Khoa luật kỷ YẾu hội nghị TỔng kết công tác sinh viên nghiên cứu khoa học năm họC 2015 -2016


BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ THỰC TRẠNG XÂM PHẠM



tải về 1.61 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích1.61 Mb.
#35147
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ THỰC TRẠNG XÂM PHẠM

QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI GIÁO TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN

LÂN CẬN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH



Nhóm tác giả: Nguyễn Đặng Cẩm Nhung

Bùi Thị Dịu Hiền

Lê Thị Thu Thương

Lớp: 56B1LKT, 56B6LKT, 56B5LH

Giảng viên hướng dẫn: Ths.Nguyễn Thị Phương Thảo
1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau 30 năm đổi mới, hoạt động xuất bản sách ở nước ta có những bước phát triển nhanh, toàn diện và đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, hoạt động xuất bản sách càng có vị trí, vai trò quan trọng trong việc ổn định chính trị tư tưởng, giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, xây dựng và phát huy nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Sách và xuất bản phẩm ở nước ta hiện nay có nội dung ngày càng phong phú và đa dạng, nhiều ấn phẩm có chất lượng cao, được phát hành rộng khắp trong và ngoài nước, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng tâm hồn, bản lĩnh con người Việt Nam, phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và làm giàu thêm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Tuy nhiên, trong giai đoạn mới của cách mạng nước ta, hoạt động xuất bản đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức của mặt trái cơ chế thị trường và tình trạng thương mại hóa chaỵ theo lợi nhuận đơn thuần. Tình trạng in lậu chưa được ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh. Đó không chỉ là hoạt động phạm pháp, xâm hại đến lợi ích chính đáng của các cơ quan xuất bản, của tác giả, mà nó còn tác động tiêu cực đến đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giáo dục, an ninh và trật tự xã hội.

Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, công nghệ in ấn ngày càng phát triển đem lại nhiều tiện ích cho đời sống xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ in ấn này vào việc in lậu sách, photocopy sách tràn lan hiện nay đã và đang vi phạm nghiêm trọng đến pháp luật về quyền tác giả. Thực tế cho thấy, “sách photo có rất nhiều loại nhưng chủ yếu là sách giáo trình và sách chuyên ngành. Những cuốn sách photocopy được tính giá theo số lượng trang sách. Theo đó, sách sẽ có giá trung bình từ 300 - 500 đồng/trang khổ A4. Bởi vậy, giá sách sao chép lại vẫn rẻ hơn giá sách gốc rất nhiều lần. Thậm chí, những cuốn sách chung về lý luận và cơ sở ngành được photocopy sẵn, chất thành đống, bày bán với số lượng lớn. Mỗi cuốn giáo trình được sao chép lậu và bán với giá thấp hơn từ 3 - 4 lần, nếu được bán cho hầu hết sinh viên các trường thì sẽ gây thiệt hại lớn cho nhà xuất bản cũng như tác giả cuốn sách. Ngoài lợi ích kinh tế bị ảnh hưởng, điều này đang vi phạm bản quyền và vi phạm luật sở hữu trí tuệ.

Trong thời gian gần đây, hoạt động buôn lậu sách có chiều hướng gia tăng, diễn biến tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của các nhà xuất bản, cơ sở in, phát hành sách, tác giả và người đọc sách, gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội. Thực tế này diễn ra “sôi động” và phổ biến nhất ở xung quanh các trường đại học, cao đẳng. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là do nhu cầu của sinh viên đối với tài liệu học tập tăng cao, đặc biệt là giáo trình, trong khi đó việc cung cấp tài liệu học tập của thư viện còn hạn chế, chi phí sinh hoạt tăng cao, tài chính của sinh viên hạn hẹp, ý thức sử dụng sách bản quyền của sinh viên còn thấp, sự quản lý nhà nước đối với hoạt động photocopy, in ấn kém hiệu quả, v.v..

Nhằm góp phần tìm hiểu thực trạng vi phạm bản quyền đối với giáo trình ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu đề tài “Bảo hộ quyền tác giả và thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với giáo trình trên địa bàn lân cận trường Đại học Vinh” có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.



2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bảo hộ quyền tác giả, vi phạm quyền tác giả đối với sách giáo trình trên địa bàn lân cận trường Đại học Vinh.

Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn lân cận trường Đại học Vinh trong thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2015 đến 3/2016

Để thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích, phân tích tài liệu thứ cấp, tổng hợp, định lượng, định tính



3. Kết cấu đề tài

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả.

Chương 2: Xâm phạm quyền tác giả đối với sách giáo trình trên địa bàn lân cận trường Đại học Vinh.

Chương 3: Giải pháp để nâng cao hiệu quản bảo hộ quyền tác giả và khắc phục tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với sách giáo trình trên địa bàn lân cận trường Đại học Vinh

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ



    1. Khái niệm quyền tác giả và đặc điểm

Hiểu một cách đơn giản, quyền tác giả cho phép tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền khai thác tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp.

Còn về khái niệm pháp lý, quyền tác giả là tổng hợp các quy phạm quy định và bảo vệ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Theo Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bổ sung 2009, khái niệm quyền tác giả được quy định rõ ràng tại khoản 2 điều 4: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

Quyền tác giả là một loại quyền sở hữu trí tuệ, có những đặc điểm cụ thể như sau:



  • Đối tượng của quyền tác giả được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

  • Quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm

  • Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động

1.2. Đối tượng quyền tác giả

Điều kiện bảo hộ tác phẩm

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả bao gồm:



  • Tác phẩm luôn mang tính sáng tạo

  • Tác phẩm được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định

  • Tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học

Các loại tác phẩm được bảo hộ

Các loại tác phẩm được bảo hộ bao gồm: tác phẩm thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc kí tự; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự; Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc.



    1. .Nội dung quyền tác giả

Quyền tác giả bao gồm : quyền nhân thân và quyền tài sản

Quyền nhân thân là quyền mang yếu tố tinh thần của chủ thể đối với tác phẩm và về bản chất luôn gắn liền với chủ thể nhất định không thể dịch chuyển được, tuy nhiên có quyền nhân thân nhưng lại là cơ sở để thực hiện quyền khác về tài sản.

Do đó quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.

Quyền tài sản bao gồm các quyền: làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả và trường hợp hạn chế quyền tác giả

Các hành vi xâm phạm theo Điều 28 Luật SHTT được liệt kê như sau:



  • Xâm phạm quyền nhân thân

  • Xâm phạm quyền tài sản

* Các trường hợp hạn chế quyền tác giả

Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao được quy định cụ thể tại khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ



CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ XÂM PHẠM


QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SÁCH GIÁO TRÌNH

TRÊN ĐỊA BÀN LÂN CẬN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
2.1. Khái quát về thực trạng xâm phạm quyền tác giả ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù pháp luật Việt Nam đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hay các chế định để bảo vệ quyền lợi cho tác giả, hoạt động kiểm tra xử lí hành vi vi phạm pháp luật được nâng cao hơn, tuy nhiên hiện tượng các cá nhân, tập thể vô tình hoặc cố ý lợi dụng những kẽ hở trong luật để chuộc lợi vẫn diễn ra phổ biến, xâm phạm quyền tác giả trên nhiều lĩnh vực như phần mềm máy tính, Internet, báo chí, xuất bản, điện ảnh, công nghệ... đặc biệt là hiện tượng photocopy các ấn phẩm, tác phẩm, sách in một cách tràn lan mà không được sự đồng ý của tác giả, rồi sử dụng vào mục đích kinh doanh



2.2. Thực trạng của xâm phạm quyền tác giả đối với giáo trình trên địa bàn lân cận trường đại học Vinh

2.2.1. Khái quát Trường đại học Vinh

Trường Đại học Vinh, là một trong 17 trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, một trung tâm nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ lớn của khu vực Bắc miền Trung và cả nước, đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Trường ĐH Vinh hiện gần 1000 cán bộ, công chức, trong đó có 700 cán bộ giảng dạy, 300 cán bộ hành chính. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Vinh đã đào tạo được 70.300 giáo viên, cử nhân khoa học, kỹ sư, trong đó hệ đại học chính quy là 29.700 người ở 53 tỉnh, thành phố trong cả nước và nhiều nước trong khu vực (chủ yếu là Trung Quốc, Lào, Thái Lan,...).

2.2.2 . Thực trạng của xâm phạm quyền tác giả đối với giáo trình trên địa bàn lân cận trường đại học Vinh

Dường như, trong 10 sinh viên thì cả 10 sinh viên đều sử dụng giáo trình photo, ít nhất là một quyển.Giáo trình photo được sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến.Chính vì nhu cầu sử dụng sách photo quá nhiều của sinh viên đã làm các cửa hàng kinh doanh dịch vụ photocopy mọc lên ngày càng nhiều, bất chấp mọi quy phạm pháp luật để đạt được lợi nhuận cao, và từ đó, khi có nguồn cung cấp phổ biến và rộng lớn như vậy, sinh viên lại càng sử dụng giáo trình này. Điều này như một chuỗi vòng kết nối có mối quan hệ qua lại với nhau, để từ đó, thực trạng xâm phạm quyền tác giả càng thêm nặng nề, trầm trọng.

Vì nhu cầu của sinh viên cần phải có đầy đủ thông tin để học nên những quyển giáo trình photocopy đều đầy đủ 100%. Nếu các cửa hàng photo chỉ photo một nửa hay một phần ba quyển giáo trình thì sinh viên sẽ không mua, lợi nhuận sẽ không có.Nhiều cửa hàng photocopy đã quảng cáo thương hiệu của mình bằng cách in tên cửa hàng lên các bìa giáo trình, họ đã thay thế tên tác giả, tên nhà xuất bản mà thay vào đó là tên cửa hàng của mình làm phương hại nghiêm trọng đến việc khai thác tác phẩm.

Qua một vài câu chuyện với một vài chủ cửa hàng photocopy, họ vẫn biết về luật pháp, về việc họ xâm phạm quyền tác giả một cách nghiêm trọng.Có người hiểu rõ, có người chỉ biết một vài điều khoản. Nhưng họ vẫn bất chấp luật pháp để kinh doanh, bởi vì lợi nhuận kinh tế rất cao.



Nguyên nhân dẫn đến thực trạng xâm phạm quyền tác giả một cách tràn lan trên địa bàn lân cận đại học Vinh nói riêng và cả nước nói chung

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm phạm quyền tác giả đối với giáo trình ở địa bàn lân cận trường đại học Vinh cũng như cả nước đều có nhiều nguyên do giống nhau, tương tự nhau.

Thứ nhất là vì dịch vụ photocopy phát triển rất nhanh và tràn lan, quy mô nhỏ lẻ, hầu hết các giao dịch đều nhỏ nên không có chứng từ, biên lai nên việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các cửa hàng photocopy rất khó khăn

Thứ hai vì lợi ích kinh tế.Các chủ cửa hàng photocopy vì muốn có nhiều lợi nhuận cao nên không bỏ mọi cơ hội để làm giàu, tiếp cận thị hiếu của khách hàng. Còn học sinh, sinh viên cũng vì kinh tế eo hẹp, khó khăn, muốn tiết kiệm tiền. Sách photo thường rẻ hơn gấp đôi, thậm chí gấp ba lần sách in nên nhiều người đã chọn sách photo

Thứ ba, thư viện nhà trường không đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên

Thứ tư vì việc đưa luật vào cuộc sống còn nhiều khó khăn vì nhiều nguyên nhân, thủ tục phức tạp, chủ thể quyền không hiểu hết Luật

Thứ năm, vẫn chưa có công tác tuyên truyền pháp luật về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là về quyền tác giả trong các trường học, các trường đại học, hay ở địa phương để người dân có thể nắm bắt được các quy định của pháp luật, để hiểu rõ hậu quả của xâm phạm quyền tác giả.

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢN BẢO HỘ


QUYỀN TÁC GIẢ VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG XÂM PHẠM

BẢN QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI SÁCH GIÁO TRÌNH

TRÊN ĐỊA BÀN LÂN CẬN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

3.1. Giải pháp về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động in ấn, photocopy

+ Cần nâng cao hoạt động quản lí chặt chẽ về cấp giấy phép hoạt động, quy mô hoạt động, số lượng cửa hàng photocopy hoạt động

+ Cần tổ chức những lớp tập huấn để phổ biến, truyền dạy một cách cụ thể, dễ hiểu nhất các quy phajm pháp luật về quyền tác giả cũng như hậu quả của việc xâm phạm quyền tác giả

+ Thường xuyên kiểm tra và xử phạt những cửa hàng kinh doanh photocopy trái pháp luật

+ Các tác giả, chủ sở hữu cần lên tiếng để bảo vệ tác phẩm của mình, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền tác giả.

+ Kiểm soát cả những người photocopy.



3.2. Một số giải pháp khác

3.2.1. Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với bảo vệ quyền tác giả

- Mỗi sinh viên cần nhận thức đúng và đầy đủ về giá trị của sách in, những ưu điểm mà sách in mang lại cho học sinh, sinh viên trên các mặt trong học tập

- Cần thêm môn Luật sở hữu trí tuệ vào khung chương trình tất cả các chuyên ngành để sinh viên có thêm nhiều nhận thức sâu sắc về sở hữu trí tuệ cũng như quyền tác giả.

3.3.2. Một số kiến nghị đối với trường đại học Vinh

+ Cần phải bổ sung thêm các giáo trình cũng như những tài liệu liên quan đầy đủ với số lượng sinh viên và cập nhật những giáo trình mới hằng năm..

+ Giới hạn số lượng giáo trình sinh viên mượn là 10 cuốn để sinh viên có thể mượn đầy đủ số giáo trình cần học

+ Có thể hỗ trợ giáo trình cho sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt như cho sinh viên mượn đầy đủ giáo trình

+ Thêm thời gian phục vụ sinh viên, có thể kéo dài đến buổi tối để sinh viên có thêm thời gian tự học

+ Xử phạt nghiêm khắc những trường hợp bán giáo trình photocopy tại giảng đường

+ Trường học chủ động trích dẫn, dán các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động photocopy ngay tại thư viện của trường, tại nơi đặt máy photocopy để không những học viên, sinh viên mà ngay cả nhân viên thư viện thấy được nghĩa vụ bảo vệ quyền tác giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội

  2. Lê Nết, Tập bài giảng Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

  3. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bổ sung 2009, Nhà xuất bản Tư pháp.

  4. Công ước Berne.

  5. Hiệp định Việt-Mỹ.

  6. Thỏa ước TRIPS.

  7. Hiệp định Việt - Thụy Sĩ.

  8. Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ.

  9. Nghị định 100/2006/NĐ-CP.

  10. Nghị định 85/2012.

  11. Nguyễn Mạnh Bách, Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Giao thông vận tải.

  12. Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, NXB Tư pháp.

  13. Trần Hoài Nam, Chỉ dẫn áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ, NXB Tư pháp.

  14. Phạm Thị Thúy Liễu, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Đại học Vinh.

  15. An Du, Bài báo Quyền tác giả đang bị xâm phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực photocopy.

  16. Nguyễn Ngọc Lâm, Lê Thị Nam Giang, Nguyễn Thị Bích Ngọc, “Về quyền photocopy tác phẩm trong môi trường giáo dục”, Tạp chí Khoa học pháp luật, số 2(39)/2007.


THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG

CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN KHẢO SÁT SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH



Nhóm tác giả :Nguyễn Văn Tuấn-55B1-luật học

Nguyễn Cảnh Đa-55B7-luật học

Lê Mạnh Trung-55B3-luật học

Lê Thị Kiều Ly-55B1-luật học

Trần Thị Hương Quỳnh-55B2- Luật kinh tế

GV hướng dẫn: GV.Th.S Nguyễn Văn Đại
1.Lý do chọn đề tài

Sự phát triển của giao thông đường bộ là biểu hiện tiến bộ của nhân loại,nhưng một trong những mặt trái của nó là tình trạng mất ATGT và TNGT.TNGT đang là vấn đề nhức nhối mà báo đài đang hằng ngày,hàng giờ đề cập tới.

Đối với sinh viên,hằng năm TNGT đã làm mất đi cơ hội đến trường của nhiều sinh viên và gây ra tổn thất không nhỏ không những đối với cá nhân người bị nạn mà còn liên quan đến gia đình,bạn bè và nhà trường thậm chí là sự phát triển của đất nước bởi sinh viên là lực lượng lao động trẻ trí thức quan trọng chưa nhận thức đúng về một điều đơn giản tự giác hay không tự giác tuân thủ trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Với mong muốn người trẻ tuổi trong nhà trường nhận thức đúng, và chấp hành nghiêm chỉnh luật ATGT đường ,mang lại hình ảnh đep về người sinh viên ,biết tuân thủ luật giao thông đường bộ,biết nhường đường có văn hóa,có ý thức khi tham gia giao thông.

Mặt khác, việc nghiên cứu hành vi tham gia giao thông sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn hoàn thiện về nhân cách của người quen.Xuất phát từ ý tưởng này chúng tôi chọn đề tài: Thực trạng về hành vi tham gia giao thông của thanh niên ở Việt Nam từ thực tiễn khảo sát đối với sinh viên Trường Đại học Vinh



2.Mục đích nghiên cứu:

-Làm rõ thái độ của sinh viên các trường đại học trên cả nước nói chung và sinhviên trường đại học Vinh nói riêng, đối với việc chấp hành luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông, chỉ ra thực trạng của vấn đề.

- Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao nhận thức và điều chỉnh hành vi tuân thủ quy tắc an toàn giao thông của sinh viên, hạn chế những sai phạm đáng tiếc xảy ra.

3.Nhiệm vụ.

- Làm rõ cơ sở lí luận hành vi tham gia giao thông của sinh viên Trường Đại Học Vinh.

- Khảo sát điều tra về thực trạng tham gia giao thông của sinh viên trường đại học Vinh.

- Phương hướng và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của sinh viên nói chung và sinh viên đại học Vinh nói riêng.



4. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu:

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

Tập trung nghiên cứu hành vi tham gia giao thông của sinh viên trường Đại Học Vinh.



4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu 300 sinh viên trường Đại Học Vinh khóa học năm 2015-2016 bao gồm: 100 sinh viên năm nhất,100 sinh viên năm hai,100 sinh viên năm ba.

- Các tuyến đường quanh trường đại học Vinh:đường Bạch Liêu,đường Nguyễn Văn Trỗi,…

5. Kết cấu đề tài:

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được kết cấu thành 2 chương như sau:



Chương 1:Một số vấn đề chung về hành vi tham gia giao thông ở Việt Nam hiện nay

Chương 2:Thực trạng về hành vi tham gia giao thông ở Việt Nam từ thực tiễn khảo sát đối với sinh viên Trường Đại Học Vinh và các kiện nghị liên quan

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

1.Những cơ sở lý luận của đề tài:

1.1 Khái niệm hành vi:

Theo Bách khoa toàn thư “ Hành vi
 "là một chuỗi các hành động lặp đi lặp lại. Hành động là toàn thể những hoạt động (phản ứng, cách ứng xử) của cơ thể, có mục đích cụ thể là nhằm đáp ứng lại kích thích ngoại giới" là hành động hoặc phản ứng của đối tượng (khách thể) hoặc sinh vật, thường sử dụng trong sự tác động đến môi trường, xã hộiHYPERLINK "https://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A3_h%E1%BB%99i"[1]. Hành vi có thể thuộc về ý thức, tiềm thức, công khai hay bí mật, và tự giác hoặc không tự giác. Hành vi là một giá trị có thể thay đổi qua thời gian”

Theo từ điển tiếng biệt “ Hành vi con người là toàn bộ Những phản ứng ,cách cư xử ,biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định.

Theo từ điển tâm lý học Mỹ “ Hành vi là thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt động ,phản ứng phản hồi ,di chuyển và tiến trình đó có thể đo lường được của bất kì cá nhân nào.



1.2 Khái niệm hành vi tham gia giao thông:

Hành vi tham gia giao thông là một chuỗi hành động nối tiếp nhau một cách tương đối nhằm đạt được mục đích,thỏa mãn nhu cầu của con người khi tham gia giao thông.



2. Các yếu tố liên quan đến hành vi tham gia giao thông ở nước ta hiện nay:

2.1 Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi của người tham gia giao thông:

Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của hàng chục ngàn người mỗi năm, kèm theo vài chục ngàn người bị thương tật. Nguyên nhân sâu xa của những tổn thất đau xót này là do sai sót trong hành vi ứng xử của một số khá lớn những người tham gia giao thông. Có những hành vi xem ra có thể là nhỏ nhoi do phán đoán tình hình sai lầm, cũng có hành vi do tính cẩu thả hoặc vô ý, mà trước đây nếu chuyển động ở tốc độ chậm thì không sao, nhưng với tốc độ chuyển động ngày càng nâng cao thì tai họa và hậu quả xảy ra là khó lường.

Điều then chốt để kiềm chế thương vong do tai nạn giao thông là phải dùng các biện pháp thực sự làm thay đổi hành vi ứng xử của người tham gia giao thông, nhất là của những người điều khiển các phương tiện có tính năng tốc độ cao như ôtô, xe máy.

Quan hệ ứng xử trên đường được xác định bởi một loạt các nhân tố sau đây, trong đó nhân tố con người là quan trọng nhất:


  • Trách nhiệm xã hội, ý thức tự giác đảm bảo an toàn của người tham gia giao thông;

  • Kiến thức hiểu biết, kỹ năng thực hành được đào tạo của người tham gia giao thông;

  • Nhận định về các sự cố rủi ro có thể xảy ra và hậu quả tiềm tàng của nó nếu người tham gia giao thông có những ứng xử sai lầm;

  • Nhận định của người tham gia giao thông về khả năng bị phát giác hành vi vi phạm và bị trừng phạt nếu cố tình vi phạm;

  • Phương tiện giao thông và khả năng đáp ứng các tính năng kỹ thuật theo quy định;

  • Môi trường, đường xá, cầu cống và hệ thống thiết bị điều khiển giao thông.

Những nguyên nhân trên có thể nhiều người đã biết, nhưng lý do cụ thể dẫn tới các nguyên nhân đó và các biện pháp thiết thực nhằm ngăn chặn có hiệu quả các nguyên nhân đó thì còn phải được nghiên cứu kỹ. Để ngăn chặn hiệu quả các hành vi thiếu an toàn của người tham gia giao thông, chúng ta phải xét kỹ đến góc độ văn hoá. Văn hoá có liên quan đến trình độ học vấn, nhưng trình độ học vấn không đồng nhất với trình độ văn hoá. Trong cả một thời gian dài dưới thời bao cấp, trong các mẫu hồ sơ lý lịch chỉ đề cập đến trình độ văn hoá và người ta đã đồng nghĩa trình độ học vấn để ghi vào mục đó, còn gần đây vấn đề đã đổi khác theo sự tiến bộ của nhận thức xã hội, nhưng khái niệm văn hoá vẫn còn khá mập mờ đối với đại đa số những người tham gia giao thông.

Bản chất của văn hoá chính là thế ứng xử. Thế ứng xử ở đây phải được hiểu tổng thể gồm ứng xử giữa con người với con người trong xã hội và thế ứng xử giữa con người với thiên nhiên và môi trường xung quanh. Thế ứng xử giữa con người với con người thì còn tương đối dễ hiểu với số đông, nhưng thế ứng xử với thiên nhiên thì nhiều người còn chưa rõ, còn chủ quan coi thường, như trong lĩnh vực ứng xử với các con vật, sông núi, cỏ cây,…, nhất là với những trưng triệu khác thường của thiên nhiên, thời tiết. Tất cả những yếu tố này đều liên quan và tác động trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường giao thông, gây ảnh hưởng đến tình hình trật tự an toàn giao thông của một khu vực hay một quốc gia.



2.2 Yếu tố giới tính:

Yếu tố giới tính là một trong những yếu tố có tác động khá mạnh mẽ đến hành vi điều khiển các phương tiện giao thông và cũng được các nhà nghiên cứu nhận mạnh. Nghiên cứu của SIRC (2005) đã phân tích sự khác biệt giới trong việc điều khiển và bảo hiểm rủi ro cho thấy, nam giới thường có tỷ lệ va chạm, tai nạn giao thông nhiều hơn phụ nữ. Tác giả này đã lý giải rằng, yếu tố nam tính có thể dẫn đến những hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Vai trò xã hội của giới tính và sự kết hợp với một số vấn đề như nam giới tiêu thụ quá nhiều rượu, sử dụng ma túy, thường có hành vi quá khích khi tham gia tham giao thông là những yếu tố có thể gây ra những tổn thương cho nam giới khi tham gia giao thông. Hơn nữa, nam giới thường lái xe với tốc độ cao hơn so với phụ nữ (Stoie, 1997). Ngoài ra, nghiên cứu của nhóm tác giả Waylen and McKenna (2002) đã phân tích thêm rõ sự khác biệt về không gian thường xảy ra tai nạn giữa phụ nữ và nam giới rằng, nam giới thường bị va chạm ở những đoạn đường uốn cong và trong đêm tối, trong khi đó, phụ nữ thường xảy ra va chạm ở giao lộ.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã tiến hành trưng cầu ý kiến về nhận định rằng “nam giới thường có hành vi vi phạm giao thông hơn phụ nữ”. Kết quả khảo sát cho thấy rằng, có 65,0% người được hỏi cho rằng họ đồng ý với nhận định này và có 23,6% cho rằng họ đồng ý một phần. Nếu tính tỷ lệ cộng dồn của người đồng ý thì có hơn 2/3 tổng số người trả lời. Điều này cho thấy, có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc thực hiện các quy định khi tham gia giao thông.

2.3 Trình độ học vấn:

Nghiên cứu của tác giả Đinh Quang Hà (2006) cho rằng, có sự khác biệt giữa những người có trình độ học vấn khác nhau về các lỗi vi phạm khi tham gia giao thông. Phát hiện của nghiên cứu này cho thấy, những người có trình độ học vấn từ trung học cở sở trở xuống thường vi phạm các lỗi như vượt đèn đỏ, chạy xe quá tốc độ.. trong khi đó những người có học vấn từ trung cấp trở lên thường ít có các hành vi này hơn. Nghiên cứu tại bối cảnh thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam cũng cho kết quả tương tự rằng, có sự khác biệt về hành vi phạm lỗi của người tham gia giao thông ở các trình độ khác nhau. Trong đó, các lỗi thường gặp cả hai nhóm học vấn là không mang theo giấy phép lái xe hoặc bảo hiểm và không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông… Một số hành vi mà người có học vấn từ Phổ thông trung học trở xuống thường bị vi phạm như vượt đèn đỏ, chạy xe quá tốc độ, đua xe trái phép...

Một bằng nghiên cứu khác cho thấy, khi nghiên cứu thực hiện trưng cầu ý kiến về nhận định “người có học vấn càng cao thì càng ít có hành vi vi phạm giao thông”, có 45,0% người được hỏi cho rằng họ đồng ý nhận định này và có 38,9% cho rằng đồng ý một phần. Nếu tính cộng dồn thì chiếm ½ tổng số người đồng ý. Ngoài ra, cũng có tới 12,9% cho rằng họ không đồng ý. Mặc dù vậy, kết quả này cũng đã phản ánh tỷ lệ đồng tình với nhận định này khá cao. Điều này cho thấy, yếu tố trình độ học vấn cũng là một trong những yếu tố tác động đến hành vi của người tham gia giao thông.



2.4 Nghề nghiệp:

Kết quả khảo sát cho thấy, nhóm cán bộ, công chức, viên chức là nhóm có tỷ lệ vi phạm giao thông thấp hơn so với các nhóm các trong tất cả các lỗi được liệt kê ở bảng 2. Bởi lẽ, nhóm này được kiểm soát một cách nghiêm khắc về hành vi tham gia giao thông, đặc biệt là cán bộ đảng viên. Do đó, việc chấp hành nghiêm túc luật giao thông cũng là điều dễ hiểu. Mặc dù vậy, cũng vẫn còn một số cán bộ, công chức, viên chức vi phạm giao thông. Vì thế, cần có cơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn nữa đối với nhóm đối tượng này, nhằm làm gương cho các nhóm xã hội khác tuân theo.

Trong khi đó, các nhóm nghề nghiệp như kinh doanh/ buôn bán, nhóm công nhân, nông dân và làm nghề tự do có tỷ lệ vi phạm các lỗi chiếm tương đối cao. Điều đáng lưu ý trong phát hiện này là, nhóm học sinh, sinh viên cũng có hành vi vi phạm chiếm tỷ lệ một cách đáng kể. Kết quả này cho thấy, vi phạm giao thông ở học sinh, sinh viên là một điều đáng quan tâm hơn.

Thường những tài xế vi pham một số lỗi như lấn tuyến, dừng và đỗ xe sai quy định… Có lẽ, nhóm này cố chấp không thực hiện các quy định của luật giao thông mặc dù họ cũng biết và hiểu về luật.

2.5 Yếu tố tuổi tác:

Như đã phân tích ở trên, nhóm thanh niên (từ 16-30 tuổi) là nhóm được xem là có hành vi vi phạm khi tham gia giao thông chiếm tỷ lệ cao nhất. Để góp phần củng cố phát hiện đó, nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ tương giữa nhóm tuổi với hành vi vi phạm thì kết quả ở biểu 2 cho thấy, nhóm tuổi từ 16-30 thường có những hành vi vi phạm các quy định của luật giao thông nhiều hơn nhóm tuổi từ 30 trở lên. Trong đó, có sự chênh lệch đáng kể giữa nhóm tuổi từ 16-30 so với nhóm tuổi từ 30 trở lên trong các hành vi mang tính nguy cơ như hành vi lạng lách đánh võng, đua xe trái phép, chạy xe quá tốc độ. Kết quả này đã phản ánh, tuổi tác có tác động đến hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Điều này được W. Gove giải thích rằng, hành vi sai lệch mang tính bạo lực có xu hướng ngược chiều với tuổi tác, bởi lẽ, trước hết là do sức mạnh thể xác cũng đạt tới đỉnh cao ở những năm của tuổi 20 và sau đó giảm xuống; thứ hai, khả năng và sức bền của cá nhân khi ở những năm của tuổi 20 và sức bền này sẽ giảm xuống khi về già.

Một bằng chứng khác cũng đã củng cố phát hiện trên rằng, có hơn ½ (65,7%) trong tổng số người trả lời đồng ý với nhận định “nhóm thanh niên thường bị vi phạm giao thông hơn các nhóm đối tượng khác.

2.6 Nhận thức và thái độ của người tham gia giao thông:

Nhận thức và thái độ của người tham gia giao thông là một trong những tiêu chí quan trọng, có ảnh hưởng đến hành vi của người tham gia giao thông. Do đó, việc tìm hiểu về nhận thức và thái độ để có thể lý giải hành vi sai lệch của người tham gia giao thông.

Đối với nhận thức, nghiên cứu ở tại thành phố Vinh chỉ tập trung phân tích về nhận thức về luật của người tham gia giao thông. Kết quả khảo sát cho thấy, có 64,0% người được hỏi cho rằng, người tham gia giao thông có hành vi vi phạm thường không biết và hiểu luật giao thông và có 56,5% cho rằng, người tham gia giao thông thường đi theo thói quen, chứ không đi theo một quy định nào. Điều này cho thấy, người tham gia giao thông ở địa bàn khảo sát còn tương đối xa lạ với luật giao thông.

Đối với thái độ của người tham gia giao thông, các nghiên cứu trước cho thấy, người tham gia có thái độ tích cực đối với các quy định của Luật giao thông và tính an toàn khi tham gia giao thông thì họ tuân thủ Luật giao thông càng tốt. Nghiên cứu thực hiện trưng cầu ý kiến cho thấy, có hơn ½ (56,8%) người được hỏi cho rằng người tham gia giao thông cố tình vi phạm mặc dù họ có biết đi như thế là vi phạm luật giao thông. Theo họ lý giải rằng, có nhiều người tham gia giao thông muốn đi đường tắc để khỏi mất nhiều thời gian vận chuyển. Thực tế là, muốn đi sang đường bên kia thì phải đi một đoạn đường khá xa thì mới có thể sang đường; thay vì đi đường vòng thì họ đi tắc qua hành lang ngăn hai bên đường cho nhanh…



2.7 Sự kiểm soát xã hội đối với người tham gia giao thông:

hành vi của cá nhân (Nguyễn Chí Dũng và cộng sự, 2010).Theo nhóm nghiên cứu Nguyễn Chí Dũng và cộng sự (2010) cho rằng, thuyết kiểm soát xã hội đã nhận định về hành vi phạm tội là sản phẩm của sự mất cân bằng giữa động cơ vi phạm các chuẩn mực và các phương thức kiểm soát cả về mặt xã hội cũng như vật chất nhằm ngăn cản hành vi của cá nhân. Việc thực hiện kiểm soát xã hội có khá nhiều hình thức như kiểm soát trực tiếp, kiểm soát gián tiếp, tự kiểm soát… Một trong những tác giả tiêu biểu của lý thuyết kiểm soát xã hội là Reckless. Ông đã đưa lý thuyết về sự kiềm chế. Theo ông, có hai hình thức của sự kiềm chế. Thứ nhất, sự kiềm chế bên trong chủ yếu bao gồm các yếu tố thuộc về bản thân cá nhân như: sự tự kiểm soát, sự tự giác tuyệt đối trong việc tuân thủ chuẩn mực hay còn gọi là sự tự ý thức cao độ, khả năng chịu đựng thất bại tốt, khả năng chống lại những cám dỗ, tinh thần trách nhiệm cao, khả năng tìm kiếm và thay thế những yếu tố kỳ vọng, định hướng mục tiêu…. Thứ hai, sự kiềm chế bên ngoài bao gồm những yếu tố thuộc về thế giới xung quanh cá nhân. Đó có thể là sự hiện diện của những giới hạn về đạo đức có tác dụng giữ cá nhân ở bên trong các giới hạn cho phép; những tác nhân thể chế khuyến khích sự tuân thủ chuẩn mực, các mục tiêu và sự kỳ vọng, sự giám sát của bố mẹ và nhà trường, sự đoàn kết trong các nhóm bạn bè, cơ hội để được chấp nhận, những quy định về hành vi và trách nhiệm, v.v. Chính những yếu tố thuộc về cấu trúc xã hội đó đã giúp cho gia đình và các nhóm xã hội khác có thể kiềm chế được

Như vậy, cơ chế kiểm soát xã hội đối hành vi tham gia giao thông có ý nghĩa quan trọng đối với việc hạn chế vi phạm giao thông.



2.8 Sự phối hợp giữa các ban, ngành trong phòng ngừa sai lệch xã hội của người tham gia giao thông:

Trong những năm gần đây, các ban ngành trong phòng ngừa sai lệch của người tham gia giao thông đã có sự phối hợp với nhau, song sự phối hợp này dường như chưa có sự nhịp nhàng với nhau, ở một số hoạt động như:



Đối với công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hàh pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật đã được sự quan tâm thường xuyên của Đảng bộ, chính quyền của thành phố và các cơ quan đoàn thể trên địa bàn thành phố Phủ Lý. Kết quả là, có hàng trăm lượt triển lãm bằng tài liệu hiện vật, tranh ảnh nhằm giới thiệu về tình hình hoạt động giao thông vận tải thành phố và những tin trên lĩnh vực giao thông vận tải; đã cấp phát hàng ngàn tài liệu có nội dung thông tin về các quy tắc an toàn giao thông vận tải và tình hình vi phạm dẫn đến các vụ tai nạn giao thông hiện nay; tổ chức tuần lễ và tháng an toàn giao thông, cuộc thi tìm kiểm luật giao thông… Tuy nhiên, công tác tuyên truyền này vẫn còn những yếu kém, khiếm khuyết như quy mô, mức độ tuyên truyền, phổ biến về luật giao thông đường còn mag tính cục bộ, thiếu thống nhất và thường tuyên truyền chỉ vào những đợt cao điểm hoặc các chiến dịch chứ chưa tuyên truyền thường xuyên và liên tục. Ngoài ra, nội dung và hình thức tuyên truyền còn khá đơn điệu. Chính điều này đã khiến cho nhận thức của người dân về luật giao thông và chấp hành luật giao thông vẫn còn hạn chế. Các dữ liệu định tính đã cho thấy rằng, công tác tuyên truyền dường như còn mang tính hình thức, nội dung tuyên truyền khá đơn điệu, không liên tục cho nên nó đã làm giảm hiệu quả của công tác tuyên truyền.
Đối với công tác tổ chức điều khiển hoạt động giao thông, công tác phối hợp ở công tác này đã thực hiện trong những năm gần đây. Điều này đã có tác động tích cực trong việc phân luồng cũng như hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông trong những giờ cao điểm trên địa bàn. Mặc dù vậy, quy chế phối hợp và quy định về chức năng, nhiệm vụ giữa các lực lượng khác phối hợp với lực lượng cảnh sát giao thông chưa rõ ràng. Ngoài ra, lực lượng cảnh sát không đủ để chốt trên tất cả tuyến đường trên địa bàn thành phố. . Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều khiển hoạt động giao thông.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI THAM GIA GIAO THÔNG CỦA THANH NIÊN Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN KHẢO SÁT

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VÀ CÁC KIỆN NGHỊ LIÊN QUAN

2.1 Vài nét về khách thể nghiên cứu

Chúng tôi đã tiến hành trên khách thể là 300 sinh viên thuộc các khóa của Trường Đại Học Vinh bao gồm:

+ 100 sinh viên khóa 54

+ 100 sinh viên khóa 55

+ 100 sinh viên khóa 56

2.2 Vài nét về tiến trình nghiên cứu.

Đề tài được tiến hành theo tiến trình sau: Xây dựng cơ sở lí luận,định hướng nghiên cứu thực tiễn; Thiết kế phiếu điều tra,quan sát; Tiến hành thu thập số liệu trên mẫu khách thể đã chọn ;Xử lý ,phân tích kết quả điều tra;Đề xuất một số giải pháp.



2.3 Kết quả khảo sát về tình hình hành vi tham gia giao thông của sinh viên Trường Đại Học Vinh.

2.3.1 Tiến hành quan sát thu thập hình ảnh

Cuộc sống hiện đại, đất nước đi lên phát triển công nghiêp hóa hiện đại hóa,cuộc sống của con người cũng theo đó được nâng cao. Đời sống nhộn nhịp theo đó là các yêu cầu cấp thiết phục vụ cho cuốc sống. phương tiện giao thông chính là 1 trong những nhu cầu cấp thết đó.Hiện nay, số lượng phương tiện giao thông tăng 1 cách đáng kể so với trước đây .Điển hình là năm 2014 của Cục Cảnh sát giao thông( Bộ Công Thương)cả nước có 45.072.363 xe cơ giới được đăng kí,trong đó xe moto 2 bánh chiếm 95%.Tính nhẩm ra thì số lượng xe máy lên tới 42,75 triệu chiếc. So với cuối tháng 3/2013 số đăng kí là 37 triệu thì đã tang thêm 15%..

Đặc biệt ở các thành phố các đô thị khu đông dân thì mật độ phương tiện tham gia giao thông ngày càng cao.theo đó tình hình tham gia giao thông ngày càng phức tạp. trường đại học vinh có địa chỉ tại 182 đường lê duẩn thành phố vinh là một ngôi trường có bề dày truyền thống và kinh nghiệm giảng dạy.và với hơn hai mươi nghìn sinh viên thì lượng phương tiện tham gia giao thông ở đây cũng rất đáng kể.

Sinh viên trọ ở đường Bạch Liêu những giờ tan trường bất kể là phương tiện xe đạp hay xe máy ;các bạn vào nhà xe lấy xe ,khi ra khỏi cổng như một quán tính các bạn cứ ngồi lên xe và đi dàn hàng 2,hàng 3.Theo thống kê mà chúng tôi quan sát được từ cổng phụ Bạch Liêu thì 100 xe đạp và xe máy thì có tới 75 xe dàn hàng hai hàng 3 mà chủ yếu là xe đạp.Không những dàn hàng mà họ còn chen lấn xô đẩy nhau để dành phần đi trước ,không ai chịu nhường ai chính vì vậy mà vào giờ cao điểm tan tầm thì cổng phụ Bạch Liêu bị tắc đường gây cản trở giao thông rất lớn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra tai nạn giao thông.Không những vào giờ tan trường mà vào mỗi buổi sang thì số lượng sinh viên đi học rất đông nhưng các bqạn không ý thức được để đi sớm các bạn để đến khi gần vào học ai cũng nhanh sợ muộn học.Chính vì vậy mà họ lại vô tình làm cho nơi đây tắc đường chen lấn nhau và hậu quả là muộn học.Nhà trường đã cử đội xung kích làm nhiệm vụ ở địa điểm này nhưng dường như tính khả thi không cao vì họ vẫn “ chứng nào tật đó”.

Đối với sinh viên trọ ở đường Nguyễn Văn Trỗi và những khu vực liên quan gần đó: Khoảng cách “ xa gần’’ theo “ tính toán’’ của các bạn sinh viên thì hầu hết các phương tiện xe đạp,xe máy từ trường về là hầu hết đi ngược chiều.Theo như sự phỏng vấn ủa chúng tôi thì một sinh viên khóa 55 cho biết:” Bọn mình thấy đi về phòng cũng không xa nhưng do thấy nó thuận tiện không phải sang trường và rút ngắn được thời gian nên mình đi thường hay đi ngược chiều dù biết là sai quy định luật giao thông.” Mọi người thấy đó ạ dù biết là sai nhưng vẫn làm bởi đó chính là bản chất của văn hóa giao thông không những cuarsinh viên đại học Vinh mà nó là văn hóa là bản chất của của những người tham gia giao thông trên cả nước ta.

Trường hợp sinh viên đi xe máy hay xe đạp chở quá số người quy định rất là ít,trong một ngày quan sát (18/02/2016)thì chúng tôi chỉ gặp 10 trường hợp chở quá người quy định trên tổng số 50 xe máy và xe đạp điện mà chúng tôi quan sát.Theo quan sát sinh viên tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy thì có 90% các bạn chấp hành nghiêm chỉnh việc đội mũ bảo hiểm chỉ có vài trường hợp là vi phạm.

Đối với sinh viên tham gia giao thông đi bộ thì lỗi mà các bạn vi phạm nhiều nhất là sang đường không đúng nơi quy định.Đại đa số các bạn không sang đúng giải phân cách dành cho người đi bộ như quy định,các bạn thường sang đường ở những dải phân cách giảm tốc độ và thường dàn thành hàng dài để vượt đèn đỏ.Không những vậy mà khi đứng đợi đèn xanh thì họ nhìn thấy đường vắng người họ sẵn sàng dung hết tốc độ để chạy qua đường.

Lên xuống xe khi ra vào cổng là hành vi văn hóa khi tham gia giao thông.Bên cạnh những sinh viên thực hiện tốt hành vi này thì vẫn còn rất nhiều sinh viên chưa thực hiện tốt.Theo quan sát của chúng tôi (18/02/2016) có rất nhiều sinh viên từ nhà xe phóng thẳng ra ngoài không xuống xe khi qua cổng để xe.Mặc dù nhà trường đã có biển hiệu treo dòng chữ trước cổng nhà xe rất rõ là “ XUỐNG XE,TẮT MÁY”



2.4 Một số kiến nghị nhằm đảm bảo tính tích cức về hành vi tham gia giao thông của sinh viên Trường Đại học Vinh

Để cải thiện được ý thức của sinh viên khi tham gia giao thông cần phải thực hiện nhiều biện pháp có tính hệ thống và lâu dài.Trong đó, quan trọng hơn hết vẫn là công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho sinh viên toàn trường.

Thường xuyên triển khai các tiết học về quy tắc đảm bảo an toàn giao thông tại các buổi học chính khóa và các buổi sinh hoạt ngoại khóa, lồng ghép các nội dung tuyên truyền vào các buổi họp lớp, sinh hoạt đoàn.Thường xuyên tổ chức mời các chuyên gia về an toàn giao thông đến để nói chuyện với sinh viên; xây dựng các tiểu ban an toàn giao thông ở từng khoa do ban cán sự Liên chi hội của mỗi khoa phụ trách và tổ chức đến từng lớp hành chính do ban cán sự mỗi lớp phụ trách nhắc nhở và giám sát các sinh viên trong lớp thực hiện nghiêm chỉnh các quy định.Để tăng cường tính răn đe,với các sinh viên cố tình vi phạm,nhà trường nên thực hiện hạ bậc hạnh kiểm,lớp hành chính có sinh viên vi phạm thì lớp học đó,ban cán sự và giáo viên chủ nhiệm lớp sẽ bị khiểm trách và hạ bậc thi đua.Những trường hợp sinh viên cố tình vi phạm nhiều lần thì sẽ xem xét buộc thôi học.

Nhà trường nên tiến hành trưng treo băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về an toàn giao thông ngay tại cổng trường.Đặc biệt,nhà trường cần chú trọng phát huy vai trò của lực lượng thanh niên xung kích.Tổ chức lực lượng xung kích để giám sát và đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở khu vực trong và ngoại cổng trường trong khoảng thời gian từ 5h30’-8h00’ ,từ 10h00’-12h00’, từ 16h30’-18h30’.Qua đó, kịp thời nhắc nhở các bạn sinh viên chấp hành các quy định về an toàn giao thông đồng thời phối hợp với các lực lượng chức năng sắp xếp nơi dừng đỗ xe trước cổng trường,điều tiết giao thông khu vực trước cổng trường và trên quốc lộ chạy qua cổng trường tránh ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm.Đoàn trường cần hỗ trợ kinh phí và trang bị đầy đủ trang phục, dụng cụ…cho đội.Hàng tuần, đội thanh niên xung kích tiến hành họp để đánh giá kết quả hoạt động trong tuần và báo cáo về Ban giám hiệu nhà trường để kịp thời xử lý, khắc phục và khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt.

Hiện nay, hầu hết các bạn sinh viên đề sử dụng mạng xã hội, đây là một kênh thông tin có sức lan tỏa nhanh và hiệu quả rộng rãi. Việc sử dụng các trang mạng xã hội để chia sẻ những thông tin về tai nạn giao thông, hậu quả của tai nạn giao thông, cảnh báo những sự cố bất an toàn khi tham gia giao thông, kinh nghiệm tham gia giao thông an toàn... sẽ được các bạn sinh viên đón nhận và phản hồi rất tích cực. vì vậy nhà trường nên thực hiện tuyên tuyên truyền và giáo dục an toàn giao thông qua các trang mạng xã hội như Facebook…nó sẽ gần gũi với các bạn sinh viên hơn và giúp các bạn tiếp thu nhanh hơn.

VD: lập trang “văn hóa giao thông sinh viên Đại Học Vinh” trên Facebook để mọi sinh viên trong trường vào cùng giao lưu trao đổi với nhau về văn hóa tham gia giao thông trong sinh viên…

Nhà trường nên cải thiện hệ thống nhà xe: cần phân chia ra rõ ràng khu vực để xe của sinh viên trong trường và học sinh,sinh viên trường ngoài,khách đến trường riêng biệt và nên tổ chức một số chiến sĩ thanh niên xung kích cùng giúp đỡ các bác bảo vệ trong việc soát vé xe và thu tiền trong thời gian đầu và cuối buổi học, giải pháp này sẽ giúp giảm áp lực cho các nhà xe hiện có, tránh được tình trạng lộn xộn trong việc soát vé và thu tiền trong những giờ cao điểm ở những tiết học cuối buổi, qua đó sẽ giúp cải thiện được tình trạng ách tắc ở các cổng nhà xe và trên các tuyến đường đi qua các cổng nhà xe...

Nhà trường nên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về an toàn giao thông giữa các khoa trong trường và với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn trung bình khoảng 1 đến 2 lần trong 1 năm học để sinh viên có dịp giao lưu học hỏi với các bạn trong trường và các bạn ở các trường khác nhằm giúp sinh viên phát huy tối đa sự hiểu biết của mình về an toàn giao thông, nâng cao ý thức của mình khi tham gia giao thông của mình:

+Hiện nay, phim ảnh cũng là chủ đề rất gần gũi với các bạn sinh viên, do vậy nhà trường nên tổ chức cuộc thi làm phim ngắn về chủ đề “sinh viên với an toàn giao thông

+Tổ chức các cuộc thi văn nghệ về chủ đề:an toàn giao thông

+Tổ chức các cuộc thi viết, làm đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề: an toàn giao thông…vv



Tuy nhiên, để cải thiện được ý thức giáo dục ý thức giao thông không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ của nhà trường mà đó còn là nhiệm vụ của mỗi gia đình, chính bản thân ông bà cha mẹ phải là tấm gương sáng để con cháu mình học hỏi theo.

Và hơn nữa cũng là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng, cần phải phối hợp với nhà trường và địa phương để cùng giáo dục ở trường và ở nhà giúp sinh viên cải thiện được ý thức khi tham gia giao thông.Đồng thời, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông đảm bảo an toàn cho không những sinh viên mà cho tất cả mọi người dân khi tham gia giao thông.

Mỗi người nâng cao ý thức tham gia giao thông an toàn chính là yếu tố có tính quyết định trong việc giảm thiệu vấn nạn bất an toàn giao thông ở nước ta hiện nay. Vì vậy, phải tạo dựng được ý thức, trách nhiệm tham gia giao thông an toàn trong mỗi sinh viên nói riêng và trong mọi người dân nói chung để đảm bảo an toàn cho chính mình và cộng đồng.

+Phải tăng cường nguồn tư liệu sách báo về ATGT tại thư viện trường cho sv và có những hình thức khuyến khích sinh viên đọc sách.

+Phải cập nhật thông tin và các hình thức khuyến khích tính tự giác của sinh viên thông qua internet và trao đổi cùng bạn bè.

+Tăng cường hơn nữa hoạt động giáo dục của nhà trường vì đây là hình thức được sinh viên biết đến nhiều nhất với mức độ thường xuyên nhất.



Kết luận và kiến nghị

1. Kết luận:

Để hạn chế việc vi phạm khi tham gia giao thông trong thanh, thiếu niên, cần áp dụng nhiều giải pháp một cách đồng bộ. Về giải pháp chiều sâu, cần tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức về văn hóa giao thông ngay từ nhỏ, từ chính trong mỗi gia đình tới nhà trường. Bên cạnh đó, cần luật hóa các hình thức xử phạt, nâng thật cao mức phạt tương ứng với mỗi hành vi vi phạm của người tham gia giao thông. Tức là một mặt vừa vận động tuyên truyền, giáo dục; một mặt khác phải xử lý bằng pháp luật để mang tính răn đe nhằm tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. Một trong những việc cấp thiết nhất hiện nay là phải đặt vị trí giới trẻ làm trọng tâm của chiến dịch tuyên truyền an toàn giao thông, tích cực xây dựng văn hóa giao thông trong học sinh, sinh viên.

2. Kiến nghị:

Phải có một đề tài nghiên cứu kỹ về biện pháp giáo dục giáo dục an toàn giao thông cho SV.

 Hiện nay, nhà trường chỉ thiên về giáo dục nhận thức cho sinh viên về an toàn giao thông mà chưa giáo dục về hành vi hay thói quen khi tham gia giao thông. Vì vậy, phải tăng cường tạo ra những tình huống, thói quen để sinh viên rèn luyện hành vi.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bản đồ quy hoạch trường Đại học Vinh ngày 09 tháng 7 năm 2012 của Ban quản lý các dự án xây dựng trường Đại học Vinh.

  2. Báo cáo tổng kết năm 2015 của Công an Phường Bến Thủy.

  3. Báo cáo đề cương và kế hoạch kiểm tra: Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và trật tự xây dựng trên địa bàn năm 2015 của UBND phường Bến Thuỷ.

  4. Bộ Luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009, NXB Tư pháp, Hà Nội.

  5. Luật Giao thông đường bộ (2008), NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

  6. Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

  7. Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt

  8. Nghị định 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường

  9. Nguyễn Quang Huy, Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ (qua thực tế tỉnh Thái Nguyên), Luận văn thạc sĩ, 2010.

  10. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2005.

  11. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2005.


PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN BAN HÀNH

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Ở CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY

Tác giả: Nguyễn Văn Lưu


Lớp: 55B1LH

Giang viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mai Anh

1. Tính cấp thiết của đề tài


Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Vì vậy Pháp luật là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội và ban hành văn bản pháp luật (VBPL) là hoạt động quan trọng của nhà nước thể hiện thái độ, tư tưởng, cách nhìn nhận của nhà nước đối với những hành vi của công dân trong xã hội. Hoạt động này được thực hiện bởi các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Dĩ nhiên, các cơ quan khác nhau có thẩm quyền ban hành văn bản khác nhau về nội dung, về tính chất, mức độ quan trọng của vấn đề cần quy định, về phạm vi không gian điều chỉnh…

Theo Luật Ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004, HĐND cấp tỉnh có quyền ban hành nghị quyết và UBND cấp tỉnh có quyền ban hành quyết định, chỉ thị để quy định về các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Như vậy theo quy định tại điều luật này thì chỉ có cấp tỉnh mới có thẩm quyền ban hành VBQPPL, nhưng theo hiến pháp 2013 khoản 2 điều 113 thì HĐND quyết định các vấn đề địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện NQ của HĐND.

Nhưng việc quy định thẩm quyền ban hành VBQPPL của các cấp vẫn chưa rõ ràng, chưa trả lời được cụ thể các cá nhân có thẩm quyền giữ chức vụ quản lí tại UBND, HĐND có được ban hành VBQPPL không? Ai đang giữ chức vụ gì sẽ có thẩm quyền ban hành VBQPPL?. Vì vậy cần phân định rõ thẩm quyền ban hành VBQPPL của từng cấp chính quyền ở địa phương, rõ ràng cụ thể đối với từng chức danh. Vì lí do này nên em chọn đề tài: “Phân định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở chính quyền địa phương hiện nay – dưới góc nhìn của sinh viên năm thứ 3 đang theo học tại Khoa luật trường Đại học vinh” làm đề tài nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng nhận thức của sinh viên năm thứ 3 về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở chính quyền địa phương hiện nay, nhằm bảo đảm tính minh bạch trong việc phân định thẩm quyền ban hành văn bản, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

2. Phương pháp nghiên cứu


Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở Phương pháp triết học theo phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật cùng với một số phương pháp sau: Phương pháp phân tích, tổng hợp, lịch sử; phương pháp điều tra số liệu; phương pháp so sánh, liệt kê; phương pháp thống kê xã hội học.

3. Đối tượng nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động ban hành VBQPPL của HĐND và UBND các cấp dưới góc nhìn và nghiên cứu của một sinh viên năm thứ 3 đang theo học tại Khoa luật trường Đại học vinh.

4. Phạm vi nghiên cứu


Về phạm vi không gian: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của HĐND, UBND khái quát trong phạm vi cả nước thông qua việc thu thập báo cáo hoạt động và quy chế hoạt động của HĐND, UBND.

Về phạm vi thời gian: Để thực hiện đề tài nghiên cứu tác giả đã tiến hành quá trình khảo sát về tổ chức hoạt động của HĐND, UBND trong khoảng thời gian Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2004 có hiệu lực từ 1/04/2005.


5. Nội dung nghiên cứu


Nghiên cứu những vấn đề lý luận về thẩm quyền ban hành VBQPPL của HĐND, UBND, phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của HĐND từ thực tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND.

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN

QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA CHÍNH QUYỀN Ở ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Một số vấn đề lý luận về văn bản quy phạm pháp luật


1.1.1. Khái niệm

Khái niệm văn bản QPPL đã được quy định lần đầu trong Luật Ban hành văn bản QPPL năm 1996. Sau đó, nó tiếp tục được quy định với một số điểm thay đổi trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2002; hai văn bản Luật năm 2008 và Luật năm 2004 và các nghị định hướng dẫn thi hành. Mặc dù đã có một số sửa đổi, bổ sung qua các thời kỳ, nhưng về cơ bản, khái niệm văn bản QPPL được xác định trong hai luật vừa nêu với các đặc trưng như sau: (i) Văn bản QPPL là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền; (ii) Văn bản QPPL chứa đựng các quy tắc xử sự có hiệu lực bắt buộc chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội; (iii) Hình thức của văn bản và trình tự, thủ tục ban hành theo quy định của luật; (iv) Văn bản QPPL được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

1.1.2. Phân biệt VBQPPL với một số văn bản hành chính khác


- Có những văn bản tuy có hình thức (tên gọi) là văn bản QPPL nhưng không chứa quy phạm pháp luật. Hay các văn bản của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định về tiêu chuẩn, cơ chế phối hợp của các đơn vị thuộc thẩm quyền, thì có cơ quan ban hành dưới hình thức văn bản QPPL, có cơ quan lại ban hành dưới hình thức văn bản cá biệt.

- Nhiều văn bản hành chính vốn được coi là văn bản áp dụng trong hoạt động quản lý nhà nước, nhưng lại chứa các quy tắc xử sự chung có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thường xảy ra nhiều nhất có thể kể đến các đề án, công văn, thông báo, kế hoạch, quy chế...



- Để phân biệt rõ hơn văn bản QPPL với văn bản hành chính khác, Nghị định số 161/2005/NĐ-CP và Nghị định số 91/2006/NĐ-CP đã liệt kê hàng loạt các văn bản không phải là văn bản QPPL. Với cách liệt kê này, bước đầu đã giúp cho người ban hành, áp dụng phân biệt được văn bản quy phạm và không quy phạm. Nhưng trên thực tế, việc liệt kê như vậy dẫn đến tình trạng vừa thừa, vừa thiếu. Nhiều tình huống phát sinh cần ban hành văn bản chưa được liệt kê tại các quy định này rất khó để có căn cứ xác định (nhất là đối với các văn bản có nội dung là chủ trương, đường lối, chính sách mang tính định hướng, nhiệm vụ có tính chất chiến lược).

2.1. Chính quyền địa phương

 Theo hiến pháp 2013 nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương; tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã; huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Các đơn vị hành chính kể trên đều thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

- Về đơn vị hành chính, Điều 110 Hiến pháp năm 2013 quy định: Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chín h - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

Về tổ chức chính quyền địa phương: Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quy định: Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định”.

Với quy định này, Hiến pháp năm 2013 khẳng định chính quyền địa phương được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính, nhưng không phải ở tất cả các đơn vị hành chính, chính quyền địa phương cũng được tổ chức giống nhau. Đồng thời, không phải chính quyền ở bất kỳ một đơn vị hành chính nào cũng là một cấp chính quyền.

Ở đâu được quy định là cấp chính quyền thì chính quyền ở đó bao gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Ủy ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra; còn ở đâu không được quy định là cấp chính quyền thì sẽ có cơ quan hành chính thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính và dịch vụ công tại địa bàn; cơ quan hành chính này có thể được thiết lập bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể do cơ quan hành chính cấp trên quyết định thành lập, hay do Hội đồng nhân dân cấp dưới bầu, hoặc theo cách thức khác.



- Về địa vị pháp lý của chính quyền địa phương và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Theo đó, Hội đồng nhân dân tiếp tục thực hiện hai loại chức năng: quyết định và giám sát (quyết định những vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân).

Như vậy, ở những đơn vị hành chính mà chính quyền ở đó không được coi là cấp chính quyền thì việc thành lập cơ quan hành chính sẽ do luật định.

Điều này sẽ tạo nên sự năng động hơn trong việc thành lập cơ quan hành chính ở các đơn vị hành chính khác nhau, bảo đảm phù hợp với thực tiễn.

Về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân, khoản 2 Điều 114 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định: “Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân” nhưng đồng thời có bổ sung nhiệm vụ: “thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”.

- Về địa vị pháp lý của chính quyền địa phương và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân

Theo hiến pháp Hội đồng nhân dân tiếp tục thực hiện hai loại chức năng: quyết định và giám sát (quyết định những vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân).

Đối với Ủy ban nhân dân thì Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

Về chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân, khoản 2 Điều 114 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục quy định: “Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân” nhưng đồng thời có bổ sung nhiệm vụ: “thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao”.


Chương 2

THỰC TRẠNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Ở CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CÁC CẤP HIỆN NAY

2. Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

2.1. Thực trạng ban hành văn bản ở ủy ban nhân dân các cấp hiện nay.

2.1.1. Kết quả của đạt được của hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân các cấp.


Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 đã tạo cơ sở pháp lí hướng dẫn tạo điều kiện cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân các cấp được thực hiện trơn chu ỏn định và thấng nhất, số lượng và chất lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ngày càng tăng . văn bản quy phạm pháp luật đã chở thành công cụ pháp lí quan trọng trong việc điều hành và quản lí nhà nước ở địa phương điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội trong mọi lihx vực của đời sống xã hội.

Trong những năm trở lại đây số lượng văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ban hành đã tăng vọt cụ thể số lượng văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền ở cấp tỉnh tỉnh nghệ an là hơn 300 nghìn văn bản quy phạm pháp luật.

Nhìn chung, so với năm 2008, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2009 được ban hành sớm hơn, bám sát với chỉ đạo của Trung ương, Hội đồng nhân dân tỉnh và yêu cầu quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Số văn bản điều chỉnh các hoạt động liên quan đến lĩnh vực hành chính nhà nước và lĩnh vực kinh tế tổng hợp chiếm tỷ lệ cao so với các lĩnh vực khác.

Mục đích của việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật là nhằm phát hiện những văn bản có nội dung trái pháp luật, không còn phù hợp với quy định hiện hành để kịp thời kiến nghị đình chỉ, hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; đồng thời xác định trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền ban hành trái pháp luật.

Đối tượng tự kiểm tra và kiểm tra là các nghị quyết của HĐND các cấp, quyết định, chỉ thị của UBND các cấp ban hành; văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản có thể thức và nội dung như văn bản quy phạm pháp luật; các văn bản có thể thức không phải là văn bản quy phạm pháp luật nhưng có chứa quy phạm pháp luật do Chủ tịch UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cấp huyện ban hành.

Nội dung kiểm tra là xem xét, đánh giá và kết luận về tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của văn bản trên các mặt: căn cứ pháp lý, thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản và trình tự, thủ tục ban hành. Ngoài ra, nội dung kiểm tra văn bản còn là kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện, tính khả thi, hiểu quả của các văn bản đã được ban hành trong thực tiễn.

Chất lượng các văn bản ngày càng được nân cao , khắc phục được một số thực trạng như ban hành văn bản không đúng thẩm quyền, không đúng nội dung, mâu thuẫn chồng chéo văn bản này phủ định văn bản khác, hình thức văn bản cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu.

2.1.2. Những tồn tại hạn chế trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương

Việc xây dựng Chương trình ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; Chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân tỉnh chưa đảm bảo đúng trình tự, thủ tục luật định. Số lượng văn bản đăng ký ban hành theo các Chương trình này đạt tỷ lệ không cao, vì vậy chương trình lập quy của chính quyền cấp tỉnh còn mang tính hình thức. Công tác rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật ở cấp tỉnh hàng năm chưa được quan tâm đúng mức. Việc gửi văn bản phục vụ cho công tác kiểm tra chưa kịp thời và chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật;Trong nhiều văn bản, việc sử dụng căn cứ pháp luật để ban hành còn rất tùy tiện.. Tình trạng ban hành VBQPPL trái thẩm quyền về hình thức còn tồn tại ở cả ba cấp, nhưng tập trung chủ yếu ở cấp huyện và xã, đặc biệt là cấp xã



Ở một số địa phương còn tình trạng ban hành văn bản có tính quy phạm dưới hình thức không do luật định như công văn, thông báo, kết luận…Theo đánh giá chung, trong số những văn bản do UBND ban hành thì những văn bản có tính chất pháp lý tất ít còn căn bản cá biệt thì chiếm tỉ lệ lớn. Do tập trung ban hành quá nhiều văn bản cá biệt, UBND các cấp còn chưa quan tâm ban hành các VBQPPPL dẫn đến tình trạng, một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội còn chưa được điều chỉnh và cụ thể hóa. Việc không có quy phạm pháp luật dẫn đến thực trạng cùng một sự việc có những cách giải quyết rất khác nhau trong cùng một địa phương.Nhiều quy định của pháp luật còn chưa phù hợp với yêu cầu chủ động trong quản lý hành chính và mục tiêu hoạt động của UBND, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, đầu tư nước ngoài, văn hóa, giáo dục đã làm xuất hiện mâu thuẫn trong trách nhiệm công vụ, không đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quản lý hành chính cũng như sự miễn cưỡng giải trình việc ban hành các quyết định không phù hợp.Theo quy định của pháp luật thì Nghị quyết của HĐND sẽ đề ra chủ trương chính sách, quyết định các vấn đề cơ bản của địa phương, có tính chất mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chung. Nghị quyết sẽ được UBND thực hiện, và các quy định cụ thể sẽ do UBND ban hành. Thực tế lại cho thấy, hệ thống VBQPPPL do UBND ban hành có nhiều văn bản không phù hợp với Luật hoặc các quy định của cơ quan cấp trên. Trình tự ban hành văn bản thiếu chặt chẽ, khoa học và hợp lý, văn bản cũng không đúng hình thức theo quy định của pháp luật. 83. Nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động ban hành VBQPPL của UBND:Trước hết, đối tượng điều chỉnh của văn bản qui phạm pháp luật là các quan hệ xã hội phong phú, đa dạng, luôn tồn tại khách quan. Đặc biệt nước ta hiện là một nền kinh tế đang phát triển nhanh và hội nhập mạnh mẽ với thế giới, việc nắm bắt thực trạng và phán đoán qui luật vận động của các quan hệ xã hội tương đối khó khăn, các văn bản pháp luật dần trở nên không phù hợp với tình hình thực tế, nhanh chóng bị lạc hậu. Đây là nguyên nhân khách quan gây khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ thể chế hóa pháp luật.Nước ta đã trải qua một thời quan dài trong cơ chế tập trung bao cấp, đã tạo ra tập quán,thói quen thụ động trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vựu ban hành văn bản của UBND, nên việc xóa bỏ nó không thể thực hiện trong một thời gian ngắn. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh vẫn còn lối tư duy cũ trong việc soạn thảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chưa thấy được tầm quan trọng của công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động quản lý điều hành ở địa phươngLuật ban hành VBQPPL của HĐND và UBND 2004 tuy đã cụ thể hóa và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động ban hành văn bản của UBND nhưng trong quá trình thực hiện những quy định của luật này, UBND các cấp vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong giai đoạn các quan hệ kinh tế phát triển nhanh, các quy định ngày một không phù hợp với thực tế.

2.2 Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ một số nguyên tắc

Ngày 22/6/2015, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Luật năm 2015). Chủ tịch nước đã ký Lệnh công bố ngày 06/7/2015 và Luật có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016.

Quy định về thẩm quyền và các nguyên tắc khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần phải tuân thủ một số nguyên tắc.

Để việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được hiệu quả, chất lượng, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở trung ương và địa phương khi soạn thảo, ban hành văn bản cần phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

- Thứ nhất, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật. Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là tạo ra được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thống nhất, đồng bộ, bảo đảm tuân thủ tính tối cao của Hiến pháp và được ban hành theo đúng các quy định của pháp luật. Bởi vậy, nguyên tắc quan trọng nhất mà các cơ quan tham gia vào hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần phải tuân thủ là bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

Thứ hai, tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu văn bản quy phạm pháp luật phải được ban hành đúng thẩm quyền, tức là chỉ có các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo quy định và trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mới được ban hành văn bản dưới các hình thức tương ứng với thẩm quyền ban hành. Quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm tuân thủ đúng trình tự, thủ tục như thành lập ban soạn thảo, lấy ý kiến nhân dân, thẩm định, thẩm tra...

Thứ ba, bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ tư, bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật. Để văn bản quy phạm pháp luật thực sự đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, là công cụ hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành thì một trong những yêu cầu quan trọng là văn bản đó phải bảo đảm tính khả thi cao. Để có được một văn bản có tính khả thi, đáp ứng được nhu cầu quản lý của Nhà nước, trách nhiệm đặt ra không chỉ đối với người soạn thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo mà cả cơ quan thẩm định, thẩm tra, cơ quan xem xét, thông qua văn bản. Đồng thời, để có được một văn bản có chất lượng tốt thì các quy định của văn bản đó phải được soạn thảo sao cho có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn quản lý và đồng thời bảo đảm về chất lượng của văn bản.

Thứ năm, không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đây là một nguyên tắc rất quan trọng trong việc bảo đảm tính phù hợp, thống nhất, đồng bộ của văn bản quy phạm pháp luật với các điều ước quốc tế có liên quan mà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG

BAN HÀNH VBQPPL Ở CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

3.1. Hoạch định chính sách pháp lí trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hộ đông nhân dân.

Hoạch định chính sách pháp lí là một hoạt dộng quan trọng trong công tác xây dựng và hoạch định chính sách pháp lí à một trong những hoạt đọng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của hội đông nhân dân

Hoạch định chính sách pháp lí là hoạt động của cơ quan nha nước có thẩm quyền nghiên cứu đánh giá thực trạng kinh tế xã hội nhằm có những quyết sách phù hợp nhằm phát triển kinh tế ở địa phương mình tạo tiền đề đề chính quyền các cấp có thể ban hành các văn bản quy phạm pháp luật .

3.2. Nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của ủỦy ban nhân dân

Cần nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm ở chính quyền địa phương theo hướng ủy ban nhân dân cấp nào thì ban hành đúng loại văn bản mà mình được phép ban hành , theo đúng trình tự thủ tục mà mình được phep ban hành, phù hợp với nội dung mục đích đối tượng cua văn bản không sử dụng các hình thức văn bản chính thông dụng

Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật càn tuân theo trình tự và thủ tục pháp lí, từ việc chuẩn bị dự báo lấy ý kiến của các cơ quan có thâm quyền đến nội dung hình thức văn phong pháp lí của văn bản cũng như thủ tục thông qua kí ban hành văn bản, đối với văn bản quy phạm pháp luật đén quyền lợi ích nghĩa vụ của quần chúng nhân dân địa phương thì dự thảo phải được thông qua trong khắp quần chúng trên các phương tiên thông tin đại chúng của địa phương

3.3. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ viên trức ở địa phương

Để nâng cao đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực trình độ chuyên môn cao nhằm đưa hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương được thông suốt, hiệu quả .

Thực hiện tốt chế độ bầu cử tyển chọn bổ nhiệm đối với cán bộ công chức của chính quyền địa phương một cách dân chủ công bằng kiện toàn đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức chính trị vững vàng trong sạch tận tụy vơi công việc giỏi về chuyên môn nghiệp vụ gương mẫu chấp hành hiến pháp và pháp luật

Có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ địa phương theo hệ thống tiêu chuẩn về độ tuổi về trình độ văn háo về phẩm chất đạo đức chính trị năng lực chuyên ôn phẩm chất đạo đức trên cơ sở đó lựa trọn đội ngũ cán bộ đảm đương các chức vụ chủ trốt ở chính quyền địa phường.



3.4. Tăng cường đầu tư ngân sách cho công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở ủy ban nhân dân các cấp

Kinh phí là một nguồn lực quan trọng đối với việc thực hiện bất kì hoạt động nào có tác động hiệu quả đến công việc song với việc đầu tư ngân sách còn hạn chế thì hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng còn gặp nhiều khó khăn, hiện nay kinh phí cho hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật còn hạn hẹp. Dự thảo Nghị quyết , nghị định của hội đồng nhân dân



Tối đa không quá 5.000.000 d; đối với dự thả trỉ thị của hội đồng nhân dân không quá 2000.000 vì vậy việc bổ xung kinh phí là một trong những yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao hiệu qua của hoạt động ban hành vẳn quy phạm pháp luât.

KẾT LUẬN


Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động thường xuyên của các cấp chính quyền địa phương vì vậy để nâng cao hiệu quả của hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần đáp ứng đày đủ các điều kiện về bộ mấy lãnh đạo của từng cấp chính quyền phải nâng cao năng lực phẩm chất của đội ngũ lãnh đạo phát huy vai trò của bộ máy nhà nước ở chính quyền địa phương. Bên cạnh đó để cho hoạt động quản lí ban hành văn bản quy phạm pháp luật đạt hiệu quả thì phải có kinh phí đầu tư cho hoạt động ban hành văn bản QPPL phù hợp cả ở khâu chuyển bị dự thảo đến khâu thẩm định nhằm cho hoạt động ban hành đạt hiệu quả cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Luật ban hanh văn bản quy phạm pháp luật 2015

  2. -Nghị định 91/2006/ND-CP. Quy định chi tiết một số điều luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân chính phủ.

  3. -Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008.

1 Thống kê số lượng học sinh sinh viên đến ngày 15/02/2016 của Phòng Công tác học sinh sinh viên trường Đại học Vinh

2 http://www.gardenmedia.vn/bang-gia-quang-cao-truyen-hinh/bang-gia-quang-cao-truyen-hinh-vtv-nam-2016.html

3 http://www.vca.gov.vn/books/CucQLCT_BCThuongNien2015-1504DOI.pdf

4 https://www.youtube.com/watch?v=3DhjNHYi21U

5 http://www.vca.gov.vn/Modules/CMS/Upload/36/2012_10_15/VN%20-Bao%20cao.pdf

6 http://www.brandsvietnam.com/4926-Quang-cao-va-nhung-van-de-phap-luat-canh-tranh

7 Xem: Từ điển tiếng Việt.Nxb Đà Nẵng, năm 1997, tr. 467

8 Xem: Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.NXB Lao Động



Каталог: DATA -> upload
upload -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
upload -> Thuật ngữ hàng hải quốc tế: a abatement Sự giảm giá
upload -> CÁP ĐIỆn lực hạ thế 1  4 LÕI, ruộT ĐỒNG, CÁch đIỆn xlpe, VỎ pvc low voltage 1 4 core Cable Copper conductor, xlpe insulation, pvc sheath
upload -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
upload -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chíNH
upload -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
upload -> Ớt cay f1 SỐ 20 Trái to, dài 14 15 cm, thẳng, cay vừa, chín tập trung, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi và chế biến. Năng suất rất cao, 30 40 tấn/ ha. ỚT sừng vàng 1039

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương