Khoa luật kỷ YẾu hội nghị TỔng kết công tác sinh viên nghiên cứu khoa học năm họC 2015 -2016


Lê Thị Sơn (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Trường ĐH Luật Hà Nội



tải về 1.61 Mb.
trang4/12
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích1.61 Mb.
#35147
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

11. Lê Thị Sơn (chủ biên), Giáo trình tội phạm học, Trường ĐH Luật Hà Nội

PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG

LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ THỰC TIỄN

THI HÀNH TẠI TỈNH NGHỆ AN



Nhóm tác giả: Hồ Sỹ Hoàng;

Vũ Kim Hùng;

Khương Thi Tuyến;

Lê Thị Diệu Huyền

Lớp: 54B2 LKT, 53B9 Luật, 53B13 Luật

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Hồ Thị Hải

1. Lý do chọn đề tài

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh, trong khi tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra ngày một nghiêm trọng, tinh vi, khó kiểm soát. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Lực lượng chức năng thời gian gần đây liên tiếp phát hiện chất cấm, gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Câu hỏi đặt ra là trước khi bị phát hiện, đã có bao nhiêu tấn chất độc hại như vậy được sử dụng rồi đem bán cho người tiêu dùng trong nước? Và còn bao nhiêu loại chất cấm, nguy hại được sử dụng và chưa bị phát hiện? Chính vì vậy nghiên cứu về pháp luật đối với vấn đề bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm và đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật có ý nghĩa cấp thiết. Đó là lý do nhóm chúng tôi chọn đề tài Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm và thực tiễn thi hành tại tỉnh Nghệ An làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

2. Mục đích nghiên cứu


- Làm rõ hơn các vấn đề lí luận cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

- Làm rõ một số quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

- Nắm được thực trạng về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm ở tỉnh Nghệ An hiện nay trên cơ sở lí luận cũng như thực tiễn

- Đề xuất những kiến nghị nhằm bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm .


3. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:

-Phương pháp điều tra, khảo sát;

- Phương pháp phân tích;

- Phương pháp khái quát, tổng hợp.


4. Kết cấu của đề tài


Về bố cục đề tài, ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu kham khảo thì đề tài được chia làm 3 chương:

Chương1: Cơ sở lí luận về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Chương 2:Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ thực phẩm và thực tiễn thi hành ở tỉnh Nghệ An.

Chương 3 : Một sô giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

CHƯƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG

LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM
    1. Một số khái niệm có liên quan

      1. Khái niệm người tiêu dùng


Khái niệm người tiêu dùng được đề cập tại khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010: “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”.
      1. Khái niệm bảo vệ người tiêu dùng


Bảo vệ người tiêu dùng được hiểu là toàn bộ các hoạt động nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng khi hoạt động tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của họ được đáp ứng một cách tốt nhất.

      1. Khái niệm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Theo định nghĩa của Tổ chức Lương – Nông thế giới (FAO)Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “vệ sinh an toàn thực phẩm là việc đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người sử dụng, đảm bảo thực phẩm không bị hỏng, không chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng”.

      1. Khái niệm bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm

Bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm là tất cả các hoạt động nhằm bảo vệ người tiêu dùng tránh những mối nguy hại về thực phẩm không an toàn; giáo dục và thông tin đầy đủ cho người tiêu dùng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép, không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng.
    1. Sự cần thiết của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm


Pháp luật có vai trò rất to lớn đối với việc bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, cụ thể:

Thứ nhất, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước bảo đảm an toàn thực phẩm, góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm sức khỏe của nhân nhân.

Thứ hai, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thực phẩm là thước đo chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất; là tiêu chuẩn, căn cứ cho các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng trong quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ ba, pháp luật quy định về quy tắc xử sự của các chủ thể có liên quan đến vấn đề đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là chủ thể sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Thứ tư, cưỡng chế Nhà nước và xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến quyền lợi của người tiêu dùng luôn có hiệu quả nhất định và có tác động đến hành vi của người sản xuất.

1.3. Các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm


Thứ nhất, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Thứ hai, Luật an toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành

Thứ ba, Bộ luật hình sự2015

Bộ luật hình sự 2015 có quy định Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Điều 317.



CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG

LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM Ở TỈNH NGHỆ AN

2.1. Thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm

Tại Việt Nam, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm. Sau khi Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2010, Chính phủ, các Bộ, Ngành đã ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành. Trên thực tế, công tác thực thi pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD cũng đã được đẩy mạnh, tuy nhiên, một trong những thách thức lớn nhất đối với NTD hiện nay chính là vấn đề An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Qua hơn 4 năm thực hiện, công tác bảo đảm ATVSTP đã thu được một số kết quả. Nghiên cứu thực trạng thực thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng cho thấy quá trình tổ chức thực hiện pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã bước đầu định hướng cho các hành vi của các chủ thể trong xã hội từ đó góp phần bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng.

Bên cạnh, những ưu điểm trên, các quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế như:

- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản là quyền số 1 của NTD, theo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, quyền này đã bị xâm hại và thách thức nghiêm trọng.

- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa là quyền thứ 2 của NTD theo Luật Bảo vệ quyền lợi NTD. Được cung cấp thông tin trung thực về ATVSTP, hướng dẫn sử dụng, vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, lựa chọn, sử dụng thực phẩm phù hợp; được cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn, cách phòng ngừa khi nhận được thông tin cảnh báo đối với thực phẩm,

- Nhãn hàng hóa là kênh thông tin quan trọng, nhưng trong nhiều trường hợp ghi không chính xác.

- Quy định về cơ chế phối hợp giữa cơ quan chức năng chưa được rõ ràng.

Ví dụ: Vụ việc măng tươi ngâm hóa chất tẩy trắng của một số cơ sở chế biến măng ở thành phố Vinh việc phát hiện còn chậm và xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn. Vụ việc được quan tâm khi có sự vào cuộc của báo chí, nguyên nhân là sự quản lý đồng thời của 3 cơ quan( cục y tế Nghệ An, Cục VSATTP, cục quản lý thị trường Nghệ An) dẫn tới tình trạng không xác định trách nhiệm thuộc về cơ quan nào.(Nguồn: Báo nghệ An 2016)

- Về việc hỗ trợ kinh phí của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng. Theo đó, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng thì tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng để được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Bởi vì kinh phí hoạt động của tổ chức xã hội đa phần là nguồn kinh phí tự chủ nên nếu quy định phải có thời gian hoạt động tối thiểu là một năm trong khi khoảng thời gian một năm hoạt động đó của tổ chức xã hội sẽ gặp khó khăn.

2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm ở Nghệ An hiện nay.

2.2.1. Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm ở Nghệ An

Theo số liệu thống kê của cục thống kê Nghệ An, thì Nghệ An là tỉnh rộng lớn nhất Việt Nam với diện tích 16.487 km2 gồm một thành phố, 3 thị xã và 17 huyện. Là tỉnh tập trung đông dân cư khoảng 3,5 triệu dân tập trung nhiều dân tộc khác nhau với tập quán sinh hoạt trong ăn uống khác nhau. Trung bình một người bình thường sẽ cần từ 250g – 300g thực phẩm các loại mỗi ngày (theo báo các của tổ chức lương thực thế giới 2014) thì với dân số Nghệ An như hiện nay sẽ tiêu thu hết 105.000kg thực phẩm. Số lượng lớn thực phẩm đó sẽ được cung cấp bởi nhiều nguồn gốc khác nhau. chính vì vậy các công tác bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực thực phẩm mà không được làm nghiêm túc, tới nơi tới tới chốn thì nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực ảnh hửơng cực xấu tới sức khỏe người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, trên địa bàn Nghệ An, còn tồn tại một số vi phạm trong lĩnh vực Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ yếu được chia thành 3 nhóm:

Nhóm thứ nhất là vi phạm các quy định về sản xuất, chế biến thực phẩm, được cụ thể hóa ở các loại hình như dùng chất kích thích tăng trưởng, tăng trọng, tạo nạc, đưa tạp chất bẩn vào thực phẩm; sử dụng hóa chất, chất bảo quản, phụ gia quá mức cho phép; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm dịch.

Nhóm thứ hai là những vi phạm pháp luật và các quy định về kinh doanh thực phẩm, nổi bật là mua bán các loại thực phẩm là hàng giả, hàng kém chất lượng và quá hạn sử dụng, không có nguồn gốc xuất xứ, vi phạm về nhãn mác. Nhóm thứ ba là những vi phạm về quy định bảo vệ môi trường, chủ yếu trong các lĩnh vực không thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đã cam kết, không xử lý theo quy định gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

2.2.2. Tình hình xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm ở Nghệ An.

2.2.2.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm gần đây các ban ngành của tỉnh Nghệ An đã tích cực phối hợp với nhau trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Sự phối hợp mạnh mẽ các ngành ngành như: sở y tế, cục quản lý thị trường, cục vệ sinh an toàn thực phẩm nghệ an…ngày càng được thể hiện rõ ràng hơn nhất là từ khi: Luật số 59/2010/QH12 của Quốc Hội -Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007, Luật tiêu chuẩn kỹ thuật năm 2006, nghị định số 38/2012 NĐ – CP hướng dẫn thi hành luật an toàn vệ sinh thực phẩm…. có hiệu lực thi hành đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan chức năng thực hiện kiểm tra , xử lý lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Bằng những con số cụ thể trong năm 2015 vừa qua có thể đã tích cực kiểm tra, chủ động ngăn chặn phát hiện nhiều vi phạm trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong năm 2015, các đoàn kiểm tra liên ngành đã thực hiện kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại 17.212 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên toàn tỉnh (chiếm 80,81% tổng cơ sở). Tại các cuộc kiểm tra này, ngành y tế đã phát hiện có 533 cơ sở vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có 348 cơ sở bị xử phạt hành chính với số tiền hơn 305 triệu đồng. ( nguồn: số liệu thống kê của Cục VSATTP Nghệ An)

Chi cục quản lý thị trường Nghệ An cũng vào cuộc mạnh tay trong công tác phát hiện hàng giả, thực phẩm kém chất lượng nhất là vào các dịp tết nguyên đán, lễ tết của đất nước khi nhu cầu thực phẩm tăng cao. Riêng năm 2015 chi cục quản lý thị tường đã có 115 công văn phối hợp với các đội quản lý thị trường ở các huyện và thành phố Vinh kiểm tra phát hiện được 357 vụ sai phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong tổng số 8969 lượt công tác kiểm tra với tổng giá trị 1.498.912.000 đ ( bao gồm xử phạt hành chính và giá trị hàng hóa vi phạm). Theo thông kê giai đoạn từ 2011 – 2015 thì những vụ sai phạm trong lĩnh vực VSATVSTP của Nghệ an ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong các vi phạm mà Quản lý thị trường Nghệ An phát hiện

Bảng thống kê xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bản tỉnh Nghệ An 2011 -2015.


Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng số vụ kiểm tra

5517

6266

6777

8827

9869

Số vụ xử lý

3218

4264

4873

6518

7662

Số vụ xử lý VSATVSTP

7

24

26

167

557

Số tiền phạt

(nghìn đồng)



302000


475640


265170


905703


2575260


Bảng 1: thống kê xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bản tỉnh Nghệ An 2011 -2015.

(Nguồn: Thống kê của Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An)

Theo thống kê của chi cục quản lý thị trường tỉnh Nghệ An thì trong năm 2015 về việc kiểm tra và xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tổng số vụ xử lý: 557 vụ;

- Tổng giá trị thu phạt: 2.575.260.000 đồng.

Trong đó:

- Phạt hành chính: 597.380.000 đồng;

- Trị giá hàng tịch thu: 1.977.880.000 đồng;

Trong những tháng đầu năm 2016, chi cục quản lý thị trường tinh Nghệ An cũng đã tiến hành kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo đó thì:

Tống số vụ kiểm tra: 215 vụ;

Tổng số vụ xử lý: 144 vụ;

Tổng giá trị thu phạt: 437.559.000 triệu đồng.

Trong đó:

Phạt hành chính: 200.850.000 đồng;

Trị giá hàng tịch thu, tiêu hủy: 236.709.000 đồng.

Số vụ xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm đang gia tăng theo từng năm, điều đó báo động cho người tiêu dùng về việc tiêu dùng thực phẩm sạch, thực phẩm bẩn. Hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm hiện nay trên địa bàn tỉnh gây nhiều nghi ngờ cho cả người tiêu dùng và cả nhà quản lý.



2.2.2.2. Một số hạn chế, bất cập

Tuy nhiên trên thực tế đó mới là những gì mà chúng ta nhìn thấy là đã làm được, thấy được qua những con số xử lý vi phạm. Còn thực chất vấn đề pháp luật bảo vệ người tiêu dùng ở Nghệ An đang đứng còn nhiều những bất cập ảnh hưởng đến quyền lợi, sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng trong lĩnh vực vệ sinh thực phẩm còn là vấn đề lớn cần lời giải đáp.



Nghệ An là tỉnh đông dân cư, đồng thời là trung tâm đầu mối tiếp nhận, chuyển giao các loại thực phẩm, hàng hóa. Trong số đó, có không ít hàng hóa là thực phẩm độc hại, không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đang được sử dụng khá phổ biến trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Theo số liệu của Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường Công an tỉnh, hiện trên địa bàn Nghệ An, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương chỉ mới kiểm soát được khoảng 15.000 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Bên cạnh đó, vẫn còn hàng nghìn cơ sở hoạt động tự do, chưa được đăng ký, quản lý về cơ sở, tiêu chuẩn thực phẩm an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống nhiễm khuẩn. 

Theo quy định của nghị đinh NĐ 178/2013/ NĐ-CP quy đinh về xử phạt vi pham hành chính về vi phạm an toàn thực phẩm, theo đó thì hiện nay mọi chế tài xử phạt vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm mới chỉ dừng lại ở xử phạt hành chính. Có thể thấy rằng có rất nhiều vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm trọng nhưng vẫn không bị khởi tố, hay xử lý theo pháp luật hình sự. Điều đó không tạo ra được tính răn đe và không nâng cao được ý thức của người kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

2.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Nghệ An hiện nay

2.2.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Nghệ An là một tỉnh có vị trí địa lý đặc thù, phía tây có dãy trường sơn, phía đông có biển, phía bắc giáp với tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp với Hà Tĩnh. Là vùng đất có khí hậu khắc nghiệt

Thứ hai, do luật bảo vệ người tiêu dùng là một luật mới ở nước ta, nên nó chưa có sự tống nhất, khách quan đối với quan hệ pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Dẫn đến tình trạng người tiêu dùng bị lợi dụng, lừa tiêu thụ thực phẩm không an toàn.

Thứ ba, việc áp dụng luật ở người tiêu dùng Nghệ An hiện nay vẫn chưa được thực hiện tốt, do những quan niệm từ trước đến nay về việc thực phẩm không an toàn.

2.2.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do việc thanh kiểm tra từ các cơ quan thanh tra chưa được hiệu quả, việc thanh tra chỉ bắt được những cơ sở bề nổi còn rất rất nhiều cơ sở là nơi chủ yếu sản xuất thực phẩm không an toàn thì lại không kiểm tra. Bên cạnh đó việc thanh kiểm tra của cơ quan thanh tra còn thiếu sự chủ động, còn mang tính thụ động và thể hiện giống như làm cho xong chuyện.

Thứ hai, do công tác tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm còn chưa được tốt.

Thứ ba, sự tự bảo vệ quyền lợi của nhau giữa những người tiêu dùng với nhau còn chưa tốt hay nói cách khác là chưa có, chỉ có những người thân với nhau thì mới có. Dẫn đến quyền lợi của cả cộng đồng người tiêu dùng bị xâm hại.

Thứ tư, Pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng quy định các chủ thể pháp luật có quyền sử dụng các quyền chủ thể để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trong lĩnh vực tiêu dùng. Tuy nhiên trên thực tiễn cuộc sống người tiêu dùng Việt Nam nói chung và người tiêu dùng ở tỉnh Nghệ An nói riêng: chưa tích cực sử dụng các quyền năng mà pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng đã quy định..

Thứ năm, Nhà nước ta ban hành luật bảo vệ người tiêu dùng 2010 nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng nhưng luật này vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa điều chỉnh được một số các vấn đề phát sinh trong khi giải quyết sau khi phát hiện vi phạm.

Thứ sáu, chế tài xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực VSATTP còn chưa đủ sức răn đe chủ thể vi phạm. Cũng như chưa có quy chuẩn kỹ thuật cụ thể nào về VSATTP nên nhiều khi gặp khó trong công tác kiểm tra và xử lý vi phạm.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

3.1. Giải pháp chung

3.1.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Để các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực thi trong cuộc sống, pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải được hoàn thiện theo hướng các quy định được xây dựng thống nhất, đồng bộ; phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống.



3.1.2. Về phía cơ quan quản lí

Nâng cao ý thức trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của cơ quan thực thi pháp luật: Tăng cường năng lực cho các cơ quan hành chính như Cục quản lí cạnh tranh, Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục quản lí thị trường; Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ người tiêu dùng cần phối hợp đồng bộ với nhau; Các cơ quan chức năng thường xuyên công khai, minh bạch các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật, chất lượng hàng hóa…



3.1.3. Về phía các chủ thể khác

Nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và ý thức tự bảo vệ của người tiêu dùng: tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về pháp luật bảo vệ người tiêu dùng đến các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; đảm bảo các quyền tự do thành lập hội, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng do chính người tiêu dùng tự nguyện thành lập và hoạt động vì mục đích của người tiêu dùng…

Tích cực tăng cường thông tin cho người tiêu dùng: tăng cường thông tin cho người tiêu dùng những nhận biết về hàng giả, hàng kém chất lượng một cách thường xuyên, rộng rãi, có thể trưng bày hàng thật - hàng giả ở trung tâm chợ, siêu thị và ở các hội chợ, triển lãm thương mại của tỉnh hàng năm; ở các điểm thông tin tuyên truyền của các huyện, xã, phường, thị trấn trong tỉnh để người tiêu dùng biết, tránh những thiệt hại khi mua sắm, sử dụng hàng hóa.

3.2. Giải pháp góp phần bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An

3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Tỉnh cần tổ chức, tuyên truyền phổ biến rộng rãi về luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 và các văn bản khác có liên quan đến tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng và các hội viên; nhất là tuyên truyền ở các huyện, xã của tỉnh Nghệ An về các quyền của người tiêu dùng nhằm giúp họ biết các quyền của mình theo quy định của pháp luật để chủ động bảo vệ khi bị xâm hại.



3.2.2.Về phía cơ quan quản lý

Tại thành phố Vinh, nên có một cơ quan đứng đầu điều phối chung để thống nhất hành động trong việc quản lí chất lượng hàng hóa, tránh dàn trải, đùn đẩy trách nhiệm, lãng phí tiền của và nhân lực. Mặt khác cần gấp rút, tăng cường và mở rộng các hệ thống kiểm nghiệm đến các phòng thử nghiệm của các trường Đại học, phòng thử nghiệm tư nhân nếu xét thấy hội tụ đủ các yêu cầu về chất lượng kiểm nghiệm.

Tại các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An phải tăng cường hệ thống quản lí thị trường,công tác kiểm tra, thanh tra sản phẩm hàng hóa.

Tỉnh Nghệ An cần thường xuyên tổ chức các lớp đào nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lí về chất lượng sản phẩm hàng hóa, đặc biệt để ý đên đội ngũ kiểm tra, giám định, đánh giá chất lượng.



3.2.3. Xây dựng và phát triển mạng lưới Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh

Việc xây dựng và phát triển mạng lưới Hội Bảo vệ người tiêu dùng ở thành phố Vinh và các huyện trong tỉnh để thực hiện công tác tư vấn, giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi bị xâm hại có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đồng thời, góp phần giảm tải cho các cơ quan nhà nước quản lý về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 



3.2.4. Cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng ở các vùng nông thôn, miền núi

Cần đẩy mạnh các chương trình giáo dục tiêu dùng đến các khu vực vùng sâu vùng xa trên địa bàn tỉnh để đảm bảo công bằng, mọi người dân đều được biết về kiến thức tiêu dùng hợp lí.

Các cơ quan truyền thông, báo chí của tỉnh Nghệ An cũng phải vào cuộc để góp phần bảo vệ người tiêu dùng. Các cơ quan truyền thông, cần thường xuyên đưa tin về các hoạt động bảo vệ người tiêu dùng cũng như các hành vi vi phạm pháp luật của đơn vị sản xuất, kinh doanh để báo trước cho người tiêu dùng biết và người tiêu dùng không sử dụng các sản phẩm của đơn vị đó nữa.

Tỉnh cũng phải khuyến khích mọi người đưa những hiện tượng tích cực, những cơ sở sản xuất kinh doanh, làm ăn chân chính, đảm bảo đưa ra những sản phẩm có chất lượng an toàn để định hướng cho người tiêu dùng biết từ đó lựa chọn, mua và sử dụng sản phẩm đó.



3.2.5. Tăng cường sự liên hệ với người tiêu dùng trong tỉnh

Việc tăng cường sự liên hệ với người tiêu dùng có thể thực hiện thông qua các đường dây nóng, hòm thư góp ý dành cho người tiêu dùng, đảm bảo những ý kiến của người tiêu dùng được cập nhật và trả lời một cách kịp thời và thỏa đáng, tránh trường hợp các kênh liên hệ với người tiêu dùng chỉ mang tính chất hình thức.

Các cơ quan tổ chức có thể tổ chức một cuộc điều tra xin ý kiến của người tiêu dùng về các loại hàng hóa nhất định. Thông qua đó các cơ quan tổ chức có được gợi ý về các hình thức và trường hợp vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng để tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra có trọng tâm và hiệu quả.


Каталог: DATA -> upload
upload -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
upload -> Thuật ngữ hàng hải quốc tế: a abatement Sự giảm giá
upload -> CÁP ĐIỆn lực hạ thế 1  4 LÕI, ruộT ĐỒNG, CÁch đIỆn xlpe, VỎ pvc low voltage 1 4 core Cable Copper conductor, xlpe insulation, pvc sheath
upload -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
upload -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chíNH
upload -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
upload -> Ớt cay f1 SỐ 20 Trái to, dài 14 15 cm, thẳng, cay vừa, chín tập trung, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi và chế biến. Năng suất rất cao, 30 40 tấn/ ha. ỚT sừng vàng 1039

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương