Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Lấy tám loại đạo-hạnh (Bát Chánh-Đạo) làm căn-bản tu-hành



tải về 1.4 Mb.
trang44/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   59

135.- Lấy tám loại đạo-hạnh (Bát Chánh-Đạo) làm căn-bản tu-hành.


Nơi gần cuối tiểu-mục số 031, Na-Tiên có nói:

- Chư đệ-tử Phật cầu Đạo... nhân biết sự khổ-nhọc ở thế-gian, nên mới dứt bỏ mọi ham-muốn mà một lòng niệm tám loại đạo-hạnh.

Như thế, trong Ba mươi bảy Phẩm Trợ-Đạo, Na-Tiên đã chọn lấy Bát Chánh-Đạo, ( mà Na-Tiên gọi là tám loại đạo-hạnh) làm căn-bản tu-hành. Lấy Bát Chánh-Đạo làm căn-bản tu-hành cũng tựa như trong hai thí-dụ Na-Tiên đưa ra ngay trước đó: (1) kiến-trúc-sư trước khi xây một thành-trì, cần phải lượng-định nền móng; (2) người diễn trò trước khi diễn phải dọn dẹp mặt đất cho bằng phẳng. 

Thường nghe nói, Chánh-Pháp có tám vạn bốn ngàn pháp-môn,, nay Na-Tiên mách cho vua Di-Lan sự chọn lựa pháp-tu giản-dị và đầy-đủ như thế, quả là điều rất đáng tán-thưởng, vì thế nhà Vua đã khen-ngợi:

- Lành thay! Lành thay! 

-----*-----


V.- Vấn-đề: Trí - Huệ .


Trước khi bước sang Vấn-đề V: Trí-huệ, Thiện Nhựt thấy cần nhắc lại sự liên-tục trong ý-tưởng khi tóm-tắt lại nội-dung của quyển ''Tì-kheo Na-Tiên'', vì các câu hỏi của vua Di-Lan nêu lên đều tùy hứng, gặp đâu hỏi đó, chẳng theo một thứ-tự nào. 

- Thắc-mắc đầu-tiên của vua Di-Lan là tại sao đi tu làm sa-môn? Điều nầy ta đã xét qua tại Vấn-đề I: đi tu làm sa-môn. 

- Trước lời đáp của Na-Tiên, đi tu để khỏi chịu khổ mãi vì tái-sanh Luân-hồi, Vua Di-Lan muốn biết: thế nào là tái-sanh? Điều nầy ta đã xét qua tại Vấn-đề II: tái-sanh trong cõi Luân-hồi. 

- Trước câu hỏi của vua Di-Lan, người niệm Chánh-Pháp và siêng làm điều thiện có khỏi phải sanh lại không?, Na-Tiên đã giải-thích sự phân-biệt giữa các điều thiện-ác. Điều nầy ta đã xét qua tại Vấn-đề III: phân-biệt các điều thiện và điều ác. 

- Trong khi nói về các điều thiện, Na-Tiên có bàn đến Ba mươi bảy Phẩm Kinh làm căn-bản cho các điều thiện. Điều nầy ta vừa mới xét qua xong, tại Vấn-đề IV: Ba mươi bảy Phẩm Trợ-Đạo. 

- Và sau đây là Vấn-đề V: Trí-huệ. Do niệm Chánh-Pháp và siêng làm các điều lành, mà hành-giả biết sống luôn luôn theo đúng các đạo-hạnh của Bát Chánh-Đạo, nhờ đó mà phát-triển được Trí-Huệ. Rồi lại nhờ có Trí-Huệ mà cắt đứt mọi phiền-não, diệt-trừ hết các điều ác, nên được giác-ngộ và giải-thoát khỏi cảnh Luân-hồi.

Năm vấn-đề trên đây được sợi dây đường-lối tu-hành luồn xuyên qua và kết-chặt lại một mối, giúp cho việc Tìm hiểu Nghĩa Ý của quyển ''Tì-kheo Na-Tiên'' có lớp-lang thứ-tự, vượt qua được dễ-dàng các câu hỏi quá nhiều và tùy hứng của Vua Di-Lan.

*

136.- Vấn-đề Trí-Huệ được đặt ra ở đây như thế nào?


Cuộc vấn-đáp giữa Vua Di-Lan và Tì-kheo Na-Tiên về vấn-đề Trí-huệ, rải-rác qua nhiều câu hỏi, tại các tiểu-mục: 

- số 019: Thú-vật có trí chăng?


- số 035: Trí-huệ là như thế nào? 
- số 039: Khả-năng hiểu-biết của Trí-huệ như thế nào? 
- số 090: Người trí, kẻ ngu cùng làm ác, ai nặng tội hơn?
- số 094,: Trí-huệ tư-duy đến các sự-việc cao-thâm.
- số 095: Thế nào là Tinh-thần, Trí-huệ, và Tự-nhiên.

Như thế, chỉ trong sáu tiểu-mục rời-rạc, Trí-huệ được xét đến ở

Như thế, chỉ hai khiá-cạnh: (1) về mặt lý-thuyết: (a) Thế nào là Trí-huệ; (b) khả-năng hiểu-biết của Trí-huệ ra sao; (c) Trí-huệ với Tinh-thần và Tự-nhiên; (2) về mặt sự-kiện cụ-thể: (a) thú-vật có trí không; (b) người trí với kẻ ngu cùng làm ác, ai chịu tội nặng hơn? 

*

137.- Thế nào là Trí-Huệ?


Nơi tiểu-mục số 035, Vua Di-Lan hỏi Na-Tiên:

- Trí-huệ là như thế nào? 

- Tôi đã có nói trước rồi (tiểu-mục số 019), trí-huệ có khả-năng cắt đứt các nghi-ngờ, làm sáng tỏ các việc thiện... 

Rồi Na-Tiên đưa ra thêm hai thí-dụ: (1) như cầm đèn vào nhà tối, ánh-sáng (tượng-trưng cho trí-huệ) đẩy lùi bóng tối (tượng-trưng cho sự ngu-mê); (2) như cầm dao bén (tượng-trưng cho trí-huệ) chặt cây (tượng-trưng cho các điều ác). Trước đây nơi cuối tiểu-mục số 019, Na-Tiên có ví Trí-huệ như cái lưỡi-hái cắt các bó luá (tượng-trưng cho các điều ác). Qua ba thí-dụ trên, Na-Tiên muốn chỉ rõ hiệu-năng của Trí-huệ là phá bỏ, dứt trừ sự Vô-minh (ngu-mê), sự nghi-ngờ và tiêu-diệt được các điều ác.

Đến tiểu-mục số 039, Vua Di-Lan hỏi về khả-năng hiểu-biết của Trí-huệ, như sau:

- Người có trí-huệ sáng-suốt có biết hết muôn sự-vật chăng, hay có chỗ còn chưa hiểu-biết kịp? 

Câu trả lời của Na-Tiên phân-biệt ra hai trường-hợp: 

- (1) với người thường, họ biết được điều chưa học và chưa kịp hiểu; đồng thời cũng biết được điều đã học và đã hiểu; 

- (2) với bực trí-giả, họ thấy rõ con người và vạn-vật đều phải qua đi, qui về KHÔNG, chẳng được tự-tại. Vì lòng ham muốn vui-sướng con người đã gieo trồng nguồn-gốc của Khổ; người trí biết như thế, và tòng theo đó mà tiến đến Khổ-Huệ, biết rõ-ràng sự vô-thường, sự thành-bại, cho nên Trí-huệ khác với người thường.

Ta thấy rõ: sự khác-biệt về Trí-huệ giữa hai hạng người, chính là sự thấu-đáo về nỗi Khổ, đưa đến Khổ-Huệ, cái Trí-Huệ sáng-suốt biết rõ nguồn-gốc của Khổ và cách diệt-trừ dứt-khoát Khổ. Nếu sự suy-đoán của Thiện-Nhựt chẳng lầm-lẫn thì đó chính là Trí-huệ Bát-Nhã Ba-la-mật (Sanskrit: Prajnà Paramitra; Pali: Pannà Paramitta), cái Trí-huệ toàn-hảo đưa đến bờ giác-ngộ.

Tiếp theo đó, Vua lại hỏi:

- Người có trí-huệ rồi, thì ngu-si ở vào đâu? 

- Người có trí-huệ thì ngu-si tự tiêu-diệt hết. Ví như người cầm đèn vào trong nhà tối, phòng sáng lên, tức màn tối đen bị tiêu-diệt. 

Thí-dụ trí-huệ như ánh-sáng, ngu-si như bóng tối nầy được Na-Tiên đưa ra hơn một lần. Nó rất đúng-đắn, dễ thấy và dễ hiểu. Nhưng lời vấn-đáp liền sau đó, giữa Vua Di-Lan và Tì-kheo Na-Tiên, lại có chỗ chẳng được hoàn-toàn hợp-lý. Chẳng hợp-lý ở điểm nào? Xin hãy đọc kỹ lại lời vấn-đáp giữa hai người:

- Trí-huệ cũng lại như vậy, người có trí thì ngu-si tất tiêu-diệt. 

- Thế còn trí-huệ của trí-giả nay lại ở đâu? 

- Người dùng trí để làm công-việc, làm xong thì trí-huệ liền tiêu-diệt, nhưng sự-việc mà trí-huệ đã làm thì còn đó. Ví như ban đêm viết thơ bên đèn, viết xong tắt đèn, nhưng bức thơ còn đó. Bực trí-giả cũng lại như thế, làm xong việc đã làm, trí-huệ liền tiêu-diệt, nhưng việc làm thành-tựu vẫn tiếp-tục còn tại đó. 

Thí-dụ ''viết thơ ban đêm bên đèn'' nầy rất đáng tán-thưởng. Tuy nhiên, theo thiển-kiến của Thiện-Nhựt, chỗ chẳng hoàn-toàn hợp-lý là khi Na-Tiên bảo, làm xong việc đã làm, thì trí-huệ liền tiêu-diệt. Làm sao mà trí-huệ tiêu-diệt đi được, khi mà khả-năng suy-tư, phán-đoán của nó vẫn còn đó, nơi tâm-trí của trí-giả? Có chăng là khi làm xong việc đã làm, thì trí-huệ đã hoàn-tất nhiệm-vụ của nó nên nó đâu cần tự lộ-bày ra nữa. Vả lại, người có trí có bao giờ lại đem khoe trí-huệ của mình ra đâu, vì nếu làm như thế, thì lại hóa ra kiêu-hợm, thiếu khiêm-tốn, và có một thái-độ ''chẳng khôn-ngoan'' chút nào cả. Nếu Na-Tiên nói, ''làm xong việc đã làm, trí-huệ chẳng lộ-bày ra nữa'', có lẽ chính-xác hơn là khi Na-Tiên nói, ''làm xong việc đã làm, thì trí-huệ liền tiêu-diệt.'' 

Tiểu-mục số 094, Vua Di-Lan có hỏi:

- Bực đã đắc Đạo có khả-năng suy-nghĩ đến tất cả các sự-việc cao-xa thâm-diệu chăng? 

Na-Tiên đáp, Dĩ nhiên là có, và nói thêm, các Kinh Phật thật hết sức thâm-ảo về mọi sự-việc... đều phải do Trí-huệ đoán-định ra.

Tiếp theo là tiểu-mục số 095: Tinh-thần, Trí-huệ và Tự-nhiên, quá vắn-tắt, chẳng thấy Na-Tiên chỉ cho thấy rõ mối tương-quan giữa ba điều đó. Na-Tiên chỉ cắt-nghĩa rất sơ-lược:

- Tinh-thần chủ về sự hiểu-biết; trí-huệ thông-hiểu được Đạo; còn Tự-nhiên là hư-không chẳng có người. 

Thật ra, giữa ba ý-niệm: tinh-thần, trí-huệ và tự-nhiên, có một mối tương-quan mà người trí-giả cần nên xét qua, vì ích-lợi của sự tu-tập. Theo lời của Na-Tiên, tinh-thần đây chủ về sự hiểu-biết, tức là Thức trong Duy-Thức-học. Nhờ có sự hiểu-biết đứng-đắn, chơn-chánh mà trí-huệ phát-triển hướng về Đạo. Còn về danh-từ Tự-nhiên, Na-Tiên giải-thích là hư-không chẳng có người, thì Thiện-Nhựt xin thú-nhận chẳng hiểu rõ được tư-tưởng của vị Tì-kheo lỗi-lạc nầy. Phải chăng Na-Tiên muốn nói đến Thiên-nhiên, hoặc ám-chỉ vào chữ Pháp-giới dùng trong Kinh-sách, tức là muôn sự-sự vật-vật trong vũ-trụ. Nếu đó là Pháp-giới, thì theo Trí-huệ của bực trí-giả đã giác-ngộ, vũ-trụ nầy chính là cái hư-không rỗng-rang, chẳng có Ngã, chẳng có người. Tại sao? Vì muôn sự-vật đều mang hình-tướng hỗn-hợp, chẳng có bất cứ sự-vật nào tự-nhiên tự mình mà sanh ra lấy một mình được; nếu phân-tách hình-tướng hỗn-hợp đó ra các thành-tố, thì có gì tồn-tại nữa đâu, chẳng qua chỉ còn lại một cái thể Không rỗng-rang, vắng-vẻ, bao-trùm lên tất cả muôn loài? Một khi tinh-thần đã hiểu-biết bản-thể trống-rỗng và vô-ngã của vũ-trụ, của tự-nhiên, là như thế, thì trí-huệ sẽ hướng về Đạo tìm con đường giải-thoát ra khỏi mọi ràng-buộc, trong đó sự chấp-thủ vào cái Ta, cái Ngã là nặng-nề nhứt.

Mấy dòng trên đây là một cố-gắng liều-lĩnh của Thiện Nhựt để ráng tìm hiểu tiểu-mục về Tinh-thần, Trí-huệ và Tự-nhiên đã quá giản-lược lại vô-cùng bí-hiểm, kính mong người đọc nên dè-dặt và rộng-lượng tha cho tội ''bạo gan.''

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương