Kim Vân Kiều Truyện



tải về 1.24 Mb.
Chế độ xem pdf
trang39/47
Chuyển đổi dữ liệu01.03.2023
Kích1.24 Mb.
#54303
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   47
kim-van-kieu-truyen

“Hoàng thiên hậu thổ soi xét lòng này, non cao sông dài chứng giám ý
tôi: Vương Thúy Kiều này vì cha bán mình, gặp bọn Mã Bất Tiến, Sở
Khanh, Tú Bà, Bạc bà, Bạc Hạnh, Kế thị và Hoạn thị hãm hại, nay nhờ uy
uy linh Từ công ra quân báo thù. Vậy trên xin cáo với trời đất thần linh, rồi
mới xuất phát. Ba quân, các ngươi chớ ngại vất vả, hãy vì ta hăng hái ra
sức”.
Đọc xong, tưới rượu xuống đất. Ba quân đều hô lớn:
-Chúng tôi nguyện vì phu nhân làm hết sức mình!


Những tiếng phẫn nộ nổi lên, non lay, biển động. Từ Hải ra lệnh khởi
hành. Chừng mấy ngày sau tiến đến địa đầu Lâm Tri liền nổ ra một phát
súng lệnh rồi tiến đánh. Tại đây tuy có mấy trăm quân quan, nhưng địch sao
nổi đại quân ấy, nên đều bò chạy hết. Vì thế, trong khoảng một ngày, quân
họ Từ đã tiến sát phủ thành Lâm Tri. Quan phủ và cư dân thảy đều trốn hết.
Từ Hải truyền lệnh đóng quân tại một khu đất không. Vừa cắm trại
xong liền thấy kiện tướng Sử Chiêu giải bọn Mã Bất Tiên đến thỉnh công.
Từ Hải cũng truyền hãy tạm giữ cả lại một nơi.
Lại có kiện tướng Lôi Phong đem cha con nhà họ Thúc đến yết kiến.
Từ Hải lệnh đưa vào doanh bên, tiếp đãi tử tê.
Sau đó đại tướng Biện Báo vào trại, bẩm:
-Tiểu tướng phụng mệnh đại vương tróc nã bọn Hoạn, Thúc đều đã
đưa về đây. Duy có Thúc Thủ văng nhà nên chưa bắt được, vậy xin thỉnh
tội!
Từ Hải nói:
-Thúc Thủ đã ở đây rồi, hãy đưa phạm nhân ra giữ ở một nơi.
Biện Báo vâng lệnh lui ra. Từ Hải sai mời phu nhân tới dinh và nói:
-Hiện những phạm nhân ở Lâm Tri, Vô Tích đều bắt cả về đây. Bây
giờ phu nhân xử trí ra sao?
Phu nhân nói:
- Thiếp chịu ơn cha con họ Thúc và bà già ở Hoạn phủ cùng ni cô Giác
Duyên, muốn trước đền ơn, rồi sau mới báo oán.
Từ Hải nói:
-Phải lắm!
Từ Hài gật đầu khen phải. Bèn truyền mời cha con họ Thúc, bà già ở
Hoạn phủ và Giác Duyên cho vào yết kiến.


Giây lát Lôi Phong đưa cha con Thúc sinh và Biện Báo đưa Giác
Duyên cùng bà già ở Hoạn phủ vào trại. Bốn người sợ hãi run rẩy, đều quý
cả xuống kêu van xin tha cho khỏi chết. Từ Hải nói:
-Xin mời bốn vị đứng lên, đừng có sợ hãi! Các vị đã có ơn với phu
nhân, đều được tha chết.
Phu nhân gọi:
-Thúc sinh ! Tôi là Vương Thúy Kiểu đây! Hồi trước chàng cứu tôi
khỏi chết thì nay tôi để cha con chàng được toàn tính mệnh. Còn vợ chàng
là Hoạn thị, tôi đã bắt về đây. Nhất định sẽ báo cái tội ác ngày xưa.
Liền gọi quân lấy ra một nghìn lạng bạc trắng và trăm tấm vóc lụa, tiễn
cho Thúc sinh ra về và dặn thêm ràng:
-Chàng muốn thấy vợ mình thì tới gian phòng phía đông, còn được gặp
mặt một lần chót.
Thúc sinh nghe xong mới biết là Thúy Kiều báo oán, liền quỳ lạy nói:
-Kính bẩm phu nhân! Con vợ ngu xuẩn của tôi dù muôn lần chết cũng
là đáng tội. Xong Thúc Thủ này đã được phu nhân ân xá, vậy đối với vợ tôi,
cũng xin rộng lòng từ bi, mở cho một con đường sống.
Phu nhân cười, nói:
-Chàng muốn tôi tha hắn, thế sao hồi trước, khi thấy hắn hành hạ tôi,
chàng không hề nâng đỡ chút nào?
Thúc sinh nói:
-Gác Quan Âm viết kinh, phu nhân quên rồi à?
Thúy Kiều ngẫm nghĩ giây lát rồi nói:
- Ờ, thì cũng nhớ một chút ấy! Thôi thì ta sẽ trả chàng sống, lát nữa sẽ
đến mà lĩnh người về. Cho chàng tạm lui.


Thúc sinh ra, bảo cha về nhà trước, còn mình thì đến gian phòng phía
đông tìm gặp Hoạn thư, thì đã thấy mẹ con Hoạn thị và bọn Hoạn Ưng,
Hoạn Khuyển đểu có ở cả đó. Hoạn thị xa trông thấy chồng, bèn vội nói với
mẹ là Kế thị:
-Mẹ ơi! Người đến kia chẳng phải chàng Thúc là gì.
Kế thị nhân ra quả là con rể, bèn vội vàng gọi:
- Chàng Thúc ơi! Mau tới đây!
Thúc sinh chạy tới nơi. Mọi người thấy đều khóc nức nở.
Hoạn thị hỏi:
-Sao cậu cũng có ở đây?
Thúc sinh nói:
-Chỉ tại mợ làm luỵ đến tôi.
Lại dẫm chân, nói:
- Mợ a! Cái việc Hoa nô cùa mợ vỡ tung ra rồi.
Hoạn thị thoạt nghe, nhất thời ngĩ không ra đầu đuôi, bèn hỏi:
-Thế nghĩa là làm sao? 
Thúc sinh nói:
- Có gì đâu! Vương Thúy Kiều giận mẹ con mợ ghen ghét nàng và
hành hạ nàng, bây giờ nàng đã lấy Từ đại vương nên phát binh bắt mợ để
trả thù ấy. Tôi vì hồi đó không biết gì cả, nên được khỏi chết. Còn bọn các
ngươi đều mình làm mình chịu, thì bây giờ còn biết làm sao?
Hoạn thị nghe rõ câu chuyện, bất giác hoảng hồn, tưởng như leo trên
ngọn núi bị trượt chân, liền dẫy lên đành đạch, nói:


- Thôi hỏng rồi! Hỏng rồi! Tính mạng của ta thế là xong! Ngày nay hối
thì đã muộn. Cậu ơi! Cậu đã cùng nàng có ơn, sao không nói một câu để
cứu nhau với!
Rồi thị chảy nước mắt ròng ròng.
Thúc sinh nói:
-Người Ngô kẻ Việt cùng thuyền còn chiếu cố lẫn nhau, huống hồ là
chồng vợ! Tôi đã năn nỉ kêu van ở bên ấy, được nàng thuận mở cho một lối
sống và hẹn tôi lát nữa đến lĩnh người. Nhưng sự hành hạ thì e không tránh
khỏi được đâu!
Thúc sinh nói chưa dứt lời liền nghe trong quân cố lệnh cho dẫn những
phạm nhân vào.
Lại nói Vương phu nhân, khi thấy cha con họ Thúc đãđi rồi, liền
xuống ghế lấy tay kéo Giác Duyên và bà già hỏi:
-Giác Duyên sư huynh có nhận ra Trạc Tuyền không? Bà có nhận ra
Hoa nô không?
Hai người đều đứng sững nhìn ngơ ngác. Phu nhân nói với Giác
Duyên:
-Tôi từng đưa chuông vàng khánh bạc đến am, chẳng lẽ sư huynh quên
rồi à?
Lại nói với bà già:
-Tôi là người đã từng bị Kế thị đánh đòn hai mươi gậy, rồi giao cho
thêu thùa với bà, không lẽ bà quên rồi à?
Giác Duyên nhìn kĩ mới nhận ra, liền nói:
- Em còn sống đó à? Thế mà hồi trước Bạc Hạnh về, lại nói với chị là
em không quen thủy thổ, đã chết rồi, khiến cho chị thương nhớ mãi chị có
đặt bàn thờ và tụng kinh sám hối siêu thoát cho em. Nào ngờ em là lệnh bà
ở đây, thật đáng mừng lắm. Mừng lắm!


Bà già cũng gật đầu nói:
-Té ra chị Vương bên nhà họ Thúc. Tôi thường vẫn nhớ đến chị, không
biết lưu lạc đi đâu, không ngờ chị vẫn mạnh giỏi như thế này.
Phu nhân nói:
- Hôm nay định mời bà đến, để xin báo ơn!
Từ Hải nói tiếp:
-Phu nhân lúc nào cũng nhớ đến ơn hai vị đã từng che chở cho. Bữa
nay gặp đây, thật là thoả lòng mong nhớ.
Liền hối tả hữu lấy hai trăm lạng vàng và bốn nghìn lạng bạc, chia một
nửa đưa tặng Giác Duyên và một nửa đưa tặng bà già để báo đền ơn xưa.
Hai ngưòi nhận lấy và tạ ơn.
Phu nhân truyền quân đặt thêm ghế ngồi và nói:
-Xin mời hai vị hãy tạm ngồi chơi đây với tôi, để xem ngày nay tôi báo
thù!
Hai người bèn ngồi vào phía dưới.
Bỗng nghe một tiếng trống hiệu, rồi thấy tên quân mang cờ xanh bước
ra gọi:
-Có lệnh đưa những phạm nhân thứ nhất vào.
Tức thời Biện Báo điệu bọn Hoạn thị, Kế thị, Hoạn Ưng, Hoạn
Khuyển, Bạc bà và Bạc Hạnh vào quỳ xuống.
Phu nhân nói:
-Mụ Bạc đưa người vào cạm, Bạc Hạnh mua người lương thiện bán
vào lầu xanh. Làm theo lời thể, Bạc Hạnh bị tội băm vằm, xương thịt đổ
nuôi gia súc, còn mụ Bạc thì bị chém đầu. 


Quân đao phủ tuân lệnh, liền lôi mụ Bạc ra chém đầu, còn Bạc Hạnh
thì dùng chiếu quấn quanh cả thân thể như bó củi, ngoài dùng dây thừng
buộc chặt. Kế đó hai người giữ chặt, rồi một người cầm mác đâm nhừ từ
chân đến đầu làm cho tội nhân đứt thành trăm mảnh. Đang là một con người
nguyên vẹn, tức khắc biến thành một đống thịt nát. Những người xung
quanh trông thấy đều ghê sợ rùng mình sởn ốc. Quân báo đã xỉa xong. Thúy
Kiều truyền trộn xương thịt ấy vào với rơm cỏ để cho ngựa ăn.
Kế đó, gọi đến Hoạn thị, Hoạn thị sợ mất hồn, mất vía, chỉ dập đầu kên
van, xin tha cho khỏi chết.
Phu nhân nói:
-Hoạn tiểu thư ! Mưu kế của chị thật là cao diệu! Chị thật là nhẫn tâm!
Phàm xử sự phải nên dành ra một lối, để mai sau còn dễ thấy nhau. Nay tôi
gặp chị, hẳn là chị không thể sống!
Hoạn thị dập đầu lia lịa nói:
-Kính bẩm phu nhân! Tội tiện thiếp thật đáng muôn chết, chỉ xin phu
nhân nhớ lại hồi viết cung trạng và viết kinh, rồi bỏ đi mà không truy cứu.
Thiếp không phải là không biết tôn kính phu nhân, song thế không cùng
đứng chung được, không thể cắt ái chia ân, đến nỗi gây nên tội lỗi, cúi xin
phu nhân tha thứ.
Phu nhân cúi đầu ngẫm nghĩ giây lát rồi nói:
-Thật ra ta muốn nhai thịt ngươi, cắt da ngươi cho hả nỗi giận ngày
xưa. Sở dĩ người còn được sống, là khi ta bỏ đi, ngươi không đuổi bắt là
cũng có ý tháo cũi sổ lồng. Nhưng cái tội sống của ngươi thì không thể nào
tránh được. Ta hãy hỏi ngươi, việc bắt cóc ta ở Lâm Tri là tự đứa nào? Phải
mau mau khai thật, sẽ được giảm bớt tội lỗi một đôi phần!
Hoạn thị lại dập đầu nói:
-Thi hành kế sách tuy là Hoạn Khuyển và Hoạn Ưng nhưng sai khiến
là do tiện thiếp. Chúng chẳng qua chỉ theo lệnh mà làm, nếu nay bắt chúng
chịu tội thay thiếp, thì lòng thiếp sao yên!


Phu nhân nói:
- Ừ, ngươi cũng còn là kẻ biết nhận tội mình đấy!
Liền sai quân đao phủ đem Hoạn Ưng, Hoạn Khuyển ra chém để làm
gương răn bọn đứa ở lếu láo.
Đao phủ dạ một tiếng, liền lôi hai tên ra để chém đầu. Phu nhân lại sai
tả hữu lôi Kê thị ra đánh đòn ba mươi roi. Tả hữu tuân lệnh, nhất tề động
thủ. Hoạn thị vội vàng ôm lấy Kế thị và nói:
-Xin cho tiện thiếp thay mẹ chịu đòn!
Bà già cũng lật đật quỳ xuống, nói:
- Kể tội tình của chủ tôi, cố nhiên không thể tha thứ được nhưng lão nô
xin thay mạng cho chủ.
Phu nhân nói:
-Gắn bó với nhau như thế kể cũng có tình có nghĩa thật. Như thế cũng
là may đời cho mụ già kia. Thôi, cho bà đưa mụ ấy ra!
Bà già bái tạ phu nhân, rồi vực Kế thi ra khỏi trai.
Kế thị đã sáu mươi tuổi, lại là một vị nhất phẩm phu nhân, chưa hề qua
sự khổ sở như thế bao giờ. Từ hôm bị bắt ở Vô Tích đã bị chịu vô hạn khổ
sở, lại thêm chiến tranh làm cho khiếp hãi và thấy cửa quân chém giết
người như cỏ rác, tuổi cao khiếp đẩm, nên sợ quá mà chết. Bà già phải ngồi
canh xác Kế thị ở cửa trại.
Vương phu nhân thấy bà già đã đưa Kế thị ra khỏi, liền sai cung nữ lột
quần áo Hoạn thị, treo lên xà nhà, hai người cung nữ nắm hai tay, rồi phía
sau, hai người cầm roi ngựa nhất tề động thủ. Một người vút từ trên xuống,
một người vút từ dưới lên, đánh cho Hoạn thị như cá rơi than nóng, lươn
phải nước sôi, kêu rên rầm trời, mình quay như chong chóng, khắp mình
không còn chỗ nào lành lặn.


Cung nữ bẩm đã đánhđủ trăm roi. Phu nhân sai lôi Hoạn thị ra ngoài
trại, giao cho Thúc sinh lĩnh nhận. Tả hữu vâng Ịênh, thả Hoạn thị xuống,
rồi lôi ra ngoài, gọi Thúc sinh đến nhận. Thúc sinh luôn ngỏ lời cảm tạ. Khi
trông thấy Hoạn thị thì chỉ thấy còn chút hơi thoi thóp. Thúc sinh bùi ngùi
than:
- Mợ ơi! Chỉ vì thủ đoạn của mợ quá cao mới đến nỗi mình làm tội lấy
mình như vậy!
Bèn một mặt thu liệmthi thể Kế thị và một mặt dìu Hoạn thị về nhà, an
dưỡng nửa năm mới khỏi. Chuyện ấy không nói nữa.
Lại nói đến Sử Chiêu giải bọn Mã Bất Tiến, Tú bà và Sở Khanh vào
trại.Phu nhân hỏi:
- Mụ Tú! Mụ có nhận ra ta là ai không?
Tú bà run rẩy, nói:
- Bẩm phu nhân! Gái đĩ này không nhận được ạ!
Phu nhân nói:
- Cho mụ ngửa mặt lên,xem ta là ai?
Quân hầu quát tháo, nắm tóc mụ Tú bà kéo ngửa mặt lên.Chừng ấy mụ
mới nhận được Vương Thúy Kiều, liền luôn miệng kêu van:
- Gái đĩ này tội đáng muôn lần chết, xin phu nhân tha mạng cho!
Phu nhân cười, nói:
-Mày muốn sống à? Lời thề “đốt đèn trời” kia làm sao tiêu tan đi
được?
Bèn truyền quân tẩm dầu thông vào mình Tú Bà, đầu cấm xuống đất,
chân trở lên trời, đốt làm cây đèn để đền thề xưa. Còn Mã Bất Tiến thì dùng
găm căng người ra, lột hết da, rút hết gân, xẻ từng tay chân để ứng lời thề
của nó.


Lại nấu một vạc dầu nhựa thông lẫn với vỏ cây gai cho chảy tan ra,
một bên để một thùng nước lã, lột sạch quần áo Sở Khanh, một người tưới
nhựa thông sôi lên mình Sở Khanh, một người tưới nước lã vào. Quân sĩ
vâng lệnh, bắt bọn chúng xuống. Tú bà bị đốt như một cây sáp lớn, phía
dưới để lòi đầu ra. Mã Bất Tiến thì bị căng ra trên một cái giàn. Sở Khanh
bị nhựa bọc cứng đờ như sắt. Phu nhân bảo đốt cây sáp người lên. Quân sĩ
thắp lửa ở dưới chân Tú bà. Lửa bén cháy, Tú bà kêu la thảm thiết.
Phu nhân nói:
-Mày cũng biết đau, sao đối với người ta, mày lại tha hồ thẳng tay vùi
dập!
Mụ Tú chết ngất đi, không thể trả lời.
Phu nhân hạ lệnh:
-Rút gân thằng Mã Bất Tiến, xẻ xác nó ra!
Lại sai quân sĩ bóc những vỏ cây gai dính ở trên mình Sở Khanh. Quân
sĩ vâng lệnh, đem dao nhọn nhằm chỗ nhiều gân trên mình Mã Bất Tiến mà
cắt da ra, đoạn dùng cái móc sắt móc vào đầu gân, cố sức lôi. Mã Bất Tiến
đau quá chết tươi. Rút luôn ba bốn gân như thế, thân thể của Mã Bất Tiến
tức thòi bị xé tung ra.
Phu nhân truyền quân đem ném xuống biển cho cá ăn để báo cái tội
bạc ác.
Sở Khanh tuy bị nhựa thông và cỏ cây gai dính chặt vào da nhưng
trong ruột vẫn sống, mà bên ngoài động đậy không được. Quân sĩ lại gần,
nhằm chỗ nào có vỏ cây gai thì nắm giật lại. Da Sở Khanh bị nhựa thông
nóng làm cho nát nhừ, nên chỉ sẽ giật một cái là lại kéo theo xuống cả một
mảng. Chỉ một chốc lát, bóc sạch mình Sở Khanh, chỉ còn lại hình dạng
một cục máu nhày nhụa. Sở Khanh tuy bị bóc da nhưng vẫn thở. Lại bảo
tưới nước vôi lên mình Sở Khanh. Chỉ một lát, lập tức nổi lên những cái
bỏng lớn, phút chốc nát thành máu mủ, thịt rơi xương khô mà chết.
Phu nhân đứng dậy, ngỏ lời cảm tạ Từ Hải:


-Moi thâm thù vô hạn của thiếp, nhờ uy trời của đại vương, một sớm
rửa sạch. Thiếp dù gan óc lấy đất cũng không đủ để báo đền được ơn nặng
này!
Từ Hải nói:
-Giữa đường thấy việc bất bình liền nổi can qua, ấy là bản tính của bọn
tôi đó! Nàng nay đã trả được thù, trong lòng tưởng cũng đã hơi dịu. Tôi còn
định muốn cho nàng được gặp lại cha mẹ thì tôi mới thật là mãn nguyện.
Phu nhân ba bốn lần ngỏ lời cảm tạ. Kế đó, Giác Duyên đứng dậy cáo
từ. Phu nhân hỏi:
- Đạo huynh đi chuyến này định trụ trì ở đâu?
Giác Duyên nói:
-Chị định qua bên Việt Thuỷ?
Phu nhân nói:
- Xa nhau chuyến này, chẳng biết mai sau có còn được gặp nhau nữa
không?
Giác Duyên nói:
-Gặp nhau nữa không xa đâu. Chỉ trong vòng năm năm mà thôi!
Phu nhân nói:
-Thế thì đạo huynh thật là bậc người thông tuệ!
Giác Duyên nói:
-Thật thì chị không biết gì đâu. Chị có gặp đạo cô Tam Hợp, được
nghe nhiều điều kì diệu. Người hiểu thấu mọi việc lành dữ, lại biết việc
tương lai, có bảo rằng, trong khoảng năm năm sẽ còn được gặp nhau lần
nữa. Ban đầu chị chưa tin, nay gặp em nhân dịp báo thù, lại ở chốn can


quan, tưởng việc trước đã đúng thì việc sau tất rồi cũng đúng. Nghe nói
người hiện ở bến Việt Thuỷ nên chị định qua đó tìm người!
Phu nhân dặn: 
- Nếu chị gặp người, xin nhớ hỏi giúp em cho biết kết cục!
Giác Duyên xin vâng. Phu nhân phái quân sĩ theo đi hộ tống Giác
Duyên, đến nơi yên ổn mới được trở lại. Giác Duyên ân cần cảm tạ, rồi đi.
Từ Hải hạ lệnh mở tiệc khao quân, làm lễ rửa oan cho phu nhân. Quân
sĩ đều được ban thưởng, uống rượu mừng công luôn trong ba ngày.
Qua ngày thứ tư, Từ Hải truyền nổ súng nhổ trại, kéo quân trở về Đại
Hoang. Sau đó luôn phái quân đi đánh phá các miền lân cận, quân uy ngày
càng lừng lẫy.
Quan Đốc phủ được tin, bèn phái Tham tướng Bốc Tế và Du kích Cừu
Nhiêu dẫn một vạn quân tới nghênh tiếp. Quân hai bên bỗng gặp nhau giữa
đưòng. Từ Hải nói với phu nhân:
-Quân ta tới đâu, chưa từng có một người nào dám nghênh địch. May
sao, bây giờ ta gặp toán quan quân này, để tôi thân ra tham chiếu với chúng
một trận, đặng làm nổi khí thế anh dũng của quân ta!
Ba hồi trống hiệu vừa dứt, hai trận đối nhau. Minh Sơn tế ngựa ra
trước trận, nạt lớn:
-Bọn quân quan! Thằng nào mạnh thì ra đây, thằng nào hèn thì đừng
có ra!
Bốc Tế, Cừu Nhiêu thấy Từ Hải oai phong lẫm lẫm, sát khí bừng
bừng, khoa búa nhảy ngựa rong ruổi trước trận tiền như thiên thần xuống hạ
giới, sao ác sát tới phàm trần. Bốc Tế thấy vậy bảo Cừu Nhiêu:
-Chú là Du kích tướng quân nên xông lên trước đi.
Cừu Nhiêu nói:


-Ông là Chủ tướng sao lại đẩy tôi lên trước?
Hai người, kẻ đun, người đẩy không ai dám nghênh dịch. Minh Sơn
thấy bộ dạng như vậy, liền lớn tiếng quát:
- Quân lính như vậy mà cũng đòi tới đây giao chiến? Bớ tướng sĩ?
Mau theo ta thẳng xông vào doanh trại.
Liền thúc ngựa múa búa, thét một tiếng lớn, tưởng như sét nổ thinh
không, phi ngựa lên trước, đâm thẳng Cừu Nhiêu. Cừu Nhiêu không dám
đánh đòn, liển hối Thủ bị là Không Hỗn ứng chiến. Không Hỗn không biết
làm sao, đành phải giơ thương giục ngưạ xông lên. Minh Sơn quát:
- Tên khốn khiếp này ra mà chịu chết!
Không Hỗn rùng mình một cái ngã nhào xuống ngựa. Minh Sơn sấn
tới chém làm hai đoạn, rồi vẫy quân đánh bừa vào. Bốc Tế và Cừu Nhiêu
cắm cố chạy trốn, không dám chậm trễ. Quan quân rối loạn, bị quân Minh
Sơn đuổi giết, thây phơi khắp nội, máu chảy thành ngòi. Quân sĩ thừa thắng,
ruổi dài thẳng tiến, không đầy ba ngày chiếm luôn năm huyện, quân oai
lừng lẫy khắp nơi.
Chợt có tin báo đại binh của Đốc phủ đã đến, Minh Sơn mới hạ lệnh
thu quân, về trại nói với Phu nhân:
- Lâu nay tôi vẫn thường nghĩ là Trung Quốc không có người tài, song
không ngờ chúng lại đốn mạt quá đến thế. Tôi mà biết sớm thì xuất binh đã
lâu!
Phu nhân nói:
- Đại vương uy vũ không phải người thường, song thiếp nghĩ giáp binh
của triều đình cũng không phải hoàn toàn hư nhược. Có điều là thái bình đã
lâu, tướng suý không tập gươm giáo, không quen chiến đấu. Một khi nghe
tiếng chiêng trống, thấy oai sát phạt thì thảy đều rụng rời chân tay, không
dám đua tranh đối địch. Tuy trên miếu đường hiếm tay hào kiệt, nhưng
trong rừng núi vẫn có anh hùng. Thiên hạ đã khổ lâu về nạn can qua, thế tất
có cuộc chiêu mộ thì trong nơi rừng sâu núi thẳm, há không có những bậc


kì tài đứng dậy ứng mộ ư? Đại vương uy danh lừng lẫy xa gần, người ta
nghe thấy đều khiếp vía. Thiếp lại nghĩ là đại vương không nên lo là không
có uy. Thiếp chỉ lo sau khi đại thắng mà nấy lòng kiêu. Tướng đã kiêu tất
quân sẽ lười; quân đã lười thì thua được khó bề nắm vững.Thiếp xin đại
vương gặp việc nên cẩn thận, sẵn mưu kế để thành công, liệu sức địch hãy
tiến, được thắng càng phải lo toan, thì sự nghiệp bá vương mới có thể thành
được.
Minh Sơn cả mừng, nói:
- Phu nhân bàn phải lắm!
Bèn truyền lệnh ba quân chỉnh đốn đội ngũ, nghiêm minh hiệu lệnh, kẻ
nào dám vượt trước lùi sau, chụm đầu ghé tai hoang mang nhớn nhác, tuần
đêm không cẩn, do thám không thực, sẽ đểu phải chiều theo quân pháp
nghiêm trị. Mệnh lệnh ban ra, ba quân thảy đểu nghiêm túc. Từ đó binh thế
lại càng mạnh mẽ.
Bỗng có tin báo Đốc phủ sai người đến chiêu hàng. Từ Hải bảo bắt trói
đưa vào. Quân hầu vâng lệnh, giây lát điệu vào môt ông già, cho quỳ ở
trước án. Từ Hải hỏi:
-Ngươi là người thế nào mà dám vào hang hùm vuốt râu cọp? Nói phải
lẽ ta sẽ tha cho, bằng không thì phải biết lưỡi gươm ta có thể băm thịt ngươi
đấy.
Ông già run rẩy nói:
- Kính bẩm đại vương! Tôi họ Hoa tên Nhân. Đã lâu, quan Đốc phủ
biết tiếng đại nhân là tay anh hùng hào kiệt đời nay, khôn xiết kính mến, ý
muốn vì triều đình mà chiêu hàng. Chỉ vì không chọn được người đi thông
hiếu, đã toan sai một viên thuộc tướng đi, lại sợ chọc giận đại vương, nhân
thấy tôi sinh trưởng đất này, dưới quyển che chở của đại vương, đội ơn đã
nhiều, nên mới sai tôi đến trước bẩm hầu đại vương rõ là đại vương đóng
quân ở đây, tuy tiếng dậy một thời, song cũng chưa phải là kết cục. Chi
bằng đại vương trên thuận lòng trời. dưới thương mạng dân, quy thuận triều
đình, sẽ được chia đất phong hầu, hiển vinh tổ tông, phong thê ấm tử chẳng


là hay lắm ru? Tội gì không muốn sinh mà muốn sát, lấy loạn thay cho an,
để sau này muôn đời bàn luận. Xin đại vương nghĩ điểu ấy cho!
Từ Hải cả giận nói:
-Hà, thằng giặc già này lại dám đến dẫn dụ ta ư? Ta ở ngoài vòng
cương toả, tuy chưa mở rộng bờ cõi cũng mặc sức xưng vương bá. Mi lại
xui ta đầu hàng cam tâm làm hạng chó săn, vẫy đuôi xin xỏ, để chịu những
sự chọc tức của bọn quan văn ấy à? Tên này nói năng mới đáng giận làm
sao? Quân bay! Mau xẻo lưỡi tên giặc già này đi!
Bọn quân đao phủ dạ ran, liền túm tóc Hoa Nhân lôi ra định hành hình.
Vương phu nhân vội ngăn lại, bảo quân đao phủ hãy khoan, rồi thong thả
nói với Từ Hải:
- Trình đại vương! Hai nước tranh hùng không giết sứ giả. Hàng hay
không hàng là quyền ở ta, có can gì đến sứ giả? Nếu giết sứ giả, e rằng
người thiên hạ sẽ chê đại vương thiếu lượng bao dung. Huống chi Hoa
Nhân vâng mệnh người trên đến đây, chỉ có công chứ không có tội. Vậy
giết hắn là không lành, mà còn làm lấp đường của kẻ đến sau. Thiếp thường
nghe những bậc làm nên việc lớn phải có lượng cả bao dung thiên hạ. Nay
mới có một Hoa Nhân đến mà không cho sống trở về, chẳng là sự tỏ cái
lòng nhỏ hẹp của mình ư? Xin đại vương tha chết cho hắn, cho ăn uống, rồi
thả cho về, để hắn tuyên dương ân uy đức dũng của ta, khiến quân địch đã
khiếp sợ oai ta, lại cảm phục ân đức ta nữa. Thế là để sống một người vô
dụng mà truyền bá sâu rộng uy đức của ta, chẳng là được lợi nhiều hơn sao?
Từ Hải liền ngỏ lời cảm tạ, nói:
- Phu nhân bàn phải lắm!
Bèn truyền quân cởi trói cho Hoa Nhân và bảo:
-Lẽ thì ta giết mi cho Đốc phủ biết oai cùa ta. Song may được phu
nhân đây nói rằng mi là kẻ vô dụng, không cần phải bẩn đến đao búa của ta,
nên ta tha cho mi, để mi trở về nói với Đốc phủ rằng, đầu hàng là một việc
lớn, không thể lấy miệng lưỡi dẫn dụ được đâu. Nếu muốn ta hàng, trừ phi


chiến thắng nổi ta, trừ phi ta thế cùng lực kiệt thì mới nói đến chuyện ấy
được.
Nói xong, ban cho rượu thịt. Hoa Nhân khấu tạ ra về, thuật lại những
lời Từ Hải nói cho Đốc phủ nghe.
Đốc phủ nghe xong, sắc mặt có vẻ lo. Hoa Nhân nói:
-Xin Đốc phủ cứ yên tâm, ta còn có cơ hội khả dĩ toan tính được!
Đốc phủ hỏi:
- Cơ hội gì?
Hoa Nhân nói:
- Giặc Từ tuy chưa trị nổi ngay, song Vương thị là vợ yêu của nó. Con
xét lời nói hình như có ý muốn quy hàng. Nếu ta bắt được một đường liên
lạc với thị ấy thì có thể mượn tay chị ta mà giết tên giặc kiệt hiệt ấy được.
Đốc phủ nói:
- Đã có cơ hội như thế, ta không nên bỏ lỡ!
Bèn trọng thưởng Hoa Nhân và cho lui về.
Kế đó, Đốc phủ triệu tập các tướng lĩnh, hỏi:
-Ta muốn sai một người sang dụ Từ Hải về hàng, ai dám đi đây?
Liền có viên Trung quân họ La bước ra, nói:
- Bẩm! Tì chức xin đi!
Đốc thủ cả mừng, nói:
-Trung quân đi thì hay lắm, nhưng cần phải khéo tuỳ cơ. Ta nghe Từ
Hải khoẻ mà nhiều mưu trí, thiện chiến lại được lòng quản. Sở dĩ ta chưa
sai tướng lĩnh đi dụ hàng mà sai Hoa Nhân đi là vì hắn sinh trưởng ở đây,


đã có biết Từ Hải, mong rằng hắn có thể gặp người nào quen biết, nhân đó
tìm được lối hở tiến vào để thi hành mưu kế của ta. Nay cứ lời hắn nói thì
Vương thị, vợ Từ Hải có ý quy hàng, mà Vương thị lại là người được Từ
Hải rất mực tin yêu, thế thì khả dĩ nhờ người đàn bà này mà có thể thành
công được. Ta thu xếp sẵn đây ba nghìn vàng, mười vạn bạc, mười tấm gấm
hoa, hai vòng đai ngọc, mười đấu hạt châu, bốn mươi đôi sừng tê, hai bào
gấm, một mũ dát châu và một chiếc màn nhung để ông đem sang, dụ Từ
Hải về hàng, hứa với hắn là triều đình sẽ ban tước vị, chồng quý vợ vinh,
phúc lộc trọn đời. Ngoài ra, lại chọn hai thị nữ hầu hạ Vương thị để tìm
cách khuyên mụ về hàng. Ta nghe nói mụ trước ở Bắc Kinh, vì cha mà phải
bán mình vào nơi ca xướng, lưu lạc đến Lâm Tri, tấm lòng nhớ nhung cha
mẹ quê hương rất nặng. Ta đem ý ấy dặn hai thị nữ tuỳ thời khêu gợi lòng
mụ thì công việc đại khái có thể thành được đến tám, chín phần mười!
Đốc phủ truyền kén lấy mấy thị nữ có tài để sang trại Từ Hải thi hành
kế sách. Kén chọn được hai người, một người tên là Tuyên Nghĩa, con một
tội nhân can việc án mạng, một người tên là Dụ Ân, vợ một tội nhân bị kết
án treo cổ. Hai thị này tình nguyện liều mình sang trại địch thi hành kế sách
để chuộc tội cho cha và chồng. Đốc phủ ưng chuẩn, tức thời truyền tha
chồng và cha của hai người kia ra, lại cấp cho áo xiêm và hai trăm lạng bạc
để sang trại địch sử dụng. Người cha và người chồng xin với Đốc phủ cho
phép đi theo tiễn con và vợ, Đốc phủ cũng ưng cho.
La trung quân dẫn hơn mười tên quân tinh tráng cùng hai thị nữ Tuyên
Nghĩa và Dụ Ân đi thẳng đến đại doanh họ Từ. Đi luôn vài ngày, khi gần
tới nơi, bỗng gặp toán quân tuần tiễu chặn đón, quát hỏi:
- Quan quân nào mà dám xông vào tới đây?
La trung quân nói:
- Tôi là La Trung quân, thuộc hạ của quan Đốc phủ, vâng lệnh Đốc
phủ đến để xin vào yết kiến đại vương!
Quân tuần tiễu liền đi thông báo. Từ Minh Sơn hỏi:
- Chúng đến nhiều hay ít người?


Quân tuần tiễu bẩm:
- Chỉ có một viên tướng và quân tùy tùng chừng hơn mười người, lại
có kèm theo một cỗ xe!..
Minh Sơn nói:
- Chúng lại tính dùng lợi để dụ ta hàng đây!
Liền truyền quân đặt một chiếc vạc dầu chờ sẵn, rồi sai người ra gọi La
Trung quân vào. La Trung quân vào tới nơi thấy trong trại gươm đao san
sát, giữa sân có một vạc dầu sôi, hai bên có chừng năm trăm quân đao phủ
dàn hầu, Từ Minh Sơn chễm chệ ngồi tại phía trên, tay chống thanh gươm
dài, hai mắt đăm đăm nhìn thẳng xuống La Trung quân. La Trung quân vái
dài một cái nói:
-La mỗ xin bái kiến!
Minh Sơn làm bộ cả giận hỏi:
-Tên này là tên nào, dám vô lễ như vậy? Quân bay! Tóm cổ hắn quăng
vào vạc dầu mà nấu đi.
La Trung quân hoảng sợ, vội vàng đặt gối quỳ xuấng kêu van:
- Xin đại vương tha chết cho!
Minh Sơn cười nói:
-Sao anh dám to gan đến đây làm thuyết khách. Giết anh chỉ thêm bẩn
gươm ta. Thử nói ta nghe, nếu có lí, ta sẽ tha cho tội chết.
La Trung quân đã sợ thất thần, lặng thinh một chốc rồi mới nói:
-Bẩm đại vương! Đốc phủ tôi bấy nay vẫn ngưỡng mộ cao nghĩa của
đại vương, sai tiểu tướng dâng chút lễ mọn chúc thọ đại vương và hai tên
thị nữ để hầu hạ phu nhân.
Vương phu nhân đứng bên nói:


-Nếu vậy, người này là viên quan mà Đốc phủ sai đưa tặng lễ vật. Đại
vương nên lấy lễ mà đối đãi với người ta!
Minh Sơn cười, vừa đỡ La Trung quân dậy vừa nói:
-Tôi đùa Trung quân một chút thôi, việc gì mà sợ hãi như thế?
Bèn cùng La Trung quân thi lễ, rồi mời ngồi, hỏi:
-Trung quân đến đầy, có việc gì dạy bảo?
La Trung quân nói;
-Bẩm đại vương! Đốc phủ nghe đại vương là bậc hào kiệt, muốn cùng
giao hiếu. Nay sai tiểu tướng đưa dâng ba nghìn vàng, mười vạn bạc, mười
tấm gấm hoa, hai vòng đai ngọc, một đấu hạt châu, bốn mươi đôi sừng tê,
hai bào gấm, một mũ dát châu, một chiếc màn nhung và hai thị nữ. Xin đại
vương vui lòng nhận cho!
Minh Sơn nói:
-Tôi cùng Đốc phủ xưa nay không hể quen biết, mà nay cho lễ vật quá
hậu này, tất nhiên còn có việc gì. Xin Trung quân cứ nói thẳng cho biết?
Trung quân nói:
-Đốc phủ dặn tôi trân trọng kính thưa đại vương là: việc làm giặc cướp
tất nhiên không phải là kế lâu dài và ở ngoài vòng vương hoá cũng không
phải là kế trường cửu. Huống nay vận hội nhà vua đương lúc hưng thịnh,
nhiều tay anh hùng cùng đến ủng hộ. Lấy cái to rộng của thiên hạ, lấy cái
đông đúc của chúng dân để đánh dẹp một miền cũng không phải là việc
khó. Nhưng, thánh triều thể hiếu sinh, đã hạ sắc dụ chiêu an và Đốc phủ
cũng suy tấm lòng nhân, cốt việc vỗ về thoả thuận. Dám xin đại vương cải
tà quy chính, về làm bức thành đồng cho nhà vua để cùng hưởng phú quý
và cùng dài lâu với núi sông, mong đại vương lưy ý cho!
Minh Sơn nói:


-Đa tạ hậu ý của Đốc phủ và lời chỉ bảo sáng suốt cua Trung quân.
Song việc này không phải nhỏ, quan hệ rất lớn. Nếu không chu đáo, ắt là
khó toàn thân mệnh. Vậy xin mời Trung quân hãy tạm trở về mà hậu lễ này
tôi cũng không dám nhận!
Trung quân nói:
-Việc quy thuận chưa thể quyết định được ngay, điều này tiểu tướng
không dám cố nài. Còn như lễ mọn của Đốc phủ thì xin vui lòng nhận cho!
Minh Sơn nói:
-Nhận lễ vật của họ làm sao cho tiện?
Vương phu nhân nói:
-Họ đưa lễ đến, ta nhận cũng không can gì, mà khước từ thì ta cố ý
khinh. Chi bằng ta cứ nhận lễ, rồi lấy vật báu đáp lại thì có hề chi?
Minh Sơn cho là phải, liền giục tả hữu ra thu nhận lễ vật. Tả hữu vâng
lệnh ra ngoài, giây lát đem vào dâng những bạc, vàng ngọc, gấm và hai thị
nữ mặc đồ cung trang lộng lẫy bước lên khấu đầu.
Minh Sơn truyền cho hai thị nữ vào trại sau hầu hạ phu nhân, đoạn lấy
hai viên dạ minh châu, bốn đôi san hô gửi về đáp tạ Đốc phủ và đưa tặng La
Trung quân một trăm lạng vàng, một nghìn lạng bạc. Còn những quân sĩ đi
theo thì thưởng cho mỗi người mười lạng bạc. La Trung quân ân cần cảm tạ
rồi từ biệt. Còn hai thị nữ thì vào khấu đầu yết kiên Vương phu nhân.
Không biết hai thị nữ nói năng những gì, xin xem hồi sau phân giải.



tải về 1.24 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   47




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương