Khoa luật kỷ YẾu hội nghị TỔng kết công tác sinh viên nghiên cứu khoa học năm họC 2015 -2016


GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT



tải về 1.61 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích1.61 Mb.
#35147
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT

VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH



Nhóm tác giả: Lê Tiến Dũng

Nguyễn Lê Anh

Đặng Thị Ngọc Diệp

Trương Anh Dũng

Đinh Thị Diễm Hương

Đặng Lê Thuỳ Trang

Lê Thị Ngọc Anh

Đơn vị: Chi bộ HVSV khoa Luật

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Ngô Thị Thu Hoài


  1. Lý do chọn đề tài:

Trong những vấn đề nóng của xã hội, giao thông luôn là vấn đề được qua tâm hàng đầu, tác động trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân.

Trong những năm gần đây, tình hình trật tự an toàn giao thông trong cả nước đã và đang diễn biến phức tạp. Vấn đề ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông, tình trạng vi phạm các quy định về quản lý trật tự an toàn giao thông diễn ra ngày càng phổ biến, tăng cả về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm.

Không nằm ngoài thực trạng chung đó, ngay tại thành phố Vinh, đặc biệt là khu vực Đại học Vinh, tình hình giao thông cũng hết sức phức tạp khi mà ở đây ngoài dân bản địa còn có một số lượng lớn sinh viên học viên theo học. Bên cạnh đó, đây còn là khu vực tập trung nhiều trụ sở cơ quan nhà nước, doanh nghiệp lớn, các trường THPT, trường mầm non và chợ nên vào giờ tan tầm, mật độ xe cộ lưu thông trên đường luôn ở mức cao.

Mặt khác, để thay đổi hệ thống giao thông theo hướng văn minh, an toàn thì từ khi ở giảng đường, rèn luyện và giáo dục cho sinh viên về môi trường văn hóa giao thông là hết sức quan trọng. Với ý nghĩa bảo vệ sức khỏe, tính mạng và giáo dục ý thức tham gia giao thông cho sinh viên, việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh thực sự cần thiết và có ý nghĩa cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.



Đó là những lý do chúng tôi thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh

2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ và đi sâu tìm hiểu về thực trạng chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh.

Phạm vi nghiên cứu ở khu vực cơ sở 1 trường Đại học Vinh với số liệu thống kê từ năm 2012 đến năm 2016

Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích, điều tra xã hội học, tổng hợp, so sánh nhằm đánh giá vấn đề một cách khách quan, toàn diện nhất.



3. Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau:



Chương 1: Cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ

Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ

AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1.1. Khái niệm, đặc điểm và hình thức thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ

Theo Từ điển Tiếng Việt thì đường bộ là được hiểu là đường đi trên đất liền cho người đi bộ và xe cộ (nói khái quát). Luật Giao thông đường bộ 2008 định nghĩa:“đường bộ gồm: đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”. Như vậy giao thông đường bộ có thể được hiểu là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà qua sông, suối nối đường bộ.

Dưới góc độ pháp lý, pháp luật về an toàn giao thông đường bộ là những quy tắc xử sự về các vấn đề giao thông đường bộ, do nhà nước ban hành, điều chỉnh, áp dụng với các chủ thể tham gia giao thông, các chủ thể tham gia vào xây dựng, lắp đặt, vận hành, quản lý giao thông đường bộ.

Thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ là một quá trình hoạt động có mục đích giúp những quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ đi vào cuộc sống, tạo thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ là một dạng cụ thể của thực hiện pháp luật nên nó vừa mang những đặc điểm chung của thực hiện pháp luật vừa có những đặc điểm riêng, mang tính đặc thù:

- Chủ thể thực hiện pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ đa dạng và phong phú.

- Thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ vừa mang tính quyền lực nhà nước, vừa mang tính cộng đồng

- Trong quá trình hoàn thiện pháp luật an toàn giao thông đường bộ đều phải nâng cao chất lượng nội dung mới là cơ sở cho việc thực hiện pháp luật an toàn giao thông đường bộ trên thực tế.

- Thực hiện pháp luật an toàn giao thông đường bộ được biểu hiện chủ yếu dưới dạng hành vi tuân thủ pháp luật.

- Việc thực hiện pháp luật an toàn giao thông chịu nhiều ảnh hưởng từ những yếu tố mang tính chất cản trở.

Tương tự thực hiện pháp luật nói chung, việc thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ được thể hiện qua các hình thức sau:

- Tuân thủ pháp luật

- Chấp hành pháp luật

- Sử dụng pháp luật

- Áp dụng pháp luật

1.2. Vai trò của thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ

Thực hiện pháp luật nói chung được xem là thực tế hóa giá trị của pháp luật - những quy tắc xử sự chung để đảm bảo duy trì, ổn định trật tự xã hội. Thực hiện pháp luật giao thông đường bộ không nằm ngoài quy luật đó:

- Đảm bảo nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.

- Đảm bảo an toàn trật tự xã hội.

- Đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho nhân dân.

- Là môi trường tốt để kinh tế xã hội phát triển, chuẩn bị cơ sở tốt cho đất nước trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đào tạo thế hệ trẻ sống, làm việc theo pháp luật.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN

GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

2.1. Tổng quan về quy hoạch giao thông đường bộ tại khu vực trường Đại học Vinh

Trường Đại học Vinh có diện tích 135707,72m2 (bao gồm cả trường THPT Chuyên, thư viện Nguyễn Thúc Hào, nhà Hiệu bộ và đường Bạch Liêu). Với số lượng sinh viên Đại học là 21411 sinh viên; Cao học và Nghiên cứu sinh là 1589 người; số lượng cán bộ, công chức là 987 người; học sinh THPT là 1290; THCS là 120; mầm non là 509 em.1

Trường Đại học Vinh nằm trên tuyến đường Lê Duẩn, thuộc đường Quốc lộ 1A. Con đường này là trục đường chính nối liền Bắc Nam, cửa ngõ nối liền Nghệ An và các tỉnh thành khác. Hằng ngày lượng phương tiện lưu thông qua tuyến đường này rất lớn, bao gồm: xe khách đường dài, xe bus và các phương tiện của người dân... Cổng chính của trường hướng ra đường Lê Duẩn, xe ô tô, sinh viên, người ra vào trường chủ yếu qua cổng này. Đoạn đường Lê Duẩn tiếp giáp với ĐH Vinh có chiều dài 375,2m (Tính cả khu vực Thư viện Nguyễn Thúc Hào). Trước ĐH Vinh, nằm trên đường Lê Duẩn còn có 2 điểm xe buýt và là tuyến đường của nhiều tuyến xe buýt đi qua.

2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật an toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh

2.2.1. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh

Đảm bảo an toàn giao thông là nhiệm vụ không chỉ của riêng Nhà trường mà còn của cả xã hội, của những cơ quan chức năng, đồng thời cũng cần phải nhìn nhận dưới góc độ ý thức chấp hành Luật giao thông trong chính bản thân học sinh, sinh viên của Nhà trường.

Thực tế, không thể phủ nhận vai trò đặc biệt quan trọng của các chương trình, các chủ trương do Nhà trường cùng các tổ chức đoàn thể đã cùng triển khai thực hiện theo từng giai đoạn và theo từng năm. Một trong những hoạt động được cho là có tầm quan trọng hàng đầu đó là việc tổ chức các lớp, các khóa đào tạo – cấp giấy phép lái xe mô-tô, xe gắn máy cho học sinh, sinh viên của Nhà trường. Bên cạnh đó, trường Đại học Vinh cũng phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức chương trình bồi dưỡng kiến thức giao thông cho giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Vinh. Không chỉ vậy, hàng năm trường còn tổ chức các cuộc phát động "Hưởng ứng tháng hành động An toàn giao thông", tổ chức các hội thi "Lái xe an toàn" hay tham gia cuộc thi "Tìm hiểu kiến thức an toàn giao thông"

Bên cạnh những kết quả mà nhà trường đã đạt được, sinh viên của trường cũng có nhiều cố gắng trong việc trau dồi, rèn luyện nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức trong khi tham gia giao thông. Qua số lượng thống kê của Trung tâm đào tạo liên tục và chuyển giao công nghệ cho thấy, số lượng sinh viên tham gia vào các chương trình liên quan đến tìm hiểu pháp luật về GTĐB cũng như nâng cao kỹ năng lái xe rất đông. Có những chương trình đã thu hút được hơn 4000 bạn sinh viên tham gia.

2.2.2. Những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ đối với sinh viên trường Đại học Vinh

2.2.2.1. Những khó khăn từ phía sinh viên

Thực trạng hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên còn chưa đầy đủ. Từ việc khảo sát ngẫu nhiên 1000 sinh viên trường Đại học Vinh, kết quả cho thấy rằng vẫn còn khoảng 38% sinh viên còn biết ít hoặc không hiểu biết về Luật Giao thông đường bộ.

Ý thức chấp hành Luật khi tham gia giao thông của một số sinh viên còn chưa cao. Pháp luật quy định hành vi điểu khiển xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy hoặc đội mũ cho người đi xe mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Tuy nhiên, một số sinh viên vẫn bất chấp những quy định, bất chấp tính mạng mình Quan sát từ phía nhà xe, sau khi lấy xe ra, một số sinh viên thản nhiên ngồi lên xe về không đội mũ bảo hiểm hay mang theo mũ nhưng lại không đội mà chỉ treo lên xe để đội lên khi thấy sự xuất hiện của cảnh sát.

Một số sinh viên điều khiển phương tiện không đảm bảo các quy định về phương tiện khi tham gia giao thông. Khi tham gia giao thông, sinh viên trường Đại học Vinh chủ yếu sử dụng phương tiện là xe máy, xe đạp với số lượng rất lớn. Dạo quanh phía nhà xe của trường, không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc xe máy không có gương chiếu hậu.

2.2.2.2. Những tồn tại từ phía nhà trường

Bên cạnh những hoạt động, phong trào thiết thực, bổ ích của nhà trường mang lại cho sinh viên, thì vẫn còn một số bất cập sau:

- Công tác giáo dục, tuyên truyền của nhà trường diễn ra chưa được thường xuyên, chưa thể hiện tính hiệu quả cao.

- Cơ sở vật chất của trường còn một số khó khăn, tồn tại như: Hệ thống nhà xe hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu gửi xe của sinh viên vào những giờ cao điểm. Đặc biệt là trong các khoảng thời gian đầu buổi học và cuối giờ học, tình trạng kẹt xe, ùn tắc xảy ra ở các cổng nhà xe diễn ra khá phổ biến.



- Tại khu vực đường Bạch Liêu, đoạn đường ngăn cách giữa khu vực các phòng ban, các khoa đào tạo và khu vực nhà A, B, C với khu vực tòa nhà công nghệ cao, thư viện, nhà D và trường THPT chuyên lưu lượng xe qua lại rất lớn, mặt đường gồ ghề, nhiều ổ voi, ổ gà.

2.2.3. Nguyên nhân của những khó khăn, tồn tại trong quá trình thực hiện pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Vinh

Thứ nhất, ý thức chấp hành quy định pháp luật giao thông của sinh viên còn thấp.

Thứ hai, hạ tầng giao thông khu vực Đại học Vinh chưa đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh của phương tiện giao thông và sự đa dạng phức tạp của các đối tượng tham gia giao thông.

Thứ ba, kinh tế xã hội phát triển, điều kiện sống tăng cao, do đó số lượng sinh viên được sở hữu các phương tiện cá nhân riêng như xe đạp, xe gắn máy ngày càng nhiều.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ

Thứ nhất, cần tăng mức xử phạt với hành vi vi phạm pháp luật ATGT đường bộ của người đi bộ, đồng thời triển khai thực hiện quy định này trên phạm vi cả nước.

Thứ hai, cần phải áp dụng chế tài có mức độ răn đe mạnh hơn với nhóm đối tượng là học sinh sinh viên vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Thứ ba, cần có quy định cụ thể về việc ưu tiên phát triển phương tiện giao thông công cộng, và hạn chế phương tiện cá nhân.

Thứ tư, áp dụng chế tài tạm giữ phương tiện giao thông từ một đến ba tháng cùng với việc áp dụng chế tài phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông, như: vi phạm các quy định về nồng độ cồn; tránh, vượt sai quy định; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người thi hành công vụ; không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông….

Thứ năm, cần có quy định cụ thể về trách nhiệm của các cá nhân tổ chức và cơ quan có nghĩa vụ đảm bảo trật tự ATGT đường bộ.

Thứ sáu, chính quyền địa phương cần ban hành các văn bản pháp quy phù hợp với tình hình địa phương, kịp thời giải quyết các điểm nóng giao thông trên địa bàn.

3.2. Nhóm giải pháp từ phía Nhà trường

Thứ nhất, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường bộ.

Thứ hai, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay thế phương tiện cá nhân.

Thứ ba, quy hoạch lại hệ thống nhà xe trong trường.

Thứ tư, biên soạn cuốn “Cẩm nang An toàn giao thông” dành cho sinh viên của trường.

3.3. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý trên địa bàn với nhà trường trong lĩnh vực đảm bảo an toàn giao thông đường bộ

Thứ nhất, tăng cường sự Phối hợp với UBND phường Bến Thuỷ và UBND phường Trường Thi trong công tác quản lý về trật tự an toàn giao thông.

Thứ hai, tăng cường sự Phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông – Công an thành phố Vinh tổ chức tập huấn công tác điều tiết giao thông cho đội bảo an, lực lượng thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích của trường cũng như hỗ trợ điều tiết giao thông vào giờ tan tầm.

Thứ ba, phối hợp với Sở giao thông vận tải Nghệ An để hoàn thiện hệ thống biển báo giao thông trên tuyến đường Bạch Liêu cũng như sửa chữa lại tuyến đường này.

3.4. Phát huy sức trẻ của sinh viên trường Đại học Vinh trong phong trào thi đua đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Thứ nhất, thành lập đội xung kích đảm bảo trật tự an toàn giao thông của trường Đại học Vinh.

Thứ hai, thành lập đội tuyên truyền phổ biến pháp luật giao thông đường bộ ở các khoa đào tạo với sự hỗ trợ của Câu lạc bộ Thực hành pháp luật thuộc Liên chi đoàn khoa Luật.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bản đồ quy hoạch trường Đại học Vinh ngày 09 tháng 7 năm 2012 của Ban quản lý các dự án xây dựng trường Đại học Vinh.

  2. Báo cáo tổng kết năm 2015 của Công an Phường Bến Thủy.

  3. Báo cáo đề cương và kế hoạch kiểm tra: Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và trật tự xây dựng trên địa bàn năm 2015 của UBND phường Bến Thuỷ.

  4. Bộ Luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009, NXB Tư pháp, Hà Nội.

  5. Luật Giao thông đường bộ (2008), NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

  6. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  7. Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

  8. Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường

  9. Nguyễn Quang Huy, Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ (qua thực tế tỉnh Thái Nguyên), Luận văn thạc sĩ, 2010.

  10. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2005.

  11. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.



MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

THẢO LUẬN NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH


Tác giả: Từ Phương Linh

Lớp: 54B1 LKT

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hồ Thị Duyên

1. Lý do chọn đề tài

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Trường Đại học Vinh đã xây dựng Chương trình hành động và ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương, trong đó chú trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Nâng cao ý thức tự học nói chung và hoạt động thảo luận nhóm nói riêng được nhà trường cũng như các giảng viên quan tâm, hướng dẫn sinh viên thực hiện.

Trường đại học Vinh khi chuyển sang cơ chế đào tạo theo học chế tín chỉ, thảo luận nhóm là nội dung hoạt động bắt buộc đối với các học phần. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực hoạt động thảo luận nhóm mang lại như giúp sinh viên nâng cao ý thức tự học, nắm chắc hơn kiến thức lý thuyết đã được giảng viên trang bị, rèn luyện kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình và phản biện, kỹ năng trình bày slide… thì thực trạng về ý thức tự học nói chung và hoạt động thảo luận nhóm nói riêng của sinh viên ở Trường Đại học Vinh vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại.

Với đặc thù là một trường đào tạo đa ngành, lại có bề dày đào tạo theo học chế niên chế truyền thống. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phương pháp học tập thảo luận nhóm được thực hiện rộng rãi, đồng bộ, thực sự phát huy được hiệu quả trong sinh viên, giúp sinh viên tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, có được kết quả học tập tốt nhất. Cũng như để đáp ứng yêu cầu của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới giáo dục toàn diện hiện nay, phát huy tinh thần tự học của sinh viên làm cho người học linh hoạt, năng động và chủ động trong việc tiếp thu tri thức mới. Tạo sự thay đổi căn bản về nội dung chương trình đào tạo, hệ thống quản lý đào tạo và phương pháp đào tạo nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Vì vậy, để nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên trường đại học Vinh nói chung và sinh viên khoa Luật nói riêng, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên Trường Đại học Vinh” để làm đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học của mình.

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên.

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên ở các khóa học – khóa 56, khóa 55, khóa 54, khóa 53 tại Trường Đại học Vinh.

3. Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp điều tra, khảo sát; thống kê, thu thập thông tin, phân tích tổng hợp và các phương pháp nghiên cứu khác.



4. Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục đề tài tham khảo, Báo cáo khoa học của đề tài gồm 3 chương:

Chương 1. Một số vấn đề lý luận về hoạt động thảo luận nhóm;

Chương 2. Thực trạng thảo luận nhóm của sinh viên ở Trường Đại học Vinh;

Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thảo luận nhóm của sinh viên Trường Đại học Vinh.

CHƯƠNG 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG

THẢO LUẬN NHÓM

1.1. Khái quát về hoạt động thảo luận nhóm


Thảo luận nhóm là một hình thức học tập bắt buộc trong đào tạo theo học chế tín chỉ hiện nay. Trong cơ cấu 1 tín chỉ có 30 – 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; việc thảo luận trong hệ thống tín chỉ vừa là một yêu cầu đào tạo đồng thời là một phương pháp học được khuyến khích áp dụng đối với sinh viên.

Đối với sinh viên, phương pháp thảo luận nhóm lấy người học làm trung tâm, coi người học là chủ thể của quá trình dạy và học, xây dựng tính chủ động trong tìm kiếm và lĩnh hội tri thức của sinh viên chứ không phải theo cách “thầy đọc, trò chép”. Thảo luận nhóm đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm cùng thực hiện cam kết làm việc nhất định mà không có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên, được biểu hiện qua: (i) Mọi thành viên trong nhóm đều hướng đến mục tiêu chung; (ii) Có sự phụ thuộc, tương tác lẫn nhau giữa các thành viên; (iii) Có trách nhiệm, lợi ích liên đới trong sản phẩm, kết quả hoạt động nhóm.

Căn cứ vào sự hình thành của nhóm có thể phân loại thành nhóm chính thức và nhóm không chính thức.

- Nhóm không chính thức: Là nhóm được phát triển một cách tự nhiên nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội.

- Nhóm chính thức: Là nhóm được thành lập xuất phát từ nhu cầu của tổ chức, trên cơ sở quyết định chính thức. Mục tiêu của nhóm chính thức phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Nhóm làm việc (Team) là một dạng đặc biệt của nhóm chính thức, gồm một tập hợp những người có năng lực bổ trợ cho nhau (kiến thức, kỹ năng và khả năng), cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện các mục tiêu.

Dựa trên cách thức thực hiện công việc, có thể chia nhóm thảo luận theo ba hình thức, gồm:

- Nhóm ngang: Nhóm trưởng nhận chủ đề thảo luận sẽ lập đề cương rồi phân chia từng phần công việc cho các thành viên, sau đó tổng hợp và hoàn thiện bài tập của nhóm.

- Nhóm dọc: Nhóm trưởng nhận chủ đề thảo luận sau đó phân chia cụ thể: người viết đề cương, người tìm tài liệu, người xử lý tài liệu, người viết bài, người phản biện lại bài viết của nhóm, người chuẩn bị câu hỏi phản biện lại nhóm khác...

- Nhóm kết hợp: Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm tất cả các công việc.

1.2. Các hình thức hoạt động thảo luận của sinh viên ở trường Đại học Vinh


Hiện nay, ở trường Đại học Vinh, hoạt động thảo luận nhóm được tổ chức theo các hình thức sau đây:

Thứ nhất, hoạt động thảo luận được tổ chức thành các lớp thảo luận chính thức.

Lớp thảo luận chính thức là hình thức tổ chức lớp thảo luận theo kế hoạch đào tạo của nhà trường áp dụng đối với các học phần được giảng dạy trực tuyến. Theo hình thức giảng dạy trực tuyến, lớp học lý thuyết và thảo luận được tách ra độc lập. Lớp học trực tuyến cung cấp cho sinh viên các kiến thức lý thuyết của học phần đó, tổng số sinh viên ở một lớp này sẽ được tổ chức thành các lớp nhỏ có từ 25 đến 50 sinh viên để thực hiện hoạt động thảo luận. Sinh viên chủ động lựa chọn đăng ký vào các lớp thảo luận có sẵn do nhà trường đề xuất, sắp xếp.



Thứ hai, hoạt động thảo luận được tổ chức trong các lớp học phần.

Ở các lớp học phần thông thường, nội dung lý thuyết và thảo luận được tổ chức trong một lớp. Theo đề cương, mỗi tín chỉ sẽ có từ 2 – đến 5 tiết thảo luận. Sau khi kết thúc nội dung lý thuyết của từng tín chỉ hoặc toàn bộ học phần, giảng viên sẽ tổ chức thảo luận theo lớp học phần đó. Ở những lớp học phần này, số lượng sinh viên thường đông. Sĩ số trong các lớp này có thể từ 30 sinh viên, nhưng cũng có lớp lên đến 110 – 130 sinh viên. Hoạt động thảo luận ở các lớp đông như thế này thường kém hiệu quả và khó khăn trong tổ chức.



Thứ ba, hình thức thảo luận nhóm không chính thức, do giảng viên chủ động tổ chức ở trong mỗi lớp học phần hoặc lớp thảo luận.

Giảng viên phụ trách sẽ chia lớp thành các nhóm nhỏ có từ 5 đến 15 thành viên. Giảng viên sẽ đưa ra các câu hỏi thảo luận để các nhóm chuẩn bị. Quá trình thảo luận thường có ba bước thống nhất với nhau, tương ứng với ba dạng hoạt động cơ bản: Chuẩn bị nội dung ở nhà của sinh viên, tiến hành thảo luận chung trên lớp, kết thúc thảo luận.

Hình thức tổ chức tự thảo luận theo nhóm nhỏ này có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động đào tạo hiện nay và được giảng viên áp dụng trong quá trình thực hiện hai hình thức thảo luận đã nêu ở trên.


Каталог: DATA -> upload
upload -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
upload -> Thuật ngữ hàng hải quốc tế: a abatement Sự giảm giá
upload -> CÁP ĐIỆn lực hạ thế 1  4 LÕI, ruộT ĐỒNG, CÁch đIỆn xlpe, VỎ pvc low voltage 1 4 core Cable Copper conductor, xlpe insulation, pvc sheath
upload -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
upload -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chíNH
upload -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
upload -> Ớt cay f1 SỐ 20 Trái to, dài 14 15 cm, thẳng, cay vừa, chín tập trung, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi và chế biến. Năng suất rất cao, 30 40 tấn/ ha. ỚT sừng vàng 1039

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương