đầu tư doanh nghiệp, trí thức về nông thôn.

2.3. Chính sách tín dụng nông nghiệp, nông thôn vẫn còn những bất cập

Chính phủ đã triển khai rất nhiều chương trình hỗ trợ tín dụng nhằm hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn cải thiện đời sống và giảm thiểu tính tổn thương. Hầu hết trong số này đều có hợp phần tín dụng ưu đãi được trợ cấp một cách mạnh mẽ, chỉ bằng gần một nửa lãi suất các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, những năm gần đây, Chính phủ đã định hướng chính sách tập trung vào việc tăng cường sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và xóa đói giảm nghèo.

Trong năm 2009, Chính phủ ban hành Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 về hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn, và sau đó là Quyết định 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/09 sửa đổi một số điều của Quyết định 497, hỗ trợ tín dụng sản xuất và mua sắm lớn cho nông dân.phục vụ sản xuất theo định hướng công nghiệp hóa nông nghiệp. Hai quyết định này cơ bản đáp ứng các mục tiêu: hỗ trợ đúng đối tượng vay là các chủ thể tham gia sản xuất và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Kết quả trong tổng dư nợ cho vay, đối tượng hộ gia đình và cá nhân chiếm 95%, cho vay mua máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp chiếm 85%.

Tuy nhiên, quá trình thi hành còn nhiều hạn chế và kết quả thực hiện được rất thấp. Sau một năm thực hiện tổng dư nợ chỉ bằng 7,7% tổng gói hỗ trợ. Một số địa phương có số tiền giải ngân chỉ khoảng vài trăm triệu đồng (Sơn La, Bình Định, Đắc Nông), cá biệt Bắc Kạn chỉ đạt 20 triệu đồng.

Theo số liệu điều tra tiếp cận nguồn lực hộ nông thôn Việt Nam giai đoạn 2006-2012, quy mô cho vay nông thôn chỉ chiếm 13,6% tổng dư nợ cho vay; mặc dù có tới 50% số hộ nông dân có vay nợ và 60% trong đó có nguồn tín dụng từ ngân hàng. Tín dụng vi mô kém phát triển khiến tín dụng phi chính thức với rất nhiều rủi ro và thiệt thòi cho nông dân vẫn phổ biến tại nông thôn.

Nguyên nhân chính là do một số quy định vay vốn không phù hợp, cụ thể là: thủ tục, quy định vay vốn quá chặt đối với nhiều nông dân; qui định nông dân phải mua máy móc lắp ráp trong nước có tỷ lệ nội địa hóa từ 40% trở lên, trong khi ngoài thị trường những loại nông cụ đạt tỷ lệ nội địa trên rất ít hoặc cung không đủ cầu; quy định về số tiền vay nhỏ.

Thiếu vốn và kèm theo đó khả năng tiếp cận tín dụng hạn chế không chỉ là cản trở đối với nông hộ mà còn của cả các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn và có đến 85,3% số doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn đầu tư.

Hình 3: Tỷ trọng dư nợ tín dụng cho ngành nông nghiệp trong tổng tín dụng

Nguồn: Số liệu tổng hợp

Sau khi chính sách khuyến khích tín dụng ra đời theo Nghị định 41/NĐ-CP, dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng trở lại mức 20-22% trong năm 2011-2012. Tính đến tháng 11/2013, tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 17% so với cùng kỳ năm trước. Dòng vốn tín dụng đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực như nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Năm 2014 đã triển khai chính sách tín dụng theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, góp phần bảo đảm an sinh-xã hội như:

(i) Triển khai thí điểm các chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp như mô hình cánh đồng mẫu lớn; mô hình chuỗi sản xuất liên kết các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu; mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa người sản xuất-chế biến - tiêu thụ theo hợp đồng…

(ii) Cho vay tạm trữ lúa gạo vụ đông - xuân 2013-2014; tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra;... Theo Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 5/2014, tín dụng nông nghiệp, nông thôn ước tăng khoảng 2,56% so với cuối năm 2013 và đây là dấu hiệu tích cực.

Có thể nói, chính sách tín dụng tuy đã có nhiều cải thiện song vẫn vướng phải trở ngại trên thực tế vì chưa hội đủ các điều kiện cần thiết cùng với yêu cầu bảo toàn vốn của các ngân hàng nên nhiều doanh nghiệp và hộ nông dân vẫn còn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, đáp ứng cả về số lượng và thời gian chu kỳ sản xuất phù hợp. Trong điều kiện nguồn vốn không quá thiếu, ngân hàng có thể huy động được nhiều nguồn trong xã hội, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, bảo lãnh và ưu đãi tín dụng, thực thi chính sách hiệu quả mới thúc đẩy được sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và bền vững, thực sự trở thành đòn bẩy cho sự phát triển của nông nghiệp nông thôn.

2.4. Sự phát triển yếu ớt của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp

Theo số liệu điều tra của Bộ NN&PTNT, số doanh nghiệp trong lĩnh vực này chỉ có hơn 13.000 doanh nghiệp trên tổng số khoảng hơn 400.000 doanh nghiệp cả nước, chiếm trên dưới 3%, là con số rất khiêm tốn. Trong số này chủ yếu là doanh nghiệp thuộc dịch vụ nông nghiệp chiếm 46%, chế biến nông sản 42,27%. Ba nhóm hoạt động quan trọng có tỷ trọng rất thấp là trồng trọt chỉ có 910 doanh nghiệp (6,84%), chăn nuôi 470 doanh nghiệp (3,53%), nghiên cứu phát triển giống có 187 doanh nghiệp (1,4%).

- Về quy mô, theo xếp loại tiêu chí vốn chỉ có 4,6% doanh nghiệp quy mô lớn, vừa là 12,6%, nhỏ là 11,7% và siêu nhỏ tới 71,1%. Doanh nghiệp lớn và vừa thì chủ yếu ở lĩnh vực chế biến, thiếu vắng trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất công nghệ cao.

- Về thu ngân sách, số liệu năm 2012 cho thấy, nhóm doanh nghiệp giống có 63% không nộp thuế do lỗ, miễn; tương tự 39% ở nhóm trồng trọt và 43 % ở nhóm doanh nghiệp chế biến. Tổng nguồn thu và số thu trung bình trên một đơn vị doanh nghiệp cũng thấp.

Bức tranh trên cho thấy doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam có quy mô hết sức nhỏ cần được chú trọng hỗ trợ để có sức cạnh tranh đối với doanh nghiệp liên doanh, tập đoàn sản xuất kinh doanh lớn nước ngoài đã và đang được mời gọi đầu tư vào Việt Nam, nhất là sau thời gian ngắn nữa khi chúng ta gia nhập thị trường TPP và AFTA.

Bên cạnh đó, qua giám sát của Quốc hội cho thấy, số doanh nghiệp nông nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh - xã hội đặc biệt khó khăn và khó khăn cũng rất ít. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cản trở đến quá trình thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, kết quả và tính bền vững trong xóa đói giảm nghèo ở vùng núi và đồng bào dân tộc.

Thực trạng bức tranh về doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp phản ảnh đúng những gì mà cơ chế, chính sách tác động đến lĩnh vực nông nghiệp như: phân bổ nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, cơ cấu đầu tư cho các lĩnh vực, ngành trong sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực hỗ trợ như khoa học công nghệ, nhân lực và hạ tầng nông nghiệp khác cùng các quy định về chính sách ưu đãi, ba gồm cả tín dụng.

Việc xây dựng cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển số lượng, chất lượng, bảo đảm cơ cấu hợp lý doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là một vấn đề cần hết sức ưu tiên và được xem là điểm cốt lõi trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay. Đặc biệt cần cụ thể hóa hợp lý những nội dung quy định trong Luật đầu tư (sửa đổi) và Luật doanh nghiệp (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua liên quan đến chính sách ưu đãi hợp lý đối với nhóm đối tượng này.

Giải quyết đồng bộ hệ thống chính sách mang tính đột phá cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả nguồn lực đầu tư và thực thi nó một cách có hiệu quả mới góp phần từng bước thúc đẩy, nâng cao năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế./.

THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC VỐN ĐẦU TƯ

VÀ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

Bùi Trinh

Nguyễn Huy Minh

Dẫn nhập: Theo phân loại của Tổng cục Thống kê84, các doanh nghiệp ở Việt Nam được phân chia theo 5 loại hình sở hữu để thu thập thông tin bao gồm: (1) Kinh tế Nhà nước; (2) Kinh tế tập thể; (3) Kinh tế cá thể; (4) Kinh tế tư nhân; và (5) Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế ngoài Nhà nước bao gồm: Kinh tế tập thể, kinh tế cá thể và kinh tế tư nhân. Hiện nay, hầu như mọi số liệu thống kê đều phân chia Kinh tế ngoài Nhà nước theo 3 loại hình sở hữu này.

Ngay ý niệm vốn và “vốn đầu tư” của Việt Nam hầu như cũng không rõ ràng. Định nghĩa tổng quát nhất về đầu tư: “Đầu tư là phần sản lượng được tích lũy nhằm tăng năng lực sản xuất tương lai của nền kinh tế” ( xem Sachs-Larrain, 1993).

Vốn (hay tư bản – capital) tại một thời điểm nào đó được định nghĩa bằng giá trị tổng các đầu tư qua các năm, tính đến thời điểm đó. Theo quốc tế để tính toán giá trị vốn tại thời điểm nào đó nguời ta cộng tất cả các đầu tư trước đó, rồi trừ đi khấu hao TSCĐ hàng năm; phương pháp khác để xác định giá trị của vốn tại một thời điểm nào đó được căn cứ vào giá thị trường hiên tại của khối lượng vốn này, phương pháp thư 2 là rất khó thưc hiện bới muốn xác định cần phải có tông điều tra (kiểm kê) tài sản trên phậm vi toàn quốc

Hai ý niệm cơ bản trên hoàn toàn xa lạ với cơ quan Thống kê Việt nam . Hiện nay cơ quan thống kê Việt nam có chỉ tiêu “Vốn đầu tư...” thực chất chỉ tiêu này không phải vốn cũng không hoàn toàn là đầu tư, thực chất chỉ tiêu “vốn đầu tư” ở đây là nguồn tiền bỏ ra trong một năm của các thành phần kinh tế nhằm mục đích đầu tư nhưng chưa chắc đã đi vào sản xuất, điều này được thể hiện qua số liệu trong bảng 1.



Bảng 1. Đầu tư (Gross Capital Formation) và “Vốn đầu tư”

Giá thực tế

Vốn đầu tư

Đầu tư

Khác nhau

1995

72,447

62,131

85.8%

1996

87,394

76,450

87.5%

1997

108,370

88,754

81.9%

1998

117,134

104,875

89.5%

1999

131,171

110,503

84.2%

2000

151,183

130,771

86.5%

2001

170,496

150,033

88.0%

2002

200,145

177,983

88.9%

2003

239,246

217,434

90.9%

2004

290,927

253,686

87.2%

2005

343,135

308,543

89.9%

2006

404,712

366,629

90.6%

2007

532,093

493,300

92.7%

2008

616,735

589,746

95.6%

2009

708,826

672,326

94.9%

2010

830,278

770,211

92.8%

2011

924,495

827,032

89.5%

2012

1,010,114

884,160

87.5%

Sơ bộ 2013

1,091,136

953,124

87.4%

Каталог: Uploads -> Articles04
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
Articles04 -> MỤc lục phầN 1: ĐÁnh giá KẾt quả thực hiệN
Articles04 -> BÁo cáo hsbc kết nối giao thưƠng việt nam

tải về 3.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương