Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Kinh Thập-Thiện kể mười điều thiện cụ-thể hơn



tải về 1.4 Mb.
trang41/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   59

125.- Kinh Thập-Thiện kể mười điều thiện cụ-thể hơn.


Năm điều thiện ghi trong sách ''Tì-kheo Na-Tiên'', tuy đầy-đủ nhưng còn quá trừu-tượng, chưa cho thấy rõ hành-động cụ-thể nào gây ra điều thiện, thái-độ nào tạo nên việc ác. Có một bản Kinh trong Hán-Tạng, Kinh Thập Thiện-nghiệp-đạo, kể rõ mười hành-vi cụ-thể trong đời sống hằng ngày tạo nên thiện-nghiệp, giúp người tu-hành được tái-sanh lên cõi Trời. (Kinh Thập-Thiện là bản Kinh số 600 trong Đại-Tạng, do Ngài Học-Hỉ [ Siksananda, phiên-âm: Thực-Soa Nan-Đà] dịch từ chữ Phạn ra Hán-văn). Mười điều thiện đó là: (1) chẳng sát-sanh; (2) chẳng trộm-cắp; (3) chẳng tà-hạnh; (4) chẳng nói dối; (5) chẳng nói lưỡi hai chiều; (6) chẳng nói lời thô-ác; (7) chẳng nói lời vô-nghiã; (8) chẳng tham-lam; (9) chẳng giận-dữ; và (10) chẳng có tà-kiến.

Thiện Nhựt xin ghi thêm vào đây mười điều thiện nầy để bổ-túc cho lời chỉ-dạy của Tì-kheo Na-Tiên về các điều thiện và ác.

*

126.- Phải làm điều thiện từ trước.


Giờ đây, xin ''nhảy'' đến tiểu-mục số 062, để nghe Tì-kheo Na-Tiên trả lời câu hỏi sau đây của vua Di-Lan:

- Người muốn làm điều thiện, nên làm trước ngay, hay là để sau nầy mới làm?

- Phải làm ngay từ trước, để đến sau mới làm thì chẳng ích-lợi chi. 

Rồi Na-Tiên đưa ra ba thí-dụ chứng minh sự cần-thiết phải làm ngay trước các điều thiện, chẳng chần-chờ: (1) đang khát mới sai người đào giếng, làm sao có nước ngay để uống liền? (2) đang đói mới đi cầy ruộng, làm sao có cơm để ăn liền? (3) bị kẻ thù xâm-lăng, rồi mới lo tuyển binh, luyện tướng, sao kịp chiến-đấu nữa? Và Na-Tiên kết-luận: Người ngu bỏ điều thiện, làm điều ác, rồi sau nầy ngồi đó khóc than, có ích vào đâu. Kẻ nào dứt bỏ điều trung-chánh, theo điều bất-chánh, đến lúc sắp chết, sẽ hối-hận về sau.

*

127.- Trót gây điều ác, nay phải làm gì?


Lại ''nhảy'' thêm ba bước nữa đến tiểu-mục số 084, tiểu-mục số 089, và tiểu-mục số 090, để xét đến vấn-đề: trót gây tội-ác, giờ phải làm gì?

Vua Di-Lan thắc-mắc, nơi tiểu-mục số 084:

- Sa-môn các khanh thường nói, con người tại thế-gian làm việc ác trong trăm năm, đến khi gần chết mà biết niệm Phật, thì được tái-sanh lên cõi Trời. Ta chẳng thể tin lời nầy. Lại nữa, sa-môn các khanh còn nói, giết một mạng sanh-vật, đến lúc chết sẽ sa-đọa vào địa-ngục. Ta cũng chẳng tin được lời nầy. 

Để thuyết-phục Vua, Na-Tiên đưa ra một thí-dụ rất ý-nhị: cầm hòn đá nhỏ để trên mặt nước, đá chìm; còn lấy chiếc thuyền chở đầy khẳm các hòn đá lớn, thuyền lại nổi. Tại sao? Vì thuyền có sức chở nặng được. Thuyền ví như Chánh-Pháp; niệm Phật theo đúng Chánh-Pháp, thì có thể cứu-vãn được người có tội khỏi bị sa địa-ngục.

Vua Di-Lan lại hỏi, nơi tiểu-mục số 089:

- Người làm điều thiện được phước lớn, rồi làm điều ác thì bị tai-ương lớn chăng? 

Câu trả lời của Na-Tiên, mới nghe qua, dễ làm ta ngạc-nhiên:

- Người làm điều thiện được phước lớn; rồi làm điều ác thì bị tai-ương nhỏ.

Ta có thể thắc-mắc, tự hỏi: hễ làm điều thiện rồi, thì rồi dầu có làm điều ác gì đi nữa cũng chỉ bị tai-ương nhỏ mà thôi chăng? Chẳng phải như vậy đâu! Lời giải-đáp của Na-Tiên có hai phần: (1) làm điều lành nhỏ có thể được phước lớn, như trong Kinh có nói đến trường-hợp của kẻ cụt tay chơn, dâng cúng một bó hoa lên Đức Phật, được phước lớn trong 91 kiếp chẳng bị đọa địa-ngục; (2) người siêng làm lành, nếu trót làm điều ác, sở dĩ bị tai-ương nhỏ, là do biết ăn-năn hối-cải, tội tiêu dần đi. Thiện-Nhựt thiển nghĩ, về điểm (1), người cụt tay dâng bó hoa cúng-dường Đức Phật, sở dĩ được hưởng phước-báu lớn, là vì Đức Phật chính là một phước-điền to-lớn và quí-báu nhứt trong các loại ruộng phước, hễ ai gieo nhân bố-thí nơi Ngài, thì sẽ được quả-báo vô-cùng sâu-rộng. Về điểm (2), sở dĩ tai-ương nhỏ đến với người biết hằng ngày ăn-năn, hối-cải việc bất-thiện trót làm, là vì tâm của người ấy càng ngày càng trở nên thanh-tịnh, khiến cho nghiệp-báo xấu-ác nặng-nề chẳng có đủ cơ-duyên để trổ quả. 

Nơi tiểu-mục số 090, Vua lại hỏi:

- Người trí làm điều ác, kẻ ngu cũng làm điều ác, thì ai chịu tội nặng hơn. 

- Kẻ ngu làm ác bị tai-ương lớn, còn người trí làm ác chịu tai-ương nhỏ.

Câu trả lời nầy làm Vua ngạc-nhiên chẳng ít, vì thông-thường trách-nhiệm nặng sẽ đè lên người có trí biết điều quấy mà còn cố làm; và người ngu chẳng biết tội, lẽ ra phải chịu hình-phạt nhẹ hơn. Nhưng lời giải-thích tiếp theo của Na-Tiên rất chi là hữu-lý. Na-Tiên lấy thí-dụ, có thanh sắt nung đỏ, kẻ bị phỏng tay nhiều chính là người chẳng biết đó là thanh sắt bị đốt; còn người trí biết trước, dại gì nắm lâu để tay bị phỏng nặng. Nhưng cái lý sâu-xa của sự-kiện: ''cùng làm ác, người trí bị tai-ương nhẹ hơn người ngu'' là ở điểm biết hối lỗi. Người trí biết lỗi mình, nên ngày ngày sám-hối, khiến tâm sớm thanh-tịnh lại. Còn người ngu, vì chẳng biết hậu-quả nặng-nề của tội-ác, lại chẳng biết sám-hối, thì còn lắm tai-ương sẽ đến nữa với mình, đó là chưa kể hiện đang bị khồ-sở vì hành-vi ác đã trót làm.

-----*-----


IV.- Vấn-đề: Ba mươi bảy Phẩm Trợ Đạo.

128.- Ba mươi bảy Phẩm Trợ Đạo gồm có những gì?


Nhắc lại: nơi tiểu-mục số 020, trả lời câu Vua hỏi, ''các điều thiện là những gì?'', Na-Tiên có nói đến năm điều thiện, trong đó có điều thiện thứ hai là sự Hiếu-thuận. Đến tiểu-mục số 023, Na-Tiên định nghĩa chữ Hiếu-thuận là ''tất cả các điều thiện. Ba mươi bảy Phẩm Kinh đều đặt căn-bản nơi sự hiếu-thuận''. Lời giải-thích ''hơi lòng-vòng'' nầy của Na-Tiên, khiến người đọc thêm bỡ-ngỡ, vì hai lẽ sau đây: (1) như đã xét qua nơi Phần Tìm hiểu về Nghĩa Ý (tiểu-mục số 124-2), chữ Hiếu-thuận chẳng thích-hợp bằng chữ Giới-luật, để chỉ điều thiện thứ hai; (2) Na-Tiên nói đến 37 Phẩm Kinh mà chẳng chỉ rõ là các Phẩm Kinh nào. 

Nếu được phép ''nói lại'' chỗ Na-Tiên đã kể ra năm điều thiện, Thiện-Nhựt sẽ xin ''nói lại'' như vầy: (1) thành-tín, (2) giới-đức, (3) tinh-tấn, (4) nhứt-tâm, (5) trí-huệ; và điều (2): Giới-đức làm căn-bản cho 37 Phẩm Trợ-Đạo. Như thế có lẽ rõ-ràng hơn, khi chỉ ra đích-xác 37 Phẩm Kinh là các Phẩm Kinh nào.

Danh-từ chánh-thức của Bắc-Tông là Ba mươi bảy Phẩm Trợ-Đạo, còn gọi là 37 Bồ-đề-phần; tiếng Pali là Bojjhanga. 

Do đâu mà có con số 37? Ba mươi bảy Phẩm Trợ Đạo gồm có:

1.- Tứ niệm-xứ: bốn lãnh-vực giữ chánh-niệm 4 pháp;
2.- Tứ Chánh-cần: bốn nỗ-lực làm điều lành thêm lớn 4 pháp;
3.- Tứ Như-ý-túc: bốn tâm-nguyện được đầy-đủ 4 pháp;
4.- Ngũ căn: năm nguồn-gốc phát-sanh các điều thiện 5 pháp;
5.- Ngũ lực: năm sức mạnh làm phát-sanh điều thiện 5 pháp;
6.- Thất giác-chi: bảy yếu-tố của sự giác-ngộ 7 pháp;
7.- Bát Chánh-đạo: con đường chơn-chánh tám ngành 8 pháp;

Cộng lại: 37 pháp.

So-sánh với ''37 Phẩm Kinh'' nói ở tiểu-mục số 023 vừa nêu trên, ta thấy rõ bảy nhóm của Ba mươi bảy Phẩm Trợ-Đạo liên-quan rất chặt-chẽ với bảy nhóm của Ba mươi bảy Phẩm Kinh, được nói trong sách ''Tì-kheo Na-Tiên'', tuy tên gọi mỗi nhóm có khác, nhưng nội-dung mỗi nhóm, ở hai bên, vẫn từa-tựa nhau. 

Giờ đây, xin đi sâu vào chi-tiết của mỗi nhóm, trong Ba mươi bảy Phẩm Kinh mà đúng lý ra ta phải gọi là Ba mươi bảy Phẩm Trợ Đạo.

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   37   38   39   40   41   42   43   44   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương