KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011


Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách về tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2010 và phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2011, kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định./



tải về 4.17 Mb.
trang21/60
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích4.17 Mb.
#23311
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   60

Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách về tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2010 và phân bổ dự toán ngân sách địa phương năm 2011, kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định./.







TM. BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH

KT.TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Đào Chuẩn




TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỈNH

THỪA THIÊN HUẾ


Số: 1507/BC-TA



CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Huế, ngày 08 tháng 12 năm 2010


BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH NĂM 2010

VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2011

(Tại Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa V)



I. CÔNG TÁC XÉT XỬ, GIẢI QUYẾT CÁC LOẠI ÁN:

Năm 2010, ngành Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thụ lý 1.863 vụ án các loại, đã giải quyết 1.799 vụ, đạt tỷ lệ 96,6%. So với năm 2009, thụ lý tăng 50 vụ và tỷ lệ giải quyết cao hơn 4,3%. Trong đó:



1) Án hình sự: Toàn ngành đã thụ lý 584 vụ với 992 bị cáo, đã giải quyết 582 vụ với 972 bị cáo, đạt tỷ lệ 99,7% về số vụ và 98% về số bị cáo. Trong đó, xét xử lưu động 96 vụ. So với năm 2009 thụ lý giảm 34 vụ, tỷ lệ giải quyết cao hơn 0,8%.

- Toà án nhân dân tỉnh: Thụ lý 174 vụ với 270 bị cáo, giải quyết 174 vụ với 270 bị cáo, đạt tỷ lệ 100%. Xét xử lưu động 12 vụ.

- Toà án nhân dân cấp huyện: Thụ lý 410 vụ với 722 bị cáo, giải quyết 408 vụ với 702 bị cáo, đạt tỷ lệ 99,5% số vụ và 97,2% số bị cáo. Xét xử lưu động 84 vụ.

2) Án dân sự:

Thụ lý và giải quyết 412/435 vụ, đạt tỷ lệ 98,2%. Trong đó:



- Toà án nhân dân tỉnh: Thụ lý và giải quyết 56/57 vụ, đạt tỷ lệ 98,3%.

- TAND cấp huyện: Thụ lý và giải quyết 356/378 vụ, đạt tỷ lệ 94,2%.

3) Án hôn nhân và gia đình:

Thụ lý và giải quyết 755/792vụ, việc, đạt tỷ lệ 95,3%. Trong đó:



- Toà án nhân dân tỉnh: Thụ lý và giải quyết 108/111vụ, việc, đạt tỷ lệ 97,3%.

- TAND cấp huyện: Thụ lý và giải quyết 647/681 vụ, việc, đạt tỷ lệ 95%.

4) Án kinh doanh thương mại, lao động và hành chính:

Thụ lý và giải quyết 50/52 vụ, đạt tỷ lệ 96,2%. Trong đó:

- Án kinh doanh thương mại: Thụ lý và giải quyết 42/44 vụ, đạt tỷ lệ 95,5 %. Gồm: Toà án nhân dân tỉnh 20/20 vụ, Toà án nhân dân cấp huyện 22/24 vụ.

- Án hành chính: Thụ lý và giải quyết 5/5 vụ, đạt tỉ lệ 100%. Gồm: Toà án nhân dân tỉnh 2/2 vụ, Toà án nhân dân cấp huyện 3/3 vụ.

- Án lao động: Thụ lý và giải quyết 3/3 vụ. Gồm: Toà án nhân dân tỉnh 1/1 vụ, Toà án nhân dân cấp huyện 2/2 vụ.

Chất lượng xét xử các loại án nhìn chung là tốt; đảm bảo các nguyên tắc, thủ tục tố tụng; đúng người, đúng tội, đúng chính sách pháp luật; không có trường hợp nào kết án oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Ngoài việc tăng cường xét xử lưu động án hình sự, các Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế còn tổ chức xét xử lưu động nhiều vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình để tuyên truyền và giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân.



Kết quả xử lý các bản án bị Tòa án cấp trên hủy, tiến hành xét xử lại:

Năm 2010, toàn ngành bị huỷ 13,5 vụ (TAND tỉnh 2,5 vụ, TAND cấp huyện 11 vụ) trong đó phần lớn là án của các năm trước 2006, 2007, 2008 và 2009. Trong số 1.799 vụ án các loại mà ngành Toà án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã giải quyết năm 2010, chỉ bị huỷ 5 vụ.

Các Toà án nhân dân hai cấp đã kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm đối với các bản án bị huỷ, sửa. Tất cả các thẩm phán có án bị hủy hoặc bị sửa đều phải có bản giải trình, xác định rõ án bị hủy do lỗi chủ quan hay do nguyên nhân khách quan. Các thẩm phán có án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm; nếu tỷ lệ án bị hủy vượt quá tỷ lệ 1,15%, án sửa vượt quá tỷ lệ 4,2% thì thẩm phán đó không được xét thi đua trong năm.

Ngoài ra, Tòa án nhân dân tỉnh còn tổ chức các hội nghị tập huấn về nghiệp vụ và hội nghị rút kinh nghiệm công tác xét xử. Các sai sót trong công tác giải quyết án của các thẩm phán được nêu lên tại hội nghị, để rút kinh nghiệm trong toàn ngành, nhằm khắc phục, hạn chế các sai sót lặp lại trong năm tới.



II. CÁC CÔNG TÁC KHÁC:

- Công tác thi hành án hình sự: Năm 2010, số người bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật là 693 bị án. Các Toà án đã ra quyết định thi hành 625 bị án, ủy thác thi hành án 66 bị án, đạt tỷ lệ 100%. Xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù và tha tù trước thời hạn cho cho 1779 phạm nhân.

- Công tác giám đốc kiểm tra: TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiểm tra, giám đốc 800 bản án, quyết định các loại đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; tiến hành kiểm tra 9/9 đơn vị Tòa án nhân dân cấp huyện, nghiên cứu 1526 hồ sơ các loại án và 449 hồ sơ thi hành án hình sự. Qua việc kiểm tra, phát hiện những sai sót trong việc giải quyết các loại án cũng như công tác thi hành án hình sự, đã tổng hợp, nhận xét trong các thông báo giám đốc án để các đơn vị rút kinh nghiệm.

- Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại: Tổng số đơn thư các Tòa án nhân dân hai cấp đã thụ lý và giải quyết 109/113 đơn, đạt tỉ lệ 96,5%. Trong đó, số đơn thuộc thẩm quyền 53/55 đơn, số đơn không thuộc thẩm quyền 56/58 đơn. Còn lại 4 đơn đề nghị xem xét kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm mới thụ lý, Tòa án nhân dân tỉnh đang mượn hồ sơ để nghiên cứu.

- Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm phán: Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm mới, tái nhiệm thẩm phán Tòa án nhân dân hai cấp luôn bảo đảm chặt chẽ, đúng quy trình. Năm 2010 Tòa án nhân dân tỉnh đã tham mưu cho Hội đồng tuyển chọn họp trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định bổ nhiệm 2 thẩm phán cấp tỉnh, 13 thẩm phán cấp huyện, bổ nhiệm mới 1 thẩm phán cấp huyện, 1 thẩm phán cấp tỉnh.

- Việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện: Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo và Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh đã thường xuyên quán triệt kịp thời các văn bản pháp luật mới ban hành có liên quan đến công tác xét xử, nhất là các Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Thông tư liên tịch của Liên ngành tư pháp Trung ương hướng dẫn áp dụng pháp luật. Đi sâu đi sát cơ sở, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc của Toà án nhân dân cấp huyện.

Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức. Tổ chức tập huấn về nghiệp vụ, hội nghị chuyên đề rút kinh nghiệm công tác xét xử cho các Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân để kịp thời uốn nắn, khắc phục thiếu sót, tồn tại; nâng cao kỹ năng xét xử, tác nghiệp của đội ngũ thẩm phán, hội thẩm nhân dân và cán bộ nghiệp vụ khác của các Toà án nhân dân cấp huyện.



- Tổng kết thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị: Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã có những chuyển biến tích cực. Đã tiến hành tổ chức các hoạt động xét xử theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa; tăng thẩm quyền xét xử cho các Tòa án nhân dân cấp huyện; xây dựng đội ngũ cán bộ, trang bị về cơ sở vật chất…Đặc biệt, Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế được Tòa án nhân dân tối cao chọn là một trong ba Tòa án nhân dân cấp tỉnh làm Tòa án mẫu để tiến hành thí điểm việc cải tiến một số thủ tục hành chính tư pháp trong ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai thực hiện việc xây dựng Tòa án mẫu, như xây dựng hệ thống ghi âm phiên tòa, hệ thống mạng lan, tổ chức lại việc tiếp công dân; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ… và đang tiếp tục chuẩn bị xây dựng trụ sở làm việc, trang bị cơ sở vật chất… theo tiêu chuẩn của một Tòa án mẫu.

- Việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Tòa án nhân dân: Bên cạnh việc tập trung đẩy nhanh tiến độ xét xử, giải quyết các loại án để đảm bảo các chỉ tiêu của ngành, năm nay các Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế còn triển khai tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Tòa án nhân dân.

III. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN HỘI THẨM NHÂN DÂN:

Lãnh đạo các Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế rất chú trọng đến công tác Hội thẩm nhân dân. Năm 2010, đã tổ chức 2 đợt Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho hội thẩm nhân dân hai cấp. Đã tổ chức may trang phục cho 170/170 hội thẩm Tòa án nhân dân hai cấp theo kinh phí của Tòa án nhân dân tối cao; trang cấp các tài liệu nghiệp vụ và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật mới ban hành cho hội thẩm nhân dân. Phối hợp với Hội đồng nhân dân và Thường trực mặt trận tổ quốc Việt nam cùng cấp tổ chức gặp mặt cuối năm, đánh giá hoạt động của hội thẩm nhân dân; khen thưởng những hội thẩm nhân dân có những thành tích trong công tác xét xử. Qua tổng kết công tác thi đua năm 2010 của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, có 18 Hội thẩm nhân dân được đề nghị Chánh án Toà án nhân dân tối cao tặng bằng khen, 21 Hội thẩm nhân dân được Chánh án Toà án nhân dân tỉnh tặng giấy khen.

Các Đoàn hội thẩm Toà án nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế từng bước đi vào hoạt động có nề nếp theo Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội thẩm. Trong hoạt động của mình, Đoàn Hội thẩm luôn giữ tốt mối quan hệ với Tòa án, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, kịp thời phản ánh, kiến nghị các vấn đề có liên quan đến công tác tham gia xét xử của Hội thẩm, thực hiện các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ chính sách đối với Hội thẩm. Được sự quan tâm hỗ trợ về kinh phí của Hội đồng nhân dân địa phương, các đoàn Hội thẩm đã tổ chức hoạt động giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm.

Quá trình tham gia xét xử, hầu hết các vị Hội thẩm đã thể hiện tinh thần trách nhiệm trong nghiên cứu hồ sơ và tham gia xét xử tại phiên toà, thực hiện tốt các nguyên tắc tố tụng như: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, “Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số”. Thông qua công tác xét xử tại Tòa án cũng như các phiên tòa xét xử lưu động, các Hội thẩm đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với bị cáo và nhân dân tham dự phiên tòa.

Tuy nhiên, tổ chức các Đoàn hội thẩm chưa chặt chẽ, cơ sở vật chất và nguồn kinh phí cho hoạt động của đoàn hội thẩm không có, nên hoạt động của đoàn hội thẩm còn những hạn chế. Phần lớn các vị hội thẩm đều giữ chức vụ chủ chốt của các cấp các ngành, bận nhiều công tác nên ít tham gia xét xử hoặc khi tham gia xét xử thời gian nghiên cứu hồ sơ trước khi xét xử còn hạn chế…

IV. CÔNG TÁC PHỐI HỢP CÁC NGÀNH CÔNG AN, VIỆN KIỂM SÁT VÀ CÁC CƠ QUAN NỘI CHÍNH CÙNG CẤP TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÌNH SỰ:

Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện tốt công tác phối hợp với các ngành Công an, Viện kiểm sát trong các hoạt động truy tố, điều tra, xét xử, không để xảy ra việc kết án oan hoặc bỏ lọt tội phạm. Cùng với Công an, Viện kiểm sát cùng cấp tiến hành họp, xác định các vụ án trọng điểm để tiến hành điều tra, xét xử nghiêm minh đúng pháp luật. Đối với những vụ án phức tạp, ngay từ giai đoạn điều tra, truy tố, cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát đã tiến hành trao đổi bàn bạc, thảo luận với Công an, Viện kiểm sát, Tòa án cùng cấp trên cơ sở chức năng nhiệm vụ từng ngành, cùng tìm cách tháo gỡ, giải quyết nhằm đảm bảo đúng pháp luật, xét xử đúng người, đúng tội. Những vụ án có vướng mắc, các Tòa án đều tiến hành bàn với Viện kiểm sát, Công an nhằm tìm cách giải quyết phù hợp quy định pháp luật. Nếu thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát tăng cứu tài liệu để bổ sung hồ sơ, hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung, tránh kéo dài việc xét xử. Trường hợp không tăng cứu tài liệu được mới phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Năm 1010, các Tòa án đã tổ chức đưa 96 vụ án về địa phương để xét xử lưu động; trong đó có một số vụ án phức tạp, nghiệm trọng. Các Tòa án đã tiến hành họp bàn các phương án với các ngành Công an, Viện kiểm sát để chuẩn bị chu đáo trong mọi tình huống, ngành Công an đã bố trí lực lượng bảo vệ chu đáo, nhờ vậy các vụ án xét xử lưu động đều được tiến hành đảm bảo an toàn, có tác dụng lớn trong việc tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật.

Ngoài ra, các Tòa án còn phối hợp với các trại tạm giam trong việc dẫn giải bị cáo đến phiên toà, đặc biệt là các phiên tòa lưu động, nhằm đảm bảo cho việc xét xử. Các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Công an đã xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong việc tiếp nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo trong quá trình tố tụng.



V. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT VỚI HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH:

- Năm 2010 tình hình tội phạm có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các loại tội Giết người, Cướp tài sản, Hiếp dâm trẻ em, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản… Đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân chỉ đạo các cấp, các ngành hữu quan tăng cường phối hợp với Tòa án nhân dân hai cấp trong công tác tổ chức phiên tòa xét xử lưu động các loại vụ án và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nhằm răn đe, phòng ngừa tội phạm và giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân.

- Theo quy định tại điều 135, 136 của Luật đất đai, thì việc hòa giải các vụ việc tranh chấp đất đai tại xã, phường, thị trấn là thủ tục bắt buộc, chỉ khi hòa giải tại cấp cơ sở không thành thì đương sự mới có quyền làm đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong những năm qua công tác hòa giải tại xã, phường, thị trấn về tranh chấp đất đai đã được triển khai và thực hiện khá tích cực. Một số xã, phường, thị trấn đã tổ chức hòa giải được nhiều vụ việc đạt kết quả tốt, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều xã, phường, thị trấn chưa thực sự quan tâm, việc tổ chức có lúc còn hình thức, nội dung sơ sài, thành phần chưa đúng theo quy định, thậm chí có nơi không tổ chức hòa giải. Do đó, đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Tòa án nhân dân tỉnh đã có văn bản gửi Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị đưa vào chương trình xây dựng Nghị quyết năm 2011 đối với công tác này. Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh nghiên cứu, xây dựng nghị quyết hoặc có các giải pháp triển khai thực hiện tốt việc hòa giải các vụ việc tranh chấp đất đai ở địa phương theo quy định của Luật đất đai, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo quy định của pháp luật.

- Theo quy định tại Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 và Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về định giá nhà đất: nếu các đương sự không thỏa thuận được về giá trị quyền sử dụng đất thì Tòa án yêu cầu cơ quan chuyên môn định giá hoặc ra quyết đinh thành lập hội đồng định giá. Giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá theo giá thị trường chuyển nhượng tại địa phương nơi đất đang tranh chấp đối với từng loại đất vào thời điểm xét xử sơ thẩm. Việc quy định xác định giá trị quyền sử dụng đất theo giá theo giá thị trường nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự. Tuy nhiên, thời gian qua việc định giá đất đai tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn, vì Hội đồng định giá không đồng ý định giá theo giá thị trường. Do đó, đã gây trở ngại và khó khăn rất nhiều trong công tác giải quyết án tranh chấp về đất đai của Tòa án. Đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, quán triệt cho các cơ quan chức năng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về định giá tài sản.

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự về định giá tài sản “Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan cử người tham gia hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá”. Tuy nhiên, một số địa phương khi thành lập hội đồng định giá tài sản hoặc thẩm định tại chỗ đối với các vụ án dân sự, một số cơ quan chuyên môn không cử người tham gia hội đồng định giá hoặc từ chối với lý do bận công tác… Tòa án phải liên hệ nhiều lần mới mời được các thành viên tham gia hội đồng định giá. Do đó, có nhiều vụ án cần định giá tài sản phải kéo dài, trở ngại. Đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, quán triệt cho các cơ quan chức năng thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về định giá tài sản

- Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 148 Bộ luật tố tụng dân sự: Người thực hiện việc cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng gồm:

a) …

b) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người tham gia tố tụng cư trú hoặc cơ quan tổ chức nơi người tham gia tố tụng dân sự làm việc khi Tòa án có yêu cầu.



Tuy nhiên, văn bản tố tụng của Tòa án tống đạt cho các đương sự thông qua chính quyền cấp xã, nhiều địa phương không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không lập biên bản giao nhận và gửi biên bản giao nhận cho Tòa án... gây khó khăn, trở ngại cho việc giải quyết các vụ án của Tòa án. Đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, quán triệt tới các Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện tốt công tác này.

- Thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết 49-NQ/TW về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, ngày 08/3/2010 Tòa án nhân dân tối cao có văn bản số 11/TANDTC-HTQT về việc chọn Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong ba Tòa án nhân dân cấp tỉnh làm Tòa án mẫu để tiến hành thí điểm việc cải tiến một số thủ tục hành chính tư pháp trong ngành Tòa án nhân dân. Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai thực hiện việc xây dựng Tòa án mẫu. Ngày 08/11/2010, Tòa án nhân dân tỉnh đã có văn bản gửi Hội đồng nhân dân tỉnh, đề nghị đưa vào chương trình xây dựng Nghị quyết năm 2011. Đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh quan tâm, có định hướng phối hợp, hỗ trợ cho Tòa án nhân dân tỉnh thực hiện việc xây dựng Tòa án mẫu.

- Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục triển khai sâu rộng việc thực hiện Nghị định 60/2000/NĐ-CP ngày 30/6/2000 và Nghị định 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ về thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và phạt tù cho hưởng án treo đến tận xã, phường, thị trấn vì hiện nay nhiều xã, phường và thị trấn không thực hiện hoặc thực hiện không tốt việc theo dõi, giám sát, giáo dục… người chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ và chế định án treo; không thực hiện yêu cầu của Toà án quy định tại khoản 2 Điều 259 của Bộ luật tố tụng hình sự. Do đó, Tòa án chưa thực hiện được việc xét giảm thời gian thử thách cho người bị kết án nhưng được hưởng án treo.

- Các Toà án nhân dân đã được Hội đồng nhân dân các cấp hỗ trợ một phần kinh phí để tổ chức xét xử lưu động và tập huấn nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân. Tuy nhiên, những năm gần đây, do số lượng vụ án tăng và có nhiều vụ phức tạp, nghiêm trọng, cần tổ chức nhiều phiên tòa lưu động hơn để phát huy tác dụng tuyên truyền giáo dục pháp luật sâu rộng trong nhân dân. Đề nghị Hội đồng nhân dân các cấp hỗ trợ thêm kinh phí để tổ chức các phiên toà lưu động và tập huấn nghiệp vụ xét xử cho hội thẩm nhân dân. Các Tòa án nhân dân cấp huyện đã được tăng thẩm quyền xét xử, nên số lượng án thụ lý và giải quyết tăng, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh hỗ trợ thêm kinh phí và thống nhất mức hỗ trợ cho các Tòa án nhân dân cấp huyện (mỗi huyện một năm khoảng 50 triệu đồng), phục vụ công tác xét xử lưu động và hoạt động của đoàn hội thẩm nhân dân.

- Đối với 5 vụ án đề nghị tuyên bố phá sản Tòa án nhân dân tỉnh đã thụ lý, chưa giải quyết xong: Toà án nhân dân tỉnh đã có nhiều văn bản báo cáo xin ý kiến của Toà án nhân dân tối cao để giải quyết dứt điểm 5 vụ án phá sản này, Toà án nhân dân tối cao đã có văn bản trả lời: “Theo Luật phá sản hiện hành, khi chưa thu hồi hết nợ và chưa thực hiện xong phương án phân chia tài sản thì chưa thể tuyên bố phá sản được”. Tại kỳ họp thứ 12, 13, 14 Hội đồng nhân dân tỉnh khoá V, Tòa án nhân dân tỉnh đã báo cáo về vấn đề này và đã kiến nghị, đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật phá sản, nhưng đến nay Luật phá sản vẫn chưa được sửa đổi, bổ sung. Tòa án nhân dân tỉnh tiếp tục đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, kiến nghị với Quốc Hội sửa đổi, bổ sung Luật phá sản theo hướng Tòa án nhân dân được quyền tuyên bố phá sản đối với các trường hợp doanh nghiệp có yêu cầu tuyên bố phá sản nhưng việc thu hồi nợ không thể thực hiện được do trở ngại khách quan. Việc thu hồi số nợ chưa thực hiện được thì chuyển sang cơ quan Thi hành án dân sự giải quyết tiếp.





Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 4.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   17   18   19   20   21   22   23   24   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương