Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Các tâm-sở đã phối-hiệp rồi chẳng tách ra được



tải về 1.4 Mb.
trang53/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   ...   59

153.- Các tâm-sở đã phối-hiệp rồi chẳng tách ra được .


Nhắc lại: Vấn-đề IX: ''Con người và thuyết Vô-ngã'' đang được cứu-xét từ tiểu-mục số 051, đến tiểu-mục số 058, sắp được ta tìm hiểu, đều có mục-đích chứng-minh rằng trong thân và trong tâm nầy chẳng hề có một ''con người'' nào cả, mà chỉ có các yếu-tố tâm-sanh-lý đã phối-hiệp nhau đưa đến sự cảm-nhận, sự suy-nghĩ và hành-động, tựa hồ như có một ''con người'' đang cảm-nhận, đang suy-nghĩ và đang hành-động vậy.

Nơi tiểu-mục số 058, Vua hỏi Na-Tiên: 

- Hiệp, trí, niệm, ý, động, những thứ đó hiệp nhau lại, rồi sau muốn phân-biệt mỗi thứ ra được chăng? 

- Nếu đã khiến hiệp nhau lại rồi thì chẳng phân-biệt ra mỗi thứ được nữa. 

Rồi để chứng-minh, Na-Tiên lấy một thí-dụ ... khá ''ngon-lành''! Vua sai đầu-bếp nấu canh, canh phải có nước, thịt, hành, tỏi, gừng, muối, bột. Canh nấu xong dưng lên, Vua bảo lấy vị gừng riêng ra, để nếm, có được không? Lấy riêng làm sao được? Canh đã nấu rồi, đâu có thể tách mỗi vị riêng-biệt ra được. 

Na-Tiên liền kết-luận:

- Các sự-việc ấy lại cũng như thế, một khi đã hiệp chung thành một rồi thì chẳng thể lấy riêng ra được, đây là sướng-khổ, đây là trí, đây là động, đây là ý-niệm. 

Câu hỏi của nhà Vua, lời đáp và thí-dụ của Na-Tiên cần được đào sâu thêm:

1)- Các tâm-sở: hiệp, trí, niệm, ý, động, do nhà Vua đưa ra, đem so với các thuật-ngữ dùng trong Phật-học ngày nay, thì lời nói của Vua chẳng được chính-xác cho lắm: 

a.- Hiệp: khi một giác-quan đối trước với vật đối-tượng bên ngoài, có sự tiếp-xúc; sự tiếp-xúc giữa giác-quan và đối-tượng, trong Phật-học ngày nay ta gọi đó là Xúc. Vậy thay vì nói Hiệp như trong bản dịch Hán-Văn, ta thấy nếu Na-Tiên dùng chữ Xúc, thì sẽ phù-hợp với Lý Mười Hai Nhân-Duyên hơn, vì khi có Lục-nhập (tức là sáu căn, hay là sáu giác-quan), thì sẽ có Xúc, tức là sự tiếp-xúc của Lục-nhập với đối-tượng.

b.- Trí: Vua và Na-Tiên dùng các chữ chí, giác, giác-tri, và trí như cùng một nghĩa với nhau, để nói đến các tri-giác trong Phật-học. Thế nào là tri-giác? - Khi các cảm-giác tại các giác-quan được truyền vào tâm, liền có sự phối-hợp giữa ý-thức với các thức ở giác-quan, để tạo thành tri-giác, nghĩa là, tâm đang nhận-biết hiện có cảm-giác ở ngoài vào. Rồi từ sự nhận-biết đó mà sự sướng-khổ khởi-sanh lên.

c. Niệm và Y: Hai chữ nầy thật ra chẳng khác gì nhau, thông-thường ta thấy khi nói một niệm tức là muốn nói đến một ý, hoặc một tư-tưởng. Trong Phật-học, ý, hay niệm, hay tư-tưởng, đều là những tâm-sở, hiện-diện trong một thời-gian nơi tâm, và có ảnh-hưởng đến tâm-trạng của cá-thể. Nếu ta hiểu hai chữ Y và Niệm như trong Phật-học ngày nay, thì hai chữ Niệm, Y trong câu hỏi của nhà Vua nêu ở tiểu-mục số 058, tất phải có một chữ thừa-thải, vì trùng với chữ kia.

d.- Động: chẳng biết nhà Vua muốn hỏi chữ Động là theo ý chữ nội-động mà Na-Tiên đã cắt nghĩa như là ý-chí, hay là theo nghĩa chữ động trong hành-động? Nếu năm chữ ''hiệp, trí, niệm, ý, động'' nói đến các tâm-sở, thì chữ động, chữ thứ năm trong năm chữ, phải có nghĩa là ý-chí, tức là ý-muốn quyết-tâm sẽ làm, nhưng còn chưa làm; còn nếu chữ động, chữ thứ năm ấy, lại chỉ về một động-tác bên ngoài, thì đó là một hành-động, đã biểu-hiện ra ngoài rồi, chớ chẳng còn ở trạng-thái một tâm-sở bên trong nữa. 

e.- Tóm-tắt lại việc tìm hiểu về năm chữ ''Hiệp, trí, niệm, ý, động'' trong câu hỏi của vua Di-Lan, ta thấy ý nhà Vua muốn hỏi như vầy: từ các cảm-giác bên ngoài đưa vào tâm cho đến lúc thành ra các tri-giác, thì các tâm-sở đã được phối-hiệp nhau rồi, có thể nào phân-tách riêng ra lại từng món được nữa không?

2)- Tại sao các tâm-sở phối-hiệp thành một tâm-trạng chung thì chẳng thể tách riêng ra được? Na-Tiên đã dùng lý-luận tương-tự để trả lời câu hỏi vừa nêu đó: món canh thịt ''ngon'' kia có nhiều gia-vị đã nấu chín xong rồi, các món gia-vị đã hoà-tan hết trong nước canh thì làm sao tách riêng ra được. Cách lập-luận tương-tự nầy dùng chỗ giống nhau giữa canh và tâm-trạng, để chứng-minh sự bất-khả-phân của nhiều tâm-sở đã được phối-hiệp; nhưng lập-luận tương-tự ấy đã chẳng vạch rõ được, để cho ta thấy, tại sao chẳng thể nào phân-tách nổi. Lý-do ''chẳng thể tách ra được'' là vì, từ bước đầu ở các cảm-giác, qua các giai-đoạn kế: tri-giác, sướng-khổ, rồi đến ý-chí, để chuyển thành hành-động, thì các tâm-sở vừa được kể đó đã bị biến-thái, chịu ảnh-hưởng lẫn nhau rồi phối-hiệp lại với nhau mà thành một tâm-trạng chung; và tâm-trạng chung nầy, tuy do các yếu-tố tâm-sở trước mà có, nhưng các yếu-tố đó đã cùng biến-thái theo tâm-trạng, đâu còn giữ y nguyên nữa, mà hòng tách ra để tìm lại. Vậy, để bổ-túc cho lập-luận tương-tự của Na-Tiên, ta nên nói thêm: 

''Các sự-việc lại cũng như thế, một khi đã hiệp chung nhau lại làm một rồi, thì chẳng lấy riêng ra được'' ... Vì các tâm-sở đã phối-hiệp nhau thành tâm-trạng chung, nay đã biến-thái theo tâm-trạng, nên chẳng còn giữ nguyên-trạng nữa. Do vậy, chẳng thể tách rời chúng riêng ra được.

3)- Trước khi kết-thúc việc tìm hiểu tiểu-mục số 058, xin được phép nói sơ qua về các Tâm-sở. Tâm-sở là gì? Tâm là lòng; sở là chỗ; tâm-sở là những gì hiện đang có mặt ở trong lòng. Theo Duy-Thức-học của Phật-giáo Bắc-Tông, tâm-lý con người chia ra làm 6 tâm-vương và 51 tâm-sở. Tâm-vương là các hoạt-động chánh của sáu thức: nhãn-thức, nhĩ-thức, tị-thức, thiệt-thức, thân-thức và ý-thức. Còn tâm-sở là các hoạt-động phụ-thuộc khởi lên tiếp theo các tâm-vương; thí-dụ, nhãn-thức nhận biết thấy có bông hồng, liền khởi ý-muốn ngắt bông hồng đó; khởi lên ý-muốn đó là tâm-sở tác-ý.

Một cách tổng-quát, 51 tâm-sở chia thành (1) tâm-sở thiện, như tâm-sở tín (tin-tưởng), tâm-sở tinh-tấn (cố gắng), tâm-sở tàm (biết thẹn với lòng mình), và (2) tâm-sở bất-thiện, như tâm-sở tham, tâm-sở sân...

*

154.- Vai-trò của các giác-quan .


Nhắc lại: qua các tiểu-mục từ số 051 đến số 059 và 060 sắp tìm hiểu ở đây, Vua Di-Lan và Na-tiên bàn về các giác-quan và tâm, làm khởi lên tri-giác, sướng-khổ và đưa đến hành-động. Chính các cảm-giác tại giác-quan ở ngoài, các tri-giác, sướng-khổ ở trong tâm, đã chủ-động khiến cho cá-thể có sự nhận-biết đưa đến hành-động ở bên ngoài; tuyệt-nhiên chẳng có một ''ai'', hoặc một ''cái gì'' đã đứng ra nhận-biết hay hành-động cả: đó là thuyết vô-ngã, cho rằng bên trong thân-tâm nầy, chẳng có cái ''Ta'', cái ''Ngã'' chủ-động nào cả. Tiếp theo đây là hai đoạn văn trong quyển ''Tì-kheo Na-Tiên'' xét về vai-trò và ảnh-hưởng của các giác-quan đến thân-tâm nầy.

Nơi tiểu-mục số 059, nhan-đề Vị của muối, có một đoạn nói về vai-trò của mắt. Vua Di-Lan hỏi Na-Tiên:

- Người dùng mắt nhìn muối có thể riêng biết vị của muối chăng? 

- Đại-Vương có thể biết được mhư thế không?... Mắt chẳng thể nào biết được vị của muối ...

Đây là một điều thường-thức hết sức sơ-đẳng mà ai ai cũng biết: vai-trò riêng-biệt của mỗi giác quan. Mắt chỉ để nhìn, tai chỉ để nghe, mũi chỉ để ngửi, lưỡi chỉ để nếm, thân để xúc-chạm ... 

Nhưng câu hỏi của nhà Vua đâu phải chỉ hỏi về điều sơ-đẳng đó, mà là: mắt nhìn thấy muối, có biết muối mặn không? Tức là, có phải là do nhờ mắt nhìn thấy được muối, rồi liền biết được ngay vị mặn của muối không? Chắc-chắn là mắt chẳng biết được vị; nhưng khi mắt nhìn thấy muối, thì tại sao ta lại có thể biết ngay là muối mặn? Câu trả lời là: mắt chỉ thấy muối, còn tâm thì biết vị của muối là mặn. Như thế, từ mắt vừa thấy, đến tâm biết vị của muối, đã có những gì xảy ra, hay là đã có ''ai'' hoặc ''cái gì''xen vào làm cho biết được vị? Người hiểu biết đôi chút về Tâm-lý-học sẽ trả lời dễ-dàng: Mắt chỉ có nhiệm-vụ là nhìn thấy; còn nơi Tâm có ý-thức phối-hợp cảm-giác ở mắt cùng với ký-ức (= nhớ lại, vì trước kia đã có lần nếm muối rồi, nên nay biết nó mặn) mà tạo nên tri-giác: biết muối mặn. Quá-trình tâm-lý nầy, Phật-học diễn-tả lại dưới hình-thức sau đây: Mắt (nhãn-căn) nhìn đối-tượng muối bên ngoài, khởi lên cảm-giác thấy muối, cảm-giác nầy truyền vào tâm, gặp ý-thức (đang nhận-biết rằng mắt đang thấy muối), phối-hợp với hồi-niệm (= kinh-nghiệm cũ có lần nếm muối mặn), và tri-giác biết vị của muối là mặn liền khởi lên trong tâm, khiến cho kẻ thấy muối liền biết ngay là muối mặn.

Kế đó, nơi tiểu-mục số 060, Vua lại hỏi Na-Tiên về các tri-giác:

- Nơi thân con người, dùng ngũ tri thành mọi sự-việc, hay là làm một sự-việc mà thành? 

Câu hỏi nầy quá mù-mờ, chẳng cho thấy rõ-ràng ý người hỏi đã muốn hỏi gì. Ngũ tri ở đây có nghĩa là năm tri-giác, do các cảm-giác từ các giác-quan bên ngoài đưa vào, phối hợp với ý-thức bên trong tâm mà thành. Nói cách khác, tại các căn (= giác-quan), nhãn-thức, nhĩ-thức, tị-thức, thiệt-thức, thân-thức truyền cảm-giác vào tâm, cùng với ý-thức kết-hợp lại thành ra nămtri-giác. Nay nếu ta hiểu nghĩa chữ ngũ tri là năm tri-giác, do từ các cảm-giác ở năm căn bên ngoài (mắt, tai, mũi, lưỡi và thân) đưa vào, kết-hợp với ý-thức bên trong tâm mà thành, thì câu hỏi của nhà Vua có nghĩa là: con người dùng năm tri-giác mà thành mọi sự-việc, hay là chỉ cần một tri-giác mà thôi? 

Lời Na-Tiên đáp lại cũng chẳng kém mù-mờ, khó hiểu: 

- Làm thành mọi sư-việc, chớ chẳng phải do một sự-việc mà thành. 

Nếu ta hiểu chữ ''sự-việc'' ở đây là các tâm-trạng còn ở bên trong, hoặc các hành-động đã lộ ra bên ngoài, thì lời đáp của Na-Tiên có nghĩa là, mọi ''sự-việc'' đều do cả năm tri-giác phối-hợp lại mà thành, chớ chẳng phải chỉ do một tri-gác. Điều nầy cũng dễ hiểu, vì mọi tâm-trạng đều do các tâm-sở kết thành, trong số các tâm-sở đó hoặc có một tri-giác hoặc nhiều tri-giác. Hay là mọi hành-động cũng đều do nhiều tri-gác bên trong thúc-đẩy ra bên ngoài, chớ chẳng phải chỉ riêng có một tri-giác. Hiểu theo lối nầy thì mới phù-hợp với ý-nghĩa trong tiểu-mục trước nói về trong nước canh đã nấu chín, chẳng thể tách riêng ra từng vị được, vì đã có sự phối-hợp giữa các vị-nếm rồi. Tiểu-mục số 060 nầy chỉ nhắc lại cái ý-tưởng phối-hợp đó, chung cho cả năm loại tri-giác, tạo nên hai thứ ''sự-việc'' là (1) tâm-trạng, và (2) hành-động. Thế thôi! Và ta lại thấy thí-dụ trồng ngũ cốc trên một thửa đất, do Na-Tiên đưa ra thêm, cũng chẳng còn cần-thiết nữa.

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   49   50   51   52   53   54   55   56   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương