Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Sự bất-bình-đẳng nơi loài người



tải về 1.4 Mb.
trang54/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   51   52   53   54   55   56   57   58   59

155.- Sự bất-bình-đẳng nơi loài người .


Tiếp theo nơi tiểu-mục số 061, Vua Di-Lan hỏi Na-Tiên, vì sao có sự bất-bình-đẳng trong loài ngưuời; có người đẹp kẻ xấu, người sang kẻ hèn, người khoẻ-mạnh, kẻ tàn-tật, người được tôn-kính kẻ bị khinh-khi... Tì-kheo Na-Tiên đưa ra thí-dụ cây cối có trái chua quả ngọt, có đắng, có cay, và loài người cũng lại như vậy. Lý-do của sự bất-bình-đẳng, có sẵn từ lúc mới ra đời và lại kéo dài cả cuộc sống, đó là vì, theo lời Đức Phật dạy:

- Tùy người làm điều thiện-ác mà tự mình phải đắc được điều thiện-ác ấy; có người hào-quí, có người bần-cùng, tất cả đều do mạng sống đời trước đã làm điều thiện-ác, mỗi người đều tùy theo đức-hạnh của mình mà được như thế. 

Ta thấy lời Đức Phật dạy về sự bất-bình-đẳng, mà Na-Tiên nhắc lại đây, thường được nghe giảng trong Giáo-lý về lý-thuyết Nghiệp-quả: bởi đời trước làm điều bất-thiện nên nghiệp-quả đã dẫn dắt tái-sanh vào chỗ khốn-khó, phải gánh-chịu lấy ác-nghiệp, tức là ảnh-hưởng còn sót lại của các hành-vi cố-ý xấu-ác ở đời trước. Chính thuyết nghiệp-quả nầy đã giải-thích được, một cách hữu-lý, sự chênh-lệch giữa thân-phận của mọi người. So với các thuyết khác, định-mạng, hoặc ngẫu-nhiên, thuyết nghiệp-quả có phần cao-thâm hơn:

- vì thuyết nghiệp-quả tôn-trọng và đề-cao tự-do cá-nhân: hạnh-phước con người đâu có lệ-thuộc vào một đấng Thượng-đế nào đã áp-đặt sẵn, mà chính mình tự-tạo nghiệp ra lấy cho mình để gánh-chịu: lúc đầu mình làm chủ tạo ra nó, về sau nó trở lại làm chủ mình.

- vì tin ở thuyết nghiệp-quả, hành-động của con người trở nên đứng-đắn hơn, có tinh-thần trách-nhiệm hơn, biết giữ-gìn đức-hạnh cho thanh-cao hơn. 

- vì thuyết nghiệp-quả đã giải-thích một cách rất ư công-bằng sự bất-bình-đẳng trong thân-phận của mọi người: đời nầy cứ tha-hồ làm ác, rồi đời sau sẽ phải chịu khổ, thì trách ai?

*

156.- ''Lộc riêng'' hay là chính đó là Nghiệp-lực?


Tiểu-mục số 063, khá dài, tuy bàn về chuyện lửa ở dưới địa-ngục, nhưng nếu suy-nghĩ kỹ lại, thì thấy ý-chánh của tiểu-mục có liên-quan đến một khiá-cạnh của nghiệp-lực. Vua Di-Lan đang thắc-mắc về địa-ngục, nên mới hỏi Na-Tiên như vầy:

- Chư sa-môn các khanh có nói, lửa ở thế-gian chẳng giống với lửa ở địa-ngục. Lại nói, cầm một hòn đá nhỏ đốt trong lửa ở thế-gian mãi cho đến chiều tối, cũng chẳng tiêu-tan, mà cầm một hòn đá lớn đốt trong lửa địa-ngục thì tiêu-tan ngay được. Do đó, Ta chẳng thể tin được. Các khanh cũng lại nói, người làm ác, khi mất, phải chịu sa vào địa-ngục hằng ngàn vạn năm còn chưa chết tiêu được; do đó, Ta lại càng chẳng thể tin lời nói đó được. 

Sự thắc-mắc của nhà Vua gồm có hai điểm: (1) lửa ở thế-gian chẳng giống với lửa địa-ngục; (2) thời-gian mạng sống ở thế-gian và địa-ngục khác nhau. Thắc-mắc chính-đáng đó có thể được giải-tỏa ngay được phần nào, bằng một câu trả lời giản-dị: thế-gian và địa-ngục là hai cảnh-giới hoàn-toàn khác nhau, vì thế, lửa và thời-gian ở hai nơi phải khác nhau. Tuy nhiên câu trả lời đó lại gây thêm một thắc-mắc khác: 

Hai cảnh-giới thế-gian và địa-ngục đó khác nhau như thế nào, và làm cách sao mà biết được? 

Đến cái thắc-mắc mới nầy, thì xin chịu thôi (!), chẳng thể nào làm cho người thế-gian biết rõ được cảnh-giới ở địa-ngục, trừ phi có một người còn sống đi vào được địa-ngục rồi trở về thuật lại những gì đã nghe thấy nơi cảnh-giới ấy: một việc chẳng có thường-nhơn nào ở thế-gian nầy làm được cả.

Vì chẳng thể nào trỏ cho người ở thế-gian thấy được việc xảy ra ở điạ-ngục, Na-Tiên phải dùng lý-luận tương-tự để chứng-minh rằng: 

(1) ngay tại thế-gian nầy, có những sự-vật vẫn còn tồn-tại được, trong khi các sự-vật khác, cùng một hoàn-cảnh, lại bị tiêu-tan; 

(2) ở địa-ngục cũng thế, tội-nhơn chịu cực-hình chết đi sống lại trong thời-gian rất dài mà chẳng tiêu-tan. 

Căn-bản của lập-luận tương-tự nầy là các bào-thai trong bụng mẹ cứ tiếp-tục nẩy nở trong bụng mẹ, mà các thực-phẩm do mẹ ăn vào trong bụng lại được tiêu-hóa hết. Chỗ tương-tự mà Na-Tiên muốn nhấn mạnh đến là, cùng trong bụng mẹ, thai-nhi thì còn, mà thực-phẩm lại tiêu-tan. Na-Tiên đưa ra rất nhiều thí-dụ mang thai, từ giao-long cái, giáp-ngư cái, sư-tử cái, cọp cái, chó cái, trâu cái, ngựa cái,... cho đến các vị phu-nhơn, có bà trưởng-giả ''có bầu'' cứ ăn-uống như thường mà thai-nhi vẫn được trưởng-dưỡng, trong khi các thực-phẩm thì bị tiêu-hóa ra ngoài. Lý-do là các thai-nhi nhờ có ''lộc riêng'' mà tồn-tại được. Và sau mỗi thí-dụ đó, Na-Tiên nhắc đi nhắc lại nhiều lần cái kết-luận về việc xảy ra ở địa-ngục:

- Người nơi địa-ngục cũng lại như vậy, sở dĩ ngàn vạn năm chẳng chết tiêu là do ở đời trước làm việc ác còn chưa được giải hết, vì thế mà chẳng chết tiêu. Người ở nơi địa-ngục, lớn lên ở địa-ngục, rồi già-nua cho đến tận thì mới chết được. 

Chẳng biết vua Di-Lan đã hiểu chữ ''lộc riêng'' như thế nào và lập-luận tương-tự của Na-Tiên cho rằng ''lộc riêng'' đó giống với ''việc ác còn chưa được giải hết'' có ''thấm vào'' trí hiểu-biết của nhà Vua chút nào không, mà nhà Vua lại khen lập-luận ấy: Lành thay! 

Thiện Nhựt lại nghĩ khác, vì Giáo-lý và khoa-học dường như chẳng chấp-thuận sự giải-thích bằng lập-luận tương-tự như thế đó.

Sản-khoa trong y-học dạy rằng, khi mang thai, nếu mẹ dùng đến thực-phẩm hay dược-phẩm nào có tánh-chất kỵ-thai, có thể bị ... hư thai. 

Về mặt Giáo-lý, Phật-học có dạy, nơi lý-thuyết Mười Hai Nhân-Duyên, khi có mặt Vô-minh thì Hành (= hành-nghiệp) nổi lên; khi Hành khởi-sanh thì Thức (= nghiệp-thức) phát-động và đi vào bào-thai nơi bụng mẹ mà trở thành Danh-sắc (= thai-nhi) có được mạng sống. Chính mạng-sống cùng nghiệp-thức đã khiến thai-nhi lớn lên để sau nầy sanh ra khỏi bụng mẹ. Vậy, có lẽ chữ ''lộc riêng'', mà Vua Di-Lan và Tì-kheo Na-Tiên đã dùng, trỏ ngay vào sự phối-hợp giữa hành-nghiệp và mạng sống đó chăng? Nhưng theo nghĩa đen của chữ Hán-Việt, ''lộc'' là phước riêng của một cá-nhơn, như nói ''người được hưởng lộc'', như gọi người chết là ''thất lộc''. Thiện Nhựt lấy làm lạ tại sao tác-giả, hay dịch-giả Hán-văn, chẳng dùng đến chữ ''Nghiệp'' thay thế cho chữ ''lộc'' trong quyển ''Tì-kheo Na-Tiên'' nầy, mà lại lấy chữ ''lộc'' vừa tốt vừa quí ở thế-gian đây, để ví với ''tội cũ'' đã vừa xấu lại vừa dữ còn chưa được giải-tiêu ở địa-ngục kia.

Nếu còn có người thắc-mắc, làm sao biết chắc có địa-ngục, và địa-ngục ra làm sao, thì tưởng nên căn-cứ vào Giáo-lý mà nói: những người đắc-đạo như Ngài Mục-kiền-liên chẳng hạn, có thể dùng phép thần-thông mà vào ra điạ ngục để thăm mẹ, như trong Kinh Vu-lan có nhắc đến. Và khi mình tu chưa đắc-đạo, tưởng cũng chẳng nên nôn-nóng muốn biết sự-việc ở các cảnh-giới khác, sao lại chẳng chịu nhớ rằng, việc cần-cấp hiện giờ là phải chuyên-cần tinh-tấn tu-tập ngay?

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   51   52   53   54   55   56   57   58   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương