Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


VII.- Vấn-đề: Đắc Đạo và cõi Niết-bàn



tải về 1.4 Mb.
trang47/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   59

VII.- Vấn-đề: Đắc Đạo và cõi Niết-bàn.

141.- Vấn-đề đắc Đạo trong quyển ''Tì-kheo Na-Tiên''


Mục-tiêu của người tu-hành là sớm đắc Đạo; vấn-đề nầy được cứu-xét trong cuốn ''Tì-kheo Na-Tiên'' rải rác trong ba quyển: Thượng, Trung, và Hạ. Các câu hỏi tùy hứng của vua Di-Lan về vấn-đề đắc Đạo và cõi Niết-bàn, dàn trải qua các tiểu-mục sau đây:

số 041: Vì sao bực đắc Đạo còn sống phải chịu khổ?


số 046: Chẳng có thời-gian đối với bực đã đắc Đạo;
số 065: Niết-bàn là vượt qua chẳng trở lại.
số 066: Đắc Đạo Niết-bàn
số 067: Dầu chưa đắc, cũng biết Niết-bàn là sướng; 
số 074: Có Niết-bàn chăng?
số 080: Bực đắc Đạo khác với kẻ chưa đắc Đạo;
số 086: Bực La-hán có thể bay lên trời Đại-Phạm;
số 088: Dùng bảy việc để học biết Đạo;
số 091: Sức thần-túc; 
số 092: Ngưng hơi thở;
số 094, trang 75: Tư-duy đến các việc cao-thâm.

Để việc Tìm hiểu Nghĩa Ý cho có lớp-lang, sự sắp-xếp lại các tiểu-mục vừa kể rất cần-thiết, theo thứ-tự sau đây: 

a.- từ lúc mới học Đạo, 
b.- đến lúc đắc Đạo, được những khả-năng nào; 
c.-cõi Niết-bàn ra sao? 
d.- bao giờ nhập vào cõi Niết-Bàn; 

*

142.- Làm cách nào để học biết Đạo?


Giờ đây, xin bắt đầu với tiểu-mục số 088:

Vua hỏi Na-Tiên:

- Con người dùng bao nhiêu việc để học biết Đạo? 

- Dùng bảy việc để học biết Đạo. 

Rồi Na-Tiên kể ra: (1) phân-biệt điều lành, việc ác; (2) tinh-tấn; (3) vui Đạo; (4) chế-phục tâm-ý theo điều lành; (6) nhứt-tâm; (7) gặp mọi cảnh-ngộ chẳng yêu-ghét. Bảy điều nầy, Na-Tiên nói thêm, bất-tất phải dùng hết, điều quan-trọng nhứt là hễ biết phân-biệt thiện-ác, thì cũng đủ. Nghe nói thế, Vua hỏi thêm:

- Nếu chỉ dùng một việc mà biết được Đạo, tại sao lại nói chi đến cả bảy việc? 

Na-Tiên trả lời bằng một thí-dụ rất hay: như cầm con dao còn đựng trong hộp thì đâu có thể cắt đứt vật chi được; lòng con người tuy sáng-suốt hiểu rõ, nhưng cũng nên hội đủ sáu việc kia lại thì mới thành Trí. Nghe xong, vua khen: Lành thay! 

Nhưng Thiện-Nhựt lại ''thày-lay'' nhắc thêm rằng: muốn biết Đạo và học Đạo, hành-giả chỉ cần tuân-thủ ba điều: Giới-Định-Huệ thôi, và ba điều nầy sẽ đưa đến Trí-Huệ sáng-suốt để thấy rõ-ràng con đường Đạo giải-thoát.

*

143.- Bực đắc Đạo khác kẻ chưa đắc Đạo ở điểm nào?


Trở ngược lại với tiểu-mục số 080, ta thấy:

Vua hỏi Na-Tiên:

- Bực đã đắc đạo và người chưa đắc đạo khác nhau ra sao?

- Kẻ chưa đắc đạo còn tâm ham-muốn; còn bực đã đắc đạo thì hết tham-tâm, ... chẳng vì khoái-lạc, chỉ cần ăn để nuôi mạng sống... 

Như thế, đặc-điểm của người đắc Đạo, theo Na-Tiên, là dứt được Tâm tham. Tham-dục đứng đầu trong tam độc, nghĩa là ba món độc-hại mà người đắc Đạo đã diệt trừ xong: tham, sân và si. 

Nhưng người đắc Đạo chẳng những chỉ dứt bỏ ba độc mà thôi, các bực ấy còn được hoàn-toàn giải-thoát nữa. Cái chi được giải-thoát và giải-thoát khỏi những gì? Sự giải-thoát có hai phương-diện: (1) tâm giải-thoát, (2)trí-huệ giải-thoát. Tâm được giải-thoát khỏi các phiền-não chướng, tức là các trở ngại do phiền-não gây ra; kể chung là: tham, sân, si, mạn, nghi và ác-kiến. (Mạn là kiêu-căng, phách-lối; ác-kiến là các tà-kiến: thường-kiến, đoạn-kiến, ngã-kiến, thân-kiến). Trí-huệ được giải-thoát khỏi các sở-tri-chướng, tức là các trở ngại do các kiến-thức sai-lầm gây nên vì quá ôm-chặt.

Người đắc Đạo lại còn đạt được các quả-vị nữa. Nam-Tông có bốn quả-vị: (1) Tu-đà-huờn, (2) Tư-đà-hàm, (3) A-na-hàm, và (4) A-la-hán. Bắc-Tông có các cấp Bồ-tát: (1) Thập tín, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi-hướng, Thập điạ, (2) Đẳng-giác, (3) Diệu-giác. Quả-vị cao nhứt là quả-vị Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, tức là quả-vị Phật.

Và đây là đặc-điểm quan-trọng nhứt của bực đã đắc Đạo là mình tự biết mình được giải-thoát, được sống tự-tại, nhưng chẳng bao giờ phô-trương rằng mình đã đắc được Đạo nầy hay Quả kia.

*

144.- Bực đắc Đạo có những khả-năng nào?


Đối với thường-nhơn, bực đắc Đạo chắc phải có nhiều khả-năng hơn người chưa tu-hành, và muốn biết vị ấy có các ''tài phép'' gì mà họ còn chưa có được. Vì lẽ đó, nơi tiểu-mục số 086, Vua Di-Lan mới hỏi Na-Tiên:

- Sa-môn các khanh bảo, bực đắc A-la-hán có thể bay lên cõi Trời Đại-Phạm trong thời-gian một người co-duỗi cánh tay thôi, Ta chẳng thể tin lời ấy được, tại sao vượt qua bao nhiêu ngàn muôn ức dặm như thế mà đến được nhanh-chóng vậy? 

Na-Tiên chẳng trả lời thẳng, mà mời Vua thử nghĩ đến thành-phố A-lệ-tán, cách đây hơn tám vạn dặm. Vua liền nghĩ trong đầu đến thành-phố ấy. Khi Vua nghĩ xong, Na-Tiên bảo:

- Đại-Vương đã đi qua tám vạn dặm rồi trở về đây, sao mà nhanh thế? 

Khen lối giải-thích nầy của Na-Tiên, Vua nói: ''Lành thay!'' Như thế, cái khả-năng bay đi xa và nhanh của bực đắc Đạo, theo Na-Tiên, chỉ là sự nhanh-chóng của tư-tưởng có thể vượt qua không-gian chỉ một khoảnh-khắc của cái co-duỗi cánh tay. Phải chăng ''thần-thông'' biết bay trong không-gian chỉ thực-hiện được bằng tư-tưởng mà thôi? Nghi-vấn nầy được Na-Tiên ''phá bỏ'' nơi tiểu-mục số 091, khi vua hỏi:

- Con người có khả-năng dùng thân-thể nầy bay lên từng trời thứ bảy cõi Đại-Phạm-thiên và đến xứ Bắc-câu-lư-châu rồi trở về chăng?

- Có thể được. (...) Bực đắc Đạo muốn nhảy đến từng Trời thứ bảy cõi Đại-Phạm-thiên và đến xứ Bắc-câu-lư-châu cũng được như-ý vậy. 

Theo Na-Tiên, bực đắc Đạo còn có thể luyện-tập thân-thể, ngay cả việc ngưng hơi thở cũng được như ý muốn nữa. Nơi tiểu-mục số 092, Na-Tiên nói: 

- ... Còn với bực học Đạo có khả-năng chế-phục thân miệng, trì giữ Kinh-giới, do sự nhứt-tâm mà đắc được Tứ-Thiền, do đó liền ngưng được hơi thở ra vào. 

Về các khả-năng siêu-phàm của các bực đắc Đạo, Thiện-Nhựt xin dựa vào lời giảng trong Kinh-sách, có vài nhận-xét như sau:

1.- Khi thành Đạo tại Bồ-đề đạo-tràng, Đức Phật có đủ tam minh: (1) túc-mạng-minh, nhớ lại được hết các kiếp trước; (2) thiên-nhãn-minh, thấy rõ các chúng-sanh chết nơi đây, sanh lại nơi kia; (3) lậu-tận-minh, biết rõ đã dứt hết các phiền-não. 

2.- Có sáu thần-thông, gọi là lục thông: (1) thiên-nhãn-thông, (2) thiên-nhĩ-thông, (3) túc-mạng-thông, (4) tha-tâm-thông, (5) thần-túc-thông, và (6) lậu-tận-thông.

3.- Với các tiến-bộ khoa-học hiện-đại về không-gian, vấn-đề Thần-túc-thông (thân bay trong không-gian) có thể được nhìn dưới một khiá-cạnh khác: thần-thông nầy phải chăng cũng chỉ là một phương-tiện di-chuyển đặc-biệt do các tu-hành đã luyện-tập được, nhưng rất tiếc là các bực đắc Đạo chơn-chánh chẳng bao giờ chịu khó thi-triển cho ta thấy để phá-tan mọi sự ngờ-vực.

4.- Việc ngưng hơi thở hẳn trong một thời-gian thật dài tuy chẳng thể thực-hiện được, nhưng nơi thiền-giả đã đắc các mức Thiền-định cao-cấp, hơi thở trở nên thật tế-nhị, cơ-hồ chẳng còn nghe thấy đến. 

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   43   44   45   46   47   48   49   50   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương