Kim Vân Kiều Truyện



tải về 1.24 Mb.
Chế độ xem pdf
trang43/47
Chuyển đổi dữ liệu01.03.2023
Kích1.24 Mb.
#54303
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47
kim-van-kieu-truyen

Hồn ơi trở lại hồn ơi!
Phương đông há phải là nơi ấn hình ?
Người cao ngàn thước đáng kinh!


Nó đương nghễu nghện đứng rình hồn kia.
Mặt trời mười cái nóng ghê!
Vàng tôi ra nước, đá thì ra than!
Chúng quen chịu đựng khỏi bàn,
Hồn mà tới đó tiêu tan tức thì.
Về thôi, thôi hãy về đi,
Đừng nên ở đó làm chi nữa mà.
Hồn ơi trở lại với ta,
Phương nam hồ dễ ở mà được lâu.
Răng đen mình vẽ đủ màu,
Bắt người giết thịt cùng nhau tế thần.
Xương thì làm mắm ăn dần!
Hồ tình ngàn dặm, rết trăn đầy đường.
Chín đầu giống mãng xà vương,
Bất thần gặp nó, nó thường nuốt tươi!
Dùng dằng chi nữa hồn ơi?
Thôi đừng luyến tiếc cái nơi ấy mà.
Hồn ơi trở lại cùng ta,
Phương tây ngàn dặm cát sa mù trời.
Đầm sâu sấm dậy vang tai,


Chẳng tan cũng chẳng thảnh thơi được nào.
Mong gì thoát đến nơi nào,
Đồng không mông quạnh xiết bao hãi hùng.
Kiến to gấp tượng mấy vòng!
Hồ to sánh với sâu bồng thấm chi.
Lúa ngô ngũ cốc có gì,
Thấy bờ cỏ dại chúng thì tranh ăn.
Tìm ra giọt nước khó khăn,
Mênh mông bát ngát nương thân chốn nào?
Về đi nao, về đi nao,
Kẻo nơi ổ giặc bước vào nguy thay.
Hồn ơi mau trở lại đây,
Bắc phương nào phải chốn hay mà hồn?
Núi băng từng dãy chon von,
Tuyết bay ngàn dặm vẫn còn mông lung.
Ở sao được chốn lạnh lùng,
Lên trời hết lối, hồn không liệu mà.
Hùm beo chín cửa rình mò!
Giơ nanh múa vuốt chực vồ người nhai.
Chín đầu thêm giống quái thai!


Muôn cây cổ thụ một ngày bẻ trơn.
Sói lang trố mắt căm hờn,
Chạy đi chạy lại nhơn nhơn bắt người!
Treo rồi đẩy xuống giếng khơi,
Lại đem giết thịt tế trời cầu yên.
Hồn ơi hãy trở lại miền,
Sợ nơi nguy hiểm khó yên được mà.
Hổn ơi trở lại cùng ta.
Kìa nơi âm phủ xuống mà làm chi.
Thổ công, thổ bá cùng kì.
Mình dài chín khúc, lê thê đôi sừng!
Hai tay đẫm máu gồ lưng,
Đuổi người rầm rập chưa từng nghỉ chân.
Giống này như thể trâu lăn,
Đầu hùm ba mắt thèm ăn thịt người.
Về đi thôi, về đi thôi,
Ở lâu sợ nữa mang tai hoạ liền.
Hồn ơi trở lại mau lên,
Nhằm nơi cửa Sính băng miền lối xưa.
Ông đồng bà cốt đương chờ,


Ao xiêm gấm vóc lượt là sáng choang.
Chiêu hồn lễ đã săn sàng,
Tiệc vui bày đó, canh trường đợi ai?
Dầu lan, đèn sáp sáng ngời,
Tương tư kết mối hồn thời có hay?
Đồng tâm hương bén những ngày,
Mong cùng cố cựu tỉnh say đôi lời.
Về đi thôi, về đi thôi,
Nhà xưa chốn cũ hồn ơi quay về 
[28]
Đọc xong bài chiêu hồn, mọi người đều kêu gào, khóc than rấm trời.
Bỗng một vị sư ni đi qua, trông lên bài vị thấy đề tên Thúy Kiều, liền phì
cười nói:
- Vương Thúy Kiểu là bà con thế nào với các vị mà các vị lại khóc
thương đến như vậy? Khóc nhầm rồi đó!
Mọi người nghe nói thay đều kinh ngạc. Kim Trọng nói:
-Nàng là vợ tôi!
Vương Quan nói:
- Thúy Kiều là chị tôi!
Vương Viên ngoại nói:
-Thúy Kiều là con gái tôi! Nay nó gieo mình xuống sông chết rồi,
chúng tôi là chỗ ruột thịt thì khóc nó. Sao mà lại nói khóc nhầm?
Ni cô lại cười, nói:


-Thúy Kiều tuy đã gieo mình xuống sông, nhưng lại có người cứu
được, thế mà các vị còn khóc cô ta. Vậy chẳng là khóc nhầm hay sao?
Mọi người thoạt nghe vừa kinh, vừa mừng, vội vàng hỏi:
-Câu chuyện sư phụ vừa dạy, có thật đúng thế không?
Ni cô nói:
-Người xuất gia đâu dám nói chuyện không thực!
Kim Trọng vội hỏi luôn:
-Nếu quả cô ta còn sống thì hiện giờ ở đâu?
Ni cô nói:
-Hiện ở trong am phía trước kia!
Mọi người nghe xong mừng rỡ khôn xiết, đều xúm vào thi lễ ni cô và
nói:
-Muôn vàn lần mong sư phụ đưa chúng nó đến gặp, ơn to này không
bao giờ dám quên!
Ni cô nói:
- Không những các vị muốn gặp nàng, mà nàng cũng đương mong
được gặp các vị. Vậy xin mời các vị cùng đi với tôi!
Mọi người vui mừng, cũng không ngồi kiệu cưỡi ngựa gì nữa, liền
theo ni cô đi bộ men theo bờ sông, vòng qua một vùng lau sậy thì đến trước
am. Mọi người nhất tề ùa vào trong am, thấy Giác Duyên ngó vào phía
trong, gọi:
-Em Trạc Tuyển! Gia quyến em đều đến cả đây. Em mau ra gặp mặt.
Ni cô gọi chưa dứt lời thì Thúy Kiểu đã chạy ngay ra, thấy cha mẹ, em
gái, em trai và cả Kim Trọng đều đứng cả ở trong am, bèn vội vã bước tới


lăn vào lòng Vương Viên ngoại và Vương bà khóc ầm lên, nói rằng:
- Con mẹ khổ lắm! Cứ tưởng kiếp này không còn gặp nhau, ai ngờ lại
có ngày nay.
Viên Vương ngoại và Vương bà ôm chặt lấy con, nói:
- Con ơi! Cứ tưởng con vì cha đã chịu đầy đoạ chết rồi, ngò đâu con
hãy còn sông. Khổ con quá!
Vương Quan, Thúy Vân cúng sấn cả đến. Người nắm cánh, kẻ lôi tay
gọi chị líu tíu. Kim Trọng không tiện đến gần, chỉ đứng một bên, vẻ mặt
tươi cười hớn hở.
Hồi lâu, Thúy Kiều mới đứng dậy, lại lạy chào cha mẹ, lạy tạ Kim
Trọng rồi cùng Thúy Vân, Vương Quan và Chung thị nhất nhất chào hỏi
nhau. Khi mọi người ngồi xuống, Thúy Kiều mới đem việc mình từ trước,
kể lại kĩ càng cho mọi người nghe. Nói đến lúc khổ, ai nấy đều đau buồn;
nói đến việc báo thù, ai nấy đều sảng khoái.
Viên Vương ngoại hỏi:
- Những việc con kể đó, cha đều nghe rõ cả rồi. Duy còn việc con gieo
mình xuống sông tự vẫn thì ai cứu con?
Thúy Kiều nói:
-Thưa cha, chính là Giác Duyên đạo huynh đây đã mua thuyền và kết
lưới, ngày đêm ở mặt sông, mới cứu được con thoát chết!
Viên Vương ngoại nói:
-Nếu thế thì người là cha mẹ tái sinh của con rồi...
Liền quay lại phía Giác Duyên sụp lạy. Vương bà, Kim Vọng, Vương
Quan, Thúy Vân cũng đều sụp xuống lạy cả. Giác Duyên vội vàng đáp lễ.
Lạv xong, mọi ngưòi đứng dậy. Vương riên ngoại liền bảo gọi người mang
kiệu đến đề đưa Thúy Kiều về nhà trọ. Vương bà nói:


-Hãy khoan! Con có mặc toàn đồ nhà chùa, sợ làm cho người ta ngờ
vực.
Liền bảo Thúy Vân đưa quần áo mang theo cho Thúy Kiều thay.
Thúy Kiều vội từ chối nói:
-Thưa cha mẹ! Con trải nhiều cảnh khổ, ngày nay được gặp cha mẹ đã
là may mắn muôn phần. Nhưng thân này bây giờ đã ngoài vòng thế tục. chỉ
nên hầu sư huynh ở đây tu hành là đủ.
Giác Duyên nói:
-Em nói thế là sai mất rồi. Em mang đạo phục chỉ là tòng quyền mà
thôi, làm gì ở đây với chị được.
Vương bà nói:
- Con đừng nói nhiều nữa. Dù cho con tức thời thành Phật ngay, mẹ
cũng không thả con ra đâu.
Thúy Kiểu nói:
-Theo cha mẹ về, cố nhiên là phải. Song nghĩ đến ân sâu nghĩa nặng
của sư huynh đây thì bỏ vế sao nỡ?
Kim Trọng nói:
- Điều ấy có khó gì? Chỉ cần ta đón cả sư huynh cùng về, rồi dựng
riêng một am cung phụng người thì việc gì chả được?
Thúy Kiều nói:
- Được như thế thì mới phải.
Bèn mời Giác Duyên cùng về. Giác Duyên nói:
-Xin đa tạ tấm lòng quý hoá ấy, nhưng mà cùng đi ngay bữa nay thì
chưa thể được. Để bần tăng thu xếp đồ đạc trong am cho xong, rồi bữa mai


sẽ đến nơi ở của quý vị.
Thúy Kiểu nghe xong, chừng ấy mới vui vẻ thay đổi y phục, theo cha
mẹ vế thành, vể đến nhà trọ, Kim Trọng giục người nhà sửa soạn tiệc rượu
ăn mừng. Thúy Vân nói vói cha mẹ:
- Con có việc muôn thưa cùng cha mẹ!
Viên Vương ngoại hỏi:
-Con có việc gì?
Thúy Vân nói:
-Chàng Kim và em con đều đi làm quan, mỗi người ở một nơi, không
thể cùng đi với nhau được. Vậy việc này cần phải liệu lí cho sớm, không thể
để chậm.
Viên Vương ngoại hỏi:
-Liệu lí việc gì chớ!
Thúy Vân nói:
-Con sánh duyên với chàng Kim là vì chị con bán mình làm việc hiếu,
không thể giữ vẹn lời thề mới bảo con nối cuộc nhân duyên ấy. Nay may
rằng chị con lại được sống trở về, lời thề trước còn đây, ngày nay nếu
không sớm cho đôi bên hoàn thành ước cũ, thì còn đợi đến bao giờ?
Viên Vương ngoại nói:
- Con bàn phải lắm. Vậy nên chọn ngày tốt làm lễ thành thân!
Vương Quan nói:
-Đang lúc đi đường, bất tất chọn ngày. Hôm nay gặp nhau tức là ngày
tốt. Vậy xin lấy ngay tiệc rượu này làm lễ hợp cẩn cho vợ chồng anh chị
con. Cha mẹ tính thế nào?


Viên Vương ngoại nói:
- Phải đấy!
Kim Trọng nghe xong rất là vui mừng. Thúy Kiều vội vàng nói:
-Việc thề xưa tuy có, nhưng vật đổi sao dời, chuyện cũ phó cho dòng
nước chảy, nói tới làm chi nữa?
Kim Trọng nói:
-Hiền thê nói vậy sai rồi! Lời thề đã đem sự sống chểt ra để đảm bảo,
nay tuy thế thời thay đổi nhưng tình này đâu đổi thay. Nay hiền thê bảo cho
trôi theo dòng nước là có ý gì?
Thúy Kiều nói:
-Thiếp dám đâu nói vậy. Ân ái vợ chồng, ai chẳng muốn. Nhưng người
con gái theo chồng tất phải lấy sự trinh tiết làm đầu, ví như trăng lúc tròn
đầy, hoa khi phong nhị. Nay thiếp bất hạnh, gặp phải cảnh bách chiết thiên
ma khiến cho hoa đã tàn rồi, trăng đã khuyết rồi! Thế mà lại định muối mặt,
vấn mớ tóc tàn để làm tân thân sánh cùng quân tử. Thế thì, thiếp chẳng thẹn
với lòng mình sao? Kế sách ngày nay là, chỉ có ăn chay trường, thêu tượng
Phật để an ủi nỗi thương tâm của cha mẹ. Chàng nếu có chí tình thì cho
thiếp được làm người bạn đứng ngoài thế tục, thế là được rồị. Còn việc kia
thật khó vâng lời.
Kim Trọng nói:
-Hiền thê nói lời đó, lại càng lầm to. Đại phàm, trinh tiết của người con
gái, cũng có khi không thất thân mà trinh tiết, cũng có khi thêm bị nhục mà
vẫn trinh tiết. Bởi thế, có khi thường, có khi biến. Hiền thê mà thân bị nhục,
là bởi gặp biến cố phải làm theo điều biến, tuy thân ở chốn bùn nhơ mà
không nhiễm bẩn. Nay gặp lại nhau, có thể nói là hoa tàn lại nở, trăng
khuyết lại tròn. Hiền thê sao lại hồ nghi như vậy mà nỡ nhìn Tiêu lang hững
hờ qua đưòng?
Vợ chồng Viên Vương ngoại đều nói:


- Con rể nói phải lắm, con khước từ sao được?
Vương Quan và Thúy Vân cũng ra sức khuyên nhủ. Thúy Kiếu trầm
ngâm hồi lâu rồi nói:
-Chàng Kim chí thành như vậy, cha mẹ và các em cũng một lòng quyết
như vậy, thiếp có cố từ không tránh khỏi mang tiếng õng ẹo. Nhưng nghĩ kĩ
lại, việc đuốc hoa không dám trái lời và phận gối chăn cũng xin tuân lệnh.
Song riêng việc mây mưa non Vu đỉnh Giáp thì thân này đã như vật tàn tạ,
nếu còn coi như đoá hải đường mơn mởn để ướm thử thì việc ấy đã làm
thẹn thiếp, làm nhục thiếp. Thiếp quyết không sao tuân lệnh được.
Kim Trọng vui mừng, nói:
-Được vui lễ đuốc hoa, chung bể chăn gối, thì tôi đã mãn nguyện lắm
rồi, còn dám cầu mong gì hơn nữa!
Viên Vương ngoại, Vương bà nghe con gái nói chỉ coi là câu chuyện
thể diện bên ngoài, nên cũng không hề lưu ý, liền bảo sửa soạn đuốc hoa,
trải chiếc nệm hồng, để hai vợ chồng cùng vào hành lễ. Kim Trọng thấy thế
liền đứng lên trên chiếc nệm hồng, Thúy Vân đỡ Thúy Kiều bước tới. Thúy
Kiểu không chối từ nữa cũng bước vào chiếc nệm cùng Kim Trọng làm lễ
tế trời đất.
Lễ xong, mọi người dìu hai vợ chồng vào phòng ngủ. Chờ cho hai vợ
chồng uống rượu hợp cẩn xong, rồi mới lui ra ngoài.
Kim Trọng thấy mọi người lui ra hết, mới khêu tỏ ngọn đèn bạc, lại
ngắm kĩ Thúy Kiều, thấy đôi mắt mơ màng, má hây hây đỏ như bông thược
dược sương nồng, đoá hoa đào mưa đượm, sẽ sàng nới dây lưng và cởi
chiếc áo cánh lụa cho nàng, rồi cùng vào màn loan. Kim Trọng định bụng
vỗ về âu yếm, đến lúc tình nồng rồi sẽ đi đến một tham vọng khác. Không
dè Thúy Kiều đối với sự ân tình thì như keo sơn, nhưng hễ nghe tới chuyện
giao hoan thì lại cự tuyệt. Kịp khi thấy Kim Trọng vật nài mãi không thôi,
bèn nói thẳng ra rằng:
- Nghĩ tấm thân tàn của thiếp đây, đáng nhẽ nên chết từ lâu mới phải!
Vì thấy chàng có lòng đặc biệt yêu thiếp, nên thiếp đành liều trơ trẽn để


chiều lòng chàng. Nếu không đi đến chỗ bướm ong lơi lả, để cho thiếp được
quên tình thì còn hơi có thể mở mặt mở mày đối với người quân tử. Chớ mà
đem việc thiếp chịu nhục để làm nhục thiếp thì ấy không phải là chàng yêu
thiếp, mà là thù thiếp đấy, thiếp còn cảm gì lòng chàng? Nếu cho rằng thú
vui không thể thiếu, đường con cái còn phải cầu, thì đã có em thiếp thay
thế, hà tất cứ phải coi cái thân bạc mệnh của thiếp này là có hay không. Vả,
cái trinh của thiếp sau khi chịu nhục chỉ còn lại một chút xíu này, nếu chàng
cứ cố tình làm ô nhục nốt chỗ chút xíu ấy thì thiếp đành phải tan xương nát
thịt, chứ không còn dám dự vào việc nâng khăn sửa túi nữa! Kim Trọng
nghe xong, bất giác kinh ngạc nói:
- Té ra hiển thê không phải là con gái đàn bà, mà chính là một bậc hào
kiệt. Nay nàng đã tự đặt mình vào hàng liệt phụ nghìn xưa thì Kim Trọng
này không còn dám đòi hỏi xằng xiên gì nữa.
Thúy Kiều thoạt nghe, vội vã ngồi dậy, mặc lại xiêm áo chỉnh tề, rồi
hướng vào Kim Trọng vừa sụp xuống lạy, vừa nói:
-Thiếp xin đa tạ tấm lòng tri kỉ của chàng!
Kim Trọng cũng vội vã khoác áo nhảy xuống, vừa ôm lấy Thúy Kiểu,
vừa nói:
- Sao nàng lại làm ra bộ trịnh trọng đến như thê?
Hai người trò chuyện rất là ăn ý, lại gọi thị nữ bầy tiệc rượu, ngồi đối
diện cùng nhau uống. Kim Trọng nói:
- Nhớ lại hồi mới gặp nàng, được nghe đàn khúc hồ cầm, cho tới nay
những tiếng du dương vẫn còn như văng vẳng ở bên tai. Nay may lại được
gặp nhau, xin lại cho tôi nghe một khúc nên chăng?
Liền bảo thị nữ đem hồ cầm ra, rồi đưa cho Thúy Kiều. Thúy Kiều đón
lấy, thở than nói:
-Hồi trước thiếp ham thích vật này, không biết vì nó đã làm khổ mình.
Ngày nay lại gặp chàng mới rõ tiếng đàn này là tiếng đàn cấu, nhưng hối thì


đã muộn rồi. Cuộc tái ngộ hôm nay tức là người xưa gặp lại bạn xưa. Xin vì
chàng mà gẩy một khúc này.
Bèn khua động dây đàn, lại theo lòng nảy khúc. Ban đầu dồn dập hối
hả, dần dần êm ái hiền hoà, bỗng uyển chuyển dịu dàng như hơi xuân ấm,
thơm tựa hoa nở, đẹp như én liệng, trong tựa trăng sáng. Càng nghe tai càng
lọt, càng ngẫm lòng càng say, hồn phách bay bổng, tâm thần phiêu diêu.
Kim Trọng lắng nghe tới chỗ thích thú, bất giác tấm tắc khen rằng:
-Xưa nghe tiếng đàn âu sầu ủ dột, nay nghe tiếng đàn hớn hở vui tươi.
Có lẽ nàng đã tới ngày khổ tận cam lai rồi đây!
Thúy Kiều đàn xong, nói:
-Chàng có chức trách việc quan, thiếp có khuôn phép đàn bà. Từ nay
về sau không thể nghe được nữa đâu.
Kim Trọng nói:
-Nghệ thuật cao diệu đến như vậy, bảo quên sao được!
Thúy Kiều nói:
-Chàng không quên thiếp thì thiếp xin trình bày một nghệ thuật khác
để đổi vị cho chàng!
Bèn bảo thị nữ đem bút nghiên ra, rồi đề luôn mười bài thơ. Thơ rằng:

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   39   40   41   42   43   44   45   46   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương