Kim Vân Kiều Truyện



tải về 1.24 Mb.
Chế độ xem pdf
trang40/47
Chuyển đổi dữ liệu01.03.2023
Kích1.24 Mb.
#54303
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   47
kim-van-kieu-truyen

HỔI THỨ MƯỜI CHÍN
CHIÊU AN GIẢ, MINH SƠN BỎ MẠNG
ĐOẠN TRƯỜNG THỰC, THÚY KIỀU LIỀU MÌNH
ừ Minh Sơn đáng lẽ không chết vì quy hàng mà lại chết vi quy hàng
chỉ là vì không phòng bị đó thôi. Đã không phòng bị mà Vương phu
nhân còn khuyên bỏ giáp ngồi chờ là tại làm sao? Không phải là
Minh Sơn không lo đến điều ấy, nhưng mà còn có lòng trời kia. Đại khái
cái nạn lầm than cùa dân chúng miền đông nam đến đây là hết, cái vận
hùng bá của Minh Sơn đến đây là hết, mà cái số kiếp của Vương phu nhân
cũng đến đây là hết, cho nên Minh Sơn không hề nghi ngờ, để đến nỗi một
phút bị tiêu tan. Nếu theo việc người mà bàn thì cải tà quy chính, dù chết
như còn, Vương phu nhân nào có làm hại Minh Sơn. Nhưng lập mưu giết kẻ
về hàng, khiến triều đình mang tiếng thất tín, thật là bọn đương sự đã làm
hại Vương phu nhân vậy.
Minh Sơn là tay giặc lợi hại và việc dùng binh không hiểm gian dối,
mà giết đi thì cũng có thể được. Còn Vương phu nhân bị hãm trong đảng
giặc, lại hết sức khuyên giặc quy hàng, như thế không phải là giặc nữa, mà
lại là công thần. Có điều là đàn bà không tiện phong thưởng thì nên cho trở
về quê nhà, cho cốt nhục được đoàn viên, há chẳng phải là việc nhân chinh
ư? Có sao lại ép duyên thổ tù, tính kế cho nàng Tây Phi chơi Ngũ Hồ. Ấy rõ
ràng là đưa nàng vào chỗ chết, so với việc giết Minh Sơn còn thảm khốc
hơn. Sau đó người đương sự kia cũng bất đắc kì tử. Ôi! Ai bảo là việc
người không có liên quan đến đạo trời vậy!
Lại nói, hai thị nữ Tuyên Nghĩa và Dụ Ân vào trại sau, bái kiến Vương
phu nhân, thuật lại ý chiêu hàng của quan Đốc phủ và khuyên:
- Nếu phu nhân khuyên được đại vương ra hàng thì chồng quý vợ vinh,
mặc áo gấm về làng, làm bậc mệnh phụ triều đình há chẳng là vẻ vang lắm
ư? Nếu ở ngoài vong vương hoá thì được thua chưa chắc bề nào! Phu nhân
vốn là bậc hiếu nữ, nay lại muốn vì nước nhà ra sức khuyên nhủ được đại


vương quy thuận để nhà vua khỏi phải lo lắng, cứu nhân dân khỏi cảnh lầm
than thì công đức ấy không gì to lớn bằng. Trước là hiếu nữ nay là trung
thẩn, tất được tâu lên nhà vua nêu danh khen thưởng. Vinh quy đất cũ, cha
con được đoàn viên, sống được giầu sang, thác được thờ phụng. Xin phu
nhân lấy việc quân quốc làm trọng, lấy sinh dân làm quan tâm, sớm chiều
toan tính cố gắng cho được thành công!
Phu nhân cúi đầu lặng thinh, nghĩ thầm: ‘Triều đình là tôn, sinh dân là
trọng, báo ơn riêng là nhỏ, phụ một người là khinh. Vả chăng, làm giặc là
điều không thuận, theo giặc đáng phải giết...”. Nghĩ đi nghĩ lại phân vân.
Chợt thấy Minh Sơn lui vào trại sau, nói đến việc dụ hàng, phu nhân nói;
- Ý đại vương thế nào?
Minh Sơn nói:
-Thà làm mỏ gà, chớ làm đuôi trâu, không hàng là hay hơn. Không
hàng thì có ba điếu tiện và hàng thì có năm điều hại. Đánh thành chiếm đất,
không ai gò bó được mình, là một điều tiện; vàng bạc, đàn bà con gái tùy ý
ta muốn, là hai điều tiện; thắng thì thẳng ruổi tiến lên, không thắng thì cuốn
giáp lui về, là ba điều tiện. Còn hàng thì phải nhận các mệnh nhà vua, quan
có phép quan, hơi sai lầm một chút sẽ bị vấn tội, là một điều hại; hàng thì
phải chịu sự sai khiến của bọn quan văn, hơi không vừa lòng thì họ đàn hặc
mình ngay, là hai điều hại; không hàng thì uy phúc ở ta, mà hàng thì chịu sự
điều động đó đây, cái thế ở họ, là ba điều hại; binh quyền ở ta, nhà vua cũng
không thể coi thường, hàng thì không còn binh quyền nữa, một lực sĩ có thể
bắt mình, là bốn điều hại; những miền sông biển bị quân ta tàn sát, hầu hết
quan phủ huyện và nhân dân thảy đều oán giận, hàng thì bọn ấy đều muốn
báo thù ta làm năm điều hại. Đem sự hung hiểm của năm điều hại mà so
sánh với sự thuận tiện của ba điểu tiện thì chắc chắn không nên hàng!
Phu nhân nói:
-Ý kiến đại vương kể cũng phải! Song đem năm điểu hại ấy mà xử trí
cho thích hợp từng hoàn cảnh thì cũng chưa hẳn không có lợi. Nhận chiếu
lệnh nhà vua mà không nhận trách nhiệm quan thú, thì vấn tội vào đâu
được? Chịu chức quan của nhà Đại Minh nhưng không chịu sự sai khiến
của bọn họ thì đàn hặc nỗi gì? Chịu làm thần tử triều đình mà không lìa


khỏi nơi hiểm yếu, thì cái thế đó đâu ở họ? Danh nghĩa tuy là quy thuận,
nhưng thân mình không vào nơi miếu đường, thì lực sĩ làm gì bắt được?
Đóng quân không động, bỏ giáp đợi thời, thế vẫn ở ta, kẻ nào muốn báo thù
phỏng có được chăng? Cứ ý thiếp nghĩ thì chẳng những không có năm hại,
mà có năm lợi nữa kia! Huống chi, những quân bất lương không phải là
hạng người có thể thân cận lâu với họ được, mà giặc cướp chỉ là một việc
làm bất đắc dĩ, thì còn quyến luyến mãi ở đó làm gì? Vả tổ phụ của đại
vương và thiếp xưa kia cũng đểu đã chịu ơn bình thành của nhà vua, vậy mà
ngày nay tàn phá bờ cõi, giết hại sinh dân, cướp vàng lụa của họ, làm cho
nhà vua lo lắng, ăn nuốt không xuống, quan Tể phụ đau xót, mắt nhìn
không yên, thường thường ngỏ ý muốn chiêu an cũng chỉ là thể theo đức
lớn hiếu sinh của trời và cầu được vô sự làm vinh đó thôi! Nếu vạn nhất nhà
vua nổi giận, hiệu triệu sáu quân để tiến đánh thì đại vương phỏng có thể
giữ được cái thế tất thắng hay không? Còn như việc muốn đồ vương định
bá, không có đủ Đức, Vị và Thời, không có đủ Nhân, Trí và Dũng, thì cũng
không thể được. Đức, Vị và Thời, ba cái đó đều có ở triều đình; còn Trí.
Nhân, Dũng thì chưa hoàn toàn ở phía đại vương. Chỉ khư khư một chút
thắng lợi vể mặt giáp binh mà muốn mưu đồ việc lớn thì tất không thể thành
được. Thiếp lại thường nghe nói, người thức thời ấy là bậc tuấn kiệt, nếu
nhân lúc này là lúc quân đương thịnh, lại nhân dịp họ chiêu an mà mình ra
hàng, tất nhiên được chức trọng quan cao, suốt đời cùng hưởng phú quý, ấy
là thượng sách đó!
Minh Sơn nghe xong bèn quả quyết nói:
-Phu nhân bàn có lẽ lắm! Nay Đốc phủ đã hai lần sai người sang dụ,
chưa thấy ta ngỏ ý quy hàng. Vậy nay hãy tiến quân thế tất họ lại sai người
đến chiêu dụ.
Bèn hạ lệnh tiến quân.
Lại nói, La Trung quân về yết kiến Đốc phủ, thuật lại những lời Minh
Sơn và Vương phu nhân nói cùng việc dâng minh châu và san hô lên.
Đốc phủ nói:
- Hắn tuy không hàng, song đã nhận lễ vật, ấy là có ý muốn thông
hiếu, Cần được người nào tài giỏi, đi trần thuyết lợi hại một lần nữa mới


thành công được.
Bỗng có tin báo đại quân Từ Minh Sơn ruổi dài tiến mạnh, châu thành
sợ không thể giữ vững, gấp rút xin cho viện binh đến cứu.
Một viên mạc tân trong dinh Đốc phủ tên là Lợi liền nói:
-Kẻ học trò bất tài này xin phụng mệnh Đốc phủ đi thuyết Minh Sơn
quy hàng!
Đốc phủ cả mừng, liền sai Lợi sinh đi. Trước hết phi ngựa báo tin cho
Minh Sơn biết. Minh Sơn đã có ý quy hàng, liền hạ lệnh dừng quân lại để
chờ.
Lợi sinh đến cửa đại trại. Quân cờ lam vào báo tin. Minh Sơn truyền
lệnh mời vào.
Lợi sinh thi lề bái kiến xong, Minh Sơn mời ngồi, rồi hỏi: 
- Bữa nay tiên sinh quá bộ đến tệ trại, tất có câu chuyện gì hay chỉ
giáo?
Lợi sinh nói:
-Tiểu sinh đã lâu được nghe cao danh của đại vương, vẫn mong một
phen bái kiến. Trước đây chỉ vì không có vật gì làm lễ ra mắt nên chưa dám
đến tay không. Bữa nay định dâng món phú quý làm lễ ra mắt, chẳng hay
đại vương có vui lòng chấp nhận cho chăng?
Từ Minh Sơn nói:
- Đội ơn tiên sinh có nhã ý đem phú quý đến cho, cô há lại không vui
lòng nghe lời tiên sinh chỉ giáo!
Lợi sinh nói:
- Người khác đưa phú quý đến, tất đại vương tiến lên một bước. Còn
tiểu sinh dâng phú quý đây thì chỉ cần đại vương lùi một bước.


Từ Minh Sơn nói:
-Xin tiên sinh cho nghe ý nghĩa việc lùi bước là thế nào?
Lợi sinh nói:
- Lùi bưóc không có cách gì khác, chỉ có quy hàng mà thôi! Quy hàng
thì có vinh mà không có nhục, phú quý không kể sao chọ hết.
Minh Sơn nói:
- Cô nghĩ quy hàng có nhiều điều bất tiện, cho nên còn trù trừ chưa
quyết.
Lợi sinh nói:
- Xin hỏi, bất tiện như thế nào?
Minh Sơn nói:
- Cô nay cầm quân ở ngoài vòng thanh giáo của nhà vua quả đã lâu.
Nay một sớm vể hàng, địa vị không quá chức tổng binh, tước lộc không hơn
nhị phẩm. Tuy tiếng gọi là được vua phong nhưng về danh phận thì không
khỏi kém trước, ấy là một điều bất tiện. Nhà vua trọng văn khinh võ, quy
hàng tất bị bọn quan văn khinh rẻ. Huống chi, ngày thường họ oán cô rất
sâu, chắc đâu họ không mưu hại, ấy là hai điều bất tiện. Bọn tướng sĩ theo
cô lâu năm, phóng túng đã quen, nay quy hàng thì thế nào cũng bị giảm sút
quân uy, chia sẻ lực lượng, hoặc còn điều cô đi nhận chức nơi khác. Nghĩ
người quen thói tung hoành như cô thì chịu sao nổi được sự kiềm chế của
bọn họ, ấy là ba điều bất tiện!
Lợi sinh cười nói:
-Đại vương quá lo xa nên mới thấy mình như là không tiện, chớ như ý
tiểu sinh nghĩ thì lại rất tiện! Hiện nay giặc cướp hoành hành, nhà vua đã có
chiếu chỉ ai bình định được giặc cướp sẽ phong chức hầu vạn hộ. Nay đại
vương chịu bó giáp quy hàng, rồi đi tiễu trừ bọn giặc cướp thì sẽ được
phong hầu ngay, như thế có khác gì xưng cô xưng quả? Nhà nước tuy trọng
văn, nhưng đại vương đâu phải như bọn tập ấm vô dụng kia! Đại vương có


binh quyển trong tay, họ muốn cầu thân còn chưa thể được, dám đâu còn
nghĩ đến sự mưu hại? Quân của đại vương là của đại vương, phân tán hay
không là do ý muốn của mình, họ lao lung sao được! Nếu đại vương chịu
hàng, tiểu sinh sẽ đem ngay những ý kiến này bẩm cùng Đốc phủ, tâu lên
nhà vua, xin cho đại vương ba điều đó đã, rồi sau sẽ bàn đến việc quy hàng.
Đại vương nghĩ sao?
Từ Minh Sờn cả mừng nói:
- Được như lời bàn của tiên sinh thì xin cô hàng!
Liền hổỉ tả hữu lấy ra năm trăm lạng vàng và một nghìn lạng bạc đưa
tặng Lợi sinh. Lợi sinh nói:
-Đa tạ hậu ý của Đại vương! Từ chối thì mang tội bất kính, vậy xin bái
lĩnh. Tiểu sinh về gặp Đốc phủ sẽ bẩm rõ ý kiến của Đại vương, đính ước
ba điều ấy, rồi sẽ trở sang phúc báo cho Đại vương rõ. 
Minh Sơn nói:
- Tiểu sinh toan tính cho mỗ thật là chu tất
Lợi sinh cáo biệt, trở vể yết kiến Đốc phủ, thuật lại kĩ càng ý kiến của
Minh Sơn. Đốc phủ nói:
- Như thế thì tiếng là quy thuận, mà thực thì vẫn chống đối. Sau này,
vạn nhất có điều gì bất như ý, lòng hung ác lại nổi lên thì tội ấy ai chịu?
Cho nên việc này ta nghĩ chưa được tiện lắm!
Lợi sinh nói:
- Khó mà gặp được thời cơ như thế này. Nay Minh Sơn có hàng trăm
vạn quân, nếu cùng hắn đối địch, chưa biết thua được về ai. Nay ta đã theo
đuổi chiêu dụ đến ba lần, lại được Vương thị ở trong nói vào nên hắn mới
ưng thuận quy hàng. Nếu ta không nhận mấy điểu ước ấy, tất nhiên hắn cho
là những lần chiêu dụ trước cũng là tìm cách lung lạc hắn đó thôi. Rồi hắn
hẹn quân cả tám đường tới đánh ta thì thật là một điểu hại lớn. Chi bằng ta
tương kế tựu kế, cứ ưng cho hắn ba việc ấy, sai quan sang cùng hắn định


việc minh ước, hẹn người đem quân đến đón hắn tới hàng. Tới kì, ta bên
ngoài dàn bày cỗ nhạc, mà bên trong thì ẩp nấp đại binh, thừa lúc hắn
không phòng bị mà đánh, thì có thể bắt sống Minh Sơn được! Kế của tiểu
sinh là như thế, chẳng rõ ý kiến của Đại nhân thế nào?
Đốc phủ cả mừng nói:
-Tiên sinh bàn kế ấy, thật là phúc lớn cho nước nhà!
Bèn cử viên Thông phán là Quyền Nghi và Du kích là Nữu Hiệp cùng
Lợi sinh lại sang trại Từ để định minh ước. Từ Minh Sơn truyền mời vào.
Mọi người thi lễ xong, Quyền Nghi nói:
-Kẻ thư sinh phụng mệnh Đốc phủ sang định minh ước, chẳng hay đại
vương còn có cao kiến gì nữa không?
Minh Sơn nói:
- Tôi có ba việc đã nhờ Lợi tiên sinh về trình giúp với Đốc phủ, chẳng
rõ Đốc phủ có ưng thuận cho không?
Quyền nghi nói:
- Đốc phủ gửi lời trình cùng đại vương là ba điều ấy đều tiện lắm,
không có trở ngại gì. Đại vương quy hàng, tự nhiên sẽ được danh cao chức
trọng; nếu còn có nơi nào chưa chịu thần phục, sẽ còn nhờ uy vũ của đại
vương để trấn áp và chiêu dụ nữa. Đại vương muốn làm quan tại triều đình
thì Đốc phủ sẽ dâng sớ tấu trình, còn nếu muốn ở ngoài làm bình phong
phía đông nam thì Đốc phủ tự nhiên cũng sẽ hết sức bảo tấu!
Minh Sơn nói:
- Kẻ cuồng phu ở ngoài vòng cương toả, vốn không quen chạy vạy
theo các quan văn võ thiên triều, được làm bầy tôi bôn ba ở nơi ven biển là
đủ rồi.
Liền đó, mọi người uống máu ăn thề, mở tiệc mừng vui linh đình, rồi
giải tán.


Từ Minh Sơn lui vào trại sau, nói với Vương phu nhân:
-Lúc mới bàn tới việc quy hàng, tôi thấy là bất tiện lắm. Saunghe nàng
khuyên mãi mới thi hành, nay lại thấy tiện lợi lắm. Ta chịu sắc phong của
vua nhà Minh, thế là xoá bỏ sự thù hẳn với nước cha mẹ. Ta cầm quân ở
ngoài thì không sợ bị bọn quan văn lăng nhục, ngoài khả dĩ đắc chí, trong sẽ
cùng thuận tình. Nếu không được những lời giải thích hợp lí của phu nhân
thì Từ Hải này không thể nghĩ tới thế được.'
Phu nhân nói:
- Đó là phúc của vua, may của nước nhà, oai của Đại vương, đức của
Đốc phủ, công của tướng sĩ, chớ thiếp có giúp sức được gì?
Minh Sơn mừng rỡ, truyền tả hữu đặt tiệc ăn mừng, khao thưởng
tướng quân và truyền dụ ý nghĩa của việc quy hàng sẽ được tước lộc cùng
được vinh quy làng xóm v.v... Quân sĩ thảy đều hoan hô vang dậy, mất hết
chí chiến đấu, ai nấy chỉ lo thu thập hành trang và tính toán đến việc trở về
gia đình. Từ đókhông ai nghĩ đến việc chỉnh lí y giáp và khí giới. Canh
phòng không nghiêm, đội ngũ không chỉnh, tinh kì không thứ tự, tuần sát
không cẩn mật. Hàng ngày cùng nhau uống rượu làm vui, chụm đầu ghé tai
chuyện trò, không còn vẻ chỉnh túc như quân doanh hồi trước nữa.
Minh Sơn cũng cho là mình đã quy thuận triều đình, không cần phải
nghiêm túc binh ngũ nữa, nên hàng ngày cũng cung Vương phu nhân tha hồ
yến tiệc vui vẻ.
Quân do thám dò la biết được tình hình này, liền báo về cho Đốc phủ
biết. Đốc phủ nói:
-Hắn tin ở lời nói suông mà không phòng bị, ấy là mua lấy cái chết rồi
đó!
Bèn sai Du kích Trương Năng dẫn năm nghìn quân từ phía đông đánh
vào. Tham tướng Lí Thiên dẫn năm nghìn quân từ phía tây đánh tới. Tổng
binh Âm Mưu dẫn năm nghìn quân nấp theo phía sau đội quân đón hàng,
xông thẳng vào doanh, chém lấy đầu Minh Sơn. Còn Vương thị là người có
công với triều đình, kẻ nào giết lầm chị ta sẽ bị phạt tội chết không tha.


Trương, Lí, hai tướng dẫn quân đi trước. Kế đó, Đốc phủ hạ lệnh nổi trống
nhạc rộn rã, kéo theo một lá cờ vàng lớn có đề bốn chữ: “Đại thiên chiêu
phủ”, còn đội quân đánh úp doanh trại thì đi lẫn vào trong đám quân chiêu
hàng đó. Tướng sĩ thẩy đều hãng hái, hùng dũng.
Đốc phủ sai Lợi sinh sang trước gặp Minh Sơn, nói rõ cho biêt công
việc nghênh hàng. Minh Sơn mừng lắm, liền sai quân bầy hương án để
nghênh tiếp, song lại có ý nghi ngại, nói với phu nhân:
-Phải chăng bên trong họ có điều dối trá. hay là ta cử chỉnh tề quân đội
đề phòng bất trắc xảy ra. Ý phu nhân thê nào?
Phu nhân nói:
-Họ đến đón tiếp mình quy hàng, nếu ta dàn bày quân đội thì lại gây
mối nghi ngờ. Chi bằng cứ tỏ lòng thành khẩn của ta, khiến người phụ trách
việc chiêu an được yên lòng tâu lên trên. 
Minh Sơn rất lấy làm phải, bèn hạ lệnh cho quân sĩ mở rộng cửa trại,
ăn bận áo mỏng đai rộng, bỏ hết mọi đồ nai nịt đợi cuộc nghênh hàng. Lại
nhờ Lợi sinh trở về báo cho Đốc phủ biết Đốc phủ cả mừng, thúc xe tiến
lên.
Quân Từ thấy quan quân trống nhạc vang trời, phía giữa kéo lên lá cờ
hiệu "Đại thiên chiêu phủ", bèn vào báo tin cho chủ tướng biết. Minh Sơn
cùng phu nhân ra ngoài cửa trại trông xem. Vừa thoáng thấy tình hình,
Minh Sơn liến thất kinh nói với phu nhân:
- Thôi! Hỏng rồi, trúng kế của họ rồi! Đây không phải là quân nghênh
hàng, mà là kế đánh úp. Phu nhân trông kìa, chúng đầy vẻ sát khí và tướng
sĩ đều ra mặt giận dữ.
Liền truyển lệnh ba quân chuẩn bị chiến đấu. Nhưng, quân sĩ ban đầu
nghe tin quân đến nghênh hàng đã từng cuốn giáp bó gươm, không hề dự bị
gì đến việc chiến đấu, nay đột nhiên được lệnh này, người có ngựa thì
không có yên, người có gươm lại không có giáp, ai nấy hoảng hốt cuống
quít cả lên.


Minh Sơn nai nịt không kịp, hối quân dắt ngựa đến thì ngựa đã cởi
yên, làm sao cho kịp, vội gọi khiêng búa đến. Búa khiêng chưa kịp, quân
triều đình đã đến. Chợt nghe một tiếng súng hiệu nổ vang. Âm Mưu thúc
quân nhất tề đánh vào. Minh Sơn không kịp lên ngựa, tay không một tấc
sắt, vội quay lại chạy về phía sau, cướp được một cây đao dài của quan
quân, hăng hái đánh bộ, chặn lấy Âm Mưu. Hai tướng, một ngựa, một dưới
bộ, đấu nhau kịch liệt chừng hơn mười hiệp. Minh Sơn lia một nhát đao
trúng vó ngựa Âm Mưu, con ngựa bị thương nhảy chồm lên hất Âm Mưu
ngã ngựa. Minh Sơn xông đến định chém Âm Mưu thì Trương Năng chợt
đến, cứu thoát Ầm Mưu, đoạn đón lấy Minh Sơn giao chiến. Đấu đến hơn
mười hiệp, Minh Sơn thấy mình đã bị mấy mũi thương, nhưng không hể sợ
hãi gì cả. Kế đó đội quân Lí Thiên tiến đến, hiệp lực giáp công. Minh Sơn
quay lại lùi chạy, Lí Thiên đuổi theo. Bỗng Minh Sơn dừng bước,chém trở
lại một đao trúng bụng, Lí Thiên nhào ngay xuống ngựa chết liền. Trương
Năng sấn đến, đồng thời Âm Mưu cũng tế ngựa áp vào trợ chiến.
Cây đao trong tay Minh Sơn lúc này đã bị gãy. Từ bèn một tay túm lấy
đầu tóc một tên quân làm khí giới, xung phong nghênh chiến, đánh bừa ra
phía ngoài, khoẻ mạnh không ai đương nổi. Âm Mưu thấy địch thủ đã khoẻ
lại bển bì chiến đấu bèn truyền lệnh cho đội quân cung nỏ vây quanh bắn
bừa vào. Minh Sơn hai tay xách hai người xông xáo trong đám tên bay, vẫn
không chịu khuất phục. Cuộc chiến như vậy kéo dài chừng một giờ. Minh
Sơn khắp mình trúng tên, cơ hồ không hờ chỗ nào. đau đớn vô cùng, dần
dần không thể gượng được, vụt kêu to lên rằng:
-Phu nhân làm hại ta! Phu nhân làm lỡ ta rồi!
Đoạn thở dài mấy tiếng rồi chết, nhưng thi thể vẫn cứ đứng sững
không ngã ra. Giờ lâu, bọn quân sĩ mới dám đến gần, còn nghe thấy tiếng
thở thì vội lui lại hàng mười bước, thấy thi thể vẫn không nhúc nhích,
chừng ấy mới biết là chết thật, bèn báo cho Âm Mưu và Trương Năng biết.
Hai tướng đến. thấy quang cảnh như vậy liền hối quân xô đẩy cho ngã
xuống, nhưng thi thể như đá tạc, như đồng đúc, không sao xô ngã được.
Giữa lúc này, Thúy Kiều bị một toán quân điệu đến, thấy Minh Sơn chêt
đứng không nhào, liền khóc và nói:
-Người ấy là tay anh hùng, vì nghe lời tôi cố khuyên quy hàng, đến nỗi
chết oan, oán khí không tan, nên chết mà còn đứng đấy. Để tôi lạy khấn an


ủi vong linh.
Rồi liền đến trước tử thi sụp lạy và khấn rằng:
-Đại vương ơi! Thiếp thật đã làm hại Đại vương. Song không dám
sống sót một mình, để phụ đức lớn của Đại vương!
Khấn xong buông tiếng khóc lớn. Minh Sơn bỗng mở choàng đôi mắt,
lệ tuôn như mưa, kế đó cái thây cũng đổ xuống liền. Thúy Kiểu dập đầu
xuống đất để liều chết, song bị bọn quân sĩ cứu được khỏi chết.
Trận này, quan quân trừ được tay đầu sỏ hung dữ của địch, tướng sĩ có
chết mất ít nhiều, song dẹp yên được giặc cướp.
Tướng sĩ kéo về dâng công. Đốc phủ với Thúy Kiều đến, hỏi:
-Công này sở dĩ thành được, thật là nhờ ở nàng. Vậy nay nàng có
muốn gì không?
Thúy Kiều nói:
- Từ Hải lầm vì quá nghe lời của Phủ gia, đến nỗi bại vong. Mong đại
nhân thương cái điểm thành khẩn ấy mà cho một nắm đất chôn lấp thi hài.
Ý nguyện của tôi như thế là đủ.
Nói đến đây, nghẹn ngào không nói tiếp được nữa. Đốc phủ thấy vậy
cũng động lòng thương, liền hạ lệnh đem thí thể Minh Sơn mai táng.
Sau đó, Đốc phủ truyền đặt tiệc đại hội các tướng ở nha môn để mừng
công. Quân sĩ đểu được khao thưởng. Rượu ngà ngà say, Đốc phủ nói với
các tướng:
-Ta nghe Vương Thúy Kiều thạo hồ cầm, giỏi tân thanh. Ngày nay
mừng công, nên để nàng phải đàn hầu rượu giúp thêm cuộc vui cho bữa
tiệc.
Các tướng đểu đồng ý. Đốc phủ liến cho vời Thúy Kiều đến. Thúy
Kiểu không dám không tuân, rưng rưng châu lệ, cầm lấy cây đàn, nghĩ nay
nhớ trước, bèn gảy ngay khúc Oán bạc mệnh do mình soạn ra. Lúc này


trong lòng đau đớn biểu lộ ra tiêng đàn, như nghẹn ngào thổn thức, khiến
cho người nghe trong bữa tiệc thấy đều buồn bã.
Thúy Kiều đàn xong, Đốc phủ hỏi:
- Khúc đàn gì mà khiến người nghe thê thảm vậy?
Thúy Kiều nói:
- Đó là khúc Oán bạc mệnh do tôi tự soạn hồi còn thơ ấu. Nay sự việc
xảy đến, quả ứng với lời thuở xưa ấy. Nhìn ngày nay mà nhớ ngày xưa, việc
đời thịnh suy ngờ đâu đến thế, nên lòng này lại càng đau đớn bồi hồi.
Đốc phủ nói:
-Ta xem tài sắc của nàng, há thiếu gì người thương yêu, hà tất quyến
luyến tên giặc chết ấy làm gì?
Thúy Kiều cúi đầu không nói gì cả, hai hàng nước mắt chảy xuống
ròng ròng.
Lúc này Đốc phủ chếnh choáng hơi men, lòng dục đã động, liền bước
xuống thềm, giơ tay vừa lau nước mắt cho Kiểu, vừa nói:
-Khanh chớ quá ưu phiền, ta với khanh bách niên giai lão...
Rồi tiện tay cầm chén rượu đùa ép Thúy Kiểu uống và nói:
-Rượu này là ơn mưa móc đây! Há nàng không chịu vì ta mà nở một
nụ cười à?
Thúy Kiểu trừng trừng nhìn Đốc phủ giây lát, rồi nói:
-Vợ tên tội phạm vong mạng này đâu dám hầu hạ đại nhân!
Thúy Kiều lúc này hai hàng lệ tuôn trong vắt như rợn sóng, một khoé
thu ba tưởng như thu hồn tao nhân mặc khách, khiến cho Đốc phủ càng
thêm quyến luyến, bèn cầm chén rượu cố nài Thúy Kiều uống. Thúy Kiều
cúi đầu mà uống. Các tướng lĩnh đều đứng dậy nâng chén chúc thọ Đốc


phủ. Đốc phủ vừa dắt tay Thúy Kiều vừa nhận rượu uống, mất hết cả phong
độ một ông quan. Cuộc rượu kéo mãi đến tận khuya rồi mới tàn.
Sáng sớm hôm sau tỉnh dậy, Đốc phủ nhớ lại sự việc Thúy Kiểu đêm
qua thì hối hận, thầm nghĩ: “Việc này há phải là việc làm của một ông quan
đại thần. Nếu ta thu dùng người đàn bà này thì có phương hại đến khuôn
phép nhà quan. Nếu thả nàng đi thì lại là thất tín. Âu là giết quách làm mất
tích đi cho rồi.” Bỗng nghĩ lại: “Nhờ nàng mới bình định được quân giặc, ai
mà không biết. Kẻ có công to mà bị giết thì lấy gì để thu phục lòng người
thiên hạ? Để thì không nên, giết cũng không nỡ, thì tính thế nào cho phải
đây”. Nghĩ ngợi hồi lâu, bỗng gật đầu nói:
-Thôi thế này là hơn, ta đem nàng thưởng cho một quan nhân. Đã làm
mất tích mà không sát hại đền tính mạng nàng thì còn ai dị nghị ta được.
Bèn lên công đường, vời Thúy Kiều đến bảo:
-Nàng có công dẹp giặc, ta tha tội chết. Nay định gả nàng cho một viên
quân trưởng Vĩnh Thuận. Vậy nàng nên theo hắn kết duyên trọn đời.
Thúy Kiều vừa khóc vừa nói:
-Tôi mệnh bạc chót đã lầm lỡ lấy phải Minh Sơn. Vì việc lớn nước
nhà, dỗ chồng quy phục, thành ra bị giết. Nay chỉ xin đại nhân mở lòng tha,
cho tôi được trở về quê để thoả cái ý muốn quy thuận trước kia. Còn gả
người cho quân trưởng thì không phải ý nguyện của tôi vậy.
Đốc phủ nói:
-Ta nghĩ nàng có công, tha cho tội chết, lại cho sánh duyên cùng viên
quân trưởng thì có phụ gì nàng đâu!
Bèn chiểu danh sách những viên quân trưởng Vĩnh Thuận xem người
nào chưa có vợ thì gả Thúy Kiều cho và bảo kéo quân về.
Viên quân trưởng Vĩnh Thuận liền dẫn Thúy Kiểu cùng đi. Thúy Kiều
rưng rưng nước mắt, bất đắc dĩ đành phải theo viên quân trưởng xuống
thuyền mà đi.


Quân lính đi theo liền làm tiệc mừng tù trưởng.
Thuyền đậu trên sông Tiền Đường. Mọi người ăn uống đến đêm, rồi ai
nấy về thuyền mình nghỉ ngơi. Tù trưỏng bảo Thúy Kiều:
- Nàng đi nghỉ thôi.
Thúy Kiều nói:
- Hãy ngồi một chốc đã:
Viên tù trưỏng thấy nàng muôn vàn sầu thảm, không chút vui mừng,
nên cũng không dám cưỡng ép. Thúy Kiều quyết ý tự tử, nhưng chỉ sợ lại
người cứu lên thì không ra sao, nên mượn cớ lần lữa ngồi đến canh ba. Chợt
thấy một trái núi băng từ ngoài cửa bể lừng lững trôi vào, ầm ầm dữ dội như
sấm động, tưởng chừng xa vài trăm dặm cũng còn nghe tiếng. Thúy Kiều
hỏi:
- Tiếng gì thế?
Tù trưởng nói:
- Tiếng ấy người ta gọi là “trào tín”.
Thúy Kiều nghe hai tiếng “trào tín” liền sực nhớ ra, hỏi:
- Nếu thế thì đây là sông Tiền Đường phải không?
Tù trưởng nói:
- Phải, chính sông Tiền Đưòng đấy!
Thúy Kiều nghĩ thầm: “Thôi! Đây là nơi kết quả của ta rồi! Cái hẹn
mười lăm năm trước của Lưu Đạm Tiên ở đây đây!”. Quay đầu nhìn lại,
vừa khéo trong thuyền có sẵn bút nghiên, bèn cầm ngay bút đề bài thơ rằng:

tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương