Khoa luật kỷ YẾu hội nghị TỔng kết công tác sinh viên nghiên cứu khoa học năm họC 2015 -2016


VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG



tải về 1.61 Mb.
trang8/12
Chuyển đổi dữ liệu31.12.2017
Kích1.61 Mb.
#35147
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN



Nhóm tác giả: Đoàn Thị Hằng;

Nguyễn Thị Thanh Loan;

Hoàng Lê Thủy Tiên;

Lê Hồ Huyền Trang



Lớp: 54B7 LH, 55B2 LKT, 55B3 LKT

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Phạm Thị Thúy Liễu
1. Lý do chọn đề tài.

Ở Việt Nam hiện nay, với mục tiêu đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp chế xã hội chủ nghĩa thì nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra đó là cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, tính khả thi. Bên cạnh văn bản quy phạm pháp luật với vai trò là nguồn chủ yếu thì tập quán được xem là nguồn bổ trợ.

Việc thừa nhận vai trò của tập quán và coi tập quán như là một nguồn của pháp luật được thể hiện rõ trong các văn kiện của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 25/05/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 có nêu: cần nghiên cứu về khả năng khai thác, sử dụng tập quán nhằm bổ sung và hoàn thiện pháp luật. Tại điều 6 Luật HN&GĐ năm 2000 khẳng định: Trong quan hệ hôn nhân gia đình những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, mà không trái với các nguyên tắc quy định tại luật này thì được tôn trọng và phát huy. Còn tại Điều 7 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: Trong trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận thì tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc không trái với nguyên tắc quy định tại Điều 2 và không vi phạm điều cấm của Luật này thì được áp dụng. Để hướng dẫn thi hành Luật này, ngày 31/12/2014 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2014/NĐ-CP, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình. Mà theo đó, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này có quy định:“Tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình là tập quán trái với những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình hoặc vi phạm điều cấm quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ hoặc cấm áp dụng.”

Với cơ sở pháp lý hiện hành, TAND các cấp trong việc giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ có thể áp dụng những tập quán phù hợp để làm căn cứ đưa ra phán quyết. Tuy nhiên từ thực tiễn cho thấy từ trước khi Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực thì việc Tòa án áp dụng phong tục tập quán để giải quyết tranh chấp ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều hạn chế và khó khăn, chưa có một cơ chế đồng bộ khoa học để quy định pháp luật về tập quán được đảm bảo thực thi, hiệu quả còn chưa cao, còn nhiều vấn đề bất cập, có đến một nửa số bản án, quyết định viện dẫn tập quán để giải quyết tranh chấp không được Viện Kiểm sát, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận. Ngay đối với các đoàn thể xã hội cũng chỉ chấp nhận, đồng tình với 58,3% các bản án, quyết định có áp dụng tập quán.7 Những hạn chế này một phần xuất phát từ sự bộc lộ vật chất của tập quán chưa rõ ràng và kém đồng nhất so với các loại nguồn khác như: Văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp cũng như học thuyết pháp lý. Vì vậy việc chứng minh tập quán trước tòa là một công việc đầy khó khăn và phức tạp.

Xuất phát từ nhận thức đó, chúng tôi chọn đề tài: “Vấn đề áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

- Nhóm đi vào nghiên cứu hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề áp dụng phong tục tập quán trong việc giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình, các nguyên tắc áp dụng. Tìm hiểu thực trạng cũng như thực tế giải quyết của việc áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong cả nước nói chung, địa bàn huyện Quỳ Châu nói riêng.Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo việc áp dụng phong tục tập quán trong việc giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

- Đề tài sử dụng một số phương pháp chuyên ngành đó là phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra,….để làm rõ vấn đề nghiên cứu.

3. Kết cấu của đề tài

Đề tài được trình bày theo kết cấu gồm 3 chương:



Chương 1: Cơ sở lý luận về việc áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình.

Chương 2: Thực trạng áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.

Chương 3: Quan điểm và các giải pháp đảm bảo việc áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC ÁP DỤNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN



1.1. Khái niệm, đặc điểm về phong tục tập quán

1.1.1. Khái niệm

Hiện nay khái niêm phong tục, khái niệm tập quán vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên theo cách hiểu chung nhất chúng ta có thể định nghiã khái niệm phong tục tập quán về hôn nhân và gia đình như sau:

Phong tục về HN&GĐ là những thói quen đã thành nếp, hìnhthành trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định, thể hiện đậm nét nếp sống, quan niệm của từng địa phương, dân tộc trong việc kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và con, quan hệ nuôi con nuôi, quan hệ khác về hôn nhân và gia đình, được các chủ thể sinh sống trong địa phương, dân tộc đó thừa nhận và tuân theo một cách tự giác.

Tập quán về HN&GĐ là quy tắc xử sự, được các chủ thể thừa nhận ở mức độ cao hơn, vượt ra khỏi giới hạn của địa phương, dân tộc, trở thành quy tắc xử sựchung của nhiều dân tộc, nhiều địa phương về kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹvà con, quan hệ nuôi con nuôi, quan hệ khác về hôn nhân và gia đình.



1.1.2. Đặc điểm

- Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình có hình thức thể hiện bằng truyền miệng (bất thành văn) 

- Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình có nội dung phong phú, đa dạng nhưng vẫn mang nặng tính địa phương, tính tộc người 

- Tính tự giác, tự nguyện thực hiện của phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình rất cao

- Phong tục, tập quán về hôn nhân và gia đình có mối quan hệ gắn bó mật thiết với pháp luật 

1.2. Nguyên tắc, điều kiện áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về HN&GĐ

1.2.1. Nguyên tắc áp dụng

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Chính phủ đã có hàng loạt các quy định hướng dẫn chi tiết tại Nghị định Số 126/2014/NĐ-CP về các nguyên tắc áp dụng phong tục tập quán về Hôn nhân và gia đình như sau:



- Thứ nhất, tập quán được áp dụng phải là quy tắc xử sự phù hợp với quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Thứ hai,Việc áp dụng tập quán phải tuân theo các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật Hôn nhân và gia đình.

- Thứ ba,Tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về tập quán được áp dụng.

1.2.2. Điều kiện áp dụng

- Điều kiện về cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý

- Điều kiện về văn hóa

- Điều kiện đảm bảo từ ý thức pháp luật của nhân dân

- Điều kiện từ sự am hiểu tập quán của nhân dân

1.3. Ý nghĩa của việc áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về HN&GĐ

1.3.1. Ý nghĩa về mặt xã hội

- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ góp phần bảo vệ các bản sắc văn hóa và chuẩn mực đạo đức truyền thống gia đình Việt Nam nói chung và truyền thống gia đình của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng.

- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ góp phần xây dựng trong đời sống đồng bào các dân tộc thiểu sốchế độ HN&GĐ bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững

1.3.2. Ý nghĩa về mặt pháp luật

- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ là một trong những công cụ hữu hiệu "hỗ trợ", "giúp sức" cho pháp luật HN&GĐ trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách tốt nhất, đem lại hiệu quả cao nhất.

- Áp dụng phong tục, tập quán về HN&GĐ góp phần giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết có hiệu quả các tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực HN&GĐ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

2.1. Đặc điểm về điều kện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội của huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quỳ Châu là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Nghệ An, nằm về phía tây bắc cách thành phố Vinh 145 km về phía tây bắc Nghệ An theo quốc lộ 48. Địa hình Quỳ Châu chủ yếu là núi cao, độ dốc tương đối lớn, hệ thống sông ngòi có độ dốc lớn với nhiều thác lớn nhỏ là tiềm năng rất lớn cần được khai thác để phát triển thuỷ điện.



2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Quỳ Châu có 80% dân số là người dân tộc Thái, nền kinh tế của huyện phát triển chưa ổn định và bền vững do yếu tố đầu tư có tác động đáng kể trong điều kiện phụ thuộc nhiều vào tình hình huy động vốn đầu tư từ bên ngoài vào địa bàn, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, bên cạnh đó trong cơ cấu lao động tại địa phương, tỷ trọng lao động Nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao.

2.2. Thực trạng áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về HN&GĐ trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

2.2.1. Thực trạng áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về HN&GĐ ở Việt Nam hiện nay

Tính đến thời điểm trước khi ban hành Luật HN&GĐ năm 2014, tỷ lệ các trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (hôn nhân thực tế) là tương đối lớn. Đặc biệt, đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa tình trạng hôn nhân thực tế hầu như chiếm tỷ lệ phổ biến.

Thực tiễn khi giải quyết các vụ việc về hôn nhân và gia đình có ảnh hưởng của phong tục tập quán gặp nhiều khó khăn trong việc ghi lời khai, thu thập các chứng cứ có liên quan như các trường hợp: Nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn, nhưng lại được cộng đồng dân cư nơi đó bảo vệ,  hầu hết các ở các dân tộc ít người đều có sự phân biệt đối xử giữa con trai và con gái. Nhiều dân tộc (Tày, Nùng, Thái ở Lào Cai…) cho con trai được hưởng gia tài, con trai trưởng được tôn trọng ngang với người cha. Tập quán này Toà án cần phê phán, không áp dụng trong việc giải quyết các tranh chấp, đặc biệt các tranh chấp liên quan đến tài sản trong gia đình.

- Bên cạnh những tập quán tốt đẹp được gìn giữ, phát huy, ở địa phương còn tồn tại một số tập quán lạc hậu như chung sống với nhau nhưng không có đăng ký kết hôn; những cặp đôi đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nhưng bị gia đình, họ hàng cấm kết hôn, không thừa nhận hôn nhân do không phù hợp với tập quán của dòng họ; việc tranh chấp các lễ vật, sính lễ trong ngày cưới, khi ly hôn; bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông goá vợ, nếu kết hôn với người khác, thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ…

- Trong thực tiễn xét xử của TAND các cấp cho thấy, có một số bản án, quvết định viện dẫn tập quán để giải quyết tranh chấp HNGĐ không được Viện Kiểm sát, Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận. Nguyên nhân là do pháp luật còn quy định chung chung, chưa quy định cụ thể về điều kiện, hoàn cảnh, phạm vi áp dụng, Tòa án các cấp chưa thống nhất về nguyên tắc, quan điểm áp dụng nên chưa có cơ sở pháp lý để áp dụng tập quán trong HNGĐ một cách thống nhất, hiệu quả.Mặt khác, những tranh chấp thường phát sinh gay gắt trong mối quan hệ tài sản như nhà đất, ruộng nương, gia súc, đòi lại của hồi môn, tiền sính lễ, nuôi con và cấp dưỡng nuôi con, đặc biệt là có sự phân biệt giữa con trai và con gái. Khi gặp các tranh chấp này nếu chỉ áp dụng pháp luật thông thường thì một trong các bên đương sự sẽ không thỏa mãn. Chẳng hạn, người chồng sẽ không nhất trí lấy nhà cửa, đất đai của gia đình để lại cho mình đem chia cho vợ con khi ly hôn; ngược lại, nếu chỉ áp dụng tập quán có thể dẫn tới quyền, lợi ích hợp pháp của bên còn lại, nhất là phụ nữ, trẻ em không được bảo đảm. Cùng với đó, đương sự người dân tộc thiểu số thường thiếu các loại giấy tờ, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định.

Có thể nói, trình độ dân trí và nhận thức pháp luật của nhân dân nói chung và đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng còn rất nhiều hạn chế. Những quy định của Luật HN&GĐ chưa được thực hiện có hiệu quả ở những vùng này. Qua đó cho thấy, ở một chừng mực nhất định ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán trong đời sống hôn nhân của đồng bào các dân tộc thiểu số thể hiện tương đối đậm nét, đóng vai trò "thay thế" việc điều chỉnh của pháp luật HN&GĐ. Chính bởi vậy, pháp luật về HN&GĐ không tác động được đến đời sống hôn nhân của đồng bào các dân tộc thiểu số. Mặc dù, Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định rõ việc kết hôn phải đăng ký tại UBND cấp xã nơi thường trú của một trong hai bên kết hôn và ghi vào Sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định, mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý. Do vậy, để nâng cao hiệu quả thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 trong đối tượng dân cư là đồng bào các dân tộc thiểu số, Nhà nước ta đã công nhận và bảo hộ những phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số.



2.2.2. Thực trạng áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về HN&GĐ trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

* Thực trạng chung

Trên thực tiễn từ năm 2010 đến năm 2015 Tòa án nhân dân huyện Quỳ Châu chưa giải quyết vụ việc nào có liên quan đến việc áp dụng phong tục tập quán để giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Hầu hết mọi tranh chấp phát sinh giữa các bên với nhau đều dựa vào phong tục tập quán để giải quyết và chủ thể có thẩm quyền giải quyết trong các vụ việc này đó là các già làng, trưởng bản- những người có uy tín trong bản.Mặc dù các cấp Đảng ủy huyện Quỳ Châu đã có những cố gắng trong việc đẩy lùi , xóa bỏ các phong tục tập quán được cho là lạc hậu nhưng cho đến hiện nay những tập quán này một phần nào đó vẫn còn tồn tại. Đặc biệt là phong tục tập quán trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình.

Châu Hoàn là xã chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, địa bàn dân cư khép kín nên còn bảo tồn khá nguyên vẹn nhiều yếu tố văn hóa cổ truyền của dân tộc Thái. Các nghi thức, nghi lễ trong thờ cúng tổ tiên, thờ cúng thần rừng, thần núi, tục làm vía, cầu mưa (Lễ Hạy) vẫn đang được duy trì và tổ chức hàng năm.Ở một số bản trong xã như bản Na Xá, bản Pông Canh, bản Mờ Póm vẫn còn tồn tại tục "thách cưới". Theo đó khi vợ, chồng ly hôn, nhà trai thường yêu cầu nhà gái trả lại số tiền, đồ vật đã thách cưới trước kia vì sau cuộc hôn nhân này, nếu nhà gái không trả lại tiền, đồ vật đã thách cưới thì nhà trai không có khả năng để cưới vợ một lần nữa (cưới vợ khác cho người chồng đã ly hôn) do tục "thách cưới" cao. Trong trường hợp này, để giải quyết tranh chấp trên họ thường nhờ trưởng bản đứng ra làm trung gian để giải thích cho hai bên gia đình hiểu đồng thời vận động hai bên tự nguyện trong việc chia tài sản sao cho phù hợp, đảm bảo đời sống của mỗi bên và các con.



Bên cạnh xã Châu Hoàn thì ở một số xã khác của huyện như xã Châu Hội, Châu Thắng, Châu Phong phổ biến một số trường hợp liên quan đến vấn đề áp dụng phong tục tập quán. Đó là:

+ Trường hợp chồng là người dân tộc Thái, vợ là dân tộc Kinh khi ly hôn cả hai đều yêu cầu áp dụng tập quán của dân tộc mình để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp này để giải quyết trưởng bản thường áp dụng nơi xác lập quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng. Bởi vì họ cho rằng tài sản được tạo ra khi hai người đang trong quan hệ vợ chồng.

+ Tục ở rể: Các dân tộc thiểu số như: Thái, Thổ… ở nhũng vùng này vẫn giữ phong tục ở rể . Trong trường hợp, nhà trai không đủ tiền "thách cưới" thì chàng trai phải ở rể để trừ "tiền thách cưới". Khi vợ, chồng ly hôn, theo phong tục, chàng trai sẽ không được chia tài sản. Đối với trường hợp này, các trưởng bản cũng giải thích, thuyết phục để các bên hiểu, giải quyết như thế nào cho hợp tình hợp lý, qua đó để bên nhà gái có sự cân nhắc, tự nguyện chia cho chàng trai một ít tài sản trong suốt thời gian ở rể theo công sức đóng góp với nhà vợ...

+ Vấn đề tảo hôn: Vấn đề tảo hôn vẫn xảy ra nhiều do ảnh hưởng của loại hình kinh tế nương rẫy đòi hỏi phải có đông người, phải có nhiều sức lao động. Con cái đến 15, 16 tuổi cha mẹ đã lo dựng vợ, gả chồng. Ở đây còn xuất hiện tình trạng các cặp vợ chồng chung sống với nhau khi xảy ra mâu thuẫn họ không ra tòa xin ly hôn cũng không nhờ đến trưởng bản giải quyết mà họ tự ý bỏ nhau và lấy chồng( vợ) mới như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Việc các già làng, trưởng bản giải quyết, vận dụng linh hoạt giữa những quy định của pháp luật với phong tục, tập quán bản địa, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các bên trong quan hệ tranh chấp đồng thời thông qua đó bộ phận này đóng vai trò là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp Tòa án xét xử tốt hơn các vụ việc liên quan đến việc áp dụng phong tục tập quán. Do vậy, ở một chừng mực nhất định các phong tục, tập quán cũng có sự thay đổi tương đối phù hợp với những quy định của pháp luật.

2.3. Kết quả đạt được và những bất cập trong việc áp dụng phong tục tập quán giải quyết tranh chấp về HN&GĐ

2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân

2.3.1.1. Kết quả đạt được

- Thứ nhất, hầu hết các trường hợp áp dụng phong tục tập quán đều đảm bảo các nguyên tắc và quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình.

- Thứ 2, tập quán được văn bản hóa làm cho pháp luật trở nên hoàn thiện hơn.

- Thứ 3,Vai trò của tập quán được phát huy tối đa góp phần giảm thiểu các trường hợp pháp luật không thể giải quyết.

- Thứ 4, hầu hết đội ngũ cán bộ, già làng trưởng bản đều làm tốt vai trò của mình trong việc giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình theo đúng quy định của pháp luật.

2.3.1.2. Nguyên nhân

- Đầu tiên là sự lãnh đạo đúng đắn của các cấp ủy Đảng với những văn kiện chỉ đạo kịp thời, khoa học.

- Hai là,cùng với thời gian hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, cơ chế cho phép áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp về HN&GĐ ngày càng rõ ràng và khả thi.

- Ba là, ý thức pháp luật của người dân được nâng cao. Người dân đã dễ dàng tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật thông qua cổng thông tin điện tử của Nhà nước.



2.3.2. Một số bất cập và nguyên nhân

2.3.2.1. Một số bất cập

- Thứ nhất,khó xác định tập quán nào là tốt đẹp.

- Thứ hai,việc áp dụng tập quán chưa thống nhất .

- Thứ 3, Một số xã của huyện trình độ dân trí còn thấp, các phong tục tập quán đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân.

- Thứ 4, Còn tồn tại một số trường hợp áp dụng tập quán tùy tiện.

- Thứ 5, còn xảy ra hiện tượng xung đột về quan điểm giữa các đương sự với nhau. áp dụng tập quán chưa thống nhất.quy định khác và cho rằng không có tập quán như bên kia đưa ra.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những bất cập trên

* Nguyên nhân từ cơ sở pháp lý

+ Do sự bất cập của các quy định hiện hành về áp dụng tập quán.

+ Quy định về thuật ngữ tập quán trong các văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu thống nhất.

+ Các quy định về tập quán không đủ chi tiết và làm hạn chế khả năng áp dụng tập quán.

+ Không có sự ràng buộc mang tính nguyên tắc và chế định kèm theo trong trường hợp không có pháp luật điều chỉnh trong trường hợp không có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh mà chủ thể có thẩm quyền không áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp Hôn nhân & gia đình.

* Những nguyên nhân về lý luận

Ở Việt Nam vấn đề nguồn của pháp luật, trong đó tập quán pháp được xem là nguồn bổ trợ còn ít được nghiên cứu. Vì vậy kết quả ứng dụng vào thực tiễn chưa nhiều. So với các vấn đề pháp lý khác, các công trình nghiên cứu về lý luận áp dụng phong tục tập quán, loại nguồn tập quán được nghiên cứu ở Việt Nam cần được đẩy mạnh hơn nữa.

* Nguyên nhân về chủ thể

+ Chủ thể chủ yếu áp dụng phong tục tập quán để giải quyết tranh chấp về Hôn nhân và gia đình là những người có uy tín trong bản làng, già làng, trưởng bản. Tuy nhiên không phải tất cả những người này đều am hiểu pháp luật để giải quyết cũng đúng đắn, phù hợp với quy định của pháp luật và đáp ứng được những yêu cầu của các bên xảy ra tranh chấp.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC ÁP DỤNG PHONG TỤC TẬP QUÁN TRONG GIẢI QUYẾT TRANH VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲ CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

3.1. Quan điểm bảo đảm việc áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về HN&GĐ trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

3.1.1.Đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong áp dụng tập quán

- Phải tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật

- Phải hiểu và áp dụng thống nhất những quy định của pháp luật khi áp dụng tập quán; hiểu thống nhất về tập quán

- Chỉ áp dụng tập quán khi ở vào những trường hợp pháp luật cho phép

3.1.2. Áp dụng tập quán hướng đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Việc áp dụng tập quán sẽ nâng những tập quán mang tính phù hợp và phổ biến lên thành văn bản quy phạm pháp luật, bổ sung các quy phạm còn thiếu trong hệ thống các quy phạm

3.1.3.Áp dụng tập quán trong nước trên cơ sở đảm bảo sự bình đẳng giữa các dân tộc, vùng miền, cộng đồng

Khi lựa chọn và áp dụng tập quán cần tránh việc phân biệt đối xử, phải thiết lập nguyên tắc đảm bảo công bằng, nếu không sẽ xâm hại đến quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ pháp luật, đồng thời có thể gây ra những chia rẽ trong cộng đồng dân cư.

3.1.4. Áp dụng tập quán phải đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các cá nhân tổ chức quốc gia

Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện đường lối đối ngoại độc lập; hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi.

3.1.5. Phong tục, tập quán được áp dụng có nội dung không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật hôn nhân và gia đình8

 3.2. Giải pháp bảo đảm việc áp dụng phong tục tập quán trong giải quyết tranh chấp về HN&GĐ trên địa bàn huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An

3.2.1.Giải pháp đảm bảo trong lĩnh vực lập pháp HN&GĐ đối với nhóm chủ thể là đồng bào các dân tộc thiểu số

- Việc ban hành pháp luật cần có những quy định rõ ràng cụ thể để đồng bào dân tộc thiểu số hiểu và có thể áp dụng.

- Cần có sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan lập pháp với các đồng bào dân tộc thiểu số thông qua những người có uy tín như già làng,trưởng bản,trưởng tộc…

3.2.2. Những giải pháp đảm bảo trong lĩnh vực thực thi pháp luật

- Thứ nhất, củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành pháp luật, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số.

- Thứ hai, nâng cao năng lực trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và cán bộ làm việc trong cơ quan tổ chức này trong việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.



3.2.3. Củng cố và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành pháp luật, quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số

- Nâng cao chất lượng cán bộ, bao gồm cả trình độ văn hóa, trình độ quản lý, năng lực điều hành công việc nói chung, cơ cấu tổ chức nói riêng.

- Để xây dựng được một đội ngũ cán bộ đồng bộ ở cấp xã, cần:

+ Tiến hành khảo sát, rà soát lại cơ cấu, thành phần cán bộ. Qua đó, để có kế hoạch đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã nói chung và cán bộ tư pháp - hộ tịch nói riêng có đủ năng lực, phẩm chất.

+ Cần có kế hoạch tuyển chọn những người có đức, có trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức đi đào tạo về chuyên ngành. những người được tuyển chọn này cần phải biết hai thứ tiếng: tiếng Việt (tiếng phổ thông) và tiếng dân tộc nơi công tác. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đặc biệt để có thể thu hút đội ngũ trí thức trẻ vừa ra trường lên công tác tại những vùng này.

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật

1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

2. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

3. Nghị định 32/2002/NĐ-CP quy định việc áp dụng luật hôn nhân gia đình đối với các dân tộc thiểu số

4. Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình.

5.  Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII. Nxb. chính trị quốc gia, năm 1996



Sách

5. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam của trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản công an nhân dân năm 2013

6. Từ điển tiếng Việt, nhà xuất bản Đà Nẵng năm 1997

8. Luận văn thạc sĩ: Áp dụng phong tục tập quán về Hôn nhân gia đình đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định của pháp luật Việt Nam, tác giả Nguyễn Thị Minh Phương



Tài liệu khác

Đường link: https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=1&cad=rja&uact=8&ved=0ahUKEwiHgJSKi8jLAhUHmpQKHQIcCxMQFggdMAA&url=http%3A%2F%2Fthongtinphapluatdansu.edu.vn%2F2007%2F09%2F11%2F3456134%2F&usg=AFQjCNEZlYY6NXbBmwG5ez4-j29cdjOpJA&sig2=4zg8bxMXtOrpZ8wpBg281g



Каталог: DATA -> upload
upload -> 1. Kiến thức : hs phải làm được 1 tiêu bản tbtv ( tb vảy hành hoặc tb thịt quả cà chua chín). Kĩ năng
upload -> Thuật ngữ hàng hải quốc tế: a abatement Sự giảm giá
upload -> CÁP ĐIỆn lực hạ thế 1  4 LÕI, ruộT ĐỒNG, CÁch đIỆn xlpe, VỎ pvc low voltage 1 4 core Cable Copper conductor, xlpe insulation, pvc sheath
upload -> CÔng ty cp cung ứng và xnk lao đỘng hàng khôNG
upload -> BỘ NỘi vụ BỘ TÀi chíNH
upload -> Ubnd tỉnh hoà BÌnh sở KẾ hoạch và ĐẦu tư
upload -> Ớt cay f1 SỐ 20 Trái to, dài 14 15 cm, thẳng, cay vừa, chín tập trung, màu xanh trung bình khi non, màu đỏ đẹp khi chín, thịt dày, thích hợp ăn tươi và chế biến. Năng suất rất cao, 30 40 tấn/ ha. ỚT sừng vàng 1039

tải về 1.61 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương