Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn



tải về 1.4 Mb.
trang46/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   59

VI.- Vấn-đề: Các loại cảm-thọ .

140.- Ba loại cảm-thọ: lạc-thọ, khổ-thọ và xả-thọ .


Mở đầu quyển Trung của ''Kinh Na-Tiên Tì-kheo'', tác-giả bàn về các loại cảm-thọ nơi tiểu-mục số 042, rất dài. Nhận-xét sơ-khởi là cuộc vấn-đáp giữa nhà Vua Di-Lan và vị Tì-kheo Na-Tiên đã đi quá sâu vào các chi-tiết nhỏ, hơi vụn-vặt, khiến cho người đọc khó lòng nhận ra được đại-cương và tầm quan-trọng của các cảm-thọ đối với việc tu-tập để đi đến sự giác-ngộ và giải-thoát.

Để tìm hiểu tiểu-mục rắc-rối nầy, trước hết xin tóm-tắt cuộc vấn-đáp và lời giải-thích của Na-Tiên về các cảm-thọ; sau đó sẽ đưa ra các nhận-xét về tiểu-mục đó:



A.- Tóm-tắt tiểu-mục số 042, về các cảm-thọ:

1.- Vua Di-Lan đặt vấn-đề: Con người cảm thấy vui, thì thiện hay bất thiện? Con người cảm thấy khổ, thì thiện hay bất-thiện?

2.- Na-Tiên chẳng trả lời ngay câu hỏi nầy, mà đưa ra một thí-dụ: tay trái nắm thanh sắt nung nóng đỏ, tay phải nắm hòn băng lạnh-buốt, cả hai tay đều bị phỏng cả. Rồi Na-Tiên hỏi: ''Cả hai tay bị nóng hay bị lạnh?'' Khi nghe vua Di-Lan đáp: ''Một tay nóng, một tay lạnh, cùng bị phỏng cả'', thì Na-Tiên lại bảo: ''Cả hai tay đều nóng!''

3.- Chẳng hiểu được lời đáp của Na-Tiên, Vua xin giải-thích thêm. Na-Tiên chẳng giải-thích thêm ''tại sao khi bị phỏng, cả hai tay đều nóng'' mà lại bảo rằng, trong Kinh Phật có nói đến việc đó và kể ra ba mươi sáu sự-việc gây nên các loại cảm-thọ vui, buồn, và chẳng vui chẳng buồn: 

(a) sáu việc khiến cho lòng mừng: mắt thấy có chỗ hợp với sự mong-cầu, nên lòng mừng; và khi, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, miệng nếm vị, thân rờ vật, tâm nghĩ đến ý, nếu tất cả cảm-nhận đều hợp với sự mong-cầu, thì mừng trong lòng; 

(b) sáu việc bên ngoài khiến trong lòng mừng: mắt thấy sắc đẹp, tai nghe tiếng tốt, mũi ngửi mùi thơm, miệng nếm vị ngon, thân chạm vật trơn-láng, tâm-ý nghĩ điều yêu-thích, nếu biết tất cả các cảm-nhận đó đều vô-thường, thì lòng sanh ra mừng; 

(c) sáu việc bên trong khiến lòng buồn: khi bên trong lòng chẳng mong-muốn mà mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm-ý phải cảm-nhận từ bên ngoài các điều bất-như-ý, thì sanh buồn lòng;

(d) sáu việc bên ngoài khiến lòng người chẳng mừng: thấy sắc xấu, nghe tiếng ác, ngửi mùi thúi, nếm vị đắng, thân chạm vật thô-cứng, tâm nhớ điều oán-ghét, thì sanh lòng chẳng vui;

(e) sáu việc khiến lòng chẳng mừng cũng chẳng rầu: sáu giác-quan cảm nhận các sự-việc chẳng đáng buồn cũng chẳng đáng vui thì trong lòng cũng chẳng mừng cũng chẳng rầu;

(f) sáu việc bên ngoài khiến cho lòng sầu: mắt thấy cái chết, nghĩ ra được lẽ vô-thường, tự-hỏi sao mình có được ý-niệm nầy rồi mà sao còn chưa đắc-đạo, vì thế lòng buồn. Nghe tiếng tốt hay xấu, ngửi mùi thơm hay thúi, nếm vị ngọt hay đắng, chạm vật thô hay láng, nhớ việc thương hay ghét, vẫn giữ thái-độ thản-nhiên, lại nghĩ mình đã có ý-niệm đó rồi, cớ sao lại chưa đắc-đạo, nên lòng buồn.

4.- Khi Na-Tiên kể xong ba mươi sáu việc đó, vua Di-Lan lại khen: ''Lành thay! Lành thay!'', rồi chuyển sang hỏi đến vấn-đề khác. Chẳng biết nhà Vua có hiểu tại sao Na-Tiên kể 36 sự-việc đó với dụng-ý gì hay không?

B.- Nhận xét:

1.- Nếu chỗ tóm-tắt trên đây theo sát được ý-tưởng trong bản nguyên-tác của ''Kinh Na-Tiên Tì-kheo'', thì quả thị, tiểu-mục số 042 trên đây đã ghi lại một cuộc đàm-luận giữa hai người: ''ông nói gà, bà nói vịt!'' Sao dám nói hỗn-hào như thế? Vì: 

- Na-Tiên chẳng đáp thẳng vào vấn-đề do vua Di-Lan nêu ra từ đầu: ''cảm-thọ vui và buồn là thiện hay bất-thiện?''

- Thí-dụ ''bị phỏng tay'' của Na-Tiên chẳng thấy có mối liên-quan nào lớn với cảm-thọ. Bị phỏng tay là một cảm-giác. Còn khi bị phỏng tay thì lòng buồn, khổ, đó mới là một cảm-thọ. Cảm-giác khác cảm-thọ: cảm-giác là mức-độ cảm-xúc của cơ-thể trước một sự-kiện kích-thích từ bên ngoài. Cảm-thọ là một tình-cảm do một cảm-giác gây ra trong lòng. Một đằng, cảm-giác xảy trên thân; một đằng, cảm-thọ diễn ra trong tâm. Như thế, một tay bị nóng mà phỏng, một tay bị buốt mà phỏng, thì đó chỉ là hai cảm-giác thôi, có ăn nhằm chi đến cảm-thọ. Nếu có nói thêm rằng khi bị phỏng, bị rát ở da, thì đau, nên buồn lòng, bấy giờ sự buồn lòng đó mới là một cảm-thọ thực-sự. Do đó, ta có thể kết-luận rằng, thí-dụ bị phỏng tay chẳng liên-quan chi nhiều đến cảm-thọ, ngoài cái cảm-giác bị đau rát ở ngoài da.

2.- Đến việc kể ra ba mươi sáu cảm-thọ, ta cũng chẳng thấy Tì-kheo Na-Tiên nói có cảm-thọ nào thiện, cảm-tho nào bất-thiện để trả lới câu hỏi của vua Di-Lan đã đặt ra lúc khởi đầu. Thật ra, căn-cứ theo bản dịch của N.K.G. Mendis ở quyển The Questions of King Milinda, Luận-tạng có kể 36 thể-thức của các cảm-thọ, như sau:

- sáu loại lạc-thọ có liên-quan đến đời thế-tục;


- sáu loại lạc-thọ có liên-quan với sự xuất-thế;
- sáu loại khổ-thọ có liên-quan đến đời thế-tục; 
- sáu loại khổ-thọ có liên-quan với sự xuất-thế;
- sáu loại xả-thọ có liên-quan đến đời thế-tục; 
- sáu loại xả-thọ có liên-quan với sự xuất-thế;

Ba mươi sáu loại cảm-thọ nầy trải qua ba thời: quá-khứ, hiện-tại và vị-lại, nhơn lên thành một trăm lẻ tám loại cảm-thọ. Trong 108 loại nầy, loại nào là thiện, loại nào là bất-thiện; ta cũng chẳng thấy Mendis nêu ra để trả lời câu hỏi của vua Di-Lan.

Nhưng với một chút lý-luận, ta có thể trông thấy rõ được loại nào thiện, loại nào bất-thiện. Những cảm-thọ khổ và lạc nào có liên-quan đến đời thế-tục, vướng phải sự chấp-thủ thì đó là bất-thiện. Còn những cảm-thọ khổ và lạc có liên-quan đến sự từ-bỏ của việc xuất-thế, và tất cả xả-thọ thì đó là thiện. Tại sao vậy? Như đã biết qua khi xét về Lý Mười hai Nhân-Duyên, vì có Lục-nhập (= sáu giác-quan) nên có Xúc, vì có Xúc, nên có Thọ, vì có Thọ nên có Ai, vì có Ai nên có Thủ, tức là sự chấp-thủ; và vì có chấp-thủ nên mới bị lôi-cuốn mãi trôi lăn trong vòng Luân-hồi, đó chẳng phải là bất-thiện hay sao?

3.- Nếu được cho phép, Thiện Nhựt xin liều-lĩnh ráng viết lại cái tiểu-mục số 042 cho ngắn gọn mà ý-nghĩa cũng tạm khá đầy-đủ, như vầy:

Vua Di-Lan hỏi Na-Tiên:

- Con người khi cảm thấy vui hay buồn, thì thiện hay bất-thiện? 

Na-Tiên đáp:

- Có ba loại cảm-thọ: lạc-thọ, khổ-thọ và xả-thọ. Lạc-thọ và khổ-thọ nào có liên-quan đến đời thế-tục, vướng phải sự chấp-thủ thì trở nên bất-thiện. Các xả-thọ cùng các cảm-thọ lạc và khổ 

nào có liên-quan đến sự từ-khước, rời bỏ các ràng-buộc của đời thế-tục, và chẳng chấp-thủ, thì trở nên thiện.

Vua hỏi tiếp:

- Thế nào là lạc-thọ, là khổ-thọ, là xả-thọ? 

- Lạc-thọ là cảm-thọ vui; khổ-thọ là cảm-thọ buồn, và xả-thọ là cảm-thọ chẳng vui mà cũng chẳng buồn. 

Vua lại hỏi: 

- Cảm-thọ với cảm-giác khác nhau ra làm sao? 

- Khi các giác-quan tiếp-xúc với cảnh bên ngoài, có phản- ứng trên thân-thể, đó là cảm-giác. Cảm-giác có thể là đau, là sướng, hoặc chẳng sướng chẳng đau. Khi cảm-giác được truyền vào tâm, có sự cảm-nhận ở tâm, đó là cảm-thọ. Cảm-thọ vui (lạc-thọ) khi tâm thoải-mái và thân cảm thấy sướng; cảm-thọ buồn (khổ-thọ) khi thân khó chịu và tâm bứt-rứt. Cảm-giác chẳng đau, chẳng sướng thường đưa đến trong tâm một cảm- nhận trung-hoà, nên thường gọi là xả-thọ. Nhưng chữ xả trong Phật-học lại có nghĩa rộng hơn: gặp việc như ý, chẳng vui thích quá; gặp việc chẳng vừa ý, chẳng oán-ghét quá, đó là tâm xả, tâm quân-bình, thản-nhiên, chẳng quá xúc-động. Trong sự tu- hành, giữ được tâm an-nhiên, xả-bỏ muôn sự-việc mà biết chẳng cố-chấp điều gì cả thì tâm sớm được giải-thoát... 

-----*-----




tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   42   43   44   45   46   47   48   49   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương