Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Chỗ đã làm thiện, ác nay đi về đâu và thân mới có mang theo nghiệp cũ không?



tải về 1.4 Mb.
trang37/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   59

117.- Chỗ đã làm thiện, ác nay đi về đâu và thân mới có mang theo nghiệp cũ không?


Lẽ ra đang bàn về Danh-Sắc (trong bản dịch Hán-văn, dịch-giả dùng chữ Danh-Thân), thì nên nói ngay đến sự triển-chuyển của Danh-Sắc, từ lúc sơ-sanh cho đến lúc chết đi và tái-sanh lại; nhưng vấn-đề nầy có liên-hệ đến lý Mười hai Nhân-Duyên, khá phức-tạp và hết sức tế-nhị, cho nên Thiện-Nhựt xin hãy xét nốt cho xong các điều thiện-ác đã làm nay đi về đâu và ảnh-hưởng về sau của các điều ấy.

Tiểu-mục số 071, Phần Phỏng-dịch, có chỗ hơi lủng-củng, vì Vua Di-Lan đang hỏi về Trí, mà Na-Tiên lại quay sang trả lời về các hành-vi thiện-ác đã làm. Vua hỏi:

- Xét cho kỹ, có trí hay chẳng có trí? 

- Trí chẳng có. Thí-dụ như có người trộm trái dưa, người ấy có tội chăng?

- Có tội chớ! 

- Lúc trồng dưa chẳng có trái; cớ gì nay lấy trộm trái dưa mà lại có tội? 

- Giá như chẳng trồng dưa, cớ gì lại có trái được; cho nên kẻ trộm chẳng thể nào bào-chữa được. 

- Con người cũng lại như vậy, vì đời nầy làm điều thiện-ác, nên sanh ra ở đời sau liền thọ thân mới. 

Rõ-ràng ta thấy Na-Tiên chẳng nói gì thêm tại sao chẳng có trí, mà trở lại các điều thiện-ác đã làm và bàn thêm về ảnh-hưởng của chúng đến đời sau. Kế đó, Na-Tiên lại đưa ra tiếp thêm hai thí-dụ -- rất hay -- để chứng-minh điều đó: 

- Các điều thiện-ác của một người đi theo người ấy như bóng theo thân-hình; người tuy chết, chỉ có thân mất, chớ các hành-động đã làm thì chẳng mất. Ví như ban đêm đốt đèn viết thơ, đèn tắt nhưng chữ vẫn còn đó; khi đèn sáng trở lại thì chữ hiện lên. Đời nầy, con người làm chỗ thiện-ác còn đó, thành ra đến đời sau thì phải thọ lấy như thế. 

Đến tiểu-mục số 072, tiếp theo, Vua Di-Lan có hỏi Na-Tiên:

- Chỗ đã làm thiện-ác có thể phân-biệt chỉ rõ chỗ ấy hiện ở đâu chăng?

- Chẳng thể phân-biệt để chỉ rõ chỗ đã làm điều thiện-ác ở vào chỗ nào. 

Để chứng-minh, Na-Tiên đưa ra thí-dụ cây chưa trổ trái, thì chẳng thể nào bảo trước nhánh nào sẽ có trái, nhánh nào không. Và Na-Tiên lại kết-luận, người chưa đắc-đạo chẳng thể biết trước thiện-ác ở vào đâu. Thiện-Nhựt xin tán-thán việc khéo chọn thí-dụ nầy của Na-Tiên, và xin đồng-ý rằng chẳng thể chỉ rõ vị-trí nào trong không-gian và thời-gian đang lưu-trữ chỗ thiện-ác đã làm đó; nhưng Thiện-nhựt xin nhắc lại hai điều: (1) người tu-hành tuy chưa đắc đạo cũng biết chắc, làm một hành-vi ác là tạo nhân, thế nào cũng mang lại quả xấu về sau; (2) giáo-lý Bắc-Tông có nói: thức A-lại-da tàng-trữ các chủng-tử của việc thiện-ác, đó phải chăng là nơi mà ta có thể suy-đoán các hành-vi thiện-ác còn ghi lại ảnh-hưởng của nguyên-nhân để chờ khi đầy-đủ cơ-duyên thì tái-phát lại dưới hình-thức hậu-quả. Nếu đi sâu hơn nữa, đòi hỏi một sự mô-tả thật tỉ-mỉ về thức A-lại-da, thì xin nói thêm rằng, thức nầy thuộc về tiềm-thức (tiềm = tiềm-tàng, đang chìm sâu bên trong) mà khoa Tâm-lý-học hiện-đại vẫn còn chưa khám-phá được hết các chi-tiết.

Và trước khi kết-thúc việc tìm hiểu các hành-vi thiện-ác đã cố-ý làm trong thời-gian qua, sẽ có ảnh-hưởng đến việc tái-sanh về sau, Thiện-Nhựt xin tóm-tắt lại:

1.- Mọi hành-vi cố-ý của (1) thân, (2) miệng và (3) của tâm-ý đều tạo nên nghiệp, có ảnh-hưởng trong việc tái-sanh, chiếu theo luật Nhân-Quả;

2.- Nghiệp, trước do mình tạo ra, sau nghiệp lại làm chủ mình, dẫn dắt mình đi theo các nẻo Luân-hồi. Kể cũng công-bằng chớ! Có tự-do trong hành-động (lúc sống), thì phải gánh lấy nghiệp cũ (khi tái-sanh), vì đó là trách-nhiệm. Tự-do phải đi đôi với Trách-nhiệm!

*

118.- Thế nào là Danh-Sắc triển-chuyển qua Thời-gian, tòng theo các nguyên-nhân dây chuyền?


Bây giờ xin quay lại vấn-đề Danh-Sắc. Nơi tiểu-mục số 045, Phần Phỏng-dịch, Na-Tiên đã định-nghĩa Danh-Sắc rất rõ-ràng:

- Tấm thân hiện nay đang thấy đây là Thân/Sắc, còn chỗ nhớ nghĩ trong lòng là Danh (...). Thân/Sắc và Danh của con người, trước sau liên-quan nhau, ví như mầm con gà-con trong chất lỏng và vỏ cứng bên ngoài, lớn lên cho đến khi thành con gà con... 

Về Thời-gian, nơi tiểu-mục số 046, Phần Phỏng-dịch, Na-Tiên nói:

- Lấy việc quá-khứ đã qua làm lâu dài; cũng lấy việc vị-lai sắp tới làm lâu dài; chỉ có hiện-tại bây giờ là chẳng dài lâu. 

Như thế, theo Na-Tiên, Thời-gian được chia ra làm quá-khứ, hiện-tại và vị-lai; trong ba thời ấy, chỉ có hiện-tại, đứng làm chuẩn ở giữa, thì chẳng dài lâu, tức là chẳng có thời-gian-tính, hay nói đúng ra, hiện-tại là ngay trong một khoảnh-khắc đang nói đây mà thôi.

Tiểu-mục số 047, Phần Phỏng-dịch, là một trong các tiểu-mục vừa dài và khó nhứt của quyển ''Tì-kheo Na-Tiên''. Y chánh tiểu-mục nầy là chỉ vào thân-tâm biến-chuyển, qua thời-gian, từ lúc sơ-sanh đến khi chết đi và tái-sanh lại, chẳng dứt. Sự biến-chuyển nầy được diễn ra tùy thuộc vào các nguyên-nhân dây chuyền. 

Trong việc tóm-lược và tìm hiểu sự biến-chuyển đó, Thiện-Nhựt xin lần-lượt: (1) nhắc lại vắn-tắt diễn-tiến của sự biến-chuyển (tiểu-mục số 047-a); (2) nêu lên các nguyên-nhân dây chuyền dọc theo sự biến-chuyển đó (tiểu-mục số 047-b) và hai thí-dụ chứng-minh (tiểu-mục số 047-c); (3) rút gọn lại sự trình-bày của Na-Tiên về việc phối-hợp giữa sáu căn, sáu trần và sáu thức trong sự biến-chuyển liên-tục (tiểu-mục 047-d). 

Và sau cùng, Thiện-Nhựt xin đối-chiếu lời giải-thích của Tì-kheo Na-Tiên với các điểm căn-bản trong giáo-pháp có liên-quan đến Lý Mười-hai Nhân-Duyên, tại tiểu-mục riêng số 119, tiếp theo sau.

Tóm-tắt:

1.- Do sự ngu-si lấy ba thời: quá-khứ, hiện-tại và vị-lai làm căn-bản, nên tinh-thần nẩy sanh ra. Tinh-thần sanh ra thân (sắc); sắc sanh danh, danh sanh sáu thức. Do sự phối-hiệp ở trong danh, liền biết sướng-khổ; sướng sanh ra ân-ái, ân-ái kéo theo ham-muốn, khiến có sự truyền-đạt. Rồi tòng theo sự truyền-đạt mà có sanh, có già, có bịnh, có chết, có ưu-sầu, đau-đớn trong nội-tâm. Hiệp các nỗi khổ vừa kể thì thành ra con người, có sống-chết chẳng bao giờ dứt.

2.- Các danh-từ in nghiêng trong tiểu-đoạn ''1'' trên đây nêu rõ thứ-tự các nguyên-nhân dây chuyền. Để chứng-minh sự sống-chết tiếp-nối nhau chẳng bao giờ dứt, Tì-kheo Na-Tiên đưa ra hai thí-dụ: 

(a) trứng gà nở ra gà, gà lại đẻ trứng, rồi lại nở ra gà ... 


(b) vẽ một vòng tròn khép kín, tượng-trưng sự tiếp-nối chẳng dứt. 

Rồi, Na-Tiên trích-dẫn Kinh Phật: ''Đời người sống chết cũng như bánh xe chuyển lăn, sanh-tử, tử-sanh, chẳng bao giờ dứt tuyệt.''

3.- Sự biến-chuyển chẳng bao giờ dứt-tuyệt đó được Tì-kheo Na-Tiên trình-bày lại dưới hình-thức của sự phối-hợp giữa các căn, trần và thức. Do mắt (căn) thấy sắc (trần), nhãn-thức (thức) liền khởi lên sanh ra giác-tri (= hiểu-biết), ba sự-việc đó (mắt, hinh-sắc và nhãn-thức) phối-hiệp lại mà sanh ra sướng-khổ; do sự sướng sanh ra ân-ái, kéo theo sự ham-muốn, khiến cho có sự truyền-đạt; và do đấy mà có sự sanh sanh ra, tạo nên nguyên-nhân cho việc làm các điều thiện-ác. Những gì vừa được nói về mắt, sắc và nhãn-thức, được nhắc lại với các căn, các trần và các thức còn lại.

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương