KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011



tải về 4.17 Mb.
trang13/60
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích4.17 Mb.
#23311
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   60




UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 5272/TTr-UBND

Huế, ngày 29 tháng 11 năm 2010

TỜ TRÌNH

Về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia ngân sách

nhà nước giữa các cấp chính quyền địa phương từ năm 2011-2015



Kính gửi: Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


Thực hiện Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Chỉ thị số 854/CT - TTg ngày 11 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; UBND tỉnh kính trình HĐND tỉnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho thời kỳ 2011 – 2015 với những nội dung như sau:

I. NGUỒN THU CỦA NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁC CẤP:

1. Nguồn thu ngân sách tỉnh:

1.1. Các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%:

a) Các khoản thu ngân sách từ các doanh nghiệp trong nước có vốn nhà nước thuộc trung ương và tỉnh quản lý (bao gồm doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước), doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp công lập do trung ương và tỉnh quản lý có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ;

b) Các khoản thu phí, lệ phí do các đơn vị cấp tỉnh thu phần nộp vào ngân sách cấp tỉnh theo quy định của pháp luật (Không kể lệ phí trước bạ); Phí xăng dầu;

d) Tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất từ các khu đất do các cơ quan cấp tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức việc chuyển quyền sử dụng đất, các khu nhà, đất do các đơn vị cấp tỉnh trực tiếp quản lý ;

c) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

d) Các khoản thu khác (bao gồm thu sự nghiệp, viện trợ, đóng góp, tiền phạt, tịch thu, thanh lý , đền bù, kết dư, chuyển nguồn và các khoản thu khác…) nộp vào ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật.

1.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện:

Các khoản thu ngân sách từ công ty cổ phần không có vốn nhà nước, công ty TNHH, công ty hợp doanh ngân sách tỉnh 50%; ngân sách các huyện, thị xã Hương Thủy và Thành phố Huế (gọi chung là huyện) hưởng 50%.

2. Nguồn thu ngân sách huyện:

2.1. Các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%:

a) Các khoản thu ngân sách từ doanh nghiệp tư nhân;

b) Thuế thu nhập cá nhân (trừ thuế thu nhập cá nhân của hộ sản xuất kinh doanh);

c) Các khoản thu phí, lệ phí , lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ nhà, đất) nộp vào ngân sách huyện theo quy định của pháp luật;

d) Các khoản thu khác (bao gồm thu sự nghiệp, viện trợ, đóng góp, tiền phạt, thanh lý, đền bù, kết dư, chuyển nguồn và các khoản thu khác…) nộp vào ngân sách huyện theo quy định của pháp luật.

2.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ giữa ngân sách huyện với xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã):

a) Các khoản thu ngân sách từ hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh (cả thuế thu nhập cá nhân);

b) Tiền sử dụng đất, cho thuê đất các khu đất do huyện, xã đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức việc chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc các khu nhà, đất mà do các đơn vị cấp huyện trực tiếp quản lý;

c) Phí chợ thuộc thành phố Huế đối với các chợ thuộc địa bàn phường An Cựu, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Trường An, Phú Hòa, Tây Lộc, Phú Hội.



3. Nguồn thu ngân sách xã:

3.1. Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%:



  1. Các khoản thu về thuế nhà, đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp;

b) Các khoản phí, lệ phí, lệ phí trước bạ nhà, đất (đối với xã, thị trấn) phần thu nộp ngân sách xã theo qui định của pháp luật (trừ phí chợ đối với các chợ thuộc địa bàn phường An Cựu, Vĩnh Ninh, Vỹ Dạ, Trường An, Phú Hòa, Tây Lộc, Phú Hội).

c) Các khoản thu khác (bao gồm thu sự nghiệp, hoa lợi công sản, viện trợ, đóng góp, tiền phạt, thanh lý, đền bù, kết dư, chuyển nguồn và các khoản thu khác…) nộp vào ngân sách xã theo quy định của pháp luật.

3.2. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ ngân sách cấp huyện với ngân sách xã:

Theo quy định tại mục 2.2, mục a, b, c.



II. NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁC CẤP:

1. Chi ngân sách tỉnh:

1.1. Chi đầu tư phát triển:

Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn thuộc tỉnh quản lý; chương trình mục tiêu quốc gia thuộc tỉnh quản lý và các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;

1.2. Chi thường xuyên:

a) Hoạt động sự nghiệp giao thông, nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, kiến thiết thị chính, môi trường, khoa học công nghệ và các sự nghiệp kinh tế khác theo quy định của pháp luật;

b) Hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, đảm bảo xã hội và các sự nghiệp khác do các cơ quan cấp tỉnh quản lý theo quy định của pháp luật;

c) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh;

d) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do tỉnh quản lý;

e) Lập quỹ dự trữ tài chính theo quy định của pháp luật ;

f) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;



2. Chi ngân sách huyện.

2.1. Chi đầu tư phát triển :

Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do huyện quản lý và các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

Phân cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh cho ngân sách thành phố Huế, thị xã Hương Thủy trong dự toán ngân sách được HĐND tỉnh giao hàng năm cho thành phố, Thị xã;

2.2. Chi thường xuyên :

a) Hoạt động sự nghiệp giao thông, nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, kiến thiết thị chính, môi trường, khoa học công nghệ và các sự nghiệp kinh tế khác do cấp huyện quản lý theo quy định của pháp luật;

b) Hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn hóa thông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, đảm bảo xã hội và các sự nghiệp khác do các cơ quan cấp huyện quản lý theo quy định của pháp luật;

c) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện;

d) Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do huyện quản lý;

e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;



3. Chi ngân sách xã.

3.1. Chi đầu tư phát triển:

Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do xã quản lý từ nguồn thu tại xã, thu tiền sử dụng đất theo phân cấp và các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Chi thường xuyên:

a) Hoạt động sự nghiệp kinh tế do xã quản lý: nông nghiệp, thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp; duy tu bảo dưỡng và sửa chữa các công trình giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường thuộc xã quản lý và các sự nghiệp kinh tế khác theo quy định của pháp luật;

b) Hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, môi trường , chính sách xã hội và các sự nghiệp khác do cấp xã quản lý;

c) Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã;

d) Chi dân quân tự vệ, trật tự, an toàn xã hội thuộc xã quản lý;

e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách trong giai đoạn năm 2011-2015 trên được xây dựng trên cơ sở kế thừa những kết quả đạt được và khắc phục những hạn chế của đề án phân cấp ngân sách thời kỳ 2007 -2010 theo Nghị quyết số 4b/2006/NQ-HĐND ngày 04/11/2006 của HĐND tỉnh đảm bảo phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội và trình độ của mỗi cấp trên địa bàn; tăng dần tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách nhà nước tại địa phương cho ngân sách huyện, xã một cách hợp lý nhằm khuyến khích UBND các cấp tăng cường quản lý và khai thác nguồn thu.

UBND tỉnh kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định để triển khai thực hiện cho thời kỳ 2011- 2015./.





TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Cao




UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc








ĐỀ ÁN

Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phân chia ngân sách

giữa các cấp chính quyền địa phương từ năm 2011-2015

(Kèm theo Tờ trình số: 5272/TTr-UBND ngày 29/11/2010 của UBND tỉnh)




PHẦN THỨ I

PHÂN CẤP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I. TÌNH HÌNH PHÂN CẤP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỜI KỲ 2007 - 2010:

1. Kết quả đạt được:

Thực tế cho thấy việc phân cấp quản lý ngân sách và tỷ lệ phân chia các khoản thu ngân sách giữa chính quyền các cấp theo Nghị quyết số 4b/2006/NQ-HĐND ngày 04/11/2006 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế là phù hợp với qui định của Luật NSNN; cơ bản phù hợp với yêu cầu phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đặc điểm kinh tế, địa lý của từng huyện và trình độ quản lý của các cấp chính quyền địa phương; tạo điều kiện cho UBND thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, các huyện (gọi chung là huyện) và UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) có nguồn thu để chủ động thực hiện nhiệm vụ chi được giao; tăng dần khả năng tự cân đối ngân sách, hạn chế dần việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới.

Phân cấp quản lý thu về cơ bản phù hợp với tổ chức quản lý thu của hệ thống thuế nhà nước; khuyến khích các cấp chính quyền địa phương quan tâm đến công tác thu ngân sách nhà nước; khả năng quản lý tài chính và quan hệ phân công, phân cấp chức năng quản lý nhà nước giữa chính quyền các cấp; đảm bảo sự công bằng, công khai minh bạch, phát triển cân đối giữa các vùng trên địa bàn...

a) Thu từ các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh:

Việc phân cấp quản lý thu chi NSNN cho ngân sách tỉnh hưởng toàn bộ các khoản thu lớn từ các doanh nghiệp có vốn nhà nước do Trung ương và tỉnh quản lý trên địa bàn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 41% thu NSNN trên địa bàn); Ngân sách huyện hưởng toàn bộ các khoản thu từ các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh và một phần khoản thu từ các Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần,…) nhằm đảm bảo cho ngân sách tỉnh có đủ nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án lớn theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay; và tạo điều kiện cho ngân sách huyện chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao từ nguồn ngân sách cấp mình phù hợp với phân cấp quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp và các hộ sản xuất kinh doanh giữa Cục và các Chi cục thuế theo hướng dẫn của ngành; vừa khuyến khích UBND các cấp hỗ trợ đầu tư, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển phù hợp với khả năng và phân cấp quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp của mỗi cấp.

b) Thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất :

Đã phân cấp theo hướng tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của cấp nào quản lý tổ chức việc thu chuyển quyền sử dụng đất, ký hợp đồng cho thuê đất thì phân chia cho ngân sách cấp đó hưởng 100% (riêng ngân sách cấp xã được hưởng theo tỉ lệ phần trăm trên số thu do HĐND tỉnh quyết định). Thực tế cho thấy việc phân cấp như hiện hành là hợp lý, đã thực sự khuyến khích UBND các cấp tăng cường công tác quản lý qui hoạch và phát triển quỹ đất ở đô thị và nông thôn, tăng nhanh nguồn thu đầu tư cơ sở hạ tầng trong điều kiện nguồn vốn xây dựng cơ bản còn hạn chế, nhất là đối với ngân sách cấp huyện và cấp xã.

c) Thu từ các biện pháp tài chính và phí, lệ phí, thu khác của NSNN

Phân cấp hiện hành đã xây dựng theo hướng các khoản thu viện trợ, thu đóng góp của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, thu phí, lệ phí, thu sự nghiệp, thu bán tài sản, thu phạt… do cấp nào đứng và đảm bảo vận động thu hoặc tổ chức thu theo qui định thì phân cấp cho ngân sách cấp đó hưởng 100 %. Thực tế cho thấy phân cấp như hiện hành là hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền các cấp thực hiện các dự án viện trợ và đầu tư xây dựng các công trình có nguồn vốn nhà nước và nhân dân cùng làm bù đắp chi phí cho các hoạt động quản lý hành chính sự nghiệp, đảm bảo kinh phí cho hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật từ nguồn thu phạt…

2. Những hạn chế, tồn tại :

a) Theo phân cấp hiện hành, các khoản thu từ doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh phân chia cho ngân sách huyện, xã 100%; các khoản thu từ công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh phân chia cho ngân sách tỉnh hưởng 70% và ngân sách huyện 30%; nguồn thu từ khu vực ngoài quốc doanh không lớn trong khi nhiệm vụ chi của ngân sách huyện xã tăng khá nhanh đã cho thấy việc để lại tỉ lệ phân chia 30 % cho ngân sách huyện xã là khá thấp nên cần điều chỉnh tăng thêm.

b) Do sự thay đổi nhanh chóng giữa các loại hình doanh nghiệp nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp thay đổi loại hình đăng ký từ hộ sản xuất kinh doanh lên doanh nghiệp tư nhân hoặc từ doanh nghiệp tư nhân lên Công ty hoặc ngược lại, doanh nghiệp có vốn nhà nước chuyển thành doanh nghiệp ngoài quốc doanh do đã chuyển nhượng hết vốn nhà nước… mà sự thay đổi loại hình này sẽ có những ảnh hưởng lớn đến số thu ngân sách từng cấp ngân sách chính quyền địa phương được hưởng.

c) Thuế thu nhập của hộ sản xuất kinh doanh, thuế chuyển quyền sử dụng đất theo qui định hiện hành ngân sách huyện, xã hưởng 100 % nay chuyển sang thuế thu nhập cá nhân mà theo qui định phân chia cho ngân sách tỉnh hưởng 100 % chưa được điều chỉnh cho phù hợp

d) Tiền sử dụng đất được phân chia theo cấp quản lý và địa bàn đã cho thấy có sự chêch lệch rất lớn về số thu tiền sử dụng đất giữa thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, các huyện ven đô thị Huế với các huyện còn lại trong khi tiền sử dụng đất của tỉnh không đủ lớn và còn phải chi nhiều nhu cầu bức xúc về phát triển hạ tầng quan trọng và trả nợ vay đầu tư hạ tầng nên sự hỗ trợ từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách các huyện có nguồn thu tiền sử dụng đất thấp nói trên còn hạn chế. Một số phường ở thành phố Huế có sự chênh lệch về số thu tiền sử dụng đất, một ố phường thừa và cũng có một số phường không phát sinh, tuy nhiên không thể điều hòa giữa các phường.

đ) Sử dụng khá nhiều tỷ lệ phân chia khác nhau giữa các khoản thu và giữa các xã trên địa bàn huyện nên chưa thuận tiện cho công tác hạch toán kế toán của KBNN và đặc biệt sẽ có những khó khăn khi đi vào sử dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) đang được triển khai.

e) Việc phân chia nguồn thu giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện vừa theo tiêu chí doanh nghiệp trong và ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô; vừa theo loại hình doanh nghiệp đã gây khó khăn trong công tác hạch toán phân chia các khoản thu ngân sách của Kho bạc nhà nước.

II. PHÂN CẤP THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỜI KỲ 2011-2015:

1. Yêu cầu:

a) Ngân sách tỉnh nắm giữ các nguồn thu ngân sách chủ yếu để đáp ứng cho nhiệm vụ chi lớn, quan trọng về phát triển giáo dục và đào tạo, y tế; đầu tư cơ sở hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Khắc phục được những hạn chế của việc phân cấp thu NSNN thời kỳ 2007 - 2010 nhằm ổn định nguồn thu của ngân sách các cấp. Tăng dần khả năng tự cân đối của ngân sách huyện, xã.

b) Phân cấp nguồn thu phải phù hợp với phân cấp quản lý thu thuế trong hệ thống ngành Thuế (Cục thuế trực tiếp quản lý thu đối với các doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 5 tỉ đồng, các doanh nghiệp có nhiều đại lý, chi nhánh cửa hàng các huyện khác nhau hoặc có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sản xuất mặt hàng chịu thuế TTĐB… ; các doanh nghiệp còn lại và các hộ sản xuất kinh doanh do các Chi cục thuế trực tiếp quản lý thu).

c) Phân cấp các khoản thu phải phù hợp với khả năng lập, phân bổ dự toán thu NSNN theo địa bàn huyện, cho khu vực kinh tế và theo các sắc thuế một cách chính xác để phục vụ cho việc cân đối vững chắc chi ngân sách địa phương. Đối với các khoản thu phát sinh không ổn định và thiếu căn cứ để giao thu theo địa bàn hành chính xã thì chỉ phân chia cho ngân sách tỉnh và huyện hưởng 100%. Đồng thời, khi tính toán tỉ lệ phân chia các khoản thu phải tạo điều kiện để ngân sách các cấp cùng có khả năng vượt dự toán thu NSNN so với dự toán để có kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phát sinh đột xuất hoặc cùng chia sẽ khó khăn về khả năng hụt thu so với dự toán cấp trên giao.

d) Việc phân chia các khoản thu cần phải dựa vào cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị thực hiện nộp NSNN (mã chương), ngành kinh tế (loại, khoản), nội dung kinh tế (mục, tiểu mục) của mục lục NSNN để có căn cứ ghi trên chứng từ nộp ngân sách và hạch toán phân chia tại kho bạc nhà nước.

đ) Tỷ lệ phân chia cần xây dựng theo hướng đơn giản, thuận tiện trong hạch toán thu NSNN, đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát việc phân chia giữa ngân sách các cấp, đảm bảo sự công bằng, công khai, minh bạch, phát triển cân đối giữa các khu vực trên địa bàn. Hạn chế việc xây dựng nhiều tỷ lệ phân chia trong một khoản thu và phân chia manh mún đối với các khoản thu không lớn.

e) Thực hiện phân chia ngân sách xã, thị trấn hưởng tối thiểu 70% đối với thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất theo Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài chính về quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

g) Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015, nếu có phát sinh khoản thu mới mà ngân sách địa phương được hưởng thì thực hiện phân chia cho ngân sách tỉnh 100% (trừ trường hợp có quyết định của cấp có thẩm quyền về tỷ lệ phân chia cụ thể).



2. Nội dung phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia:

Từ yêu cầu của công tác phân cấp thu NSNN nêu trên và kế thừa những kết quả đạt được của thời kỳ 2007 - 2010, dự kiến phân cấp quản lý thu NSNN thời kỳ 2011 - 2015 theo phụ lục kèm theo.

Về cơ bản, vẫn giữ nguyên việc phân cấp các nguồn thu cho ngân sách các cấp hưởng 100 % và các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương như Nghị quyết số 4b/2006/NQ-HĐND ngày 04/11/2005 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc sửa đổi, bổ sung phân cấp và tỉ lệ phân chia một số khoản thu cho phù hợp với yêu cầu quản lý của thời kỳ 2011-2015, cụ thể như sau:

a) Các khoản thu từ doanh nghiệp có vốn nhà nước; doanh nghiệp cổ phần có vốn của nhà nước:

Chuyển các khoản thu ngân sách nhà nước từ doanh nghiệp có vốn của nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có vốn của nhà nước gồm thuế gía trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt, môn bài,… do thành phố Huế quản lý trước đây từ ngân sách thành phố hưởng 100 % sang ngân sách tỉnh hưởng 100% do UBND thành phố Huế không còn là chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp này. Thực hiện việc điều chỉnh này, từ năm 2011, ngân sách tỉnh hưởng toàn bộ các khoản thu từ các doanh nghiệp có vốn nhà nước.

b) Các khoản thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:

Điều chỉnh giảm các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng từ công ty cổ phần không có vốn nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh (gồm cả các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế) từ 70% xuống còn 50%; ngân sách huyện hưởng tăng từ 30% lên 50 %.

Tiếp tục giữ nguyên phương án tỷ lệ phân chia các khoản thu từ doanh nghiệp tư nhân cho ngân sách cấp huyện hưởng 100%; hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hợp tác xã: ngân sách huyện, xã vẫn hưởng 100% như hiện hành.

c) Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất:

Tiếp tục giữ nguyên phương án tỷ lệ phân chia tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các khu đất như thời kỳ năm 2007-2010, cụ thể như sau:

- Đất do các cơ quan cấp tỉnh đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức việc chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc các khu nhà, đất do các đơn vị cấp tỉnh trực tiếp quản lý thì phân chia ngân sách tỉnh hưởng 100%;

- Đất do huyện, xã đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức việc chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc các khu nhà, đất mà do các đơn vị cấp huyện trực tiếp quản lý thì phân chia ngân sách huyện, xã hưởng 100%.

Riêng việc thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trên địa bàn xã (không gồm phường và thị trấn), để thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, ngân sách tỉnh và huyện sẽ thực hiện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách các xã nằm trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh tối thiểu 70% số thu tiền tiền sử dụng đất ( sau khi trừ chi phí đầu tư) và tiền cho thuê đất để đầu tư xây dựng nông thôn mới.

d) Thuế thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân trước đây chủ yếu là thuế thu vào người có thu nhập cao, thực tế khó phân bổ dự toán khoản thu này theo địa bàn hành chính huyện nên được phân chia cho ngân sách tỉnh 100%. Do các khoản thuế thu nhập của hộ sản xuất kinh doanh cá thể và thuế chuyển quyền sử dụng đất trước đây nay chuyển sang thuế thu nhập cá nhân nên để thúc đẩy các huyện tăng cường quản lý nguồn thu này, dự kiến phân chia khoản thu này như sau:

- Phân chia ngân sách huyện hưởng 100% đối với thuế thu nhập cá nhân (trừ thuế thu nhập cá nhân từ hộ sản xuất kinh doanh cá thể);

- Phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa huyện với xã đối với khoản thuế thu nhập cá nhân từ hộ sản xuất kinh doanh cá thể.

đ) Phí bảo về môi trường đối với khai thác khoáng sản:

Thực tế cho thấy, một doanh nghiệp có thể khai thác khoáng sản trên địa bàn nhiều huyện khác nhau nhưng chỉ giao dịch kê khai, nộp phí định kỳ tại một Kho bạc Nhà nước nơi đặt trụ sở chính nên việc xác định số tiền phí cho từng địa bàn huyện để phân chia cho ngân sách từng huyện, xã (nơi khai thác khoáng sản) ngay tại Kho bạc nhà nước là không thể thực hiện được. Vì vậy, dự kiến toàn bộ khoản thu này nộp vào ngân sách và được phân chia cho ngân sách các cấp tỷ lệ theo loại hình doanh nghiệp như đối với các khoản thu thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, tiêu thụ đặc biệt, môn bài,… của từng loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh.

Phí bảo vệ môi trường được hỗ trợ cho công tác bảo vệ và đầu tư cho môi trường tại địa phương (theo Nghị định số 63/2008/NĐ-CP ngày 13/05/2008 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản).

Thực hiện một số điều chỉnh tỷ lệ phân chia giữa ngân sách tỉnh và ngân sách huyện theo dự kiến trên đây thì số thu ngân sách huyện hưởng dự kiến tăng 53 tỷ đồng. tỷ trọng thu ngân sách huyện hưởng (trên tổng chi ngân sách huyện) đạt 44% (trong đó thành phố Huế đạt 84%).

3. Về tỷ lệ phân chia giữa ngân sách huyện với ngân sách từng xã:

Theo đề nghị của UBND các huyện và yêu cầu của phân cấp thu ngân sách nhà nước thời kỳ 2011 - 2015, dự kiến tỷ lệ phân chia như sau:

a) Thu ngoài quốc doanh (thu từ hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể) được phân chia theo nhóm tỷ lệ sau:

a.1- Thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp (đối với hợp tác xã), thuế thu nhập cá nhân (đối với hộ sản xuất kinh doanh cá thể):

- Nhóm 1: Các huyện Phong Điền (trừ thị trấn Phong Điền), Hương Trà; Phường Phú Bài - thị xã Hương Thủy; các phường có số thu ngân sách nhà nước thấp thuộc thành phố Huế phân chia ngân sách huyện 50%, ngân sách xã 50%.

- Nhóm 2: Huyện Quảng Điền, thị trấn Phong Điền thuộc huyện Phong Điền, thị trấn Khe Tre huyện Nam Đông và thị trấn A Lưới huyện A Lưới, phân chia ngân sách huyện 70%, ngân sách xã 30%.

- Nhóm 3: Thị xã Hương Thủy (trừ phường Phú Bài), Phú Lộc , Nam Đông (trừ thị trấn Khe Tre) và A Lưới (trừ thị trấn A Lưới) ngân sách xã 100%.

- Nhóm 4: Phân chia 90% ngân sách thành phố và 10% ngân sách xã cho các phường thuộc thành phố Huế có số thu cao.

- Nhóm 5: Huyện Phú Vang:

+ Thuế thu nhập cá nhân từ hộ sản xuất kinh doanh cá thể phân chia ngân sách huyện 100%;

+ Thuế giá trị gia tăng từ hợp tác xã và hộ sản xuất kinh doanh cá thể phân chia ngân sách xã 100%.

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hợp tác xã phân chia 100% ngân sách xã.

a.2- Thuế tiêu thụ đặc biệt:

- Nhóm 1: Các huyện phân chia ngân sách xã 100%;

- Nhóm 2: Thành phố Huế có 2 nhóm tỷ lệ:

+ Phân chia ngân sách thành phố 50%, ngân sách xã 50% đối với các phường có số thu thấp.

+ Ngân sách thành phố 90% và 10% ngân sách xã đối với các phường có số thu cao.

a.3- Thuế tài nguyên:

- Nhóm 1: Các huyện phân chia theo tỷ lệ ngân sách xã 100%;

- Nhóm 2: Huyện Nam Đông phân chia theo tỷ lệ ngân sách huyện 60%, ngân sách xã 40%.

a.4. Thuế môn bài hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể:

- Nhóm 1: Các huyện phân chia ngân sách xã 100%;

- Nhóm 2: Thành phố Huế có 2 nhóm tỷ lệ:

+ Phân chia ngân sách xã 100% đối với một số phường có nguồn thu thấp.

+ Phân chia ngân sách thành phố 95%, ngân sách xã 5% đối với một số phường có nguồn thu cao.

a.5. Thu khác ngoài quốc doanh từ hợp tác xã, hộ cá thể: ngân sách huyện 100%.

b) Tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất do các cơ quan thuộc UBND huyện, xã đầu tư về cơ sở hạ tầng, tổ chức việc chuyển quyền sử dụng đất, cho thuê đất hoặc các khu nhà, đất mà do các đơn vị cấp huyện trực tiếp quản lý khi chuyển quyền sử dụng đất được chia theo các nhóm tỷ lệ như sau:

- Nhóm 1: Các huyện A Lưới (trừ thị trấn A Lưới), Phong Điền (trừ thị trấn Phong Điền) và Quảng Điền (trừ thị trấn Sịa) phân chia theo tỷ lệ ngân sách huyện 30%, ngân sách xã 70%.

- Nhóm 2: Huyện Hương Trà, Nam Đông (trừ thị trấn Khe Tre), thị trấn Sịa thuộc huyện Quảng Điền phân chia theo tỷ lệ ngân sách huyện 60%, ngân sách xã 40%.

- Nhóm 3: Thị xã Hương Thủy, huyện Phú Lộc, thị trấn A Lưới thuộc huyện A Lưới, thị trấn Khe Tre thuộc huyện Nam Đông, thị trấn Phong Điền thuộc huyện Phong Điền phân chia theo tỷ lệ ngân sách huyện 80%, ngân sách xã 20%.

- Nhóm 4: Thành phố Huế phân chia theo tỷ lệ ngân sách thành phố 90%, ngân sách xã 10% đối với tiền sử dụng đất và ngân sách thành phố 100% đối với tiền thuê đất.

- Nhóm 5: Huyện Phú Vang phân chia theo 2 tỷ lệ là 50% ngân sách huyện và 50% ngân sách xã đối với xã có nguồn thu tiền sử dụng đất, thuê đất thấp; 60% ngân sách huyện và 40% ngân sách xã đối với các xã còn lại.

c) Phí chợ thuộc huyện, xã quản lý phân chia theo 2 nhóm tỷ lệ:

- Nhóm 1: Các huyện phân chia ngân sách xã 100%.

- Nhóm 2: Thành phố Huế phân chia theo 2 nhóm tỷ lệ:

+ Phân chia ngân sách xã 100% đối với những phường có số thu thấp.

+ Phân chia ngân sách thành phố 50%, ngân sách xã 50% hoặc 100% ngân sách thành phố ở các phường có chợ tương đối lớn.
PHẦN THỨ II

PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG
I . TÌNH HÌNH PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH THỜI KỲ 2007 - 2010

1. Kết quả đạt được:

- Các nhiệm vụ chi phân cấp cho ngân sách các cấp tỉnh, huyện, xã đã bao quát hết các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - quốc phòng và an ninh tương ứng với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền các cấp; đảm bảo cho chính quyền cấp huyện, xã chủ động thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội.

- Trong quá trình thực hiện phân cấp chi ngân sách địa phương, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã kịp thời bổ sung kinh phí cho ngân sách huyện để thực hiện các nhiệm vụ chi phát sinh nhưng chưa được tính hoặc chưa tính đủ vào dự toán chi của năm đầu thời kỳ ổn định NSNN 2007 như chi trả chêch lệch tiền lương tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã; chi trả trợ cấp tăng thêm cho các đối tượng xã hội theo qui định của Chính phủ; hỗ trợ đảm bảo tốc độ tăng chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chi quản lý hành chính; sự nghiệp khuyến công và khuyến nông; chi thực hiện một số chương trình, dự án lớn như kiên cố hóa kênh mương, giải tỏa nò sáo đầu tư xây dựng, các tuyến đường giao thông phục vụ dân sinh và phát triển quỹ đất chỉnh trang, nâng cấp đô thị…Nhìn chung, thông qua việc bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh và nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, Tỉnh đã đảm bảo những nhu cầu chi thiết yếu cho chính quyền cấp huyện và cấp xã, đồng thời đảm bảo tốc độ tăng chi hợp lý và công bằng giữa các huyện và các xã.

2. Những hạn chế, tồn tại:

- Chưa phân cấp quản lý vốn xây dựng cơ bản tập trung cho ngân sách cấp huyện, đặc biệt cho thị xã Hương Thủy.

- Còn có sự trùng lắp lớn về việc bố trí vốn để thực hiện đầu tư từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh, vốn sự nghiệp và vốn chương trình mục tiêu quốc gia bổ sung có mục tiêu do Trung ương bố trí.

- Chưa qui định rõ nhiệm vụ chi hỗ trợ cho các hoạt động quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội đối với ngân sách cấp huyện và cấp xã.

- Chi duy tu, sửa chữa hạ tầng giao thông, thủy lợi, văn hóa ... tuy đã được phân cấp cho cấp huyện, xã nhằm tạo sự chủ động trong quản lý nhưng do nguồn vốn NSĐP còn hạn chế nên chưa đáp ứng các nhu cầu thực tế đặt ra.

II. PHÂN CẤP NHIỆM VỤ CHI NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG THỜI KỲ 2011 - 2015

Từ những kết quả đạt được và những hạn chế, tồn tại nêu trên, dự kiến việc phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp chính quyền địa phương theo phụ lục đính kèm.

So với phân cấp thời kỳ 2007-2010, đã bổ sung việc phân cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho ngân sách thị xã Hương Thủy giao trong dự toán ngân sách hằng năm; qui định chi tiết việc chi hỗ trợ cho các hoạt động quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội đối với ngân sách cấp huyện và cấp xã. Bỏ cơ chế chi hỗ trợ tối thiểu 20% trên số thu thực tế phát sinh mà ngân sách tỉnh hưởng từ các doanh nghiệp do huyện trực tiếp vận động đầu tư trong thời gian 24 tháng kể từ ngày doanh nghiệp bắt đầu thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN do theo cơ chế phân cấp nguồn thu thời kỳ mới thì ngân sách huyện đã được phân chia khoản nộp NSNN từ các doanh nghiệp trong các Khu kinh tế, Khu Công nghiệp.





TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Cao


HĐND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH


Số: 40/BC-KTNS



CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Huế, ngày 06 tháng 12 năm 2010




Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 4.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương