Khoa luật kỷ YẾu hội nghị TỔng kết công tác sinh viên nghiên cứu khoa học năm họC 2015 -2016


TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT



tải về 1.61 Mb.
trang11/12
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích1.61 Mb.
#35147
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT

TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN


Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Kim Ngọc

Nguyễn Thị Mơ

Đinh Thị Bích Ngọc

Lớp: 54B4 Luật Kinh tế, 54B2 Luật Kinh tế

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thị Vân Trà

1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục pháp luật trong học đường, đặc biệt là trong các trường trung học phổ thông có ý nghĩa chiến lược, góp phần hình một cách vững chắc nhân cách con người, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, hội nhập quốc tế.



Tuy nhiên, cũng dưới tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng. Hiện nay, những biểu hiện về suy thoái đạo đức cũng như tình trạng vi phạm pháp luật của học sinh, sinh viên đã gióng lên hồi chuông báo động cho gia đình, nhà trường và xã hội. Điều đáng nói là ý thức pháp luật của học sinh ở những cấp học càng cao càng có chiều hướng đi xuống.

Nhìn chung, nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật được thực hiện một cách nghiêm túc, có hiệu quả. Song vẫn còn nhiều điểm hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, chương trình giảng dạy pháp luật trong môi trường học đường dẫn đến việc thực thi pháp luật của học sinh chưa đạt kết quả cao.

Chính vì những ý nghĩa trên, chúng tôi chọn đề tài “Tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật trong trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Thực trạng và giải pháp” làm đề tài nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu

Tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều cơ quan và các nhà khoa học từ trước đến nay. Trong đó có thể kể đến công trình nghiên cứu như:



  • “Giáo dục pháp luật cho nhân dân” của tác giả Nguyễn Ngọc Minh (Tạp chí Cộng sản, số 10 - trang 34 đến trang 38 được xuất bản năm 1983)

  • “Giáo dục ý thức pháp luật để tăng cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa và xây dựng con người mới” của tác giả Phùng Văn Tửu (Tạp chí giáo dục lý luận, số 4 trang 18 đến trang 22 được xuất bản năm 1985).

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài mà chúng tôi lựa chọn là giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật trong trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi thực hiện trong tổng thể các quy định của pháp luật và thực tiễn hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật trong trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

4. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê, đưa ra các số liệu về tình hình và sự ảnh hưởng của hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật tại các điểm trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

- Phương pháp so sánh, phân tích các quy định của pháp luật liên quan và việc thực thi pháp luật của các chủ thể liên quan.

- Từ đó bằng phương pháp tổng hợp có sự đi sâu tìm hiểu những hạn chế, bất cập và đưa ra các giải pháp, kiến nghị mang tính cấp thiết.

5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài góp phần vào việc nhân thức rõ tính đặc thù và thực trạng tuyên truyền, giáo dục pháp luật hiện nay cho học sinh trường THPT thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức hoạt động thực tiễn của các cơ quan lãnh đạo trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với học sinh THPT nói riêng, nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nói chung.



6. Kết cấu của đề tài

Bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung bao gồm 3 chương chính:



Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Thực trạng hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật trong trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật trong môi trường trung học phổ thông.

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT

1.1. Một số khái niệm, đặc trưng và hình thức cơ bản

Tuyên truyền giáo dục pháp luật là một từ ghép giữa “Tuyên truyền pháp luật” và “giáo dục pháp luật”.



1.1.1. Tuyên truyền pháp luật

1.1.1.1. Tuyên truyền pháp luật là gì?

Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng năm 1997) hay Từ và ngữ Hán Việt (NXB Từ điển Bách Khoa - 2002) thì "Tuyên truyền là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông quan hình thức nào đó hoặc làm cho mọi người đều biết đến".



1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của tuyên truyền pháp luật

  • Tuyên truyền pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục trính trị, tư tưởng.

  • Tuyên truyền pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng, thực hiện pháp luật.

  • Tuyên truyền pháp luật được tổ chức thực hiện bởi những chủ thể xác định

  • Tuyên truyền pháp luật nhằn truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật giúp đối tượng được tác động có những hiểu biết nhất định về pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng.

1.1.2. Giáo dục pháp luật

1.1.2.1. Giáo dục pháp luật là gì?

Theo Từ điển Từ và ngữ Hán - Việt“Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức và những tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội”.



1.1.2.2. Đặc điểm cơ bản của giáo dục pháp luật

  • Giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục trính trị, tư tưởng.

  • Giáo dục pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với công tác xây dựng, thực hiện pháp luật.

  • Giáo dục pháp luật được tổ chức thực hiện bởi những chủ thể xác định như Chính phủ, Các bộ, ngành Trung ương, UBNB các cấp.

1.1.3. Thực thi pháp luật

1.1.3.1. Thực thi pháp luật là gì?

Có thể khái quát, thực thi pháp luật “là một hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật”.



1.1.3.2. Đặc điểm cơ bản của thực thi pháp luật

  • Thực thi pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể thực hiện pháp luật.

  • Thực thi pháp luật được tiến hành với nhiều chủ thể với nhiều cách thức khác nhau.

1.1.3.3. Các hình thức thực thi pháp luật

Theo quan điểm các nhà khoa học pháp lý thì thực thi pháp luật có 4 hình thức với mục đích chuyển tải các quy phạm pháp luật đi vào cuộc sống thực tiễn, đó là tuân theo (tuân thủ), thi hành (chấp hành), sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật:



1.1.4. Giải pháp

1.1.4.1. Giải pháp là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, giải pháp “là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó”.



1.1.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật.

Giải pháp nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật là một loại giải pháp nhằm giải quyết một số vấn đề trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật.

Các giải pháp tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện pháp luật của học sinh, đem lại hiệu quả cao.

1.3. Các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật

- Tuyên truyền bằng miệng

- Tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng

- Tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hóa, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật.

- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các loại hình tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý



- Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC VÀ THỰC THI

PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

2.1. Thực trạng hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật trong trường trung học phổ thông hiện nay

2.1.1. Tình hình chung về tuyên truyền, giáo dục pháp luật tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, ý nghĩa, tạo được sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

2.1.2. Những mặt tích cực của hoạt động tuyên tuyền, giáo dục và thực thi pháp luật trong trường trung học phổ thông hiện nay

2.1.2.1. Về mặt nội dung

- Tuyên truyền, giáo dục các văn bản pháp luật như: Luật hình sự, Luật dân sự, Luật giao thông đường bộ, Luật phòng chóng ma túy, Luật hôn nhân gia đình,…

- Các văn bản hướng dẫn, văn bản dưới luật được tuyên truyền và giảng dạy.

- Trang bị tủ sách pháp luật tại các trường học, lớp học là việc làm rất cần thiết được Nhà trường luôn tạo điều kiện, chú trọng và nâng cao.

2.1.2.2. Về mặt hình thức

  • Tuyên truyền pháp luật:

  • Cuộc thi an toàn giao thông, phát thanh của trường, câu lạc bộ Thực hành pháp luật….

  • Giải pháp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho thanh thiếu niên, trong đó chú trọng đặc biêt vào đối tượng học sinh, sinh viên.

  • Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền;

  • Thành lập các câu lạc bộ đội, nhóm, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút sinh viên tham gia như câu lạc bộ “Thắp sáng niềm tin”, nhóm “Bạn giúp bạn”, đội truyền thông lưu động, câu lạc bộ Thực hành pháp luật.

  • Tập huấn, nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên, đoàn viêm thanh niên là tuyên truyền viên được mở rộng và hoạt động tương đối hiệu quả.

  • Nhà trường đầu tư và chú trọng chu đáo từ nội dung đến cách truyền đạt, như banner, poster

  • Giáo dục pháp luật

- Các nội dung cơ bản: Luật an toàn giao thông, pháp luật về phòng chống ma túy, các quy định liên quan đến người chưa thành niên phạm tội và tuyên truyền các quy định về an toàn giao thông đường bộ.

2.1.3. Một vài nét hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật trong trường THPT hiện nay

2.1.3.1. Những hạn chế mà hoạt động tuyên truyền cần khắc phục

  • Hình thức tuyên truyền bằng miệng, lời nói có tính tuyến tính, chỉ đi một chiều, chưa có sự tương tác hai chiều giữa tuyên truyền viên và học sinh.

  • Phạm vi về không gian giới hạn, khả năng phát ra lời nói trực tiếp và khả năng tập hợp một số đông tại một điểm và thời điểm nhất định, dễ chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh do tâp trung đông người và ở các địa điểm khác nhau.

  • Số lượng cuộc thi tổ chức chưa nhiều và chủ yếu chỉ diễn ra cấp tỉnh, không sâu sát vào từng bộ phận trường học.

  • Tủ sách pháp luật tại các trường trung học phổ thông chưa thực sự phổ biến, chưa thu hút được sự quan tâm của đông đảo các bạn học sinh.

2.1.3.2. Thực trạng tại các trường THPT

- Hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật của nhà trường tương đối hoàn thiện,dưới các hình thức dễ dàng tiếp cận được với lứa tuổi học sinh THPT. Nhà trường đã nắm bắt rõ tâm sinh lý học sinh THPT để có thể đưa ra các biện pháp kỷ luật và khen thưởng để rèn luyện hoặc khích lệ các em.

- Tuy nhiên tình hình phổ cập pháp luật, sự quan tâm đến pháp luật đối với học sinh THPT chưa thực sự cao, thực trạng bạo lực học đường vẫn còn tồn tại, xảy ra nhiều vụ án nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của học sinh trong trường học.



- Thực trạng tuyên truyền pháp luật trong học đường chưa được các tổ chức triển khai mạnh mẽ, chưa có sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình với các tổ chức tuyên truyền, giáo dục khác trong cộng đồng.

- Hình thức phối hợp với các tổ chức bên ngoài nhà trường để tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật chưa cao. Công tác triển khai, quản lý và thực hiện các hoạt động tuyên truyền giáo dục chưa thực sự sâu sát, chuyên sâu, đầu tư để có thể đạt hiệu quả.



2.2. Nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật của học sinh trường THPT

2.3.1. Từ phía học sinh các trường THPT

Học sinh ở các trường THPT hầu như còn thiếu kinh nghiệm sống, suy nghĩ còn hạn chế, nhận thức kém về pháp luật nên dễ bị kích động, dụ dỗ lôi kéo thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.



2.2.2. Từ phía gia đình học sinh

Gia đình giáo dục sai lệch có thể dẫn đến tình trạng một trong số đó hiểu sai về kiến thức pháp luật, thậm chí làm trái với các quy định của pháp luật cho con em họ hoặc xuất phát từ nhận thức của thành viên trong gia đình sai lệch cũng dẫn đến việc con em họ làm theo.



2.2.3. Từ phía Ban giám hiệu Nhà trường, đội ngũ cán bộ giáo viên

- Tổ chức và kỉ luật đoàn, đội còn lỏng lẻo, chưa thực sự nghiêm khắc, không có chiều sâu về nội dung và hình thức mà nặng về thành tích.

- Hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở các trường chưa đều, chỉ tập trung phổ biến các văn bản trong nội bộ cơ quan do đó cán bộ công chức chưa góp phần vào công tác tuyên truyền pháp luật.

- Về kinh phí đầu tư cho việc trang bị cơ sở vật chất và hoạt động của công tác giáo dục pháp luật còn hạn chế, việc khai thác tủ sách pháp luật ở trường học còn hạn chế, cán bộ quản lý trường học chưa cập nhật thông tin những văn bản mới thay thế những văn bản đã hết hiệu lực .



2.2.4. Từ các cơ quan chức năng quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật

- Chưa tạo ra bước đột phá, chưa thực sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng, trách nhiệm của từng thành viên chưa được phân rõ ràng mang tính hình thức, chưa phát huy được vai trò chủ đạo công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật. Một số cấp ban ngành chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa quán triệt các văn bản pháp luật cho cán bộ, đảng viên.

- Sự phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa thường xuyên.

2.2.5. Từ những bất cập trong quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này

- Sự phức tạp của hệ thống pháp luật (do có quá nhiều các quy định và văn bản pháp luật) sinh ra sự chồng chéo giữ các văn bản luật. Thêm vào đó, pháp luật nước ta thường xuyên có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình mới nên việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật cũng gặp phải khó khăn trong việc tìm hiểu và truyền tải nội dung pháp luật mới.



CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC VÀ THỰC THI

PHÁP LUẬT TRONG TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

3.1. Nguyên tắc của việc đề xuất giải pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu giáo dục, tuyên truyền, thực thi pháp luật ở các trường trung học phổ thông là góp phần giáo dục đạo đức lối sống, hình thành nhân cách, rèn luyện hành vi ứng xử của thế hệ trẻ ngay từ trên ghế Nhà trường, tạo nếp sống, hành động “sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật”, làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện của con người Việt Nam trong đó xây dựng ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý trong nhân dân, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam - đòi hỏi có những con người mới, có tri thức khoa học, có hiểu biết pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật, hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện mà Đảng, Nhà nước và nghành Giáo dục Đào tạo đã đề ra.



3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.

Các giải pháp được đề xuất trong bài nghiên cứu phải xuất phát từ cơ sở lý luận về các vấn đề cơ bản trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật và trên cơ sở thực tiễn khảo sát thực trạng việc thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật các THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.



3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các giải pháp nhằm tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật trong bài nghiên cứu phải cụ thể, rõ ràng, chính xác, đảm bảo tính thực tiễn, ứng dụng, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác này đối với học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh nói riêng và cả nước nói chung.



3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

3.2.1. Nâng cao nhận thức về vấn đề tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật cho các lực lượng giáo dục

- Nhà nước cần dành tỷ lệ ngân sách thích đáng, đảm bảo kinh phí cho công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật về cả phương tiện, trang thiết bị và tài lieu. Các trường học, cán bộ chủ chốt của Nhà trường phải thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới được công bố hoặc thông qua một các đầy đủ.

- Đưa chỉ tiêu thi đua hằng năm, có nội dung kết quả và hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật ở mỗi cơ quan trường học.

- Ban hành quy chế hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên, mỗi đơn vị trường học, cung cấp kịp thời cập nhật thông tin cho đội ngũ này như sổ tay tuyên truyền, các văn bản pháp luật mới, hướng dẫn thi hành văn bản… để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật của Nhà trường.



3.2.2. Lập kế hoạch quản lý công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật

Cán bộ quản lý phải nắm bắt được thông tin về tình hình học sinh, thuận lợi khó khăn trong việc thực hiện, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh…Từ đó, chỉ đạo tổ chức tốt việc giảng dạy nội dung pháp luật trong chương trinh chính khóa môn giáo dục công dân theo quy định của Bộ giáo dục, tích cực phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá môn học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để phổ biến, giáo dục pháp luật như tổ chức giao lưu, tọa đàm, sinh hoạt câu lạc bộ với chủ đề pháp luật về trật tự an toàn giao thông, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí…



3.2.3. Đổi mới phương thức tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật

- Biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật phải được đổi mới thường xuyên, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đa dạng các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật. Lựa chọn nội dung, hình thức phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng theo hướng kết hợp thực tiễn, học đi đôi với hành. 

- Mở chuyên mục phổ biến pháp luật mới, xây dựng trang cơ sở dữ liệu pháp luật về giáo dục trên website của trường, đảm bảo nội dung sát hợp, chuẩn xác, hình thức thể hiện phong phú, hấp dẫn. Chú trọng tuyên truyền phổ biến pháp luật trên các loại hình báo viết, báo nói, báo hình và báo điện tử.

- Đầu tư trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật và phát triển hệ thống loa truyền thanh, đảm bảo cung cấp đủ tài liệu pháp luật phục vụ cho việc phổ biến trên hệ thống loa truyền thanh.

- Thường xuyên phát thanh phổ biến pháp luật cho toàn trường trong giờ nghỉ giải lao giữa buổi, sinh hoạt ngoại khóa.

- Tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên được tham gia các đợt sinh hoạt chính trị pháp lý được tiếp cận tìm hiểu các hoạt động xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật.

- Tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các “Câu lạc bộ pháp luật”, Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống tội phạm”, “Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý”. Tập trung đổi mới hình thức tuyên truyền tại câu lạc bộ theo hướng sinh hoạt pháp luật chuyên đề, trao đổi, giải đáp những tình huống pháp luật thực tiễn.

3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật trong Nhà trường.

 - Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phải bảo đảm số lượng và chất lượng, phát huy hiệu quả trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, từng bước hình thành ý thức “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” .

- Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên phải xác định rõ việc học tập, nghiên cứu pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật là trách nhiệm của mình.

3.2.5. Xây dựng kế hoạch phối hợp, cơ chế làm việc, chế độ chính sách hợp lý, đảm bảo kinh phí cho công tác tuyên truyền, giáo dục, thực thi pháp luật trong trường học

- Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà trường với các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, lồng ghép hoạt động nhằm phổ biến pháp luật cho học sinh bao gồm phối hợp chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến cập nhật các kiến thức pháp luật mới cho cán bộ, giáo viên,phối hợp tích hợp kiến thức pháp luật vào trường học, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ pháp chế, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Sở Tư pháp phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nghành Giáo dục, xây dựng tài liệu, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với nội dung, hình thức và biện pháp thiết thực, hiệu quả nhằm nắm vững và thực hiện tốt các quy định pháp luật có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, các tổ chức đoàn thể.

THỰC TIỄN VỤ KIỆN GIỮA PHI-LÍP-PIN VÀ TRUNG QUỐC

VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM TRONG TRANH CHẤP HOÀNG SA GIỮA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC


Nhóm tác giả: Nguyễn Văn Công;

Nguyễn Thị Thanh Tâm;

Nguyễn Thị Mai Sương

Lớp: K54B2 Luật Kinh tế

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Thị Vân Trà


  1. Lí do chọn đề tài

Tranh chấp quốc tế đang là vấn đề diễn ra hết sức phức tạp hiện nay. Sự tranh chấp xảy ra trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội… và đặc biệt là tranh chấp liên quan đến biên giới, lãnh thổ. Có thể kể đến một số tranh chấp điển hình như: tranh chấp vùng Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh mà Trung Quốc gọi là Nam Tây Tạng giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với Ấn Độ, tranh chấp Trung Quốc – Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư; tranh chấp quần đảo Falkland/ Malvinas giữa bốn quốc gia Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Argentina. Các vụ tranh chấp đôi khi được giải quyết nhanh chóng, tuy nhiên cũng có những vụ tranh chấp kéo dài, khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, việc giải quyết các tranh chấp này còn đòi hỏi những biện pháp nhất định tùy thuộc vào từng lĩnh vực tranh chấp, vào quan hệ cụ thể giữa các bên trong tranh chấp.

Việt Nam chúng ta cũng có những tranh chấp về biên giới, lãnh thổ phức tạp và kéo dài. Một trong những tranh chấp đang là điểm nóng và nhận được sự quan tâm của các nước trong khu vực và trên thế giới, là tranh chấp Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề Hoàng Sa nói riêng và Biển Đông nói chung đang có những diễn biến hết sức căng thẳng, luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra xung đột bất cứ lúc nào, việc tìm ra một giải pháp thích hợp, đúng đắn cho vấn đề Hoàng Sa luôn được quan tâm. Chính vì vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Tranh chấp Hoàng Sa giữa Việt Nam với Trung Quốc. Thực tiễn vụ Philippines kiện Trung Quốc và giải pháp cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.



  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng mà đề tài hướng đến chính là vấn đề tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc, thông qua thực tiễn vụ Philippines kiện Trung Quốc để tìm ra các giải pháp để giải quyết tranh chấp này.

Với đề tài đã chọn, phương pháp tối ưu nhất mà chúng em đã chọn để nghiên cứu đề tài là phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.



3. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận trong phần nội dung đề tài được chia thành ba chương chính:

Chương 1: Lý luận chung về tranh chấp quốc tế

Chương 2: Tình hình tranh chấp Hoàng Sagiữa Việt Nam và Trung Quốc

Chương 3: Thực tiễn vụ Philippines kiện Trung Quốc và một số giải pháp cho Việt Nam

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANH CHẤP QUỐC TẾ


    1. Khái niệm tranh chấp quốc tế

Có thể hiểu theo cách chung nhất, tranh chấp quốc tế là hoàn cảnh thực tế mà trong đó, các chủ thể tham gia có những quan điểm trái ngược hoặc mâu thuẫn nhau và có những yêu cầu hay đòi hỏi cụ thể trái ngược nhau. Đó là sự không thỏa thuận được với nhau về quyền hoặc sự kiện, đưa đến sự mâu thuẫn, đối lập nhau về quan điểm pháp lý hoặc quyền giữa các bên chủ thể luật quốc tế với nhau.

    1. Chủ thể của tranh chấp quốc tế

Chủ thể của tranh chấp quốc tế là chủ thể của luật quốc tế, bao gồm:

- Quốc gia (đây là chủ thể cơ bản và quan trọng nhất của Luật quốc tế)

- Tổ chức quốc tế liên chính phủ (Tổ chức quốc tế)

- Ngoài ra, thực tiễn ghi nhận một thực thể có quyền năng chủ thể trong việc thiếp lập và tham gia quan hệ quốc tế như các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, các vùng lãnh thổ có quy chế pháp lý đặc biệt.



    1. Phân loại tranh chấp quốc tế

- Căn cứ vào tính chất của tranh chấp:

+ Tranh chấp chính trị

+ Tranh chấp pháp lý

- Căn cứ vào đối tượng tranh chấp:

+ Tranh chấp về biên giới, lãnh thổ

+ Tranh chấp về kinh tế, thương mại

+ Tranh chấp về xác định trách nhiệm pháp lý quốc tế



- Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của tranh chấp:

+Tranh chấp quốc tế thông thường

+ Tranh chấp quốc tế có thể ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế

1.4. Các biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế

* Các biện pháp phi tài phán:

- Đàm phán trực tiếp: là biện pháp cổ điển và phổ biến nhất trong giải quyết các tranh chấp quốc tế. Thông qua đàm phán, các bên có thể thể hiện lập trường, quan điểm cũng như yêu sách của mình một cách rõ nhất và trực tiếp nhất.

- Môi giới: là biện pháp mà thông qua đó một bên thứ ba đối với quan hệ tranh chấp dựa trên những ảnh hưởng, uy tín của mình giúp các bên tranh chấp tiếp xúc, gặp gỡ để tìm các giải pháp cho quan hệ tranh chấp.

- Trung gian: cũng là một biện pháp giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba được ghi nhận trong Công ước Lahay năm 1899 và 1907, Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc,…

- Uỷ ban điều tra: là một hình thức tham gia của bên thứ ba vào quá trình giải quyết một tranh chấp quốc tế.

- Uỷ ban hòa giải: là biện pháp có tính thể chế nhiều nhất trong số các biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua con đường ngoại giao và cũng là biện pháp thể hiện vai trò của bên thứ ba rõ nét nhất.

* Các biện pháp tài phán:

- Trọng tài quốc tế: là phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế dựa trên sự thỏa thuận của các bên, thông qua thủ tục xét xử để đưa ra một phán quyết có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên tranh chấp. Trọng tài quốc tế bao gồm hai hình thức là trọng tài quốc tế vụ việc và trọng tài quốc tế thường trực.

- Tòa án quốc tế: có thể là những tòa án có thẩm quyền chung, tòa án chuyên ngành, tòa án mang tính chất khu vực,…Ngoài ra, đã hoặc đang còn tại một số thiết chế tòa án quốc tế khác như Tòa án Newremmmberg, Tòa án Tokyo xét xử các tội phạm chiến tranh sau Chiến tranh thế giới thứ hai; Tòa án hình sự xét xử các tội phạm xảy ra tại Nam Tư cũ…

Trên đây là một số biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế mà các quốc gia có thể sử dụng để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm riêng của nó, điều quan trọng là các quốc gia có tranh chấp sẽ sử dụng các biện pháp này như thế nào để áp dụng vào việc giải quyết tranh chấp của mình sao cho phù hợp với hoàn cảnh của mình.
CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC

2.1. Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc qua các thời kỳ

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có “Núi liền núi, sông liền sông” với đường biên giới chung mấy ngàn dặm, nhân dân có mối quan hệ mật thiết, gắn bó từ lâu đời và nhiều nét văn hóa, xã hội tương đồng. Quan hệ láng giềng lâu đời ấy đã trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử, có lúc gắn bó keo sơn như anh em một nhà, có lúc lại xảy ra chiến tranh qua lại giữa hai nước đã làm cho quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trở thành vấn đề hết sức nhạy cảm và phức tạp trong suốt quá trình thiết lập quan hệ ngoại giao.

Trong phần này, nhóm tập trung nghiên cứu quan hệ giữa hai nước trong các thời kỳ:

- Thời kỳ thứ nhất quen gọi là “thời kỳ Bắc thuộc”, dài khoảng 1000 năm, từ lúc nước Âu Lạc của An Dương Vương thuộc về nước Nam Việt của Triệu Đà (năm 179 trước Tây lịch) cho đến thời điểm Ngô Quyền thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938 sau Tây lịch).

- Thời kỳ thứ hai gọi chung là “thời kỳ Đại Việt”, dài 944 năm, từ khi Ngô Quyền xưng vương (năm 939) đến khi Pháp đặt nền bảo hộ ở Việt Nam và nhà Thanh công nhận chủ quyền của Pháp ở đây (năm 1883).

- Thời kỳ thứ ba từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đến năm 1991.

Trong thời kỳ này nhóm tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quan hệ hai nước, đặc biệt là trong thời kỳ 1945 – 1975 thông qua các quan hệ:

+ Quan hệ chính trị, ngoại giao

+ Quan hệ kinh tế, thương mại

+ Viện trợ kinh tế cho Việt Nam

+ Viện trợ về quân sự cho Việt Nam

Trong giai đoạn từ 1975 – 1991 nhóm tập trung nghiên cứu về:

+ Quan hệ kinh tế, thương mại

+ Quan hệ về chính trị, đặc biệt là cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước xảy ra năm 1979 căng thẳng kéo dài suốt một thập kỷ và những ảnh hưởng của cuộc chiến tranh này, cùng với đó là công cuộc chiếm đóng của Trung Quốc lên một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

- Thời kỳ thứ tư từ năm 1991 đến nay.

Trong giai đoạn từ 1991 đến nay đề tài nghiên cứu chủ yếu những vấn đề liên quan đến quan hệ giữa hai nước trên các mặt:

+ Quan hệ về chính trị, ngoại giao

+ Về kinh tế, thương mại và đầu tư

Trong phần này đề tài đã làm rõ những số liệu về quan hệ kinh tế giữa hai nước đặc biệt là vấn đề xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước, từ đó đưa ra những phân tích, đánh giá những tác động của Trung Quốc đến cán cân xuất, nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

2.2. Khái quát về Biển Đông và Hoàng Sa

2.2.1. Khái quát về Biển Đông

Đề tài làm rõ những thông số về khu vực Biển Đông và đưa ra những đánh giá về tầm quan trọng của khu vực biển Đông đối với kinh tế, chính trị, thương mại, quân sự...của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.



2.2.2. Khái quát về Hoàng Sa

Đề tài chủ yếu nghiên cứu về các đảo, nhóm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và tầm quan trọng của Hoàng Sa trong khu vực cũng như trên thế giới.



2.3. Lịch sử tranh chấp Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc

Đề tài đưa ra các mốc lịch sử dẫn đến tranh chấp qua các năm mà Trung Quốc đã tiến hành chiếm đóng khu vực này, cũng như đưa ra một số tình hình tranh chấp hiện nay.



CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN VỤ KIỆN GIỮA PHI-LÍP-PIN VÀ TRUNG QUỐC

VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

3.1. Quan hệ giữa Philippin và Trung Quốc

Ở phần này nhóm đưa ra các vấn đề liên quan đến quan hệ giữa hai nước từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay như:

+ Quan hệ về chính trị

+ Quan hệ về kinh tế, thương mại và đầu tư. Trong lĩnh vực này, nhóm đặc biệt quan tâm đến những chính sách kinh tế mà Trung Quốc áp đặt đối với Philippines mỗi khi có các sự kiện tranh chấp giữa hai nước.



3.2. Diễn biến vụ Philippin kiện Trung Quốc

Phần này nhóm nghiên cứu các tài liệu được Tòa trọng tài quốc tế đưa ra, các cơ sở để Tòa thụ lý vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.



3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Về nguyên tắc, cả Việt Nam, Philippines và Trung Quốc đều là thành viên của Công ước Luật biển 1982, vì vậy Việt Nam hoàn toàn có thể như Philippines, sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước để đưa Trung Quốc ra trước Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, việc kiện Trung Quốc ra trước cơ chế của Công ước Luật biển 1982 không hề dễ dàng. Năm 2006 Trung Quốc đã đưa ra Tuyên bố theo quy định của Công ước loại trừ thẩm quyền của Tòa Trọng tài đối với một số vấn đề tranh chấp, trong đó có phân định biển, các hoạt động chấp pháp liên quan đến nghề cá và nghiên cứu khoa học biển, hoạt động quân sự.

Hơn nữa, Tòa cũng không có thẩm quyền đối với các tranh chấp liên quan đến chủ quyền, do đây là những vấn đề nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Công ước Luật biển 1982. Thực tế này đòi hỏi bất cứ một quốc gia nào khi muốn đưa Trung Quốc ra Toà đều phải hết sức khéo léo trong cách nêu vấn đề khởi kiện sao cho các vấn đề này không rơi vào Tuyên bố loại trừ của Trung Quốc. Philippines hiểu rất rõ vấn đề này và vì thế trong đơn kiện của mình, Philipines đã chủ động tuyên bố rằng mình không có ý định đưa các vấn đề chủ quyền hay phân định biển ra trước Toà, đồng thời đã lựa chọn cách đặt câu hỏi rất khôn khéo để có thể vượt qua được rào cản pháp lý do Tuyên bố của Trung Quốc dựng nên. Đây là chiến thuật pháp lý rất hợp lý, trong trường hợp Việt Nam quyết định khởi kiện Trung Quốc, có thể học hỏi.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể học tập từ phía Philipines cách thức tiến hành khởi kiện khá bài bản và chuyên nghiệp. Toàn bộ quá trình khởi kiện đều được công khai qua các cuộc họp báo của chính phủ và thông tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng để tận dụng tối đa sự ủng hộ của dư luận trong nước và quốc tế đối với vụ kiện của mình.” [4]

Từ vụ kiện giữa Philippines với Trung Quốc, Việt Nam cũng có thể tham khảo các nội dung khởi kiện của Philippines, có thể nghiên cứu các sự kiện và các tranh luận một cách thận trọng, đánh giá tiến trình hành động của Philippines. Việt Nam cần phải tiến hành một nghiên cứu có hệ thống để chuẩn bị hồ sơ với đầy đủ thông tin cần thiết về vấn đề này. Đồng thời Việt Nam phải lưu chiểu trên tinh thần hai nước có tình hình khác nhau, với nhiều lợi ích khác nhau trong mối quan hệ với Trung Quốc, vì thế Việt Nam nên thận trọng, không sao chép đơn thuần những gì Philippines đã làm và phải tìm ra cách của riêng mình. Đó cũng sẽ là một trong những nền tảng quan trọng cho những cuộc tranh biện pháp lý của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế và khu vực khác như Liên Hiệp Quốc, ASEAN, Diễn đàn đối thoại Shangri-la…

3.5. Giải pháp cho Việt Nam hiện nay

3.5.1. Đơn phương kiện Trung Quốc như Philippines?

Từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan HD 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều cá nhân, trong đó có cả các học giả, các Đại biểu Quốc hội đều đề nghị Nhà nước ta nên tiến hành khởi kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế giống như việc Philippines đã làm đối với Trung Quốc hồi tháng 2 năm 2013. Tuy nhiên việc này sẽ là rất khó khăn bởi lẽ:

Việc Philippines có thể đơn phương khởi kiện Trung Quốc là dựa trên việc thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS cho phép Tòa trọng tài quốc tế về luật biển thụ lý một số vấn đề liên quan đến việc giải thích UNCLOS cho tranh chấp biển và thềm lục địa, mặc dù Trung Quốc đã bảo lưu theo Điều 298 của UNCLOS qua đó loại trừ thẩm quyền xét xử của cơ quan tài phán đối với 4 loại tranh chấp đó là các vấn đề liên quan đến các tranh chấp về phân định biển; tranh chấp về danh nghĩa lịch sử và vịnh lịch sử; tranh chấp về việc thực thi luật pháp liên quan đến nghề cá và nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế; tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự và các tranh chấp đang được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc xem xét; và cho dù Trung Quốc có vắng mặt. Nhưng những vấn đề đó không bao gồm phân xử chủ quyền đối với đảo.Vì vậy, không nước nào có thể dùng thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS để đơn phương kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo.

Bên cạnh đó, ngoài thủ tục giải quyết tranh chấp của UNCLOS hiện nay không có cách nào khác để chúng ta đơn phương kiện Trung Quốc về chủ quyền đối với đảo ngoài một thiết chế tài phán nữa đó là khởi kiện tại Tòa án Công lý quốc tế, đây là cơ quan xét xử chính của Liên hợp quốc, có chức năng giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, trên cơ sở áp dụng các nguyên tắc, quy phạm luật quốc tế.

Đối với vấn đề chủ quyền, Tòa chỉ có thể thụ lý nếu tất cả các bên chấp nhận thẩm quyền của Tòa, có ba phương thức cơ bản để xác định thẩm quyền của Tòa trong việc thụ lý và giải quyết vụ tranh chấp được đệ trình ra trước Tòa:

Thứ nhất, chấp nhận thẩm quyền của Tòa theo từng vụ việc. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các quốc gia liên quan sẽ ký một thỏa thuận đề nghị Tòa xem xét giải quyết tranh chấp giữa họ. Trong thỏa thuận này, các quốc gia nêu rõ đối tượng tranh chấp, các câu hỏi cần giải quyết, phạm vi thẩm quyền của tòa, phạm vi luật áp dụng.

Thứ hai, chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa trong các điều ước quốc tế. Thẩm quyền của Tòa có thể được xác lập thông qua các điều khoản đặc biệt trong các hiệp ước song phương hoặc đa phương mà trong các điều khoản đó các quốc gia thừa nhận trước thẩm quyền của Tòa.

Thứ ba, tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa. Theo phương thức này, khi các quốc gia tranh chấp có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa và các tuyên bố của họ đồng thời có cùng phạm vi hiệu lực đối với một tranh chấp thì Tòa có thẩm quyền xét xử tranh chấp đó. Các tuyên bố đơn phương được đưa ra trên cơ sở ý chí của quốc gia đưa ra tuyên bố.

Vì vậy, hiện nay chưa có điều kiện để ra tòa về vấn đề chủ quyền đối với đảo. Điều Việt Nam cần làm là công khai yêu cầu Trung Quốc ra tòa.Mặc dù Trung Quốc sẽ không chấp nhận, điều đó sẽ cho thế giới thấy Trung Quốc là bên sợ lẽ phải và cản trở việc giải quyết tranh chấp.



Một điểm khác nữa ở đây giữa Việt Nam và Phillippines nữa rõ ràng là về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hoàn toàn khác so với mối quan hệ giữa Phillippines và Trung Quốc.

Về mặt kinh tế, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam hiện này với tổng thương mại hai chiều đạt khoảng 50 tỷ USD năm 2015 . Như đã phân tính ở phần trên thì Trung Quốc vốn là quốc gia có tiếng sử dụng các biện pháp bằng thương mại, kinh tế như: áp dụng các biện pháp trừng phạt hoặc đưa ra các ưu đãi đặc biệt cho đối phương để bảo vệ lợi ích quốc gia như việc vụ việc của Philippines hay vụ ngày 7/9/2010, Nhật Bản bắt giữ một thuyền trưởng Trung Quốc khi tàu đánh cá của ông này va chạm với hai tàu tuần tra của Nhật Bản tại hòn đảo tranh chấp Sensaku/Điếu ngư nằm giữa Okinawa và Đài Loan. Sau đó ít ngày, New York Times đưa tin Trung Quốc đã ra lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm vào Nhật Bản từ 21/9; hoặc một ví dụ điển hình về việc nước này ưa thích dùng kinh tế để gây ảnh hưởng chính trị là khi Hội đồng Nobel Na Uy quyết định trao giải Nobel Hòa bình 2010 cho ông Lưu Hiểu Ba, một người đang thụ án tù ở Trung Quốc. Khi thông tin này được công bố, Trung Quốc ngay lập tức triệu tập đại sứ Na Uy đến để phản đối. Họ cũng cảnh báo việc này có thể làm tổn hại đến mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Oslo. Trong nhiều tháng sau đó, Trung Quốc gần như đóng băng mọi thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với Na Uy và áp đặt lệnh kiểm tra nghiêm ngặt với sản phẩm cá hồi nhập khẩu từ nước này. Vì thế, lượng cá hồi từ Na Uy xuất sang Trung Quốc đã giảm tới 60% trong năm 2011. Trong khi đó, nhu cầu từ thị trường Trung Quốc lại tăng 30%... Từ trường hợp của Philippines, Nhật Bản hay Na Uy không khó để hình dung Trung Quốc cũng có thể có những động thái đáp trả tương tự cho Việt Nam trong trường hợp Việt Nam khởi kiện. Tất nhiên, về trung hạn và dài hạn, đó sẽ là cơ hội để Việt Nam hướng đến những bạn hàng bình đẳng hơn, với cán cân thương mại thăng bằng hơn cho Việt Nam, ví dụ như Hoa Kỳ, EU; giảm sự phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vào Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng sẽ có cơ hội và ý chí để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc như quản lý chặt chẽ các dự án FDI liên quan đến Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu như quan hệ song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc chiếm tới 19% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam thì ngược lại, đối với Trung Quốc, thị trường Việt Nam chỉ chiếm 1,25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc. Thị trường Trung Quốc chiếm hơn 10% giá trị xuất khẩu của Việt Nam, trong khi đó thị trường Việt Nam chỉ chiếm 1,8% giá trị xuất khẩu của Trung Quốc. Do đó, nếu có bỏ đi thị trường Việt Nam thì Trung Quốc cũng chỉ bị ảnh hưởng rất nhỏ, nhưng rời bỏ thị trường với khoảng 1,35 tỷ dân với tiềm năng phát triển thương mại hàng đầu thì lại không phải là thiệt hại nhỏ cho ngành xuất khẩu của Việt Nam. Trước mắt, trước thái độ kiên quyết của Việt Nam trong các sự kiện xảy ra gần đây, Trung Quốc đã không ngần ngại đưa ra các lời đe dọa và bước đầu thực hiện một số biện pháp về kinh tế, do đó, bất cứ một biện pháp trừng phạt, cấm vận kinh tế nào từ phía Trung Quốc cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của nước ta hiện chỉ vừa thoát khỏi suy thoái. Các hoạt động quân sự leo thang trên thực địa cũng sẽ luôn đặt chúng ta trong tình trạng cảnh giác cao độ, và phải luôn tìm cách đối phó kịp thời để tránh các đụng độ nghiêm trọng hơn về quân sự hoặc thậm chí chiến tranh nổ ra.

Nói như thế không có nghĩa rằng chúng ta luôn coi trọng vấn đề phát triển kinh tế, luôn giữ tình hữu nghị với Trung Quốc, coi trọng tình hữu nghị Trung Quốc – Việt Nam mà bỏ qua tất cả. Rõ ràng như vậy một giải pháp tài phán đối với vấn đề Hoàng Sa nói riêng và toàn bộ các tranh chấp trên Biển đông nói chung là hoàn toàn có thể nếu tất cả các giải pháp khác không đem lại kết quả.



3.5.2. Đàm phán?

Ở thời điểm hiện tại, đàm phán có lẽ là một giải pháp tối ưu cho Việt Nam để bảo vệ chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa nói riêng và Trường Sa trước các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như: Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan. Sở dĩ như vậy là vì các lí do sau:

- Xuất phát từ thẩm quyền của Tòa án quốc tế, Việt Nam khó có thể khởi kiện các bên tranh chấp (đặc biệt là Trung Quốc) ra Tòa án quốc tế, bao gồm: Tòa án quốc tế (ICJ), Tòa án Quốc tế về Luật biển và Tòa án đặc biệt… để yêu cầu giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.

- Các biện pháp phi tài phán khác ngoài đàm phán như thương lượng; môi giới, trung gian, hòa giải; ủy ban điều tra và ủy ban hòa giải quốc tế; trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế và biện pháp ngoại giao công chúng cũng là những biện pháp quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp, song chúng chỉ là một trong các biện pháp bổ trợ cho biện pháp đàm phán mà thôi. Thực tế thống kê về các vụ tranh chấp biển, thì chưa có vụ tranh chấp nào chỉ sử dụng đơn thuần một trong các biện pháp trên.

Trong khi đó, việc sử dụng biện pháp đàm phán (có thể là song phương hoặc đa phương) trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông sẽ làm sáng tỏ những bất đồng, là cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất để các bên tranh chấp bày tỏ quan điểm, lập trường, yêu sách của mình về vấn đề tranh chấp và cùng nhau thương lượng, nhượng bộ để giải quyết. Hơn thế nữa, trong quá trình đàm phán sẽ giúp Việt Nam hoàn toàn kiểm soát được nội dung, thủ tục và tiến trình giải quyết tranh chấp mà không bị cuốn vào quá trình tố tụng kéo dài. Và trong khi vấn đề chủ quyền giữa các quốc gia trên biển chưa được giải quyết triệt để thì sử dụng biện pháp đàm phán để giải quyết là một trong những hướng đi đúng đắn giúp Việt Nam tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế, từ đó có thể xây dựng các đối sách phù hợp đồng thời có thời gian củng cố thêm cơ sở pháp lý để bảo vệ quan điểm chính đáng của mình và phản bác những lập luận, yêu sách sai trái của đối phương.

“Để biện pháp đàm phán mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp, chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:



Một là, cần tôn trọng các nguyên tắc, tuân thủ quy định của pháp luật quốc tế một các đúng đắn, phù hợp dù muốn hay không, luật pháp hiện hành đóng vai trò chi phối trong việc giải quyết vấn đề phân định ranh giới biển là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Hai là, việc đàm phán cần được tiến hành hết sức linh hoạt dựa trên điều kiện thực tế của việc giải quyết tranh chấp, không nên giữ quan điểm cứng nhắc. Trong các cuộc đàm phán để tiến tới giải pháp phân định cuối cùng, nếu cần thiết và dựa trên sự đồng ý của các bên, Việt Nam có thể cùng các nước lựa chọn tiến hành các biện pháp tạm thời theo tinh thần của Điều 74, Điều 83 Công ước Quốc tế về Luật Biển.

Ba là, vận dụng và học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ việc phân định biển của các nước khác, cần phải nhận rõ những thách thức, nắm bắt đúng thời cơ để vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại.

Bốn là, khẩn trương nhưng không chủ quan, nóng vội trong đàm phán phân định biển để có thể tận dụng hết mọi khả năng cũng như cơ hội mà mình có được.

Năm là, thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao cũng như các cấp của hai nước, tăng cường mối quan hệ và hiểu biết lẫn nhau để có thể thông cảm và tạo điều kiện thuận lợi cùng nhau đi đến thống nhất chung.

Sáu là, tích cực tham gia vào các vòng đàm phán song phương cũng như đa phương để tìm kiếm các giải pháp hòa bình giúp giải quyết tranh chấp Biển Đông .

Bảy là, do hoàn cảnh hiện nay các nước khu vực Biển Đông đều có lợi ích từ vùng biển này nên trong đàm phán cần biết cân đối lợi ích giữa các bên để có thể đem đến một sự công bằng tương đối cũng như bảo vệ được lợi ích hợp pháp của quốc gia mình.

Tám là, trong đàm phán cần có lập trường vững vàng cũng như thái độ rõ ràng, dứt khoát để kiên quyết phản đối những hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia.

Chín là, cần thỏa thuận các điều khoản là chế tài ràng buộc nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia ký kết nhằm giúp các điều ước đó thực hiện và có ý nghĩa cũng như giá trị thật sự trên thực tế.”[4]

Bên cạnh đó, Việt Nam cần tận dụng tất cả các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hiệp Quốc, APEC, ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á, ARF… nhằm tranh thủ công luận quốc tế cho một cuộc đấu tranh ngoại giao với Trung Quốc. Thiếu sự hỗ trợ tinh thần và pháp lý của cộng đồng quốc tế sẽ khiến khả năng chấp nhận của Trung Quốc trên bàn đàm phán song phương vốn đang khó khăn sẽ càng khó khăn hơn.

Bên cạnh diễn đàn ASEAN và các nỗ lực hướng tới một bộ quy tắc ứng xử chung (COC), Việt Nam cần kiên nhẫn duy trì các kênh đối thoại cấp cao, kênh trao đổi thông tin chính thức của Nhà nước để tiếp tục trao đổi thảo luận, và trước mắt là tìm ra các biện pháp quản lý xung đột tạm thời như tạm dừng các hoạt động có tính chất khiêu khích trong khu vực tranh chấp, phi quân sự hóa tại các thực thể đảo và một số cơ chế tạm thời nhằm giải quyết các tranh chấp nghề cá.

Cuối cùng, cần đặc biệt lưu ý đến quá trình chuẩn bị hồ sơ đàm phán, nhất là hồ sơ pháp lý một cách đầy đủ, chặt chẽ, khách quan, khoa học… nhằm có đủ luận cứ, luận chứng để bảo vệ các quan điểm chính đáng của mình và phản bác những lập luận, yêu sách sai trái của đối phương.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Công ước quốc tế Luật biển năm 1982

[2] Lê Thị Hoài Ân (Chủ biên) 2014, “Giáo trình Công pháp quốc tế”, Nxb Đại học Vinh, tr.308 – 316;

[3] Đặng Công Ngữ, “Kỷ yếu Hoàng Sa”, Nxb Thông tin và truyền thông, Đà Nẵng tháng 01/2012;

[4] Nguyễn Ngọc Lan, “Đàm phán là giải pháp tối ưu cho vấn đề Biển Đông”;

[5] Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), “Quan hệ Trung Quốc Việt Nam giai đoạn 1950 – 1975”, Viện khoa học xã hội, tr.14-21

[6] Nghiên cứu của Bộ quốc phòng Pháp về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

[7] Đại sứ quán CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa nhân dân Trung hoa, Tổng quan về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, http://www.vnemba.org.cn/vi/nr050706234129/

[8] Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2011, 2012, 2013, 2014

[9] Hà Thu, “Những cuộc chiến thương mại thù nghịch của Trung Quốc”, 27/7/2012,

[10,11,12,13]Arbitration between the Republic of the Philippines and the People’s Repulic of China,The Hague, 13 July 2015; 3 June 2014; 17 December 2014; 7 June 2015;

[14] China–Philippines relations - Wikipedia, the free encyclopedia, https://en.wikipedia.org/wiki/China%E2%80%93Philippines_relations

[15]¬ Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China [www.fmprc.gov.cn]

[16] https://en.wikipedia.org/wiki/China%E2%80%93Philippines_relations

[17] Archive.pca-cpa.org;


Каталог: DATA -> upload
upload -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
upload -> Thuật ngữ hàng hải quốc tế: a abatement Sự giảm giá
upload -> CÁP ĐIỆn lực hạ thế 1  4 LÕI, ruộT ĐỒNG, CÁch đIỆn xlpe, VỎ pvc low voltage 1 4 core Cable Copper conductor, xlpe insulation, pvc sheath
upload -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
upload -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chíNH
upload -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
upload -> Ớt cay f1 SỐ 20 Trái to, dài 14 15 cm, thẳng, cay vừa, chín tập trung, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi và chế biến. Năng suất rất cao, 30 40 tấn/ ha. ỚT sừng vàng 1039

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương