Kcn: Khu công nghiệp ccn: Cụm công nghiệp


Phân tích, đánh giá các ngành, lĩnh vực



tải về 1.8 Mb.
trang4/15
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.8 Mb.
#23868
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

2.3. Phân tích, đánh giá các ngành, lĩnh vực


2.3.1. Ba khối ngành (CN-XD, NN và DV)

a. Công nghiệp-Xây dựng

* Đánh giá chung: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2006-2012 đạt 24% (công nghiệp tăng 25,7%, xây dựng tăng 23,2%). Theo đó, giá trị sản xuất năm 2012 là 10.900 tỷ đồng (tính theo giá hiện hành, năm 2012, giá trị sản xuất lĩnh vực công nghiệp – xây dựng đạt trên 39,4 nghìn tỷ đồng).

Chuyển dịch cơ cấu 2 khu vực ngành (CN&XD) và các phân ngành cụ thể cũng theo hướng tích cực, tạo ra tiến bộ quan trọng, giải quyết gần 55 nghìn việc làm và giúp lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực này mạnh nhất, lên 17.800 người, đưa tỷ lệ lao động làm việc trong ngành CN-XD từ 10,5% năm 2005 lên 19,5% năm 2012.


Thời gian

Thời gian


Biểu đồ 2: Diễn biến GTSX ngành CN-XD giai đoạn 2006-2012

Năng suất lao động CN - XD đạt 19,8 triệu đồng năm 2005 tăng lên 44,2 triệu đồng năm 2010 và đạt 60,5 triệu đồng năm 2012. Năng suất lao động cả giai đoạn chỉ tăng trưởng khoảng 17,3%/năm, là hạn chế cần khắc phục.

Một số mặt hàng CN-XD đã có chỗ đứng trên thị trường của công nghiệp chế biến như phân đạm, điện tử, vật liệu xây dựng, sản phẩm dệt may, than, cơ khí, bia, giấy, nước, điện, bánh tráng các loại v.v (xem biểu 13).

* Đánh giá cụ thể ngành công nghiệp: Chính sản xuất công nghiệp tạo nên bước đột phá giá trị xuất khẩu, tạo ra thế mạnh mới, là điểm tựa để điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đến năm 2020.

Để đạt được các thành tựu ấn tượng khối công nghiệp, trước hết phải xem xét đóng góp của các doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN, CCN và nhà máy đạm Hà Bắc, cụ thể:

- KCN Đình Trám có 87 dự án được chấp thuận đầu tư còn hiệu lực trong đó có 42 dự án đầu tư nước ngoài và dự án trong nước là 45 dự án với số vốn đăng ký 11.554,15 tỷ đồng và 202,21triệu USD. Tổng số vốn đầu tư trong nước thực hiện đạt 988,5 tỷ đồng bằng 63,6% vốn đăng ký và nhà đầu tư FDI là 126,3 triệu USD bằng 62,5% tổng vốn đăng ký và Sản phẩm chủ yếu điện tử, dệt may, chế biến nông sản.

- KCN Quang Châu có 13 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 10 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đạt 1.303,66 tỷ đồng, và 1.310 triệu USD. Tổng diện tích cho thuê đạt 67,12 ha đạt 79% tổng diện tích san lấp cho thuê. Vốn đầu tư thực hiện của các nhà đầu tư trong nước đạt 597,8 tỷ đồng bằng 45,9% vốn đăng ký và của các nhà đầu tư nước ngoài đạt 353,5 triệu USD bằng 27% vốn đăng ký. Sản phẩm đầu ra gồm vật liệu xây dựng và điện tử công nghệ cao….

- KCN Song Khê - Nội Hoàng đến hết năm 2012, KCN có 19 dự án được cấp phép đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 09 dự án vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt 1.121,38 tỷ đồng và 46,47 triệu USD. Tổng diện tích đất cho thuê 53,6ha đạt 93,7% diện tích đã san lấp. Vốn đầu tư thực hiện đạt 314,7 tỷ đồng bằng 28% tổng vốn đăng ký và của các nhà đầu tư nước ngoài là 32,7 triệu USD, bằng 70,4% tổng vốn đăng ký đầu tư. Sản phẩm đầu ra là vật liệu xây dựng, giấy, dệt may, cơ khí, điện tử, tàu thuyền…

- Đến năm 2012, các KCN giải quyết việc làm cho trên 35.200 lao động và CCN giải quyết việc làm cho khoảng 21 nghìn lao động, trong đó lao động địa phương chiếm tới trên 90%. Giá trị sản xuất của các dự án tại các KCN, CCN đến năm 2012 đạt 53.894 tỷ đồng (bình quân đạt khoảng 8.000 tỷ/5 năm).

- CCN thu hút được 225 dự án với số vốn đăng ký là 3248 tỷ đồng và 53,57 triệu USD, trong đó có 186 dự án đã đi vào sản xuất, kinh doanh với số vốn thực hiện khoảng 2.500 tỷ đồng, chiếm 57,8% tổng vốn đăng ký và tỷ lệ lấp đầy chung 43,5%.

- Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 435 làng nghề có nghề, trong đó chỉ có 33 làng nghề đạt tiêu chí theo quy định, trong đó có 14 làng nghề truyền thống, ngành nghề sản xuất chủ yếu là mây tre đan (11 làng), chế biến nông sản thực phẩm (6 làng), vật liệu xây dựng (7 làng), mộc dân dụng (2 làng) với 5.854 hộ làm nghề, chiếm 53% tổng số hộ trong làng, thu hút khoảng 15.702 lao động (chiếm 60% lao động trong làng).

- Sản phẩm chủ lực khối ngành CN-XD vừa tăng về số lượng, chất lượng và đặc biệt có sản phẩm mới (điện thương phẩm từ nhà máy nhiệt điện Sơn Động), là thành tựu trân trọng thời gian vừa qua.



Biểu 13: Kết quả sản xuất sản phẩm CN chủ lực 2006-2012

TT

Mặt hàng

Đơn vị


2005


2010


2012

Tăng trưởng

(%) 2006-2012

1

Đạm, phân N.P.K

Tấn

21.026

8.133

243.194

41,87

2

Sản xuất điện

106KW/h

149,5

631

2000,0

44,85


3

Bia hơi, rượu

1000 lít

11.156,0

7.292

5.822

-8,87

4

Dệt may,

1000 cái

4.374

28.513

66.178

47,42


5

Thiết bị ngoại vi

1000 cái




2.500

7.500






Mạch điện tích hợp

1000 cái




105.000

150.000




6

Khai thác quặng sắt…

tấn

14.836

51.166

53.500

20,11

7

Xi măng

tấn

102.614

141.874

135.449

4,0


8

Phân bón các loại

1000 tấn

1.66,8

202,0

230,0

4,7

9

Gạch xây dựng

1000 viên

111.697

416.691

457.795

22,3

10

Giấy bìa các loại

tấn

11.156

10.979

18.000

7,07

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

b. Ngành nông nghiệp

Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2006-2012 đạt 12% (tính theo giá hiện hành tăng 20,7%), góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, nâng cao đời sống, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.

Chuyển dịch cơ cấu lao động làm việc trong ngành nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp (công nghiêp-xây dựng và dịch vụ) năm 2005 tỷ lệ là 79,8% còn 62,7% trong năm 2012.

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ lĩnh vực nông nghiệp đã có bước tiến bộ, tỷ trọng chăn nuôi trong ngành nông nghiệp từ 34,5% năm 2005 tăng lên 52,5% năm 2012, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống còn 43,7% và tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng lên 4% đến năm 2012.

Sản xuất lương thực, thực phẩm có sự phát triển nổi bật, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm từ lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và dành cho xuất khẩu với giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt khoảng 40,7 triệu USD năm 2012.

Đã hình thành được một số vùng chuyên canh với sản phẩm chủ lực có thương hiệu như vải thiều Lục Ngạn (18.595 ha), gà đồi Yên Thế (trên 4,7 triệu con); vùng sản xuất rau chế biến tập trung như: Yên Dũng, Tân Yên, Lạng Giang, Lục Nam... với các loại sản phẩm dưa chuột bao tử, cà chua bi, dưa chuột Nhật, Khoai tây chế biến Atlantics, hành lá, ...đang có thị trường tiêu thụ.

- Sản phẩm chủ lực khối ngành nông nghiệp tăng cả về số lượng lẫn chất lượng và đặc biệt có sản phẩm mới (gà đồi Yên Thế- không có trong quy hoạch đã phê duyệt), là thành tựu trân trọng thời gian vừa qua.


Thời gian


Biểu đồ 3: Diễn biến GTSX ngành nông nghiệp GĐ 2006-2012

Năng suất lao động ngành nông nghiệp đạt 9,3 triệu đồng năm 2010 và tăng lên 13,5 triệu đồng năm 2012 là mức cao của vùng núi trung du Bắc bộ. Năng suất lúa nâng lên, đạt 53,2 tạ/ha (2010) và năm 2012 là 55,4 tạ/ha.

Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích tăng 1,8 lần, đạt 47 triệu đồng/ha và giải quyết việc làm cho số lượng lao động lớn nhất thời gian vừa qua.

Biểu 14: Một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực đến 2012

TT

Mặt hàng

Đơn vị

2006

2010

2012

TT (%)

2006
-2010


2011
-2012


1

Cây có hạt

1000 Tấn

600,8

668,482

662,767

2,2

-0,4

2

Cây CN hàng năm

1000 Tấn

55,588

67.768

71,1

314,2

-96,8

3

Thịt các loại

1000 Tấn

96,2

184,065

197.000

13,9

3171,5

4

Thủy sản

1000Tấn

8,9540

25,204

27,8

23,0

5,0

5

Vải thiều

1000Tấn

68,997

218,289

155,3

25,9

-15,7

6

Rau các loại

1000 tấn




20.000

37.000

 

36,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

c. Ngành Dịch vụ

* Đánh giá chung: Tăng trưởng thời kỳ 2006-2010 là 9,9%/năm và giai đoạn 2011-2012 là 9,1%/năm, là mức tăng thấp so trung bình cả nước. Năng suất lao động ngành đạt mức 57,7 triệu đồng, là mức năng suất cao nhất các ngành. Lực lượng lao động các ngành dịch vụ của tỉnh hiện tại chiếm 18%.

Giá trị ngành dịch vụ đến năm 2010 đạt 10.758 tỷ đồng, tới năm 2012 là 13.273 tỷ đồng tăng 2.515 tỷ đồng. Giá trị thương mại năm 2010 đạt 7.490 tỷ đồng đến năm 2012 lên 11.558 tỷ đồng.


Tỷ đồng





Thời gian


Biểu đồ 4: Diễn biến GTSX ngành dịch vụ GĐ 2006-2012

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa thương mại, du lịch (khu vực chính thứ nhất) và dịch vụ công (khu vực chính thứ hai) có tiến bộ, bước đầu hình thành các chợ, đặc biệt là đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị…

Hoạt động dịch vụ nói chung, trong đó có hoạt động thương mại nói riêng đạt được một số kết quả, góp phần phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cả khu đô thị và vùng nông thôn ở một tỉnh có trên 1, 6 triệu người.

* Phát triển hạ tầng dịch vụ: Hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại, dịch vụ được đầu tư nên đến năm 2011, mạng lưới chợ (130), các siêu thị, cửa hàng (22.370) và nhà hàng cũng như khách sạn cũng tiến bộ.



Biểu 15: Đặc trưng cơ bản hạ tầng thương mại, dịch vụ

TT

Hạng mục

Đặc trưng

Số lượng

Bán kính phục vụ

Số dân phục vụ

I

Chợ

130







1.1

Cấp I (tỷ lệ)

1,5%

0,96 km/chợ

6.732/chợ

1.2

Cấp II (tỷ lệ)

15,4%

>2km/chợ

<10.000/chợ

1.3

Cấp III (tỷ lệ)

83,1

>3 km/chợ

>12.000/chợ

II

TT thương mại, siêu thị

4







2.1

TT thương mại

1

Lớn

Ít

2.2

Siêu thị

3

Lớn

Ít

III

Cửa hàng xăng dầu

274







3.1

Cấp I (tỷ lệ)

5,6%

<8 km/CH

4000/CH

3.2

Cấp II (tỷ lệ)

28,0%

1,5 Km/CH

5.500/CH

3.3

Cấp III (tỷ lệ)

42,8%

>2 km/CH

>6000/CH

3.4

Không phân cấp (tỷ lệ)

24,4%







Nguồn: Báo cáo QH thương mại nông thôn Bắc Giang; TT-Trung tâm

* Kim ngạch xuất khẩu: Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt được mức tăng khá cao (tăng bình quân 54% giai đoạn 2006-2012), đạt 333 triệu USD năm 2010, năm 2012 đạt mức 1.297,6 triệu USD, chiếm 54,5% giá trị kim ngạch xuất khẩu vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Đã hình thành một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực như hàng điện tử, máy tính và phụ kiện, hàng may mặc; một số sản phẩm đặc trưng của tỉnh bước đầu đã có giá trị xuất khẩu như sản phẩm bằng nhựa (plastic), hàng rau, quả chế biến, hàng thủ công mỹ nghệ...

Biểu 16: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2012

TT(%)

1. Hàng Rau quả

1000 USD

4.603

6.986

18.428

21,9

2. Gạo

Tấn

47.411

8.264

19.714

-11,8

3. Sản phẩn bằng plastic

1000 USD

1.066

9.684

32.544

63,0

4. Hàng Dệt may

1000 USD

37.942

190.879

542.973

46,2

5. Hàng điện tử

1000 USD

1.720

68.442

362.811

114,8

6. Máy Tính và Phụ Kiện

1000 USD




16978

301.523




Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

* Dư nợ tín dụng ngân hàng: Đến 2012, tỉnh có 14 ngân hàng, 20 quỹ tín dụng đang hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, tổng huy động vốn đạt 14.107 tỷ đồng (bình quân giai đoạn 2008-2012 tăng trưởng tín dụng khoảng 23%) và dư nợ tín dụng 16.821 tỷ đồng (bình quân giai đoạn 2008-2012 tăng trưởng tín dụng khoảng 21,7%).

* Vận chuyển hàng hóa, hành khách: Hệ thống hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, cùng với sự phát triển kinh tế, vận chuyển hàng hóa, hành khách tăng trung bình từ 4-5%/năm, năm 2012 đạt 1.018 triệu hành khách/km.

* Thương mại: Thương mại đã thu được thành tựu từ xây dựng cơ sở hạ tầng chợ (cả chợ đầu mối), siêu thị (Bắc Giang) đến bán buôn, bán lẻ, đặc biệt là bảo đảm nhu cầu tiêu dùng và sản xuất chung.

* Du lịch: Tính đến năm 2012, có 5 dự án đầu tư nâng cấp hạ tầng du lịch cụ thể được phê duyệt với tổng mức đầu tư 183 tỷ đồng, số khách du lịch đạt 180 nghìn lượt, doanh thu đạt 42 tỷ đồng.

Biểu 17: Một số chỉ tiêu dịch vụ chủ lực thời gian 2006-2012

TT

Mặt hàng

Đơn vị

2005

2010

2012

TT

(%)

1

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ

Tỷ đồng

2.439,9

6.414,8

11.558,0

24,9

2

Xuất khẩu

Triệu USD

63,1

333

1.297,6

54,0

3

Vận tải, kho bãi, TT

Tỷ đồng

402

1.108

1.750

23,4

4

Tài chính, tín dụng

Tỷ đồng

139

339

632

24,2

5

Du lịch

Tỷ đồng

9,9

43,5

42,3

23

7

Bất động sản

Tỷ đồng

549

934

1.638

17

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

Hạn chế cơ bản khối ngành CN-XD, NN và DV thời gian vừa qua cụ thể như sau:

+ Đối với CN-XD: Cơ cấu, mô hình tăng trưởng lạc hậu và hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu trọng điểm, doanh nghiệp chủ yếu là donh nghiệp và vừa nhỏ, chưa xác định hàng hóa chủ lực nên hiệu quả đầu tư thấp vì dựa trên gia công, lắp ráp, lao động giá rẻ năng suất thấp, tổ chức không gian lạc hậu và khai thác chưa hiệu quả tài nguyên.

+ Đối với nông nghiệp: Mô hình gia tăng về lượng, nên năng suất lao động, cây trồng vật nuôi thấp, chất lượng sản phẩm hạn chế ngay đối với sản phẩm đã có thương hiệu nên tham gia chuỗi giá trị chưa hiệu quả và tổ chức không gian sản xuất, kinh doanh lạc hậu.

+ Đối với dịch vụ: Thiếu chuyên nghiệp, nhất là nhân lực và siêu thị, cơ sở lưu trú, nhà hàng hạ chế nên chưa khai thác, phát huy được tiềm năng, lợi thế của thị trường lớn trong tỉnh và nằm trên hàng lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, điều kiện gần Hà Nội. Một số ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… chậm phát triển.



2.3.2. Khối ngành, lĩnh vực xã hội

a. Ngành giáo dục - đào tạo

Công tác giáo dục - Đào tạo được quan tâm và có bước phát triển khá, hệ thống quy mô trường, lớp cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Công tác phổ cập giáo dục được triển khai đồng bộ, xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm đầu tư và xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đạt kết quả khá tốt.

Đến nay toàn tỉnh có 836 cơ sở giáo dục và đào tạo với gần 370.000 học sinh các ngành học, bậc học, tăng 46 cơ sở giáo dục và đào tạo so với năm 2006; hàng năm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 97% và trên 10.000 học sinh sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, nằm trong tốp 20 tỉnh, thành phố đứng đầu toàn quốc.

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tăng từ 26,5% năm 2006 lên 68,9% năm 2012; tỷ lệ phòng học kiên cố khối phổ thông tăng từ 69,2% năm 2007 lên 83,2% năm 2012 (khối trung học đạt trên 90%); 100% giáo viên khối TH, THCS, THPT có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn (tỷ lệ giáo viên khối THPT có trình độ thạc sĩ năm 2012 đạt 13,3%).



Biểu 18: Một số chỉ tiêu giáo dục so với vùng TD&MNPB-2012

TT

Chỉ tiêu

Bắc Giang

TD&MNPB

1

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT

99,1

93,3

2

Quy mô sinh viên CĐ,ĐH/1 vạn dân

250,0

138,0

3

Tỷ lệ kiên cố hóa trường, lớp học

90,8

79,0

4

Phổ cập giáo tiểu học/trung học cơ sở

100%

100%

5

Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn khối THPT

15,1%

>9,0

Nguồn: Niên giám thống kê cả nước, Bắc Giang

* Hạn chế: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy đã được quan tâm đầu tư, song còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa thành lập được các trường phổ thông dân tộc bán trú tại các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Chất lượng giáo dục còn bất cập, chưa đồng đều, còn chênh lệch nhiều giữa các vùng miền (thành thị, nông thôn và miền núi) và các loại hình trường (công lập, ngoài công lập, GDTX); chất lượng giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh ở một số địa phương, nhà trường, gia đình chưa được coi trọng đúng mức; chất lượng dạy và học ngoại ngữ chưa chuyển biến rõ nét.

Chất lượng đào tạo, dạy nghề chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, chưa đi sâu vào đào tạo nghề trọng điểm, nghề có yêu cầu cao về trình độ kỹ thuật; người lao động chủ yếu được đào tạo trình độ sơ cấp không phù hợp với thị trường và yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu lao động.

b. Ngành Y tế, chăm sóc sức khỏe công đồng

Công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe đạt được thành tựu khá nhờ bác sỹ, y tá được đào tạo lại từ bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa cấp tỉnh đến các bệnh viện đa khoa huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trung tâm y tế dự phòng, phòng khám tư nhân và trạm y tế các xã.

Cơ sở vật chất bệnh viện được nâng cấp (từ phòng đến trang thiết bị) tại 7 bệnh viên đa khoa, chuyên cấp tỉnh (sản-nhi), 9 bệnh viên đa khoa huyện, 3 phòng khám đa khoa khu vực, 10 trung tâm y tế dự phòng, 100% xã có trạm y tế và đến năm 2012 số xã đạt chuẩn mới quốc gia y tế là 50,9%.

Công tác xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực y tế được triển khai bước đầu đem lại những kết quả tích cực. Nhiều phòng khám và một số bệnh viện ngoài công lập được thành lập đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, góp phần giảm tải cho các bệnh viện. Số người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 63%.



Biểu 19: Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu về y tế từ khi quy hoạch được duyệt đến năm 2012

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2012

1. Số cơ sở ytế (cơ sở)

273

282

283

Bệnh viện, viện điều dưỡng

16

17

18

Phòng khám đa khoa

22

24

24

Các cơ sở y tế hệ dự phòng

6

11

11

Trạm y tế xã, phường…

229

230

230

2. Giường bệnh, bác sỹ/10.000 dân




4120

4417

Giường bệnh/vạn dân

14,3

17,1

18,8

Số bác sỹ/10.000 dân

5,3

6,7

6,9

3. Tỷ lệ trẻm em suy dinh dưỡng

26,3

19,5

17,3%

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

- Hạn chế, thách thức: Chất lượng khám chữa bệnh ở một số cơ sở chưa cao; hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn lạc hậu, chưa được đầu tư đồng bộ; việc kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm còn bất cập.

c. Giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực

* Giảm nghèo:

- Thành tựu: Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 2 đến 3%/năm trong giai đoạn 7 năm vừa qua, đưa tỷ lệ này từ 25,0% (2006) giảm xuống còn 19,6% (2010) và giảm tiếp xuống bằng 12,1% (2012).

Nguyên nhân do có hỗ trợ của nhà nước, chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với các chương trình/dự án như Chương trình MTQG giảm nghèo chương trình 135, chương trình 30A v.v và cố gắng của các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

- Thách thức, hạn chế: Khu vực nghèo tập trung ở vùng miền núi, nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (vùng núi Sơn Động, các xã vùng núi huyện Lục Ngạn, huyện Yên Thế, huyện Lục Nam); tỷ lệ cận nghèo cao, tình trạng tái nghèo còn xảy ra ở một số địa phương.

Là tỉnh trung du miền núi, đông dân nên số lượng người nghèo của Bắc Giang còn nhiều. Vấn đề nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo vẫn là bài toán khó cần giải quyết.

* Phát triển nhân lực:

- Thành tựu: Công tác đào tạo, dạy nghề trong thời gian vừa qua đạt được tiến bộ, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 24% năm 2006 lên 40,5% năm 2012 với mức bình quân 2,5%/năm, hai năm vừa qua thấp hơn, trong khi người trong độ tuổi lao động (16-50 tuổi) tăng nhiều.



Biểu 20: Một số chỉ tiêu về giảm nghèo và đào tạo lao động

TT

Mặt hàng

Đơn vị

2005

2010

2012

1

Tỷ lệ hộ nghèo

%

25,0

19,6

12,1

2

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

%

25,3

33,0

40,5

3

Tỷ lệ lao động chuyển đổi từ NN

%

Thấp

Thấp

Thấp

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang.

Các chương trình dạy nghề của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các Trường, Trung tâm, các cấp chính quyền tích cực nên có tiến bộ.Tuy nhiên, chuyển đổi và giải quyết việc làm cho người lao động còn là thách thức lớn, trong bối cảnh CNH, H2NQT.

- Thách thức, hạn chế: Khâu yếu nhất là mất cân đối lao động giữa các ngành nghề (nông nghiệp nhiều) và trình độ tay nghề thấp, còn lúng túng trong cách làm, kể cả liên doanh, hợp tác với nước ngoài và chưa có sự hỗ trợ đúng, đầy đủ theo yêu cầu, cả khâu tìm việc làm sau khi học nghề.

d. Văn hóa, thể dục, thể thao

- Thành tựu: Trong thời gian vừa qua, đạt được nhiều tiến bộ nhờ xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa có kết quả và giữ gìn, phát huy thuần phong, mỹ tục đẹp của các dân tộc anh em cùng sinh sống.

Hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” tăng liên tục từ 72,6% năm 2006 lên tới 83,1% năm 2012; số làng, bản, khu phố đạt danh hiệu “Văn hóa” cũng tăng lên đáng kể, năm 2006 là 54,4%, tăng lên 58% năm 2012.

Đặc biệt, Mộc bản Vĩnh Nghiêm đã được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và di tích Hoàng Hoa Thám được công nhân là di tích lịch sử cấp quốc gia gồm cả lễ hội Yên Thế, khẳng định giá trị văn hóa, lịch sử cao đẹp.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 2.237 di tích (gồm các đền, chùa, miếu, các di tích văn hóa lịch sử), trong đó có 474 di tích đã được xếp hạng. Tính đến năm 2012, có 42 di tích cấp quốc gia đã được trùng tu, tôn tạo. Các làng quan họ được khôi phục, phát triển; các làn điệu dân ca then (dân tộc Tày), hát lượn, hát trầu văn, ca trù được phát huy.

Thể dục, thể thao phát triển sâu rộng từ cơ quan nhà nước, các trường học, bệnh viện, doanh trại quân đội tới các tổ dân phố, thôn xóm. Tỷ lệ người dân tham gia thể dục thể thao thường xuyên đạt 29% năm 2012, tạo phong trào xã hội tích cực, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.

Đặc biệt tỉnh Bắc Giang, môn cầu lông và môn vật dân tộc, đá cầu, cầu mây đã có vận động viên đạt hành tích cao, cấp quốc gia (40 giải cao, 112 huy chương các loại năm 2012), khu vực do kết cấu hạ tầng được cải thiện, phòng trào, truyền thống tốt và đội ngũ huấn luyện viên đẳng cấp.

- Thách thức, hạn chế: Văn hóa xã hội là nền tảng của mọi hoạt động xã hội, trong tình hình cụ thể Bắc Giang cần phải quan tâm hơn, cụ thể là cơ sở hạ tầng công trình tầm cỡ quốc gia (nhà thi đấu, sân bãi…) và nâng cao chất lượng văn hóa, nhất là khâu tuyển chọn và đào tạo vận động viên chuyên nghiệp.

e. Bưu chính, viễn thông

- Thành tựu: Viễn thông đạt được bước tiến bộ vượt bậc do phát triển kết cấu hạ tầng nhanh, đầu tư đúng hướng nên giải quyết cơ bản được nhu cầu thông tin, truyền thông phục vụ phát triển KT-XH.

Các loại báo, tạp chí và thông tin luôn được cung cấp kịp thời, đầy đủ cho mọi thành phần xã hội, đặc biệt là chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật cuẩ nhà nước và cách thức phát triển sản xuất, kinh doanh.



Biểu 21: Một số chỉ tiêu viễn thông Bắc Giang giai đoạn 2005-2012

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2010


2012



1

Số máy CĐ/100 dân

Thuê bao

6,17

19,14

8,3

2

Số thuê bao di động/100 dân

Thuê bao

17,6

90,3

110,8

3

Số thuê bao Internet/100 dân

Thuê bao

0,09

2,57

3,20

4

Trụ sở và điểm bưu chính

Trụ sở/điểm







1/260

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang

- Thách thức, hạn chế: Chặn đà suy giảm, nâng cao chất lượng công tác bưu chính, viễn thông cần được quan tâm hơn và tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng viễn thông, cụ thể là hạ tầng viễn thông thụ động.



g. Khoa học và công nghệ

- Thành tựu: Đã có tiến bộ như áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, dịch vụ y tế và phát triển sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế, các sản phẩm điện tử, dệt may, hóa chất v.v.

- Thách thức, hạn chế: Triển khai nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm chủ lực để tham gia chuỗi giá trị và nâng cao giá trị gia tăng.



Каталог: sites -> default -> files -> thutuchanhchinh
thutuchanhchinh -> BÁo cáo quy hoạch vùng sản xuất vải an toàn tỉnh bắc giang đẾn năM 2020 (Thuộc dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học ) Cơ quan chủ trì
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> Phụ lục 1: Mẫu Đơn đề nghị cấp (cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn) giấy phép thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân
thutuchanhchinh -> PHỤ LỤC 1 MẪu văn bảN ĐĂng ký hoạT ĐỘng giáo dục nghề nghiệp trình đỘ SƠ CẤP
thutuchanhchinh -> Mẫu 1c cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
thutuchanhchinh -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢn khai cá nhâN
thutuchanhchinh -> Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 28/2013/ttlt-blđtbxh-bqp ngày 22/10/2013 của Liên bộ Lao động tb&XH, Bộ Quốc phòng
thutuchanhchinh -> Mẫu số 01/ƯĐgd tờ khai đỀ nghị giải quyếT ƯU ĐÃi trong giáo dụC ĐÀo tạO

tải về 1.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương