Khoa luật kỷ YẾu hội nghị TỔng kết công tác sinh viên nghiên cứu khoa học năm họC 2015 -2016



tải về 1.61 Mb.
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích1.61 Mb.
#35147
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình luật thương mại Đại học Luật Hà Nội 2012

2. Luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng 2010

3. Luật vệ sinh an toàn thực phẩm 2010

4. Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) và Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ 01/7/2016

5. Các nghị định có liên quan về hướng dẫn thi hành luật vệ sinh an toàn thực phẩm 2010

6. Các số liệu thống kê của cục VSATP Nghệ An

7. số liệu thống kê của cục quản lý thị trường nghệ an

8. http://www.qlttna.gov.vn/vi/ban-chi-dao-389-tinh-kiem-tra-cong-tac-chong-buon-lau-gian-lan-ssn3122.html

9. http://dantri.com.vn/suc-khoe/nghe-an-hon-20-000-sai-pham-lien-quan-den-an-toan-thuc-pham-20151220065226167.htm

10. http://congannghean.vn/phap-luat/201505/nhieu-vi-pham-ve-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-608220/


VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


Nhóm tác giả: Vũ Thị Thùy- 55B1 LH

Trương Hồ Khánh Ly- 55B4 LH

Mạc Thị Hương Nhi- 55B4 LH

Nguyễn Công Danh- 54B5 LKT

Trương Ngọc Huy Hoàng 53B8

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trịnh Thị Hằng

  1. Lí do chọn đề tài

Trong giai đoạn toàn cầu hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa hiện nay, với vai trò là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, Tiếng Anh đang ngày càng trở nên quan trọng trong học tập cũng như trong đời sống, là một nhân tố quan trọng trong việc tham gia các xu thế thời đại một các tích cực và có hiệu quả. Với tư cách là thế hệ trẻ, thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước, sinh viên có vai trò, trách nhiệm và quyền lợi học tập ngoại ngữ trong đó học tập tiếng Anh là một xu thế không thể chối bỏ.

Trên tinh thần đó, ngày 30 tháng 09 năm 2008 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020”.

Có thể khẳng định, việc nâng cao chất lượng ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, học viên của Đảng và Nhà nước ta là một xu thế cấp thiết.

Sinh viên Luật khoa Luật trường Đại học Vinh với tư cách là những sinh viên của thế hệ trẻ, thế hệ năng động và với đặc thù nghề nghiệp là nghề nghiệp liên quan mật thiết đến những xu thế hội nhập trên nên yêu cầu của việc nâng cao trình độ tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành Luật có tính cấp thiết vô cùng to lớn. Đây không chỉ là nghĩa vụ của sinh viên khoa Luật cần phải làm và còn là quyền lợi mà chính đáng mà mỗi sinh viên cần được hưởng.

Trên thực thế, Trường Đại học Vinh, Khoa Luật và các phòng ban đã và đang có nhiều biện pháp nhằm tạo điều kiện cũng như tạo động lực nhằm thúc đẩy sinh viên phấn đấu nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh của mình. Tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm đạt được, những hoạt động này vẫn còn bộc lộ một số hạn chế về vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình học tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Luật. Vì vậy, nhóm chúng tôi làm đề tài nghiên cứu khoa học với chủ đề: “Việc học Tiếng Anh của sinh viên khoa Luật - trường Đại học Vinh” nhằm góp phần nhìn thẳng vào thực trạng đang xảy ra hiện nay trong khoa và trường, đồng thời đề ra một số giải pháp khắc phục khoảng trống cho việc nâng cao chất lượng học tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Luật hiện nay.


  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng học tiếng Anh và tiếng Anh chuyên ngành của sinh viên Luật, Khoa Luật, trường Đại học Vinh.

Trong quá trình nghiên cứu, bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp thống kê.



  1. Kết cấu của đề tài

Đề tài được trình bày theo kết cấu 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề chung về việc học Tiếng Anh của sinh viên Luật.

Chương 2: Thực trạng học tiếng anh và học tiếng anh chuyên ngành Luật của sinh viên khoa Luật trường Đại học Vinh.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy Tiếng Anh cho sinh viên Luật trường Đại học Vinh


CHƯƠNG 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ

VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN LUẬT

    1. Sự cần thiết của việc học tiếng Anh đối với sinh viên nói chung, sinh viên khoa Luật Đại học Vinh nói riêng.

Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại”. Đáp ứng xu hướng hội nhập và phát triển của thế giới, tiếng Anh ngày càng được đưa vào sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, nhất là thế hệ trẻ.

Tiếng Anh đóng một vai trò quan trọng trong giao tiếp hàng ngày, trong các cơ hội học tập, công việc, các mối quan hệ mở rộng hợp tác kinh doanh ... Mọi người cần phải giao tiếp bằng tiếng Anh với bạn bè nhiều hơn từ các nước khác . Học sinh cần phải học tiếng Anh để hội nhập và học tốt hơn khi học ở nước ngoài. Các công ty Việt Nam cần phải có tiếng Anh để mở rộng hợp tác và đầu tư. Và tiếng Anh là một trong những công cụ hiệu quả để giúp mọi người hiểu tiếng nói của Việt Nam tại các hội nghị quốc tế quan trọng.

Ngày 30/09/2008 Thủ Tướng Chính phủ đã ra quyết định về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”. Đề án đề ra mục tiêu chung đó là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


    1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh của sinh viên Luật:

­­­- Thứ nhất, các chủ thể tác động cơ bản vào việc học Tiếng Anh của sinh viên nói chung và học Tiếng Anh chuyên nghành luật đối với sinh viên nói riêng bao gồm: nhà trường, các khoa đào tạo; giảng viên và sinh viên. Các chủ thể giữ vai trò quyết định trong việc học Tiếng Anh của sinh viên Luật.

- Thứ hai, nội dung chương trình học tiếng Anh cơ bản và tiếng Anh chuyên ngành cũng là 1 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên Luật.



  • Thứ ba, các hình thức dạy và học tiếng Anh:

+ Thông qua giảng dạy kiến thức sách vở thầy cô giảng dạy cho sinh viên

+ Thông qua hoạt động ngoại khóa

+ Thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, qua sách báo, internet.

- Cuối cùng, sinh viên Luật trường Đại học Vinh có những mặt tích cực và mặt hạn chế đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc học tiếng Anh của sinh viên.



CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH VÀ TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH CỦA SINH VIÊN KHOA LUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

2.1. Thực trạng về chủ thể thực hiện

2.1.1. Nhà trường và Khoa đào tạo

Trong những năm qua Nhà trường và Khoa đào tạo đã có nhiều kế hoạch, chỉ thị và đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho sinh viên có thể tiếp thu và học tập tiếng Anh. Và trong đó có rất nhiều biểu hiện tích cực như: quy định chuẩn đầu ra tiếng Anh cho sinh viên từ khóa 54 trở về sau; thành công xây dựng cộng đồng nói tiếng Anh (English Speaking Zone); Nhà trường đã tham gia và tổ chức nhiều cuộc thi tiếng Anh không chuyên cấp trường và cấp khu vực. Nhà trường đã có nhiều hỗ trợ và khuyến khích giúp các sinh viên có được các khóa học nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh và có đủ trình độ để đạt chỉ tiêu tiếng Anh do Nhà trường đề ra.

Tuy nhiên bên cạnh đó, trong quá trình đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định như không phân loại được trình độ tiếng Anh của sinh viên để đào tạo hợp lý; các hoạt động vẫn chưa đạt được sự thu hút như mong muốn,…

2.1.2. Giảng viên

Việc giảng dạy tiếng Anh hiện nay đã đặt ra những đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về trình độ mà còn về phương pháp và kỹ thuật giảng dạy của giảng viên dạy Tiếng Anh. Tuy nhiên, tình hình thực tế đào tạo tại trường Đại học Vinh hiện nay cho thấy giáo viên giảng dạy gặp phải những khó khăn nhất định: Việc giảng dạy và học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên đại học gây ra những bất lợi nhất định; mỗi giáo viên có cách giảng dạy và phát âm khác nhau khiến cho sinh viên phải thay đổi cách học thường xuyên để phù hợp với cách giảng dạy của giảng viên; bên cạnh đó, giảng viên gặp khó khăn trong quá trình xây dựng một chương trình giảng dạy đúng đắn và phù hợp với khả năng học tập của sinh viên; đa số giảng viên dạy tiếng Anh là người Việt, chỉ được đào tạo dưới nhiều hình thức trong

nước, không có nhiều cơ hội để thực tập các kỹ năng trong môi trường bản ngữ. Không chỉ vậy, sự đầu tư kinh phí cho việc giao lưu với các giảng viên nước ngoài để trao đổi kinh nghiệm cũng là một vấn đề bất cập hiện nay. Đó là nguyên nhân dẫn tới kiến thức thực tế về đất nước, văn hóa,… của ngôn ngữ đó còn rất hạn chế làm giảm sự phong phú trong quá trình giảng dạy, trao đổi với sinh viên; thời gian giảng dạy còn ngắn, không đủ để giáo viên giảng dạy.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hạn chế trên, trong những năm qua các giảng viên đã và đang có các cố gắng tích cực nhằm thay đổi tình trạng hiện nay và giúp đỡ cho sinh viên nhiều hơn: Giảng viên giảng dạy nhiệt tình, quan tâm thường xuyên tới sinh viên; giảng viên luôn thay đổi những phương pháp học mới; cách giảng dạy của giáo viên ngày càng dễ hiểu, dễ tiếp thu và thu hút được sinh viên tham gia và đóng góp vào bài học, sự phong phú trong bài giảng của giảng viên ngày càng có sự đầu tư kỹ lưỡng; trong quá trình giảng dạy, giảng viên luôn có những bài kiểm tra nhanh về những phần đã học cho sinh viên điều đó có thể giúp cho sinh viên nói chung và giảng viên nói riêng nắm được tình hình chất lượng trong quá trình học và giảng dạy của mình.



2.1.3. Sinh viên

Ngày nay, tiếng Anh đã trở thành yêu cầu cấp thiết, là điều kiện thiết yếu đối với sinh viên tại tất cả các trường Đại học nói chung và trường Đại học Vinh nói riêng. Tuy thế, đối với không ít sinh viên việc thành thạo ngoại ngữ là con đường dài, nhiều khó khăn với những ưu điểm và nhược điểm song song với nhau:

- Về ưu điểm: Sinh viên đã ý thức được sự cần thiết của ngoại ngữ trong thời kỳ kinh tế hội nhập như hiện nay; số lượng sinh viên tìm đến các trung tâm ngoại ngữ ngày càng tăng cao; nhiều sinh viên đã có ý thức tham gia những hoạt động ngoại khóa ngoài giờ học, các hoạt động vui chơi và hoạt động học thuật từ các câu lạc bộ tiếng Anh của trường, của Khoa và các câu lạc bộ do sinh viên tự lập ra.

- Về nhược điểm: Sinh viên còn ngại ngùng khi nói tiếng Anh trước đám đông; sinh viên đa phần chưa nắm được phương pháp học tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả; Một số vinh viên có thái độ, tác phong không đúng của sinh viên như: nói chuyện riêng, sử dụng thiết bị điện thoại, học hoặc làm bài tập môn khác,…; sinh viên đã có các hình thức tự học như: luyện theo cặp, luyện theo nhóm, … tuy nhiên các phương thức này còn ít, chưa có tính hệ thống và chưa được nhân rộng và chưa được nhiều sinh viên biết đến.



2.2. Nội dung giảng dạy

Về phần nội dung, không thể phủ nhận rằng nội dung bài giảng của các giảng viên trong những năm qua đã có sự thay đổi tích cực. Cụ thể trong thời gian thực hiện nghiên cứu, nội dung các bài giảng của giảng viên đã có những ưu điểm sau:



  • Nội dung giảng dạy cụ thể và có tính định hướng.

- Nội dung giảng dạy thực tế và gắn liền với yêu cầu về chất lượng của sinh viên.

- Nội dung giảng dạy yêu cầu sinh viên phải thực hành.

Bên cạnh những ưu điểm trên, nội dung giảng dạy Tiếng Anh còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Nội dung bài học từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông chỉ xoay quanh các kiến thức về thì, câu chủ động, câu bị động, câu tường thuật…

- Trong một tiết học phần lớn thời gian giáo viên giành cho dạy ngữ pháp, kiến thức chủ yếu để giải quyết bài thi trên giấy mà hầu hết các trường, các khối không chuyên thi bằng hình thức này.

- Việc dạy nghe của giáo viên đối với các học sinh hầu hết chưa hiệu quả, học sinh chưa chú tâm vào bài giảng để tiếp nhận kỹ năng này khi học trên lớp.

- Học sinh, sinh viên thường có suy nghĩ rằng muốn giỏi tiếng anh, muốn dùng được tiếng anh trên thực tế thì phải giỏi ngữ pháp trước đã rồi mới nghe nói giỏi.

- Học sinh, sinh viên khi học nói thường theo một trình tự đó là nghĩ nghĩa của câu muốn viết bằng tiếng việt ra sau đó mới dịch từng từ ra tiếng anh rồi mới nói.

- Phát âm của các giáo viên, giảng viên Việt nam hầu hết có giọng phát âm không chuẩn, ảnh hưởng rất nhiều đến việc học và phát âm của sinh viên nhất là trong chương trình học theo hệ thống tín chỉ, do khi học phát âm không chuẩn nên sau đó các giảng viên phát âm cũng 1 từ nhưng mà phát âm khác nhau, bên cạnh đó trong mỗi kì học sinh viên thường học một giảng viên khác nhau có thể làm cho sinh viên lúng túng không hiểu được ý giảng viên muốn nói gì.

- Nội dung bài học chưa phong phú đa dạng để tạo hứng thú, cảm hứng yêu thích của người học đối với tiếng anh



2.3. Thực trạng về phương thức giảng dạy

Hiện nay, sinh viên khoa Luật trường Đại học Vinh được giảng dạy bằng nhiều phương thức khác nhau. Nhà trường và giảng viên tổ chức kết hợp giảng dạy theo kiến thức lý thuyết sách vở, qua các hoạt hoạt động ngoại khóa và thông qua phương tiện truyền thông, internet. Tuy phong phú về phương thức nhưng chưa có sự tập trung, mỗi phương thức còn bộc lộ nhiều lỗ hổng, chưa bám sát nhu cầu thực tế của sinh viên. Có thể kể đến như:

- Sinh viên khoa Luật trường Đại học Vinh học Tiếng Anh 1 và Tiếng Anh 2 dưới sự giảng dạy của giảng viên khoa Ngoại Ngữ trong trường. Phương thức giảng dạy của các giảng viên này chủ yếu vẫn là bám vào giáo trình, học theo từng chủ đề (Unit), mỗi chủ đề bao gồm phần từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, nghe, đọc và viết. Thực tế, để tiếp nhận được phương thức truyền đạt đó thì đòi hỏi sinh viên đã có sẵn một trình độ tiếng anh nhất định, nhưng sinh viên khoa Luật đại học Vinh lại chưa đáp ứng được. Vậy nên nó tạo sự chênh lệch giữa khả năng thực của sinh viên với định mức đặt ra của nhà trường và khoa cho các em. Chính vì sự chênh lệch này gây nhiều khó khăn cho cả giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy, học và thi cử.

- Các hoạt động ngoại khóa được tổ chức trong trường, trong khoa phục vụ cho việc học Tiếng Anh còn rất nhỏ lẻ, một số hoạt động được tổ chức lại không thu hút được sinh viên tham gia.

- Bên cạnh đó, phương thức sinh hoạt ngoại khóa phổ biến nhất hiện nay là sinh hoạt trong các câu lạc bộ Tiếng Anh do các khoa tự lập ra, và ở khoa Luật tổ chức Câu lạc bộ Tiếng Anh khoa Luật. Câu lạc bộ này về mục đích hoạt động là rất tốt nhưng trong quá trình hoạt động lại không thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo sinh viên trong khoa. Nguyên nhân có thể là bởi chương trình hoạt động của câu lạc bộ chưa bám sát được nhu cầu và khả năng tiếp nhận của sinh viên, nhưng chủ yếu vẫn xuất phát từ suy nghĩ của sinh viên rằng không theo kịp với các bạn tốt hơn trong câu lạc bộ nên ngại tiếp xúc, ngại tham gia.

- Và hạn chế lớn nhất của nhà trường và các khoa là chưa mang Tiếng Anh chuyên nghành vào khung chương trình giảng dạy chính khóa và Tiếng Anh chuyên nghành Luật cho sinh viên Luật cũng vậy. Đây là một hạn chế rất lớn làm Tiếng Anh xa rời với nhu cầu thiết thực của sinh viên sau khi ra trường.



2.4. Kết quả việc học Tiếng Anh

Biểu đồ bảng điểm học phần tiếng anh của sinh viên khoa Luật

Biểu đồcho thấy:

+) Số sinh viên có trình độ tốt đạt khung điểm A là 4%

+) Số sinh viên có trình độ khá đạt khung điểm B là 20%

+) Số sinh viên có trình độ trung bình đạt khung điểm C là 32%

+) Số sinh viên có trình độ trung bình kém đạt khung điểm D là 37%

+) Số sinh viên có trình độ yếu đạt khung điểm F là 7%

Từ bảng số liệu ta thấy đa phần sinh viên đều thi đạt trong kì thi học phần tiếng Anh. Tuy nhiên, khi so sánh tỉ lệ ta thấy: tỉ lệ sinh viên đạt điểm C và D chiếm 69% một tỉ lệ tương đối cao trong khi đó tỉ lệ điểm A và B chỉ đạt 24%. Tỉ lệ này cho thấy rằng, phần lớn sinh viên chỉ đạt điểm vừa đủ để thông qua kì thi này còn tỉ lệ sinh viên có biểu hiện tốt và đạt thành tích tốt qua việc đạt điểm tốt (A, B+, B).Trong khi đó, để đạt được tín chỉ B1 nếu sinh viên chỉ đạt điểm C và D thì việc có thể đạt tín chỉ này đối với sinh viên trở nên rất khó khăn.


Số lượng từ vựng



Từ vựng tiếng anh thông dụng


Từ vựng tiếng anh chuyên ngành luật

1-5 từ

61%

95%

6-10 từ

30 %

5%

11-15 từ

9 %

0%

16-20 từ

0%

0%

Bảng số liệu thông kê kết quả sinh viên trả lời câu 1 bài khảo sát.

Bảng số liệu trên cho thấy:


  • Đối với câu trả lời bảng khảo sát về từ vựng tiếng anh thông dụng.

+ Số sinh viên hoàn thành bảng khảo sát từ vựng tiếng anh thông dụng trong khoảng 0-5 từ đạt 61,0 %

+ Số lượng sinh viên hoàn thành bảng khỏa sát từ vựng tiếng anh thông dụng trong khoảng 6-10 từ vựng đạt 30%

+ Số ít sinh viên hoàn thành được bảng khảo sát từ 11-15 từ vựng tiếng anh thông dụng

+ Và không có sinh viên trả lời được bảng khảo sát từ vựng tiếng anh đầy đủ.

+ Từ các số liệu trên ta thấy được, các từ khảo sát không khó và nhiều trong số đó đã xuất hiện trong quá trình học tập của tiếng Anh, tuy nhiên số lượng từ vựng đã biết của sinh viên tỷ lệ nghịch với tỷ lệ % thông dụng. Tức là giảm dần khi vốn từ vựng tăng lên.


  • Đối với câu trả lời bảng khảo sát về từ vựng tiếng anh chuyên ngành luật.

+ Số lượng sinh viên hoàn thành bảng khảo sát từ vựng tiếng anh chuyên ngành luật trong khoảng 0-5 từ là 95%

+ Số lượng sinh viên hoàn thành bảng khảo sát từ vựng tiếng anh chuyên ngành luật trong khoảng 6-10 từ là 5%

+ Không có sinh viên hoàn thành bảng khảo sát từ vựng tiếng anh chuyên ngành luật từ 10 - 20 từ vựng.

+ Từ số liệu trên, ta thấy mặc dù các thuật ngữ đôi khi đã xuất hiện trong các giáo trình những nhưng tỷ lệ các thuật ngữ sinh viên đã nắm khá ít.



  • Đối với kết quả của bảng số liệu ta thấy:

Số lượng nắm biết từ 1- 5 từ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi tỷ lệ nắm giữ từ 5 từ vững trở lên chiếm tỷ lệ thấp.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNGDẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH, TIẾNG ANH

CHUYÊN NGÀNH CHO SINH VIÊN LUẬT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng vai trò của tiếng anh đối với mỗi chuyên ngành, đặc biệt là các chương trình tuyên truyền vai trò của tiếng anh đối với chuyên ngành luật.

- Ngay từ đầu vào tổ chức thi phân loại trình độ tiếng anh của sinh viên để mở lớp dạy phù hợp theo trình độ. Cụ thể là: Lớp giành cho trình độ tiếng yếu kém, trung bình và khá, giỏi.

- Giảng viên cần bồi dưỡng thêm kiến thức tiếng anh cũng như tiếng anh chuyên ngành để giảng dạy cho sinh viên.

- Phối hợp với giáo viên bản ngữ trong giảng dạy để tạo môi trường tiếp xúc cho sinh viên.

- Thành lập lớp dạy song ngữ chuyên ngành từ những môn cơ bản nhất như Luật Dân sự, luật Hôn nhân gia đình…

- Xây dựng các blog, fanpage nơi sinh viên có thể trao đổi các kinh nghiệm.

- Tổ chức các buổi xem phim có phụ đề song ngữ, các cuộc thi hát karaoke bằng tiếng Anh.

- Đầu tư hệ thống trang thiết bị, kĩ thuật phục vụ âm thanh và hình ảnh sinh động tạo sự hứng thú cho sinh viên.

- Hệ thống lại các giáo trình, tài liệu về Tiếng Anh ở Thư viện Đại học Vinh.

- Duy trì và thường xuyên có những đổi mới chương trình, phương thức hoạt động của Câu lạc bộ tiếng Anh khoa Luật nhưng vẫn bám sát vào Đề án ngoại ngữ Quốc gia.

- Sinh viên tự xây dựng những nhóm tự học, tự luyện tập Tiếng Anh và tự mình tham khảo và luyện tập Tiếng Anh đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc học tập Tiếng Anh có hiệu quả của sinh viên


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020

  2. Bảng tổng hợp số liệu điểm Tiếng Anh 2 của sinh viên khoa Luật

  3. Tổng hợp phiếu khảo sát đánh giá sinh viên.

Каталог: DATA -> upload
upload -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
upload -> Thuật ngữ hàng hải quốc tế: a abatement Sự giảm giá
upload -> CÁP ĐIỆn lực hạ thế 1  4 LÕI, ruộT ĐỒNG, CÁch đIỆn xlpe, VỎ pvc low voltage 1 4 core Cable Copper conductor, xlpe insulation, pvc sheath
upload -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
upload -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chíNH
upload -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
upload -> Ớt cay f1 SỐ 20 Trái to, dài 14 15 cm, thẳng, cay vừa, chín tập trung, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi và chế biến. Năng suất rất cao, 30 40 tấn/ ha. ỚT sừng vàng 1039

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương