KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011



tải về 4.17 Mb.
trang18/60
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích4.17 Mb.
#23311
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   60

Phần II


PHÂN BỔ DỰ TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH

NĂM 2011
Căn cứ Quyết định số 2145/QĐ-TTg ngày 23/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 3051/QĐ-BTC ngày 24/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giao dự toán thu, chi NSNN năm 2011 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dự kiến dự toán năm 2011 như sau:

I. DỰ TOÁN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH:

Dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2011 và thời kỳ 2011-2015 được xây dựng căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIV của tỉnh và dựa trên cơ sở phân tích, dự báo khách quan, khoa học các yếu tố về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tình hình sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, biến động của thị trường, giá cả và ảnh hưởng của việc Việt Nam gia nhập WTO.

Dự toán thu NSNN trên địa bàn: 3.300 tỷ đồng, bằng 116,6% dự toán Chính phủ giao, tăng 20% so với dự toán HĐND tỉnh giao năm 2010, trong đó:

1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao (thu nội địa và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu): 3.100 tỷ đồng, bằng 109,5% dự toán Chính phủ giao, tăng 20% so với dự toán HĐND tỉnh giao năm 2010, và tăng 10,8% so với ước thực hiện 2010.

Trong đó:

- Thu nội địa: 2.920 tỷ đồng, tăng 8,7% so với dự toán Chính phủ giao và tăng 10,3% so với ước thực hiện năm 2010 (nếu loại trừ thu tiền sử dụng đất thì tăng 18,8%, phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là tăng từ 17-19%). Thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các khu vực kinh tế là 1.753 tỷ đồng, tăng 5,9% dự toán Chính phủ giao, tăng 24% so với dự toán HĐND tỉnh giao năm 2010.

- Thu thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu là 180 tỷ đồng, tăng 24,1% dự toán Chính phủ giao, tăng 20% so với ước thực hiện năm 2010.

2. Thu để lại cân đối chi qua NSNN:

Tổng thu là 200 tỷ đồng, tăng 20,5% so với dự toán 2010 và tăng 9,3% so với ước thực hiện 2010. Trong đó: thu phí tham quan di tích là 78 tỷ đồng, thu xổ số kiến thiết là 33 tỷ đồng, thu học phí trường công lập là 33,2 tỷ đồng,…



3. Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương:

Trung ương bổ sung là 1.356,74 tỷ đồng, tăng 12,7% so với dự toán năm 2010, trong đó:

- Thu bổ sung cân đối ngân sách là 842,8 tỷ đồng.

- Thu bổ sung có mục tiêu để thực hiện một số dự án theo mục tiêu, nhiệm vụ khác là 494,2 tỷ đồng.

- Thu bổ sung có mục tiêu để thực hiện các chế độ chính sách và nhiệm vụ sự nghiệp là 19,681 tỷ đồng (trong đó, bao gồm kinh phí chương trình bố trí dân cư, kinh phí ổn định định canh, định cư theo Quyết định 1342/QĐ-TTg ngày 25/08/2009 của Thủ tướng Chính phủ, kinh phí nghiên cứu khoa học, hỗ trợ xử lý môi trường theo Quyết định 58/2008/QĐ-TTg ngày 29/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ).

Sau khi HĐND tỉnh giao dự toán thu năm 2011 như trên, UBND tỉnh sẽ tìm biện pháp tăng nguồn thu từ hoạt động thị trường bất động sản và huy động các nguồn thu khác để giao chỉ tiêu phấn đấu thu năm 2011 lên đến 3.400-3.500 tỷ đồng.

Với dự toán thu NSNN như trên thì thu ngân sách địa phương được hưởng là 4.467,74 tỷ đồng. Trong đó: thu ngân sách tỉnh là 2.307,8 tỷ đồng, tăng 195,8 tỷ đồng so với dự toán năm 2010 (thu nội địa không bao gồm tiền sử dụng đất tăng 256,6 tỷ đồng); thu ngân sách huyện xã là 803,1 tỷ đồng, tăng 282,1 tỷ đồng so với dự toán năm 2010 (trong đó thu tiền sử dụng đất tăng 39,3 tỷ đồng, thu nội địa không bao gồm tiền sử dụng đất tăng 236,3 tỷ đồng).

II. DỰ TOÁN CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG:

Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng năm 2011 như đã trình HĐND tỉnh tại kỳ họp này; căn cứ qui định của HĐND tỉnh về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách các cấp, định mức phân bổ NSĐP như đã trình HĐND tỉnh tại kỳ họp này; tình hình thực hiện nhiệm vụ NSNN năm 2011 của các ngành và các huyện; căn cứ các chính sách chế độ về quản lý NSNN, UBND trình HĐND tỉnh phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2011 như sau:



2.1. Nguyên tắc, căn cứ phân bổ:

Năm 2011 là năm đầu tiên của thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015, do đó chi thường xuyên của tất cả các ngành, các cấp đều phải được tính lại dựa trên định mức phân bổ ngân sách trình HĐND tỉnh tại kỳ họp này.

- Việc phân bổ dự toán ngân sách tỉnh và ngân sách huyện căn cứ vào phân cấp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đảm bảo ngân sách tỉnh giữ vai trò chủ đạo thực hiện nhiệm vụ quan trọng; hỗ trợ các huyện còn khó khăn về cân đối ngân sách để tăng chi cho con người và an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn; quán triệt yêu cầu thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Luật Phòng, chống tham nhũng và chương trình hành động của Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh về thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

- Phân bổ, giao chi ngân sách tỉnh cho các đơn vị, ngành căn cứ yêu cầu phát triển, khối lượng nhiệm vụ giao cho từng cơ quan, đơn vị và chế độ chi tiêu ngân sách hiện hành. Bố trí nhiệm vụ chi thường xuyên tập trung cho các nhiệm vụ quan trọng, chống dàn trải; đối với các đơn vị có nguồn thu phải phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu, dành nguồn ưu tiên bố trí cho những đơn vị hoạt động chủ yếu bằng nguồn NSNN.

- Phân bổ, giao dự toán chi đối với các huyện theo quy định của Luật NSNN. Năm 2011 là năm đầu thời kỳ ổn định 2011 – 2015 nên các huyện phải căn cứ nhiệm vụ thu năm 2011 được giao, tỷ lệ phân cấp nguồn thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh được xác định lại cho năm đầu tiên của thời kỳ ổn định để xây dựng dự toán chi ngân sách địa phương.

- Dự toán chi cân đối ngân sách huyện sẽ được giao tổng mức và theo những lĩnh vực chi chủ yếu: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, dự phòng; trong đó giao mức tối thiểu đối với chi lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề; các lĩnh vực còn lại trên cơ sở định hướng của UBND tỉnh, UBND huyện trình HĐND cấp huyện quyết định.

- Dự toán chi điều chỉnh tiền lương năm 2011: Chủ động tính toán ngay từ đầu năm dành nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ lương và các khoản có tính chất lương) của từng cơ quan đơn vị và của các huyện; các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng một phần nguồn thu được để lại theo chế độ; ngân sách huyện, xã sử dụng tối thiểu 50% số tăng thu ngân sách địa phương thực hiện so với dự toán 2010 được HĐND tỉnh giao, 50% số tăng thu dự toán 2011 so với dự toán 2011 được HĐND tỉnh giao và các nguồn để thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2010 chưa sử dụng hết để thực hiện chế độ tiền lương mới. Sau khi thực hiện đầy đủ các biện pháp trên, các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và các huyện còn chưa đủ nguồn, ngân sách tỉnh sẽ bổ sung đủ kinh phí để thực hiện chi trả tiền lương mới.

Căn cứ quy định của Luật NSNN và các nguyên tắc phân bổ nêu trên, dự toán chi NSĐP là 4.467,74 tỷ đồng, tăng 17,8% so với dự toán HĐND tỉnh giao đầu năm 2010 (tăng 10,6% so với dự toán HĐND tỉnh giao năm 2010 đã bao gồm chênh lệch lương tăng thêm), được phân bổ:

- Dự toán chi ngân sách tỉnh: 2.505,3 tỷ đồng, chiếm 56% tổng chi (năm 2010 chiếm 63,1%), tăng 8% so với dự toán năm 2010 (nếu không kể chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất, và các khoản giảm nguồn kinh phí hết nhiệm vụ chi năm 2010 thì tăng 18,4%).

- Dự toán chi ngân sách huyện xã: 1.962,4 tỷ đồng, chiếm 44% tổng chi (năm 2010 chiếm 36,9%), tăng 33% so với dự toán 2010.



2.2. Về phương án phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương:

Tổng dự toán chi ngân sách địa phương là: 4.467,74 tỷ đồng (không bao gồm chương trình MTQG, chương trình 135 và dự án 5 triệu ha rừng do Chính phủ chưa giao), tăng 673,8 tỷ đồng so với dự toán 2010 (tăng 429,6 tỷ đồng so với dự toán 2010 đã bao gồm chênh lệch lương), trong đó dự toán chi ngân sách địa phương gồm nguồn trung ương bổ sung có mục tiêu cho các dự án, nhiệm vụ khác là 4.267,7 tỷ đồng, bằng 105,8% dự toán Chính phủ giao, chi cân đối ngân sách địa phương là 4.248 tỷ đồng, bằng 105,9% dự toán Chính phủ giao. Dự kiến tăng chi thường xuyên 552,6 tỷ đồng, tăng dự phòng 53,3 tỷ đồng so với dự toán HĐND tỉnh giao đầu năm 2010, phân bổ cụ thể như sau:

2.2.1. Dự toán chi đầu tư phát triển:

Tổng dự toán chi đầu tư phát triển là 1.476,2 tỷ đồng, tăng 0,3% so với dự toán 2010, bao gồm:

2.2.1.1. Chi đầu tư XDCB tập trung là 257 tỷ đồng, tăng 8,3% dự toán năm 2010. Khi phân bổ đã ưu tiên đầu tư những dự án chuyển tiếp và hoàn thành; đảm bảo vốn đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, hạ tầng y tế, phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn theo Nghị quyết Trung ương VII (đề án kiên cố hóa kênh mương, hoàn thành tái định cư dân thuỷ diện, các dự án thuỷ lợi, cấp nước vùng nông thôn, nâng cấp hạ tầng bị hư hỏng do ảnh hưởng của thiên tai…), hạ tầng các đô thị dọc Quốc lộ 1A, thị trấn Thuận An; bố trí vốn hoàn tạm ứng đối với các công trình đã tạm ứng vốn ngân sách năm 2010 và ứng trước vốn năm 2011 là 70 tỷ đồng.

2.2.1.2. Chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách trung ương bổ sung theo mục tiêu là 494,2 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn nước ngoài (ODA): 130 tỷ đồng, hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch: 19 tỷ đồng, đầu tư theo Nghị quyết 39- NQ/TW của Bộ Chính trị: 55 tỷ đồng, vốn đối ứng các dự án ODA: 30 tỷ đồng, hỗ trợ đầu tư hạ khu kinh tế cửa khẩu 20 tỷ đồng, chương trình tránh trú bão và đê biển: 20 tỷ đồng, chi đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế 160 tỷ đồng, chương trình đầu tư vườn quốc gia và phòng chống cháy rừng 8 tỷ đồng, hỗ trợ đầu tư theo Quyết định 134 kéo dài 3 tỷ đồng, chi hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/QĐ-TTg 18,2 tỷ đồng...

2.2.1.3. Chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất là 725 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách huyện chi 205,1 tỷ đồng, chiếm 28,3%; ngân sách tỉnh chi 519,9 tỷ đồng, chiếm 71,7%.

Trong đó, chi ngân sách tỉnh bao gồm:

- Bố trí vốn đầu tư 300 tỷ đồng, tăng 212,5%. Ưu tiên bố trí đầu tư hạ tầng giao thông và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình từ quỹ đất nhằm tăng phục vụ thu đấu giá quyền sử dụng đất và hạ tầng phục vụ tái định cư; chi hoàn ứng trước vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 95 tỷ đồng.

- Chi trả nợ chương trình kiên cố hoá kênh mương, bê tông hoá giao thông nông thôn phần đến hạn trả năm 2011 là: 27,88 tỷ đồng (ngân sách huyện trả 3,37 tỷ đồng).

- Chi đo đạc bản đồ địa chính, hỗ trợ đầu tư cho một số huyện có nguồn thu tiền sử dụng đất thấp, bổ sung vốn hạ tầng giao thông phục vụ phát triển quỹ đất.

- Chi bổ sung vốn Quỹ phát triển nhà ở, Quỹ phát triển đất 90 tỷ đồng (năm 2010 đã bố trí Quỹ phát triển nhà ở 30 tỷ đồng, Quỹ phát triển đất 155 tỷ đồng, đã tạm ứng chi đầu tư, chưa bổ sung Quỹ).

- Chi hoàn tạm ứng và ứng trước vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 47,02 tỷ đồng.

Trường hợp thực thu tiền sử dụng đất ngân sách tỉnh hưởng trong năm không đạt 519,9 tỷ đồng, UBND tỉnh dự kiến giảm vốn bổ sung cho Quỹ phát triển nhà và đất. Ngược lại, nếu thực thu tiền sử dụng đất ngân sách tỉnh hưởng trong năm vượt 519,9 tỷ đồng, đề nghị HĐND tỉnh giao UBND tỉnh thống nhất ý kiến với Thường trực HĐND tỉnh quyết định phân bổ bổ sung để bố trí vốn hoàn ứng cho các công trình đã tạm ứng từ tồn quỹ ngân sách tỉnh để thực hiện nhưng chưa có nguồn.

2.2.2. Phân bổ dự toán chi cho các sự nghiệp; đảm bảo quốc phòng, an ninh; quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể:

Tổng chi thường xuyên là 2.595,9 tỷ đồng, tăng 27% so với dự toán năm 2010. Trong đó: chi sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo tăng 24,6%, chi quản lý hành chính tăng 39,1%, chi các sự nghiệp còn lại tăng khoảng 10%.

2.2.2.2. Chi tiết các nhiệm vụ chi NSĐP năm 2011:

a) Chi hỗ trợ Quốc phòng, An ninh 34,8 tỷ đồng, tăng 33,6% so với dự toán 2010, trong đó: ngân sách huyện là 13,9 tỷ đồng; ngân sách tỉnh là 20,9 tỷ đồng. Đảm bảo kinh phí cho hoạt động các trạm cửa khẩu, hoạt động an ninh biên giới Việt Lào, an ninh tuyến biển, kinh phí Hội đồng Đảm bảo Quốc phòng, hoạt động lực lượng phòng chống bão lụt, kinh phí trang cấp cho công an viên, dân quân tự vệ, tổ bảo vệ dân phố.

b) Chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo:

Chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo gần 1.181 tỷ đồng, tăng 24,6%, trong đó: chi ngân sách huyện xã là 861,9 tỷ đồng, chiếm 72,9%; chi ngân sách tỉnh 319 tỷ đồng, chiếm 27,1%, phân bổ đảm bảo các nhiệm vụ:

- Chi sự nghiệp giáo dục tỉnh quản lý là 224,9 tỷ đồng. Bao gồm kinh phí dạy thừa giờ; học bổng nội trú theo QĐ 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ; học bổng học sinh dân tộc nội trú theo Thông tư 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29/05/2009 của Liên Bộ Tài Chính - Bộ Giáo Dục & Đào Tạo; thưởng học sinh giỏi quốc gia và thi học sinh giỏi; kinh phí phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thu hút tăng thêm theo Nghị định 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ tiền lương cho giáo viên biên chế ở các trường bán công chuyển sang công lập thu học phí theo qui định của Tỉnh; kinh phí tổ chức thi tốt nghiêp THPT; tuyển sinh và thi nghề; giáo dục quốc phòng; đề án về chế độ chính sách cho giáo viên và học sinh trường THPT chất lượng cao; kinh phí định hướng dạy nghề không thu học phí theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chi mua sắm và sửa chữa; kinh phí quản lý sự nghiệp chung toàn ngành; kinh phí sách thiết bị; kinh phí hội khoẻ Phù Đổng; quỹ thi đua khen thưởng theo Nghị định 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ.

- Chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề tỉnh quản lý là 57,7 tỷ đồng, bảo đảm kinh phí cho nhu cầu tăng biên chế giáo viên ở một số trường và cho đào tạo nghề nông thôn; thực hiện chế độ cho huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung huấn luyện và thi đấu theo qui định của Chính phủ; đào tạo theo chế độ cử tuyển và đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trong và ngoài nước theo chính sách của tỉnh; bố trí đủ kinh phí cho việc đào tạo học sinh Lào; hỗ trợ đào tạo nhằm khôi phục và phát triển một số nghề, làng nghề và sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

c) Chi sự nghiệp y tế là 266,3 tỷ đồng. Trong đó chi ngân sách tỉnh là 264 tỷ đồng, tăng 12,5%. Tăng kinh phí thực hiện Nghị định 64/2009/NĐ-CP ngày 30/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ đối với cán bộ, viên chức y tế công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tăng mức phụ cấp đặc thù cho cán bộ công nhân viên ngành y tế, thực hiện chiến lược quốc gia về y học cổ truyền, tăng mức phụ cấp y tế thôn bản, tăng biên chế khoảng 141 người 3,4 tỷ đồng, tăng kinh phí do nâng mức trạm xá phí, tăng kinh phí chi thường xuyên 1,4 tỷ đồng, kinh phí chống dịch sử dụng từ nguồn dự phòng ngân sách Tỉnh trong trường hợp xảy ra dịch bệnh lớn theo qui định của Luật NSNN. Chuyển kinh phí hoạt động của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm chuyển sang bố trí chi cho quản lý hành chính.

d) Chi sự nghiệp khoa học công nghệ là 21,1 tỷ đồng. Trong đó chi ngân sách tỉnh là 19 tỷ đồng, tăng 3,5%. Dự kiến kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ năm 2011 ưu tiên tập trung cho một số ít đề tài nghiên cứu ứng dụng thiết thực, sớm phát huy hiệu quả. Tăng kinh phí sự nghiệp khoa học cho ngân sách huyện 2,1 tỷ đồng.

Trung ương bổ sung có mục tiêu kinh phí nghiên cứu khoa học 0,55 tỷ đồng.

đ) Chi sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch:

- Chi sự nghiệp văn hoá thông tin và du lịch 33 tỷ đồng, giảm 36%, chủ yếu là do giảm kinh phí Festival và kinh phí các ngày lễ lớn...; tăng kinh phí xúc tiến du lịch, kinh phí tham gia sự kiện du lịch quốc gia tại Phú Yên, kinh phí hội chợ du lịch thế giới tại Trung Quốc, hội chợ ITM tại Pháp...

- Chi sự nghiệp thể dục thể thao 14,7 tỷ đồng, giảm 3,3% so với dự toán 2010, do giảm kinh phí Đại hội thể dục thể thao; tăng kinh phí cho Đoàn Bóng đá.

e) Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình là 11,8 tỷ đồng, tăng 33,7%. Trong đó: ngân sách tỉnh là 7,9 tỷ đồng. Bổ sung kinh phí cước thuê đường truyền trang web, bảo dưỡng định kỳ tháp angten, kinh phí thuê đường truyền phát lại kênh truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.

g) Chi bảo đảm xã hội là 102,7 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách huyện, xã là 84,7 tỷ đồng, chiếm 84,7%; ngân sách tỉnh là 18 tỷ đồng, chiếm 15,3%. Đã bổ sung kinh phí do tăng biên chế, kinh phí BHYT cho đối tượng xã hội đang nuôi dưỡng, kinh phí thăm hỏi các đơn vị và gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp tết và 27/07, kinh phí tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trong doanh nghiệp. Giảm chủ yếu do chuyển kinh phí quản lý hành chính của Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội và Chi cục Bảo trợ xã hội – Bảo vệ chăm sóc trẻ em sang bố trí kinh phí quản lý nhà nước.

h) Chi sự nghiệp kinh tế:

- Dự toán là 311,9 tỷ đồng, tăng 35,9% (đã giảm kinh phí của một số đơn vị quản lý nhà nước trước đây bố trí từ nguồn sự nghiệp chuyển sang kinh phí quản lý hành chính): ngân sách huyện xã là 207,3 tỷ đồng, chiếm 66,4%; ngân sách tỉnh 104,6 tỷ đồng, chiếm 33,6%. Phân bổ đảm bảo kinh phí phụ cấp cho cán bộ thú y phường xã; chi phí vận hành các công trình thủy lợi; kinh phí chương trình bảo vệ và phát triển thuỷ sản; kinh phí hoạt động tàu kiểm ngư; kinh phí miễn giảm thủy lợi phí (61 tỷ đồng); kinh phí giải toả nò sáo (7 tỷ đồng); bổ sung phụ cấp thâm niên ngành Kiểm Lâm theo Nghị định số 76/2009/NĐ – CP của Chính phủ; bổ sung kinh phí duy tu đường do Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây Lăng Cô quản lý; kinh phí sự nghiệp xúc tiến đầu tư và kinh phí quản lý Khu kinh tế A Đớt - Tà Vàng; tham gia Hội chợ Quốc tế các nước thuộc tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây; kinh phí tham gia Hội chợ Trung Quốc – ASEAN; hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao; kinh phí phát triển thương mại điện tử; xây dựng tuyến đường được phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo Nghị định 39/2009/NĐ-CP của Chính phủ; kinh phí thực hiện chương trình khuyến công là 1,63 tỷ đồng...

- Trung ương hỗ trợ có mục tiêu chương trình bố trí dân cư, định canh định cư theo Quyết định 1342/QĐ – TTg: 3 tỷ đồng.

i) Chi sự nghiệp môi trường: 73 tỷ đồng. Trong đó: ngân sách huyện, xã là 71,5 tỷ đồng (chủ yếu là chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải), chiếm 97,9%; ngân sách tỉnh là 1,5 tỷ đồng, chiếm 2,1%.

k) Chi Quản lý hành chính: 496,1 tỷ đồng, tăng 39,1% so với dự toán 2010 (tăng 28,6% so với dự toán 2010 đã bao gồm chênh lệch lương) do chuyển một số đơn vị trước đây bố trí chi từ nguồn sự nghiệp sang chi quản lý hành chính, trong đó: ngân sách huyện là 355,7 tỷ đồng, chiếm 71,7%; ngân sách tỉnh là 140,4 tỷ đồng, chiếm 28,3%, trong đó định mức chi tính theo biên chế hành chính cấp tỉnh dự kiến tăng 95%.

l) Chi trợ giá mặt hàng chính sách: 10,6 tỷ đồng, tăng 12% so với dự toán 2010. Trong đó, phần kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ là 3,4 tỷ đồng. Tăng kinh phí bù lỗ xuất bản và nhuận bút theo chế độ cho Báo Thừa Thiên Huế: 0,4 tỷ đồng.

m) Chi khác ngân sách: 18,6 tỷ đồng, tăng 102,9% so với dự toán 2010 (tăng 32,1% so với dự toán 2010 đã bao gồm chênh lệch lương). Chủ yếu là do tăng kinh phí duy trì hoạt động của Cổng thông tin điện tử, kinh phí thi đua khen thưởng theo Nghị định 42/NĐ-CP của Chính phủ và hỗ trợ kinh phí cho một số đơn vị mới thành lập, đơn vị chuyển từ quản lý nhà nước sang. Giảm kinh phí Chi cục lưu trữ chuyển qua quản lý nhà nước.

n) Chi thường xuyên khác: 19,8 tỷ đồng, tăng 25,6% so với dự toán 2010, chủ yếu là do tăng kinh phí sự nghiệp quy hoạch 25%.

2.2.3. Về dự toán chi ngân sách huyện xã:

Năm 2011 là năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015. Vì vậy, xác định lại phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, tỷ lệ điều tiết và số bổ sung cân đối cho ngân sách các huyện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

a) Căn cứ xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách từng huyện năm 2011:

- Về dự toán thu ngân sách trên địa bàn:

Phân bổ, giao thu ngân sách nhà nước cho các huyện căn cứ:

+ Kết quả thực hiện nhiêm vụ thu ngân sách năm 2010, khả năng thực hiện 2011; căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

+ Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đối với các huyện theo quy định của các luật thuế, chế độ thu hiện hành.

- Về dự toán chi ngân sách huyện năm 2011:

Năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới cho các huyện, theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, dự toán chi cân đối ngân sách các huyện được xác định trên cơ sở:

+ Phân cấp quản lý kinh tế - xã hội giữa các cấp chính quyền địa phương và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2010.

+ Xây dựng dự toán chi ngân sách các huyện căn cứ định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách năm 2011, đảm bảo tổng chi thường xuyên năm 2011 không thấp hơn và có mức tăng hợp lý để đảm bảo thực hiện các chế độ, chính sách và nhiệm vụ mới phát sinh, trong đó: ưu tiên bố trí dự toán chi ngân sách các huyện bảo đảm nguồn lực thực hiện công tác giáo dục - đào tạo, sự nghiệp kiến thiết thị chính; bảo vệ môi trường, môi trường đô thị.

Tiếp tục thực hiện việc bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các huyện để hỗ trợ các huyện thực hiện các nhiệm vụ chi về kiến thiết thị chính, thoát nước; sắp xếp giải tỏa nò sáo của các huyện Phú Vang và Hương Trà; chi trả cho các đối tượng bảo trợ xã hội duyệt tăng thêm trong năm 2011; trợ cấp tết cho người có công không còn thân nhân chủ yếu; tăng cường cơ sở vật chất cho ngành giáo dục- đào tạo; hỗ trợ miễn giảm thuỷ lợi phí; chi thực hiện đề án nạc hóa đàn lợn, hỗ trợ 50% chi phí giao rừng, cho thuê rừng hộ gia đình, cộng đồng ngân sách tỉnh hỗ trợ theo tiến độ triển khai thực tế của các huyện; hỗ trợ chi cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường cấp lại từ nguồn phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản theo quy định của Chính phủ.

+ Dự toán chi cân đối ngân sách huyện:

Tổng chi cân đối ngân sách huyện năm 2011 là 1.800,2 tỷ đồng, tăng 23,9% so với năm 2010, trong đó:

* Chi đầu tư phát triển: 60 tỷ đồng, tăng 9% so dự toán năm 2010.

* Chi từ nguồn tiền sử dụng đất: 205,1 tỷ đồng, tăng 23,7% so dự toán năm 2010.

* Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo: 858,9 tỷ đồng, tăng 25% so với dự toán năm 2010.

b) Dự toán bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện:

Được xác định bằng tổng các khoản chi cân đối ngân sách huyện trừ các khoản thu phân chia cho ngân sách huyện hưởng theo tỷ lệ phân chia giữa tỉnh với huyện giai đoạn 2011-2015.

Dự toán chi NSĐP năm 2011 của các ngành, các cấp như trình bày trên bao gồm tiền lương qui định tại Nghị định 28/2010/NĐ-CP của Chính phủ về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung (mức 730.000đ/tháng), phụ cấp cấp uỷ, bảo hiểm thất nghiệp phần đơn vị sử dụng lao động phải nộp. Về chêch lệch tiền lương tăng thêm trong năm 2011 (mức 830.000đ/tháng) sẽ được tính toán để bổ sung theo qui định của Chính phủ.

Với dự toán chi ngân sách địa phương như trên đã đảm bảo chi các nhiệm vụ cấp thiết, cần bổ sung. Đối với một số nhiệm vụ có nhu cầu bố trí kinh phí không lớn đề nghị các Ban, ngành, đơn vị, địa phương chủ động bố trí, sắp xếp kinh phí thực hiện trong dự toán chi năm 2011 được HĐND tỉnh giao.

Tóm lại, phương án phân bổ ngân sách năm 2011 như trình bày trên đạt được:

1. Đảm bảo phù hợp với dự toán được Chính phủ giao về tổng số thu, phân bổ dự toán chi ở một số lĩnh vực như chi đầu tư phát triển, chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo và dạy nghề, chi sự nghiệp khoa học công nghệ; chi sự nghiệp hoạt động bảo vệ môi trường; bố trí đúng nguồn vốn cho các mục tiêu, nhiệm vụ đầu tư dự án theo hướng dẫn của Trung ương.

2. Dự toán thu ngân sách phân bổ, giao cho các huyện phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đúng chính sách thu; đồng thời yêu cầu các huyện phải tăng cường chỉ đạo chống thất thu; phấn đấu tăng thu, tăng nguồn ngân sách bổ sung kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

3. Sử dụng nguồn ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương bổ sung để thực hiện an sinh xã hội theo Nghị định 13/2010/NĐ-CP về chính sách trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội; bảo hiểm thất nghiệp; kinh phí khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi, người nghèo và nâng mức hỗ trợ cho người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế, kinh phí thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí…

4. Đảm bảo bố trí, phân bổ ngân sách ưu tiên của cả lĩnh vực và đối với từng Sở, ngành về sự nghiệp giáo dục đào tạo và dạy nghề, sự nghiệp khoa học công nghệ, môi trường, đảm bảo xã hội. Tập trung vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo Nghị quyết Trung ương VII…nhằm thực hiện các mục tiêu của kế hoạch kinh tế - xã hội và nghị quyết HĐND; tăng tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ nguồn lực.

5. Đảm bảo tăng chi phát triển nguồn nhân lực, hoạt động bộ máy quản lý nhà nước, quốc phòng, an ninh và bố trí đúng qui định về nguồn thực hiện chi trả tiền lương tăng thêm theo qui định của Chính phủ. Dự toán chi ngân sách của từng đơn vị dự toán cấp tỉnh đảm bảo thực hiện nhiệm vụ chính trị và chuyên môn được giao trên cơ sở các chính sách, chế độ tài chính - ngân sách; đồng thời quán triệt yêu cầu tiết kiệm, bố trí tập trung thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của từng ngành; đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ mới phát sinh.



Phương án phân bổ NSĐP năm 2011 còn khó khăn, hạn chế cần có biện pháp khắc phục trong quá trình tổ chức thực hiện:

1. Chi đầu tư phát triển chủ yếu dựa vào nguồn thu tiền sử dụng đất, khả năng thu phụ thuộc vào thị trường mua bán bất động sản... nên tính bền vững chưa cao. Chi thường xuyên trừ quỹ lương chỉ mới đảm bảo kinh phí cho những nhiệm vụ cấp thiết nhất. Áp lực bố trí trả nợ vay đầu tư và ứng trước vốn đầu tư của các năm trước là rất lớn đòi hỏi phải sắp xếp lại vốn đầu tư của nhà nước theo hướng ưu tiên tối đa cho các chương trình, dự án trọng điểm của Tỉnh không có khả năng thu hồi vốn. Đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn, sử dụng các nguồn vốn khác ngoài NSNN để đầu tư, đồng thời thu hút các thành phần kinh tế khác, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư, các khoản đã tạm ứng chi trước cần bố trí nguồn để hoàn trả.

2. Chi sự nghiệp, nhất là nhu cầu chi cho nghiệp vụ chuyên môn, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở hạ tầng… đang tăng lên nhanh chóng theo tốc độ tăng đầu tư nhưng mức tăng chi bố trí trong dự toán còn tương đối thấp, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của các ngành, địa phương. Vì vậy, đòi hỏi phải tăng cường quản lý để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm NSNN, trong từng lĩnh vực chi phải thực hiện cơ cấu lại, nhất là các nhiệm vụ chi hoạt động sự nghiệp đi đôi với việc sắp xếp tinh gọn bộ máy.

3. Dự phòng NSĐP nói chung và ngân sách tỉnh nói riêng năm nay bố trí cao hơn các năm trước và đảm bảo theo qui định của Chính phủ. Dự kiến sử dụng theo tiến độ thu ngân sách thực tế trong năm và để bổ sung cho các nhiệm vụ cấp bách phát sinh như thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chi thường xuyên phát sinh đột xuất.

Sau khi dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách tỉnh năm 2011 được HĐND tỉnh quyết định, UBND tỉnh sẽ giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp tỉnh và các huyện triển khai việc phân bổ dự toán NSNN kịp thời trước 31/12/2010 theo đúng qui định của Luật NSNN; đồng thời, triển khai các biện pháp điều hành, tổ chức thực hiện tích cực, chủ động triển khai tốt các nhiệm vụ thu ngân sách được giao, sử dụng ngân sách hợp lý, nâng cao hiệu quả và đảm bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện đầy đủ các biện pháp tạo nguồn cải cách tiền lương; tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, công khai tài chính – ngân sách; đẩy mạnh thực hiện qui chế dân chủ.

UBND tỉnh kính trình HĐND tỉnh phương án thu NSNN, phân bổ dự toán chi ngân sách cho từng đơn vị dự toán cấp tỉnh; số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh theo các phụ lục dự toán đính kèm.



Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 4.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương