Khoa luật kỷ YẾu hội nghị TỔng kết công tác sinh viên nghiên cứu khoa học năm họC 2015 -2016


BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUA MẠNG INTERNET



tải về 1.61 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích1.61 Mb.
#35147
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUA MẠNG INTERNET


(Qua khảo sát thực tiễn trên địa bàn thành phố Vinh , tỉnh Nghệ An)
Nhóm tác giả: Hoàng Văn Nhất

Trần Thị Hoàn

Dương Thị Hiền

Đặng Ngô Kiều Trinh

Bùi Thị Điểm

Lớp: 55B4 LKT, 55B3LKT,55B2 LKT

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hà Thị Thuý

1.Tính cấp thiết của đề tài

            Những năm gần đây Internet phát triển với tốc độ rất nhanh và ngày càng mang tính phổ biến, nó đã mang đến cho con người những lợi ích vô cùng lớn. Từ đó các trang mạng xã hội và website mua bán như: facebook, zalo, chợ tốt, Lazada… xuất hiện ngày càng nhiều và thu hút đông đảo lượng thành viên tham gia.  Hình thức giao dịch điện tử cũng ra đời, tiêu biểu cho hình thức này chính là hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet.

Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của khu vực Bắc Trung  Bộ, có dân số 306.000 người, chiếm 9,75 % dân số trong tỉnh. Nên có thể coi đây là một thị trường rộng mở đối với hình thức giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet mang tính mới lạ, nhanh, thuận tiện, đa dạng về hình thức mà có hiệu quả lớn về mặt kinh tế1 .

        Theo báo cáo Tổng kết 5 năm Thương mại điện tử Nghệ An giai đoạn 2011-2015 có 90% các doanh nghiệp có trang riêng về quảng bá và giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet , 80% các doanh nghiệp tham gia các trang mua bán qua mạng 2. Số người tham gia giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet tăng nhanh với tốc độ chóng mặt, trong đó chủ thể tham gia giao kết chủ yếu là giới trẻ và tập trung ở khu vực thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò,.... Hình thức giao dịch này đã mang đến cho người dân thành phố Vinh rất nhiều lợi ích như: tiết kiệm thời gian, giảm chi phí,… Tuy nhiên, thực tế của hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet  trong những năm vừa qua cho thấy hình thức giao dịch này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về quyền lợi của các bên chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet, có thể nhận thấy ngay đó là các hoạt động lừa đảo, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng hay nhiều đối tượng đang lợi dụng hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet  để móc tiền của các chủ thể tham gia giao dịch. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên mua mà trong nhiều trường hợp quyền lợi của bên bán cũng bị xâm phạm. Trong khi đó, quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán qua mạng Internet còn nhiều bất cập.

Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUA MẠNG INTERNET” làm đề tài nghiên cứu sinh viên

2. Tình hình nghiên cứu.

Pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, dưới những góc độ khác nhau. Trên thực tế đã có nhiều luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ… Nghiên cứu các đề tài liên quan đến hợp đồng, như đề tài:

- Luận văn thạc sỹ luật “Pháp luật về hợp đồng điện tử” của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009; ….

- Luận án Tiến sĩ “Hợp đồng điện tử theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Trần Văn Biên.

Tất cả các công trình nghiên cứu, các luận án, luận văn nêu trên đều có những thành công nhất định về một số khía cạnh pháp lý của hợp đồng.Tuy nhiên nghiên cứu về hợp đồng mua bán qua mạng Internet trên địa bàn tỉnh Nghệ An thì hiện nay chưa có công trình nào.

3.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhóm đã nghiên cứu thực trạng của hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet ở thành phố Vinh và những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet



3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài không nghiên cứu hết tất cả các loại giao dịch điện tử mà chỉ tập trung nghiên cứu về loại hợp đồng mua bán qua mạng Internet và tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về loại giao dịch này, tập trung trong Bộ luật dân sự, luật giao dịch điện tử, Luật thương mại, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.



4  Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các nhóm phương pháp sau:

Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp điều tra, phương pháp thống kê xã hội học.

5. Kết cấu đề tài

Đề tài được kết cấu gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, trong đó phần nội dung gồm 3 chương:



Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp lý về bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet .

Chương 2:Thực trạng của việc bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet .

Chương 3:Một số giải pháp nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BẢO VỆ

QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN

QUA MẠNG INTERNET

1.1. Khái niệm về hợp đồng và hợp đồng mua bán qua mạng Internet

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng

Theo Điều 388 Bộ luật dân sự 2005, đưa ra định nghĩa về hợp đồng như sau: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”



1.1.2.  Khái niệm và đặc điểm hợp đồng mua bán qua mạng Internet

a. Khái niệm hợp đồng mua bán qua mạng Internet

Đến nay pháp luật vẫn chưa quy định thế nào là giao kết hợp đồng qua mạng Internet. Nhưng dựa vào khái niệm chung của hợp đồng mua bán được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 và khái niệm giao dịch điện tử trong luật Giao dịch điện tử 2005 thì có thể định nghĩa “hợp đồng mua bán qua mạng Internet là sự giao kết giữa các bên được xác lập dưới dạng thông điệp dữ liệu, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.”



b. Đặc điểm của hợp đồng mua bán qua mạng Internet

Hợp đồng mua bán qua mạng Internet  có đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng nói chung.

Ngoài ra hợp đồng mua bán qua mạng Internet còn có các đặc điểm riêng như:

- Các bên không gặp gỡ trực tiếp mà tự do thoả thuận  hình thức thể hiện và phương thức giao kết hợp đồng qua mạng Internet.

- Thể hiện bằng thông điệp dữ liệu.

- Về quy trình giao kết: Hợp đồng mua bán qua mạng Internet đặc trưng cho giao dịch được thiết lập từ xa.

- Phạm vi ký kết rộng

- Phức tạp về kỹ thuật

- Phương thức thanh toán: Các bên không thanh toán trực tiếp cho nhau, việc thanh toán các hợp đồng mua bán qua mạng thường thông qua các phương tiện điện tử

- Các hợp đồng mua bán qua mạng ngoài chịu sự điều chỉnh chung về hợp đồng trong Bộ luật dân sự còn chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật đặc thù khác về hợp đồng mua bán qua mạng.



1.1.3. Các bước xác lập hợp đồng mua bán qua mạng Internet

Bước 1. Đề nghị giao kết hợp đồng

Bước 2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Bước 3. Chuyển giao đối tượng của hợp đồng

Bước 4. Thanh toán.

Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN

TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN QUA MẠNG INTERNET

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

2.1. Thực tiễn giao dịch dân sự qua mạng Internet trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Theo như Báo cáo tổng kết 5 năm thương mại điện tử của Sở Công Thương,tỉnh Nghệ An(giai đoạn 2011-2015) có đến 41 website hoạt động tại thành phố Vinh như: ngheanonline.vn; chovinh.com; lazada.vn; Cungmua.com; cho37.net ; chotot.com ; 37nghean.com/thanhmai; 37nghean.com/hanhle; ngoinhaxanh.vn; http://lingo.vn/...

Trước những thay đổi từ cách thức, kỹ năng và công nghệ trong hoạt động giao kết hợp đồng mua bán ở Vinh cũng đang hình thành những bước hội nhập rõ rệt. Hình thức giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet đang hoàn thiện và phát triển ở thành phố Vinh.

Để hiểu rõ được thực tiễn, những thuận lợi cũng như khó khăn của việc triển khai hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng nhóm chúng tôi thực hiện điều tra khảo sát và tập hợp kết quả thành một số chỉ tiêu để từ đó nêu các ý kiến đề xuất, hỗ trợ thúc đẩy hoạt động giao kết hợp đồng qua mạng Internet.

2.1.1. Xây dựng các mẫu phiếu điều tra

Để nhận diện hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng, thông qua mạng xã hội và khảo sát thực tiễn ở một số phường tại thành phố Vinh nhóm thực hiện xây dựng mẫu phiếu điều tra với tiêu chí đơn giản, dễ hiểu, dễ điền thông tin, đồng thời vẫn phục vụ được mục tiêu nhận diện thực trạng hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet.



2.1.2. Tổ chức điều tra, thu thập dữ liệu

Tổng số phiếu phát ra là 800 phiếu nhằm khảo sát sơ bộ 1 số phường trên địa bàn thành phố Vinh như : phường Bến Thủy; phường Trung Đô; phường Hà Huy Tập; phường Trường Thi; phường Quang Trung; phường Lê Mao; phường Lê Lợi; phường Hưng Dũng; phường Hưng Bình; phường Cửa Nam ở đây thì nhóm đã khảo sát các đối tượng như là tiểu thương, nhân viêng công sở, người dân, sinh viên của 1 số trường đại học cao đẳng trên địa bàn các phường. Ngoài ra nhóm còn tiến hành khảo sát trên các trang cung cấp dịch vụ trên một số mạng xã hội cụ thể là trang Facbook . Số phiếu thu về là 655 có 510 phiếu đáp ứng yêu cầu về nội dung và thông tin .



2.1.3. Phân tích kết quả khảo sát 

Kết quả 1: Số lượng người có hoặc không tham gia giao kết hợp đồng qua mạng Internet.

Kết quả cho thấy có tới 510 người trong tổng số 655 người được khảo sát đã từng tham gia giao kết hợp đồng

Mua bán qua mạng Internet chiếm 77,9 % số lượng người tham gia khảo sát. Còn số lượng người chưa từng tham gia giao kết hợp đồng qua mạng là rất ít chỉ chiếm 22,1%.

     Với 22,1% số người được hỏi trả lời là chưa bao giờ tham gia hoạt động mua bán qua mạng thì lý do chủ yếu khiến người mua "dè dặt", chưa yên tâm với hình thức giao kết mua bán này là họ không thấy tận mắt sản phẩm hoặc qua các dịch vụ giao hàng mà nó bị hư hỏng, mất mát... người mua không biết kêu ai, nhất là khi người mua vừa không có thời gian lại không muốn khiếu kiện.



Kết quả 2: Về đối tượng tham gia khảo sát

Đối với nhân viên công sở số người tham gia giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet chiếm 13,3% số chủ thể tham gia các hoạt động mua bán qua mạng Internet. Họ tham gia chủ yếu với vai trò là người mua và chiếm tới 21.3 %, tham gia với tư cách là bên bán chiếm 6.3%.



-     Sinh viên tham gia với vai trò là người mua chiếm 38.7%, tham gia với tư cách là bên bán chiếm 45.9 %.


Biểu đồ: Chủ thể tham gia với tư cách bên bán (Đơn vị %)


Biểu đồ: Chủ thể tham gia với tư cách bên mua (Đơn vị %)

-      Qua khảo sát với một số chủ thể khác có số người tham gia giao kết hợp đồng là 54 người chiếm 10.6 % tham gia các hoạt động mua bán qua mạng Internet.

-      Người dân tham gia với vai trò là người bán chiếm 9.3 % , tham gia với tư cách là bên mua chiếm 12.1 % vì phần lớn đối với họ hình thức bán truyền thống vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.



-       Người kinh doanh do đặc thù nghề nghiệp là kinh doanh để sinh lợi nhuận nên họ tham gia giao kết hợp đồng mua bán qua mạng với vai trò là chủ thể bán chiếm tới 38.5% .

Kết quả 3: Những rủi ro các chủ thể gặp phải khi giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet

-             Có 279 người cho rằng khi giao kết hợp đồng mua bán qua mạng họ đã gặp rủi ro là bên bán giao không đúng đối tượng của hợp đồng như  về chất lượng, hình thức sản phẩm...

-   Một trong 2 bên đơn phương chấm dứt hợp đồng đây là rủi ro phổ biến nhất. Có tới 372 người cho biết họ đã gặp phải rủi ro này.

-   Số người cho biết họ đã gặp rủi ro trong việc thanh toán đó là 167 người.

-  Ngoài ra một rủi ro mà đáng lo ngại nhất đó là rủi ro về pháp luật khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán qua mạng . Các bên thiếu kiến thức pháp luật nên làm cho giao dịch đó bị vô hiệu.

Kết quả 4: Hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng qua mạng Internet

     Mặc dù các quy định của pháp luật trong hoạt động mua bán qua mạng Internet có vai trò quan trọng nhưng nó lại chưa được các chủ thể quan tâm đúng mức.

      Qua biểu đồ thống kê được rằng trong 510 người trên địa bàn khảo sát tại thành phố Vinh được hỏi thì có tới 324 người không biết về quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán qua mạng Internet nói riêng, chiếm 63.5 %. Tuy Vinh là một đô thị phát triển nhưng ý thức pháp luật và hiểu biết của các chủ thể trong hợp đồng mua bán qua mạng tại thành phố Vinh còn rất hạn hẹp, điều này đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho thành phố trong quá trình phát triển kinh tế.

Kết quả 5: Cách thức xử lí của các chủ thể khi gặp rủi ro khi giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet

      Quan hệ giữa các bên trong giao kết hợp đồng mua bán qua mạng là một mối quan hệ dân sự, do đó, khi xảy ra tranh chấp thì được giải quyết theo các quy định về tố tụng dân sự thông qua hệ thống tòa án.

-            Nhưng qua khảo sát một số đối tượng cụ cho thấy chỉ có 91 người chọn cách tố giác, liên hệ với cơ quan chức năng  còn phần lớn các chủ thể không bảo vệ quyền lợi của mình theo các trình tự tố tụng này.

-            Một cách thức xử lý khác xuất phát từ thói quen mua bán bấy lâu nay, mua hàng không giao và không lấy hóa đơn, trong khi đây được coi là hợp đồng trong giao dịch dân sự và cũng là cơ sở cho những khiếu nại khi xảy ra các sự vụ ngoài ý muốn của cả hai phía. Vì vậy họ chọn cách in lặng cho qua số người chọn cách này lên tới 343 người trên tổng số 510 người được hỏi.

-            Ngoài ra có tới 76 người cho biết họ sử dụng các cách xử lí khác cụ thể ở đây là sử dụng “Quyền lực mềm” cụ thể họ đã chủ động sử dụng và phát huy hình thức mạng xã hội nhanh nhạy và linh hoạt này để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Cùng với sự lớn mạnh của mạng xã hội, bên mua có được "quyền lực mềm", còn bên bán cũng đến lúc không thể bỏ qua tiếng nói của khách hàng.

Kết quả 6: Các phương thức thanh toán của các chủ thể trong hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet

 

      



  Đối với các phương thức thanh toán chủ yếu của các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng qua mạng Internet theo khảo sát ban đầu của chúng tôi gồm 3 hình thức chính đó là :

  1. Thanh toán qua các dịch vụ của ngân hàng chiếm tới 36.7%.

  2.  Thanh toán qua các bên trung gian vận chuyển  (Bưu điện, xe khách, xe bus..) chiếm 22.2%.

  3.   Thanh toán trực tuyến chiếm 13.5%.

  4.   Hình thức thanh toán khác chiếm 27.6%

2.2. Những ưu điểm của hình thức giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet

2.2.1. Đối với bên bán

- Giảm chi phí đầu tư cho kinh doanh.

- Tinh giảm được nhân viên.

- Việc cắt giảm chi phí để in ấn giấy tờ, lập hợp đồng, chi phí thông tin liên lạc, giới thiệu sản phẩm và các chi phí để tiến hành giao dịch được hạn chế.

- Thuận lợi về địa điểm và thời gian kinh doanh.

- Tăng hiệu quả giới thiệu sản phẩm mới và cập nhật thông tin mới về sản phẩm.

- Mở rộng thị trường.

2.2.2. Đối với bên mua

- Giảm chi phí cho hoạt động mua sắm.

- Thuận lợi về không gian và thời gian mua sắm.

- Tăng khả năng lựa chọn sản phẩm từ nhiều hãng sản xuất khác nhau cũng như lựa chọn bên bán có những chính sách bán hàng tốt nhất.

- Các lợi ích khác.

2.2.3. Đối với xã hội

- Nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm có chất lượng, đa dạng về chủng loại cho người dân.

- Tạo điều kiện cho sự phát triển khoa học công nghệ của quốc gia.

- Gia tăng tầm ảnh hưởng của giao dịch mua bán qua mạng internet với kinh doanh truyền thống.

- Hạn chế các vấn đề như tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường: hạn chế việc đi lại cho các chủ thể.

- Hạn chế in ấn các loại giấy tờ, phát tờ rơi,…từ đó góp phần bảo về môi trường.



2.3. Những rủi ro đối với các bên chủ thể trong các giao dịch qua mạng Internet

- Thứ nhất: Khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet, bên bán hay bên mua khó có thể xác định được năng lực chủ thể của mỗi bên giao kết.

- Thứ hai: Pháp luật Việt Nam chưa có những quy định, hướng dẫn để các bên trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet có thể thay đổi, rút lại hay sữa đổi đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

- Thứ ba: Nếu bên bán hay bên mua là chủ thể nước ngoài thì khi có rủi ro, thiệt hại xảy ra thì rất khó trong việc xác định cơ quan nào có thẩm quyền, Luật của nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết những vướng mắc này.

- Thứ tư: Chưa có những quy định cụ thể hướng dẫn giải quyết tanh chấp phát sinh trong giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet.

- Thứ năm: Những rủi ro khác.

2.4. Các cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi cho các bên chủ thể trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet hiện hành ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Thứ nhất : Xử phạt hành chính .

Thứ hai : Đòi bồi thường thiệt hại .Phạt vi phạm hợp đồng. Buộc thực hiện hợp đồng.

Thứ ba : Truy cứu trách nhiệm hình sự .

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN BẢO VỆ

QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN THÔNG QUA MẠNG INTERNET Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN

3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật dân sự để bảo vệ quyền lợi của các bên trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet

Thứ nhất: Thống nhất quy định nguyên tắc về giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet. Thứ hai: Các nhà làm luật Việt Nam cũng cần nghiên cứu hơn nữa pháp luật dân sự các nước trên thế giới cũng như pháp luật quốc tế để tiếp thu những thành tựu, tạo sự thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật trong nhiều trường hợp, trong quan hệ giao kết hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

Thứ ba: Về thủ tục giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet cần phải được quy định hết sức cụ thể và minh bạch, nhanh chóng, đơn giản mà vẫn bảo đảm an toàn về mặt pháp lý.

Thứ tư: Pháp luật cần có quy định rõ thế nào là văn bản hợp đồng theo hướng thừa nhận các thông tin được các bên gửi cho nhau hình thức thông tin kỹ thuật số, mặt khác hạn chế quy định cứng nhắc những loại hợp đồng bắt buộc phải ký kết dưới hình thức văn bản .

Thứ năm: Pháp luật cần quy định rõ và tạo nên thủ tục tố tụng ngắn gọn để tạo điều kiện cho các chủ thể bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm. Tạo lập nguồn chứng cứ, quy định rõ các chứng cứ cần thiết trong giao dịch có giá trị pháp lý và đủ để chứng minh.Áp dụng nguyên tắc lỗi suy đoán, bên khởi kiện là bên có quyền và bên bị kiện là bên có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi.

Thứ sáu: Toà án phải có đường lối xét xử phù hợp với các tranh chấp về hợp đồng mua bán qua mạng .

Thứ bảy:  Phải có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm.

3.2. Một số đề xuất, kiến nghị đối với công tác thực thi, quản lý, thực hiện hoạt động giao kết hợp đồng qua mạng Internet trên địa bàn thành phố Vinh

-Xây dựng một bộ phận chuyên trách trực thộc sở công thương nghệ an để quản lý hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng internet. Bộ phận có chức năng quản lý nhận tiếp nhận thông tin, thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra các trang mạng có dấu hiệu vi phạm, tổng hợp đơn khởi kiện đối với những giao dịch có giá trị nhỏ để tiền hành khởi kiện khi thoả mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm .

- Cần tăng cường hoạt động tuyên truyền pháp luật quy định về hợp đồng mua bán qua mạng để các chủ thể có thể biết các quyền của mình để phát huy tối đa, vừa biết những quy định của pháp luật để tuân thủ.

- Cần tăng cường hiệu quả áp dụng pháp luật của cán bộ công chức nhà nước.

- Soạn thảo và ban hành cơ chế kiểm tra, giám sát định kỳ và đều đặn không bỏ sót, phải có biện pháp xử lý mạnh các trường hợp vi phạm.

- Ban hành các văn bản pháp lý có giá trị áp dụng cao hoàn chỉnh, minh bạch, ít lỗ hổng, không chồng chéo, mâu thuẫn. 



3.3. Kiến nghị các bên trong hợp đồng để hạn chế rủi ro khi tham gia hợp đồng mua bán qua mạng Internet

3.3.1. Đối với bên mua

  • Trước khi giao dịch:

  • Tìm hiểu và xác thực thông tin về người bán (địa chỉ, trụ sở công ty, người đại diện theo pháp luật, người giao dịch, địa chỉ liên hệ), về đối tượng mua bán (giá cả, xuất xứ, quy cách, chất lượng, chế độ bảo hành, hậu mãi).

  • Tham khảo lịch sử mua bán của người bán, phản hồi của người mua trước.

  • Ưu tiên chọn giao dịch với người bán có trụ sở hoặc nhà phân phối chính thức tại Việt Nam, đăng tải trên trang web với tên miền có đuôi “.vn” vì các trang web này được kiểm tra, cấp phép và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

  • Người mua phải cẩn thận trong việc giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet, cần tìm hiểu rõ về những yêu cầu cần để thiết lập hợp đồng và kiểm tra thông tin bên bán một cách chính xác trước khi cung cấp thông tin.

  • Khi giao dịch

  • Yêu cầu người bán cung cấp hợp đồng, hóa đơn, giấy bảo hành, các chứng từ khác có liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

  • Dành thời gian để đọc, hiểu nội dung hợp đồng trước khi ký, nhận, thực hiện các tài liệu, văn bản. Xem xét tình trạng chất lượng sản phẩm khi nhận hàng, phản hồi bằng văn bản cho người bán về các lỗi nếu có và yêu cầu khắc phục (đổi/trả, sửa chữa, giảm giá).

  • Sau khi giao dịch

  • Khi phát sinh hỏng hóc, sự kiện khác về chất lượng sản phẩm: tìm cách hạn chế thiệt hại và thông báo cho người bán, tạo điều kiện cho người bán thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ, khắc phục hậu quả.

  • Thể hiện dưới dạng văn bản việc giao tiền, nhận hàng, thông báo, yêu cầu, các cam kết, thỏa thuận về việc bảo hành sản phẩm, đổi/trả hàng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.

  • Tài liệu giao dịch ghi rõ ràng, chi tiết, có đầy đủ chữ ký của những người liên quan, có đóng dấu pháp nhân hợp lệ.

  • Bảo quản cẩn thận tài liệu giao dịch.

  • Khi phát sinh tranh chấp trong quá trình mua bán, sử dụng, bảo hành… sản phẩm, các bên cùng thương lượng để giải quyết, nếu không thỏa thuận được, thì đề nghị toà án giải quyết theo thủ tục tố tụng.

3.3.2. Đối với bên bán

  • Khi thực hiện giao kết hợp đồng người bán phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán qua mạng Internet .

  • Khi giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet bên bán phải thực hiện đúng nghĩa vụ cung cấp thông tin sản phẩm đây là yếu tố rất quan trọng để khách hàng quyết định mua hay không mua 1 sản phẩm.

  • Bảo đảm thông tin cá nhân khách hàng được xem là một trong những yêu cầu quan trọng cho hoạt động giao dịch mua bán qua mạng Internet .

  • Khi thực hiện hợp đông mua bán qua mạng internet người bán cũng phải tuân thủ thực hiện đúng các thỏa thuận của các bên chủ thể.

KẾT LUẬN

Qua tìm cho thấy hợp đồng mua bán qua mạng Internet là xu thế phát triển tất yếu trong quá trình phát triển và hội nhập của thành phố vì thế cần nhìn nhận và đánh giá khách quan những yếu tố thuận lợi, tồn tại để có thể nhanh chóng từng bước khắc phục những yếu kém cũng như phòng tránh những rủi ro trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet để bảo vệ quyền và lợi ích các bên tham gia hợp đồng. Để tránh thiệt thòi cho người bán và người mua thì thành phố cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng được môi trường pháp lý khoa học hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao kết hợp đồng mua bán qua mạng Internet. Để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng mua bán qua mạng Internet thì không chỉ các chủ thể quản lí của thành phố Vinh mà ngay cả các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng cũng phải thường xuyên trau dồi kiến thức về hoạt động giao kết hợp đồng mua bán mạng Internet để có thể phục vụ cho họat động quản lí, kinh doanh một cách hiệu quả tránh được những rủi ro không đáng kể muốn vậy thành phố cần phải nghiên cứu kỹ khung pháp lý bảo vệ quyền lợi của các bên đặc biệt là người tiêu dùng .



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Văn bản pháp luật

1.            Bộ luật Dân sự năm 2005;

2.            Luật Thương mại năm 2005;

3.            Luật Giao dịch điện tử năm 2005;

4.            Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010;

5.            Nghị định số 99/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 10 năm 2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

6.            Thông tư số 09/2008/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 21 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử;



* Sách, Giáo trình, Luận án

1. Nguyễn Ngọc Điện, Giáo trình luật Dân sự, Khoa luật - Đại học Cần Thơ, năm 2003;

2.Nguyễn Thị Mơ, Cẩm nang pháp luật về Giao kết hợp đồng điện tử, NXB Lao động - Xã hội, năm 2006;

3. Lê Minh Hùng, Luận án tiến sỹ luật, Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010.

4.            Lê Đình Nghị, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 2.

5.            Đại học luật Hà Nội, Luật dân sự Việt Nam, tập 2, NXB. Công An



* Tạp chí, Báo cáo khoa học

1.            Trần Văn Biên, “Pháp luật và vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân trên môi trường Internet”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật – Viện nhà nước và pháp luật, số 9(257)/2009, tr.36 – 45;       

2.            Bộ Công thương, Báo cáo Thương mại điện tử năm 2009 và năm 2010

4.            Sở Công thương tỉnh Nghệ An , Báo cáo tổng kết 5 năm Thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015.



* Trang thông tin điện tử

1. Nguyễn Hữu Huyên, Chứng cứ và bảo vệ người tiêu dùng trong giao dịch điện tử, nguồn: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com [ngày truy cập 25/3/2012];

2. Một số trang website bán hàng trực tuyến như: ngheanonline.vn; chovinh.com; lazada.vn; Cungmua.com; cho37.net ; chotot.com ; 37nghean.com/thanhmai; 37nghean.com/hanhle ; ngoinhaxanh.vn; http://lingo.vn/...



Каталог: DATA -> upload
upload -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
upload -> Thuật ngữ hàng hải quốc tế: a abatement Sự giảm giá
upload -> CÁP ĐIỆn lực hạ thế 1  4 LÕI, ruộT ĐỒNG, CÁch đIỆn xlpe, VỎ pvc low voltage 1 4 core Cable Copper conductor, xlpe insulation, pvc sheath
upload -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
upload -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chíNH
upload -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
upload -> Ớt cay f1 SỐ 20 Trái to, dài 14 15 cm, thẳng, cay vừa, chín tập trung, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi và chế biến. Năng suất rất cao, 30 40 tấn/ ha. ỚT sừng vàng 1039

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương