Khoa luận văn vận tải hàng không và sự phát triển của thương mại Việt Nam


Tăng cường liên doanh liên kết với các hãng hàng không trên thế giới



tải về 1.14 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu20.01.2018
Kích1.14 Mb.
#36163
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

4. Tăng cường liên doanh liên kết với các hãng hàng không trên thế giới

Thực tế đầu tư nước ngoài đối với ngành hàng không dân dụng ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy trong một số lĩnh vực được ưu tiên liên doanh với nước ngoài là nhằm tiếp nhận công nghệ chứ không phải thu hút vốn. Việc Vietnam Airlines tham gia hệ thông phân phối chỗ toàn cầu ABACUS trong năm qua là một thí dụ điển hình. Phần góp vốn của Vietnam Airlines trong công ty liên doanh này chiếm tới 90%, phần còn lại là của ABACUS.

Xu hướng hợp tác liên doanh trong hàng không dân dụng quốc tế gồm các hình thức liên doanh sau:

a. Liên doanh để chế tạo máy bay và trang thiết bị:

Đây là hình thức liên doanh giữa các Công ty tài chính với các hãng chế tạo máy bay, hay giữa các công ty tài chính thông qua một hãng trung gian để liên doanh với các hãng chế tạo máy bay. Mục đích của hình thức liên doanh này là tạo ra nguồn vốn sản xuất kinh doanh máy bay giữa một bên là các Công ty tài chính hay các tổ chức trung gian cần mua máy bay với số lượng lớn để khai thác, còn một bên là các hãng chế tạo máy bay cần có vốn để sản xuất và nghiên cứu chế tạo máy bay.

b. Liên doanh trong các hoạt động bao thuê:

Hình thức liên doanh này không rộng khắp mà chỉ tập trung ở một số Công ty hàng không bao thuê chuyên nghiệp có tiếng của thế giới: GPA (New Zealand), ILFC (Mỹ), Ansett (Autralia). Hình thức này được thực hiện dưới 3 phương thức kinh doanh chủ yếu: thuê khai thác ướt (thuê toàn bộ máy bay kể cả tổ bay), thuê khai thác khô (thuê từng phần, từng khoang hay chỉ thuê riêng máy bay), thuê ngân sách tài chính thông qua các hợp đồng khai thác.

c. Liên doanh khai thác các đường bay của các hãng hàng không giữa hai quốc gia:

Đây là hình thức liên doanh về vốn hình thành từ rất lâu. Thông qua các hiệp định dịch vụ hàng không song phương, hai hãng hàng không thuộc hai quốc gia có thể thực hiện liên doanh dưới các kiểu loại: bay chung cờ hiệu (code shoriny), bay liên doanh (joint service), bay thêm chuyến, liên doanh theo mua bán, đóng góp cổ phần ...

d. Liên doanh đa quốc gia:

Liên doanh đa quốc gia được thực hiện dưới hai dạng: Liên doanh khu vực và liên doanh toàn cầu. Ví dụ Hãng Hàng không Singapore kết hợp với Hãng Hàng không Thái Lan và Indonesia thành lập Hãng Hàng không khu vực đầu tiên của Châu Á. Liên doanh toàn cầu hiện nay được thực hiện dưới nhiều hình thức như frequent flier (bay thường xuyên), quality flier (bay chất lượng cao)...

e. Liên doanh giữa ngành Hàng không dân dụng với ngành du lịch:

Hình thức liên doanh này đa dạng, nó không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho cả hai ngành mà nó còn là đòn bẩy để thúc đẩy các quan hệ tương hỗ giữa các ngành, góp phần củng cố quan hệ hiểu biết, hợp tác lẫn nhau giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu chính của hình thức liên doanh này là thu hút khách hàng du lịch từ các nước khác đến để thu ngoại tệ. Thông thường hai ngành này kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành một ngành “Vận chuyển hàng không và du lịch”, cung cấp cho khách hàng nước ngoài đi tham quan theo một chương trình trọn gói.

Theo lịch trình Việt Nam sẽ tự do hoá vận tải hàng không trong toàn bộ ASEAN sau năm 2010 điều này sẽ mở ra cho thương mại những hướng phát triển mới.



III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

  1. Mở rộng vận chuyển hàng hoá trong nước bằng đường hàng không

* Có chính sách giá cước hợp lý. Đối với giá cước nội địa mức giá cước hiện nay tuy còn thấp so với chi phí khai thác nhưng vẫn còn rất cao so với thu nhập bình quân đầu người cũng như so với mặt bằng cung cầu (trước hết là đối với các đường bay lẻ). Trên các đường bay quốc tế, thị phần của Việt Nam ở mức cao như hiện nay (39 – 40%, cao tương đối so với năng lực cạnh tranh) vẫn nhờ một phần lớn vào hiệu lực của điều tiết song phương. Giá cước áp dụng chưa có tính linh hoạt chủ yếu do chi phí khai thác còn quá cao chưa hợp lý. Vì vậy các hãng vận tải hàng không Việt Nam cần có chính sách giá cả phù hợp và linh hoạt với từng thị trường và từng thời gian nhằm kích thích nhu cầu vận chuyển hàng không thu hút khách hàng cạnh tranh được với các đối thủ cùng khai thác trên các đường bay hiện có để tạo một chỗ đứng vững chắc trước khi mở rộng thị trường như đưa ra các mức giá hấp dẫn để thu hút khách đi máy bay vào những thời gian không cao điểm, không phải thời vụ; giá ưu đãi với khách đặt chỗ trước sớm; tăng sự chênh lệch giữa giá vé thứ hạng cao với giá vé thứ hạng thấp để thu hút được lớp hành khách nhiều tiền vừa hấp dẫn được khách hàng có thu nhập thấp hơn; áp dụng giá cước linh hoạt để có thể thay đổi nhanh chóng theo sự thay đổi của thị trường không chỉ ở ngoài nước mà cả ở trong nước...Muốn vậy về phía Nhà Nước nên điều chỉnh lại chế độ kiểm soát giá cước vận tải hàng không. Sự can thiệp quá sâu của Nhà Nước vào quản lý giá cước hàng không làm cho các doanh nghiệp vận tải hàng không Việt Nam thiếu đi sự năng động khi phản ứng với sự thay đổi của thị trường khi canh tranh với đối thủ.

Bảng giá vé hành khách của Vietnam Ai rlines

Đơn vị: USD

Nơi đến

Giá của Vietnam Airlines

Hãng cạnh tranh

Giá của hãng cạnh tranh

Hồng Kông

550

Cathay Pacific

544

Nhật Bản

950

Cathay Pacific

All Nippon Airways



950

980


Châu Úc

1000

Quantas

950

Châu Âu

1150

Cathay Pacific

Singapore Airlines



1050

1050


Châu Mỹ

1500

China Airlines

1090


tải về 1.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương