Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Bảy Giác-ý hay là Bảy Giác-chi?



tải về 1.4 Mb.
trang43/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   59

133.- Bảy Giác-ý hay là Bảy Giác-chi?


Nơi tiểu-mục số 029, Na-Tiên kể bảy yếu-tố của sự giác-ngộ, gọi đó là Bảy Giác-ý, và trong Ba mươi bảy Phẩm Trợ-Đạo thì được gọi là Thất Giác-chi:

Bảy Giác-ý  Thất Giác-chi 


1.- Ý giác-ý 
2.- Phân-biệt giác-ý 
3.- Tinh-tấn giác-ý 
4.- Khả giác-ý 
5.- Ý giác-ý 
6.- Định-giác-ý 
7.- Hộ giác-ý  1.- Trạch-pháp
2.- Tinh-tấn
3.- Hỉ
4.- Khinh-an
5.- Niệm
6.- Định
7.- Xả. 

Nhận-xét đầu-tiên về bản đối-chiếu nầy là thứ-tự trước sau của mỗi yếu-tố chẳng giống nhau ở hai cột; nhưng điều nầy chẳng quan-trọng, miễn sao có đủ bảy thành-phần là được. Nhận-xét thứ hai là tên gọi của vài yếu-tố khác nhau, chẳng biết có sự sai-biệt về nội-dung hay không. Ta sẽ xét qua ý-nghĩa của mỗi yếu-tố, dựa theo tên gọi trong Ba mươi bảy Phẩm Trợ-Đạo.

1.- Yếu-tố thứ nhứt là Trạch-pháp, sự lựa chọn một pháp-môn thích-hợp với căn-cơ của mình để tu-tập theo. Yếu-tố trạch-pháp nầy lại bao gồm được cả hai yếu-tố: (1) ý giác-ý và (2) phân-biệt giác-ý trong lời giải-đáp của Na-Tiên: (1) chữ ''ý giác-ý'', nhứt là chữ ''ý'' còn chưa diễn-tả đầy đủ nghiã-lý bằng chữ ''pháp'' trong chữ pháp-môn; (2) chữ phân-biệt trong Phân-biệt giác-ý, đâu có đủ ý-nghĩa bằng chữ Trạch: vừa lựa và vừa chọn lấy một pháp-môn để tu-tập.

2.- Yếu-tố thứ hai là Tinh-tấn lại được Na-Tiên xếp vào yếu-tố thứ ba. Thứ-tự nầy chẳng quan-trọng, khi cả hai cột đều có nói đến sự tinh-tấn, nỗ-lực tu-tập rất cần-thiết, sau khi đã chọn được pháp-môn thích-hợp với mình, để tu-tập hầu sớm đắc giác-ngộ. 

3.- Yếu-tố thứ ba là Hỉ, sự vui mừng vì thấy pháp-môn mình chọn đưa đến các kết-quả khả-quan. Hỉ giác-chi được Na-Tiên gọi là Khả giác-ý, xếp vào yếu-tố thứ tư. Theo nghĩa trong chữ Hán, Hỉ là mừng; Khả là ''có thể, vừa ý, đáng thích'', thì kể ra cũng gần nghĩa với nhau.

4.- Yếu-tố thứ tư là Khinh-an, sự nhẹ-nhàng, sảng-khoái của thân-tâm, trước sự tu-tập hướng về giác-ngộ có kết-quả khả-quan. Khinh-an tương-đương với yếu-tố thứ năm ỷ giác-ý. Chữ ỷ, nghĩa gốc trong chữ Hán-Việt là dựa vào; ở đây, có nghĩa là tâm dựa vào nơi sảng-khoái về thể-xác để được vui-vẻ mà sớm đắc được định-lực. Nếu chẳng quá chú-trọng đến từ-ngữ, ta thấy nếu dùng tiếng khinh-an để thay-thế cho tiếng ỷ, thì vừa nhẹ-nhàng lại vừa thanh-lịch hơn.

5.- Yếu-tố thứ năm là Niệm, tức là chánh-niệm luôn luôn nhớ nghĩ đến pháp-môn đang tu-tập. Yếu-tố quan-trọng nầy giúp hành-giả luôn chú-tâm đến việc tu-tập trong mọi thời, lại chẳng thấy nói đến trong Bảy Giác-ý, khiến cho lời Na-Tiên giải-thích còn thiếu-sót.

6.- Yếu-tố thứ sáu là Định được nói đến ở cả hai bản Bảy Giác-ý và Thất Giác-chi. Đó là định-lực đưa tâm-trí hành-giả vào các cõi thiền-định, để phát-triển được Huệ sớm đưa đến bờ giác-ngộ.

7. Yếu-tố sau cùng là Xả giác-chi, tức là tâm bình-đẳng, biết buông-xả, chẳng dính-mắc, gặp việc thuận chẳng mến-thích, gặp chuyện nghịch chẳng oán-than. Na-Tiên dùng chữ ''Hộ'' vào trong Hộ giác-ý, yếu-tố sau cùng của Bảy giác-ý, theo thiển-kiến, chẳng diễn-tả được hết ý-nghĩa của yếu-tố Xả. Tại sao? Vì ý-niệm Xả chính là đỉnh cao của sự giác-ngộ: người đã giác-ngộ rồi, tâm an-nhiên, tự-tại, giải-thoát khỏi mọi ràng-buộc, điều ác chẳng vướng-mắc mà ngay cả điều thiện cũng chẳng ôm-ấp, thì còn có điều chi trong cái tâm-trạng rỗng-rang, vắng-vẻ đó để mà còn bảo-vệ hộ-trì nữa? 

*

134.- Bát Chánh-Đạo là những gì?


Nơi tiểu-mục số 030, Vua Di-Lan hỏi Na-Tiên:

- Thế nào là tám loại đạo-hạnh?

Ta hãy sắp xếp câu trả lời của Na-Tiên, song song với các yếu-tố của con đường tám ngành Bát Chánh-Đạo, được kể rõ-ràng và đầy-đủ trong Kinh Chuyển Pháp-Luân, là bản Kinh đầu-tiên của Đức Phật, sau khi Ngài thành Đạo, giảng tại vườn Lộc-Uyển cho năm anh em ông Kiều-Trần-Như nghe. 

Tám loại đạo-hạnh  Bát Chánh-Đạo 


1.- Trực-kiến 
2.- Trực-niệm 
3.- Trực-ngữ 
4.- Trực-mạng 
5.- Trực-nghiệp 
6.- Trực phương-tiện 
7.- Trực-ý 
8.- Trực-định  1.- Chánh tri-kiến
2.- Chánh tư-duy
3.- Chánh-ngữ
4.- Chánh-mạng
5.- Chánh-nghiệp
6.- Chánh tinh-tấn
7.- Chánh-niệm
8.- Chánh-định. 

Nhận-xét đầu-tiên là chữ Chánh, nơi cột hai, được chữ Trực, nơi cột một, thay-thế. Y-nghĩa của hai chữ ấy gần tương-đương nhau: ''ngay-thẳng, chơn-chánh, đứng-đắn'', cho nên chẳng có chi đáng nói. Về nội-dung của mỗi ngành, ta nên xét từng môn: từ chánh tri-kiến cho đến chánh-định.

1.- Chánh-tri-kiến, sự thấy-nghe, hay-biết, thật chơn-chánh đứng-đắn, có thể xem tương-đương với Trực-kiến nơi cột một.

2.- Chánh tư-duy, sự suy-nghĩ, phán-xét đứng-đắn, thì khó lòng được xem cùng nghĩa với chữ trực-niệm. Thông-thường, động-từ niệm có nghĩa là luôn nhớ-nghĩ trong lòng; như thế, trực-niệm, chỉ có nghĩa là ''nhớ nghĩ thẳng-thắn'' chẳng diễn-tả hết được các khả-năng đứng-đắn và bao-quát của Trí-huệ là suy-nghĩ và phán-đoán.

Hai môn: Chánh tri-kiến và Chánh tư-duy được xếp vào môn thứ ba, Huệ-học, trong ba môn học vô-lậu Giới, Định, Huệ.

3.- Chánh-ngữ, Chánh-mạng, Chánh-nghiệp có thể được xem như tương-đương với Trực-ngữ, Trực-mạng, Trực-nghiệp nơi cột một, nếu nghĩa của chữ Trực, ngoài ý ngay-thẳng ra, được mang thêm ý-nghĩa của sự đứng-đắn, chơn-chánh. Chánh-ngữ là lời nói chơn-chánh, chẳng thô-ác, chẳng đâm-thọc, các ý-nghĩa nầy có thể được bao gồm trong Trực-ngữ. Chánh-mạng là cách sanh-sống bằng các nghề-nghiệp chơn-chánh, thật-thà, chẳng gian-xảo, chẳng độc-ác, rất phù-hợp với chữ trực-mạng. Chánh-nghiệp là những hành-động của thân, miệng, và tâm-ý đều đứng-đắn, chơn-chánh, chẳng gây ra ác-nghiệp và vì thế chữ Trực-nghiệp có thể xem tương-đương với chữ Chánh-nghiệp. 

Ba môn: Chánh ngữ, Chánh-mạng, Chánh-nghiệp được xếp vào môn học thứ nhứt, Giới-học, trong ba môn học vô-lậu.

4.- Nơi mục số (6), Chánh tinh-tấn khác khá xa với Trực phương-tiện; vì Tinh-tấn có nghĩa là nỗ-lực giữ-gìn và làm tăng-trưởng điều thiện; còn Phương-tiện là những phương-pháp tiện dụng, dùng để thi-hành hầu đạt được mục-tiêu. Tuy nhiên, có điểm tương-đồng giữa hai ý-niệm: Tinh-tấn và Phương-tiện, là các nỗ-lực đã cố-gắng để đạt được mục-tiêu, mặc dầu mục-tiêu có thể khác nhau. Và mục-tiêu của Tinh-tấn được nói rõ: tăng điều thiện; còn mục-tiêu của Trực phương-tiện vẫn để bỏ ngõ. Dầu sao đi nữa, trong lắm sách giáo-lý Phật-học, nhiều vị đại-sư đã chẳng ngại dùng từ-ngữ Chánh phương-tiện để thay thế cho danh-từ Chánh Tinh-tấn khi giảng về Bát Chánh-Đạo.

Môn Chánh tinh-tấn có thể được đem xếp vào cả hai môn Giới và Định, vì sự nỗ-lực có thể thi-hành trong việc giữ-gìn Giới-luật, hoặc để áp-dụng vào việc tu-tập Thiền-định.

5.- Chánh-niệm nơi mục số (7) được xếp ngang hàng với Trực-ý. Đúng lý ra, nên đem chữ Trực-niệm ở mục số (2), cột một, xuống ngang với Chánh-niệm thì hay biết mấy; vì chữ Trực-ý chẳng thể nào thay-thế cho chữ Chánh-niệm được: Trực-ý chỉ là một ý ngay-thẳng; trong khi Chánh-niệm lại là ý chủ-chốt, qui-tụ hết các ý-tưởng khác về một trọng-điểm đang được quán-chiếu. Bước đầu đi vào định-lực là phải có chánh-niệm và giữ chánh-niệm luôn sáng-tỏ, cái điều mà một ý ngay-thẳng, trực-ý, dù mạnh đến đâu cũng chưa thể làm được.

6.-Chánh-định và Trực-định chẳng chống-đối nhau, vì cả hai đều nói lên định-lực chơn-chánh, trái hẳn với tà-định của bàng-môn ngoại-đạo.

Hai môn Chánh-niệm và Chánh-Định thuộc về môn Định-học trong ba môn học vô-lậu: Giới, Định, Huệ.

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương