Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn



tải về 1.4 Mb.
trang34/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   59

108.- Có mấy hạng sa-môn?


Nơi tiểu-mục số 018, Tì-kheo Na-Tiên có nêu lên bốn hạng người đi tu theo hạnh sa-môn: (1) người vì nợ-nần; (2) người vì sợ quan-quyền; (3) người vì nghèo-khó; và (4) người muốn dứt bỏ mọi khổ-nhọc đời nầy, đời sau. Và Tì-kheo Na-Tiên cho biết, mình đi tu làm sa-môn là vì cầu Đạo.

Ba hạng người trước đi tu, chỉ vì muốn trốn tránh, hoặc nợ-nần, hoặc bị rắc-rối ở cửa quan, hoặc vì quá nghèo-khó. Trốn việc đời mới đi tu, mục-đích nầy chẳng mấy chính-đáng. Cũng như các người vì thất-vọng, tình-duyên dở-dang, sự-nghiệp tiêu-tan, mới vào chùa để tìm nguồn an-ủi; việc xuất-gia như thế khó mà bền lâu được; hễ nỗi đau-khổ được nguôi-ngoai rồi là khó mà chẳng nhớ và quay lại với việc đời ở thế-gian. Sự xuất-gia cần được đặt trên căn-bản: thấy rõ và hiểu thấu các nỗi Khổ ở thế-gian, quyết lòng cắt đứt mọi ràng-buộc ở gia-đình và xã-hội, để tìm cho bằng được con đường giải-thoát. Có vì cầu Đạo, thì đạo-tâm mới vững-bền, tinh-tấn tu đến ngày giác-ngộ.

(Về ý-nghĩa của hai chữ sa-môn và tì-kheo, xin người đọc chịu phiền xem lại Phần Tìm hiểu Nghĩa Chữ.) 

-----*-----


II.- Vấn-đề: Tái-sanh Luân-hồi

109.- Vấn-đề tái-sanh được nêu lên nhiều lần trong quyển Tì-kheo Na-Tiên .


Đề-mục quan-trọng thứ nhì, thường được nhắc đi nhắc lại trong quyển ''Tì-kheo Na-Tiên'' nầy là vấn-đề tái-sanh. Xuyên qua bản Phỏng-dịch, ta thấy Vua Di-Lan đã nêu vấn-đề nầy tất cả mười bốn lần, mỗi lần với một khía-cạnh khác, và rải-rác khắp quyển sách: 

Các tiểu-mục số 019; số 037; số 038; số 043; số 044; số 045; số 047; số 049; số 050; số 070; số 071, 072; số 073; và số 087. 

Theo các tiểu-mục vừa được liệt-kê trên đây, quyển ''Tì-kheo Na-Tiên'' đã xét vấn-đề tái-sanh dưới các khía-cạnh sau đây:

1.- Tại sao phải sanh trở lại? Ai phải sanh trở lại, còn ai thì chẳng phải sanh trở lại nữa? Người hết tái-sanh lại có tự-biết đìều đó chăng? Vua hỏi Na-Tiên có biết mình còn phải tái-sanh nữa không? 

2.- Khi tái-sanh, dùng thân cũ hay có thân mới? Chỗ đã làm thiện-ác nay đi về đâu? Thân mới có mang theo nghiệp cũ chăng? Thế nào là Danh-Sắc triển-chuyển theo thời-gian, tòng theo các nguyên-nhân dây chuyền?

3.- Cái ''gốc sanh-tử '' của con người là gì? 

4.- Chết cùng lúc, có đến nơi tái-sanh cùng một lúc không?

5.- Thế-gian có sự-vật nào tự-nhiên mà sanh ra chăng?

*

110.- Thắc-mắc lớn: Chết rồi, đi về đâu?


Trước khi tìm hiểu Nghĩa Ý của các tiểu-mục nói trên, xin được phép xét qua hai điểm thắc-mắc lớn thường thấy: (1) Chết rồi, sẽ đi về đâu? (2) Có ''hiện-tượng'' tái-sanh thật-sự hay không?

Với mạng sống hiện nay trung-bình vào khoảng sáu, bảy mươi năm, con người thường thắc-mắc tự-hỏi: Khi chết rồi, sẽ đi về đâu? Khoa-học, trong hiện-trạng, còn chưa có câu trả lời dứt-khoát. Tùy theo giáo-lý và tín-điều riêng-biệt, đối với hiện-tượng ''sau cái chết'', các tôn-giáo đã có lắm cách giải-thích khác nhau.

Phật-giáo khẳng-định với thuyết Luân-hồi rằng, chúng-sanh sau đời sống hiện-tại, tùy theo sự dẫn-dắt của nghiệp-lực, do các hành-vi thiện-ác đã qua gây nên, mà tái-sanh lại vào một trong sáu nẻo: ba đường dữ: (1)địa-ngục, (2) ngạ-quỉ và (3)súc-sanh) và ba đường lành: (4) cõi Người, (5) cõi Thần, và (6) cõi Trời). Chỉ trừ những bực tu-hành đắc-đạo, nghiệp-lực đã dứt hẳn và chứng được vô-sanh (vô= chẳng; sanh= sanh lại, ở đây là tái-sanh) an-nghỉ trong cảnh vắng-lặng của Niết-bàn vĩnh-cửu, mới chẳng còn tái-sanh nữa.

(Với sự trình-bày quá sơ-lược về lý-thuyết Luân-hồi như trên đây, chắc-chắn chẳng thể nào giải-tỏa được nỗi thắc-mắc to-lớn về câu hỏi ''Chết rồi, đi về đâu?'' Tuy nhiên căn-bản của vấn-đề có liên-quan đến các cảnh-giới ngoài vòng thế-tục, như cảnh địa-ngục, cảnh Trời, cho nên chẳng thể dùng lời-lẽ và bằng-cớ cụ-thể ở cõi đời nầy mà minh-chứng được. Thái-độ khôn-khéo đối với mọi lý-thuyết là nên cởi-mở, chẳng bác-bỏ hẳn, mà cũng chẳng chấp-nhận ngay, cứ nên ... để bỏ ngỏ, ''chờ và xem''! ).

*

111.- Có ''hiện-tượng'' tái-sanh hay không?


Câu hỏi về tái-sanh vừa nêu trên đây rất khó mà có hẳn một lời đáp rõ-ràng, thẳng-thắn với đầy-đủ các chứng-minh của khoa-học hiện-đại được. Tại sao? Vì ''hiện-tượng'' tái-sanh diễn ra chẳng phải chỉ ở tại thế-gian nầy, mà còn ở các cảnh-giới khác, ở bên kia thế-giới nữa. (Gọi là ''hiện-tượng'', một biến-cố thật-sự có xảy ra trong một khung-cảnh không-gian và thời-gian nào đó). Cũng vì lẽ đó, trong quyển ''Tì-kheo Na-Tiên'', ta đâu thấy ''vấn-đề việc tái-sanh có thật hay không?'' được đặt ra; trái lại, tác-giả xem đó là một sự-việc dĩ-nhiên, và mặc-nhiên chấp-nhận rằng hiện-tượng tái-sanh là có thật, rồi bàn ngay đến các khía-cạnh khác của tái-sanh như, ai phải tái-sanh, khi tái-sanh cái gì còn, cái gì mất, v.v... Phải chăng đó là một thái-độ dựa theo một sự tin-tưởng tiên-thiên, chẳng cần chứng-minh, cứ xem vấn-đề tái-sanh là một hiện-tượng thiên-nhiên, một sự-việc tự-nhiên, hễ chết đi rồi tất phải có sanh trở lại trong vòng Luân-hồi. Đó cũng tựa như đối với loài thảo-mộc, hễ già cỗi, có trái, có hột, thì hột giống sẽ nẩy mầm sanh cây khác để tiếp-tục chủng-loại mãi mãi.

Hiện-tượng tái-sanh có thật hay chẳng có thật? Quả tình, với khả-năng trí-óc của con người trong hiện-tại đây chẳng thể nào trả lời chính-xác và dứt-khoát được. Tại sao? Thử phân-tách việc tái-sanh ra làm ba giai-đoạn: (1) có một cá-thể chết đi tại thế-gian nầy; (2) cá-thể đó, trong thời-gian chẳng còn có mặt ở thế-gian, được biến-đổi tại một cảnh-giới nào đó, để có được một thân-tâm mới khác; (3) sự sanh ra đời của một cá-thể sau khi được biến-đổi, hoặc ở thế-gian, hoặc ở một cảnh-giới khác. Trong ba giai-đoạn đó, trí-óc con người ở thế-gian, chỉ nhận-thấy rõ ràng được có hai: một, khi chết và một, khi sanh. Còn việc quả-quyết rằng chính cá-thể đã chết nay sanh lại dưới thân-thể mới nầy, thì vượt khỏi sự hiểu-biết của tâm-trí bình-thường. Thế cho nên, chẳng thể nào có được một câu trả lời dứt-khoát bằng lời-lẽ của thế-tục. 

Giáo-lý Phật-học căn-cứ trên lời dạy của Đức Phật Thích-ca mâu-ni tuyên-bố khi Ngài đắc đạo tại Bồ-đề đạo-tràng rằng, với thiên-nhãn-thông, Ngài nhìn thấy chúng-sanh chết nơi nầy tái-sanh lại nơi kia, trong vòng Luân-hồi khổ-sở và lẩn-quẩn. Lời tuyên-bố rất rõ-ràng nầy căn-cứ trên kinh-nghiệm bản-thân của Đức Phật ngay sau khi Ngài vừa được giác-ngộ và giải-thoát hoàn-toàn. Lời tuyên-bố ấy giải-tỏa được nỗi thắc-mắc ''Chết rồi, đi về đâu?'' cho những ai tin-tưởng vào Giáo-lý nhà Phật; và dĩ nhiên đối với một bực đại-sư như tác-giả quyển ''Na-Tiên Tì-kheo Kinh'' nầy, thì việc tái-sanh được xem như một sự-thật có thật chẳng cần phải bàn-cãi nữa; và vì lẽ đó mà quyển sách nầy đã chẳng đặt lại vấn-đề tái-sanh có thật hay là chẳng có thật. 

Đối với những ai cứu-xét vấn-đề ấy theo nhãn-quan lạnh-lùng và khách-quan của khoa-học, chỉ có việc tin hay là chẳng tin vào lời tuyên-bố của Đức Phật mà thôi; nhưng xin được phép nhắc lại lần nữa, đối với các người chưa tin hay chẳng tin, chớ vội bác-bỏ, nên có một thái-độ dè-dặt, bỏ-ngỏ, ''chờ và xem''.

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   30   31   32   33   34   35   36   37   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương