KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011


Kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định!



tải về 4.17 Mb.
trang19/60
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích4.17 Mb.
#23311
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   60

Kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định!





TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Cao



HĐND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH




Số: 44/BC-KTNS


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Huế, ngày 06 tháng 12 năm 2010

BÁO CÁO THẨM TRA

Quyết toán ngân sách nhà nước tỉnh năm 2009



Để thẩm tra báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2009, Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh đã làm việc với Sở Tài chính để nghe báo cáo tình hình và kết quả quản lý điều hành ngân sách tỉnh năm 2009, tham gia các hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước ở một số địa phương, đơn vị, Ban báo cáo kết quả thẩm tra để HĐND tỉnh xem xét, quyết định như sau:



I. Về dự toán thu chi ngân sách địa phương năm 2009:

Theo Nghị quyết số 11b /2008/NQ- HĐND ngày 11/12/2008 của HĐND tỉnh khoá V, kỳ họp thứ 11 đã quyết định dự toán ngân sách năm 2009 như sau:

1. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn: 2.144,500 tỷ đồng

Trong đó:

- Thu nội địa: 1.915,000 tỷ đồng;

- Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu: 85,000 tỷ đồng;

- Thu để lại chi quản lý qua ngân sách nhà nước: 144,500 tỷ đồng.

2. Tổng số chi ngân sách địa phương năm 2009: 3.102,726 tỷ đồng

Trong đó:

- Chi ngân sách tỉnh: 1.886,995 tỷ đồng;

- Chi ngân sách các huyện, thành phố Huế (gồm xã, phường, thị trấn):

1.215,731 tỷ đồng.



II. Về tình hình thực hiện dự toán :

Qua thẩm tra tổng quyết toán ngân sách nhà nước tỉnh năm 2009 của UBND tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách có một số ý kiến như sau :

Công tác quản lý, điều hành ngân sách năm 2009 khá chặt chẽ, UBND tỉnh, các ngành, các địa phương đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thế chủ động trong quản lý điều hành, bám sát Luật Ngân sách, tăng cường các biện pháp, hình thức quản lý thu, chi phù hợp với khả năng thực tế của địa phương. Đặc biệt đã góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội thông qua một số chính sách tài chính tiền tệ để thúc đẩy sản xuất phát triển , kích cầu đầu tư và tiêu dùng...

Việc xem xét và thẩm tra tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2009 có thuận lợi rất cơ bản là đã được Kiểm toán nhà nước có kết luận cụ thể,

vì vậy, các số liệu trong Tờ trình của UBND tỉnh về phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách nhà nước là trên cơ sở các số liệu của Kiểm toán nhà nước, đảm bảo tính chính xác và đúng theo các qui định của pháp luật.

1. Về thu ngân sách:

Tổng thu NSNN năm 2009 trên địa bàn đạt 3.794,46 tỷ đồng. Sau khi trừ một số khoản thu lớn không giao trong dự toán đầu năm như thu kết dư ngân sách năm trước, thu chuyển nguồn, thu hồi các khoản nợ năm trước, thu vay vốn ưu đãi đầu tư…, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2009 còn lại là 2.969,06 tỷ đồng, bằng 126% dự toán và tăng 36% so với thu năm 2008. Các khoản thu cân đối NSNN là 1.916,2 tỷ đồng, vượt dự toán HĐND giao 26% và tăng 32 % so với năm trước

Sở dĩ thu ngân sách đạt khá cao là do có nhiều chỉ tiêu đạt và vượt cao hơn dự toán như: thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh (vượt 34%), thu phí xăng dầu (vượt 102%), thu tiền sử dụng đất (vượt 107%), thu phí và lệ phí (vượt 63,5%), thuế xuất, nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu (vượt 51,9%)…, các khoản thu để lại chi quản lý qua NSNN đạt 198,2 tỷ đồng vượt dự toán 37,5% và tăng 5% so với năm trước.

Nhiều khoản thu HĐND tỉnh không giao dự toán nhưng có phát sinh thực tế như: thu tịch thu 6,38 tỷ đồng; thu huy động nhân dân đóng góp 31,36 tỷ đồng, thu tiền bán cây rừng 10,918 tỷ đồng, thu viện trợ không hoàn lại 12,5 tỷ đồng, thu vay vốn ưu đãi đầu tư từ Quỹ HTPT 60 tỷ đồng... Các khoản thu còn lại tăng ít hoặc không đạt dự toán HĐND tỉnh giao.

Kết quả trên cho thấy sự nỗ lực của các ngành, các cấp trong việc quản lý, đôn đốc, bồi dưỡng và kích thích các nguồn thu; sự phấn đấu tích cực của các cơ quan thu trong việc thanh tra, kiểm tra chống thất thu, tập trung thu hồi nợ đọng... đáp ứng cho nhiệm vụ chi ngân sách ngày càng tăng. Tuy nhiên, cũng cho thấy, công tác đánh gía, lập dự toán thu ngân sách của các ngành, các cấp chưa sát với thực tế do chưa nắm chắc năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy số thu ngân sách trên địa bàn vượt dự toán đề ra, song qua kết quả thanh tra, kiểm tra cũng như kiểm toán nhà nước cho thấy, tình trạng trốn thuế, chiếm dụng tiền thuế vẫn còn diễn ra trên địa bàn.

Từ những vấn đề trên, Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành có liên quan cần có những giải pháp tích cực hơn để thực hiện được việc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách nhà nước, không để số thu dồn vào cuối năm, làm ảnh hưởng đến công tác điều hành ngân sách chung của tỉnh. Mặt khác, cần có điều tra, khảo sát, nắm chắc các nguồn thu để xây dựng dự toán ngân sách nhà nước sát với tình hình thực tế ở địa phương.



2. Về chi ngân sách:

Số quyết toán chi ngân sách nhà nước năm 2009 trên địa bàn là 6.238,95tỷ đồng. Sau khi loại trừ phần chi chuyển giao giữa các cấp ngân sách, chi chuyển nguồn sang năm sau, tổng chi ngân sách địa phương đạt 3.712,5 tỷ đồng, vượt dự toán 18,4%, tăng 27,5% so với năm trước. Nguyên nhân số chi quyết toán tămg so với Nghị quyết HĐND tỉnh giao là do được bổ sung từ các nguồn tăng thu ngân sách trên địa bàn, nguồn kết dư của ngân sách năm trước và nguồn thu bổ sung có mục tiêu của Trung ương… Số tăng chi cơ bản đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ chi thiết yếu của ngân sách địa phương, giải quyết kịp thời các vấn đề xã hội bức xúc.

Một số khoản chi ngân sách quyết toán tăng cao so với dự toán HĐND tỉnh giao là:

- Chi đầu tư phát triển 937,07 tỷ đồng tăng 49,4% so với dự toán, chiếm tỉ lệ 23,95% trong tổng chi cân đối ngân sách. Nguyên nhân tăng là do các khoản chi đầu tư XDCB tập trung tăng 53,2% so với dự toán, chi từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất tăng 40,7% so với dự toán

- Chi thường xuyên 1.920,87 tỷ đồng tăng 16% so với dự toán HĐND tỉnh giao, nguyên nhân là do thực hiện các chế độ chính sách mới ban hành, trong đó chủ yếu tăng lương tối thiểu; một số khoản chi tăng cao gồm: chi an ninh quốc phòng tăng 85,1%, chi bảo đảm xã hội tăng 100,2%, chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể tăng 33,4%, trợ giá mặt hàng chính sách tăng 98% và chi khác ngân sách tăng 72 %

Tuy vậy, qua thẩm tra Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy vẫn còn một số nhiệm vụ chi đạt dự toán thấp như chi sự nghiệp khoa học công nghệ (đạt 49% dự toán) do nhiều đề tài khoa học chưa được giải ngân; chi sự nghiệp Y tế (đạt 94,4% dự toán) do việc khám chữa bệnh cho người nghèo thực hiện theo phương thức thực thanh thực chi.

Về chi chuyển nguồn: số quyết toán đến 1.054 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 924 tỷ đồng chiếm 23,2% tổng chi ngân sách tỉnh. Nguyên nhân dẫn đến chi chuyển nguồn lớn là do kinh phí bổ sung có mục tiêu của TW cho tỉnh về chậm, tập trung vào những tháng cuối năm; nguồn vượt thu của tỉnh cũng rơi vào những tháng cuối năm; nhưng bên cạnh đó cũng cho thấy, công tác quản lý điều hành ngân sách chưa được tốt, nhiều công trình XDCB đã hoàn thành nhưng không có vốn thanh toán, một số công trình khác lại không giải ngân được do chưa đủ điều kiện để thanh toán vốn.

Mặt khác, theo kết quả kiểm toán ngân sách 2009 của Kiểm toán nhà nước, việc chấp hành dự toán thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại sau:

- Quản lý điều hành chi ngân sách có một số nội dung chưa đảm bảo theo qui định của Luật Ngân sách như: cấp bổ sung cho các đơn vị so với dự toán đầu năm còn lớn; sử dụng một số khoản chi từ nguồn dự phòng ngân sách, từ tăng thu, từ tiền đất chưa đảm bảo theo qui định. Một số địa phương đơn vị như thành phố Huế, Hương Trà, Phú Vang, Sở Y tế … chưa được giao hết dự toán ngay từ đầu năm. Cách làm này vừa không đúng với Luật Ngân sách, vừa không tạo được sự chủ động cho các đơn vị dự toán cấp dưới.

- Về quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản còn một số thiếu sót như điều chỉnh vốn đầu tư thực hiện chậm; một số dự án bố trí vốn kéo dài qua nhiều năm. Tại một số địa phương việc bố trí vốn còn dàn trãi, bố trí kế hoạch vốn đầu tư khi chưa có báo cáo kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt như huyện Hương Trà, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Vang…

- Công tác điều hành quản lý ở một số dự án nhóm C còn chậm tiến độ. Việc bố trí vốn đầu tư cho các công trình chưa phù hợp với tiến độ thi công, không hoàn thành kế hoạch vốn đầu tư nên phải chuyển vốn sang năm sau. Việc đôn đốc nhà thầu đảm bảo tiến độ, công tác giám sát, đánh giá đầu tư chưa được các chủ đầu tư thật sự quan tâm; công tác quyết toán vốn đầu tư chưa đảm bảo theo qui định; nợ đọng vốn đầu tư, nợ khối lượng XDCB còn lớn.

Qua phân tích các số liệu quyết toán thu chi ngân sách nói trên cho thấy sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế xã hội và sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, các địa phương đã đem lại nguồn thu tăng, đảm bảo cac nguồn chi thiết yếu cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; tuy vậy, việc điều hành thu chi ngân sách năm 2009 còn bộc lộ những tồn tại như đã phân tích. Đây là những bài học kinh nghiệm cần được UBND tỉnh chỉ đạo trong quá trình quản lý, điều hành ngân sách trong những năm tới nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và ý thức chấp hành pháp luật về quản lý ngân sách.



3. Về kết dư ngân sách và xử lý kết dư ngân sách năm 2009:

Ban Kinh tế và Ngân sách đồng tình với báo cáo tổng quyết toán ngân sách và xử lý kết dư ngân sách năm 2009 do UBND tỉnh trình. Cụ thể :

1. Tổng thu ngân sách trên địa bàn (bao gồm cả thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới): 6.794.567.835.891 đồng

2. Tổng chi ngân sách địa phương (Bao gồm cả chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới): 6.238.956.431.035 đồng

3. Kết dư ngân sách địa phương : 355.692.045.702 đồng

Gồm:


- Kết dư ngân sách tỉnh: 59.099.201.919 đồng

- Kết dư ngân sách huyện: 212.113.457.229 đồng

- Kết dư ngân sách xã: 84.479.386.554 đồng

Về xử lý kết dư ngân sách tỉnh, thống nhất như đề nghị của UBND tỉnh.



Cụ thể:

- Bổ sung quỹ dự trữ tài chính của tỉnh 50% số kết dư ngân sách, bằng 29.549.600.000 đồng

- Chuyển 50% số kết dư còn lại của năm 2009 là 29.549.601.919 đồng vào thu ngân sách tỉnh năm 2010 để bố trí cho các nhiệm vụ chi cần thiết, cấp bách nhưng chưa bố trí được nguồn.

Đối với kết dư ngân sách huyện (212.113.457.229 đồng), xã (84.479.386.554 đồng): theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, toàn bộ số kết dư của ngân sách huyện, xã được chuyển vào thu ngân sách năm sau để tiếp tục bố trí cho các nhiệm vụ chi trên địa bàn.

Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách về báo cáo quyết toán ngân sách năm 2009. Kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định./.





TM. BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH

KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Đào Chuẩn




HĐND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH




Số: 38/BC-KTNS


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Huế, ngày 06 tháng 12 năm 2010



BÁO CÁO THẨM TRA


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 4.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương