KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011



tải về 4.17 Mb.
trang12/60
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích4.17 Mb.
#23311
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   60



UỶ BAN NHÂN DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc







Số: 5275/TTr-UBND

Huế, ngày 29 tháng 11 năm 2010

TỜ TRÌNH

Về định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2011


Kính gửi: HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế


Thực hiện Luật Ngân sách nhà nước năm 2002, Chỉ thị số 854/CT - TTg ngày 11 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2011; Thông tư số 90/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2011 và khả năng cân đối của ngân sách địa phương năm 2011; UBND tỉnh kính trình HĐND tỉnh định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2011 như sau:
PHẦN A

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2007
Thực hiện Nghị quyết số 4a/2006/NQCĐ-HĐND ngày 4 tháng 11 năm 2006 của Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa V (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 4a), UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2748/2006/QĐ-UBND ngày 30/11/2006 về định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2007 - năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010. Qua thời gian thực hiện, hệ thống định mức phân bổ ngân sách theo Nghị quyết 4a đã đạt được những kết quả và cũng phát sinh những hạn chế cần bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015. Đánh giá về kết quả thực hiện định mức phân bổ ngân sách năm 2007 như sau:

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:

1. Hệ thống định mức phân bổ ngân sách địa phương (NSĐP) theo Nghị quyết 4a là căn cứ chủ yếu để xây dựng dự toán chi thường xuyên năm 2007 đối với các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể và các địa phương; là cơ sở để cấp có thẩm quyền lập, quyết định dự toán chi và số bổ sung cân đối từ ngân sách tỉnh cho ngân sách các huyện, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế (sau đây gọi chung là các huyện).

2. Định mức phân bổ ngân sách địa phương theo Nghị quyết 4a đã bao quát được các nhiệm vụ chi và phù hợp với khả năng cân đối của NSĐP; đáp ứng cơ bản nhu cầu kinh phí thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của chính quyền các cấp.

3. Định mức đã ưu tiên tăng kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng như giáo dục, đào tạo, dạy nghề; khoa học công nghệ, môi trường; ưu tiên nhiều hơn đối với vùng miền núi, vùng cao, vùng có tình hình an ninh trật tự phức tạp và kiến thiết thị chính đô thị Huế;

4. Hệ thống định mức ngân sách năm 2007 với hệ thống tiêu chí phân bổ được lượng hóa khá cụ thể, minh bạch, dễ thực hiện và dễ kiểm tra.

II. NHỮNG HẠN CHẾ:

Trong quá trình tổ chức thực hiện, do nhà nước ban hành nhiều chính sách, chế độ mới, giá cả có xu hướng tăng nhanh, nhiều nhiệm vụ chi phát sinh kinh phí rất lớn như chênh lệch tiền lương tăng thêm; thay đổi lương ngạch bậc của cán bộ, công chức xã; tăng hệ số phụ cấp cán bộ xã không chuyên trách xã; tăng trợ cấp cho các đối tượng xã hội; phụ cấp cán bộ cơ quan Đảng, phụ cấp cấp ủy; tăng biên chế; kinh phí hoạt động của các cơ quan, đơn vị mới thành lập… nên trong các năm sau của thời kỳ ổn định ngân sách đã phát sinh kinh phí ngoài định mức ban đầu là khá lớn.



1. Về định mức phân bổ chi quản lý hành chính:

a) Phân bổ theo biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

- Đối với cán bộ, công chức cấp huyện:

Hàng năm, căn cứ vào khả năng ngân sách, Ủy Ban Nhân dân tỉnh đã trình HĐND tỉnh bổ sung thêm ngoài định mức nhằm đảm bảo chi hoạt động hành chính. Tuy nhiên, do nguồn thu có hạn, các khoản tăng thu chủ yếu để huy động chi trả tiền lương tăng thêm và cho các nhiệm vụ cấp thiết khác nên việc đảm bảo tỷ lệ 65% lương và 35% chi hoạt động hành chính của huyện theo Nghị quyết của HĐND tỉnh là tương đối khó khăn.

Mặt khác, quá trình thực hiện dự toán hàng năm, các cơ quan, địa phương phải trừ 10% tiết kiệm phần chi thường xuyên (trừ các khoản chi có tính chất lương) để dành nguồn làm lương trong khi định mức phân bổ ngân sách của địa phương còn khá thấp nên cũng đã ảnh hưởng đến việc đảm bảo kinh phí thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

- Đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là các xã):

Định mức theo Nghị quyết 4a phân bổ theo số cán bộ chuyên trách và công chức xã theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003, đối với các xã đồng bằng, thành phố là 15 triệu đồng/biên chế/năm, xã miền núi, bãi ngang là 16 triệu đồng/biên chế/năm.

Chính phủ đã có Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã và những người hoạt động không chuyên trách cấp xã. Theo đó, đã nâng hệ số lương tối thiểu của cán bộ, công chức xã từ 2; 1,9; 1,8 lên 2,35; 2,15 (tăng khoảng 17%). Mặt khác, do tiền lương tối thiểu tăng nên kinh phí chi trả phụ cấp khu vực đối với cán bộ ở miền núi đã tăng lên (phụ cấp khu vực bình quân ở huyện Nam đông là 0,5 và các xã huyện A lưới là 0,7) trong khi mức chênh lệch về phụ cấp khu vực ở định mức cũ chỉ 1 triệu đồng là khá thấp. Do vậy, cần thiết phải điều chỉnh tăng định mức phân bổ chi hành chính đối với cán bộ chuyên trách và công chức xã cho phù hợp với quy định hiện nay.

- Đối với cán bộ không chuyên trách xã:

Định mức theo Nghị quyết 4a phân bổ theo số lượng cán bộ không chuyên trách theo Nghị quyết 3f/2004/NQ-HĐND ngày 10/12/2004 của HĐND tỉnh với mức phụ cấp 200.000 đồng, 300.000 đồng/người/tháng. HĐND tỉnh đã có Nghị quyết 9m/2007/NQ-HĐND ngày 12/12/2007 về việc điều chỉnh tăng mức phụ cấp cho cán bộ không chuyên trách xã, phường, thị trấn theo các nhóm hệ số 1,1; 0,7 và 0,5 tính theo lương. Vì vậy, cần điều chỉnh định mức phân bổ ngân sách đối với đối tượng này cho phù hợp.

b) Phân bổ thêm ngoài định mức:

Nghị quyết 4a đã cho phép tính toán phân bổ thêm ngoài định mức cho hoạt động của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân các cấp và một số cơ quan, đơn vị có hoạt động đặc thù; chi thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt được cấp có thẩm quyền giao… Tuy nhiên, do các nhiệm vụ chi phát sinh ngoài định mức khá lớn nên trên thực tế đã thực hiện bổ sung ngoài dự toán đối với đơn vị này nhiều lần trong năm. Việc xây dựng định mức mới cần tăng định mức phân bổ thêm nhằm đảm bảo bao quát các nhiệm vụ chi, tạo điều kiện cho các đơn vị chủ động trong việc sử dụng, điều hành nguồn kinh phí được giao và tránh cho việc phải bổ sung kinh phí nhiều lần, góp phần cải cách hành chính.



2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục:

Định mức phân bổ theo quy định hiện hành đã quy định tỷ lệ chi quỹ lương, có tính chất lương / chi phục vụ các hoạt động dạy và học khác bảo đảm tỷ lệ 83/17 cho năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, riêng các huyện Nam đông và A Lưới đảm bảo tỷ lệ 80/20.

Các năm trong thời kỳ ổn định, mặc dù ngân sách tỉnh đã bổ sung kinh phí tiền lương tăng đối với số biên chế, tăng lương ngạch bậc và hỗ trợ một phần kinh phí cho hoạt động dạy và học của ngành giáo dục nhưng do khả năng ngân sách tỉnh nói chung và ngân sách các huyện nói riêng có hạn, trong khi nhu cầu mua sắm thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập, sửa chữa thường xuyên tương đối lớn nên việc cân đối ngân sách để đảm bảo đủ theo tỷ lệ nêu trên là tương đối khó khăn.

3. Định mức chi sự nghiệp đào tạo:

Chính phủ đã có Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Theo đó, cán bộ, công chức và cán bộ không chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp tiêu chuẩn chức danh hiện đang đảm nhiệm và theo quy hoạch cán bộ, công chức. Thời gian qua, các cấp, các ngành đã quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ xã, tuy nhiên, đội ngũ cán bộ xã nhiều nơi vẫn còn chưa đáp ứng nhu cầu công việc nên cần tiếp tục quan tâm hơn đào tạo hơn nũa.



4. Định mức phân bổ chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao:

Nhu cầu chi cho các hoạt động về văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình đối với địa phương các năm qua tăng khá cao nên cần xem xét tăng định mức đảm bảo kinh phí hoạt động cho các sự nghiệp này.



5. Định mức phân bổ chi sự nghiệp đảm bảo xã hội:

Hiện nay do phải thực hiện nhiều chính sách đảm bảo xã hội và trong quá trình tổ chức đã phát sinh nhiều hoạt động cứu trợ xã hội, chi thăm hỏi các gia đình đối tượng chính sách. Thực tế đó đòi hỏi cần nâng định mức chi cho phù hợp với chính sách hiện hành.



6. Định mức hỗ trợ chi an ninh, quốc phòng:

Kinh phí thực hiện các chính sách ( trang cấp, chế độ phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn, công tác phí, bảo hiểm xã hội....) theo Luật dân quân tự vệ phát sinh rất lớn, hơn nữa, thực tế các năm qua tình hình an ninh, chính trị và tôn giáo tại địa phương diễn biến khá phức tạp nên cần nghiên cứu tăng định mức để đáp ứng nhu cầu chi đối với lĩnh vực này.


PHẦN B

ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ CHI THƯỜNG XUYÊN NĂM 2011
Trên cơ sở các kết quả đạt được và rút kinh nghiệm về một số hạn chế của hệ thống định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2007, căn cứ mức dự toán chi thường xuyên của ngân sách địa phương năm 2011 được Chính phủ giao và tình hình thực tế chi thường xuyên hành chính-sự nghiệp trong những năm qua, UBND tỉnh xây dựng phương án định mức phân bổ ngân sách địa phương năm 2011.

I. PHẠM VI ÁP DỤNG, YÊU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG:

1. Phạm vi áp dụng:

Định mức phân bổ ngân sách năm 2011 được sử dụng để phân chia dự toán chi ngân sách địa phương giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện; là cơ sở để lập dự toán chi sự nghiệp và quản lý hành chính cho các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể cấp tỉnh.

Căn cứ vào tình hình thực tế, UBND các huyện xây dựng định mức chi riêng làm căn cứ phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán trực thuộc và các xã.

2. Yêu cầu:

a) Định mức phân bổ NSNN năm 2011 được xây dựng trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách địa phương năm 2011 và định mức phân bổ ngân sách nhà nước theo quy định tại Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 90/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách năm 2011;

b) Đảm bảo kinh phí để góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh theo Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ; ưu tiên tăng kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng như giáo dục, đào tạo, dạy nghề; khoa học công nghệ, môi trường,… ; ưu tiên đối với vùng miền núi, vùng cao, vùng có tình hình an ninh trật tự phức tạp và kiến thiết thị chính đô thị;

c) Thúc đẩy tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng dịch vụ công; sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước; góp phần đổi mới quản lý tài chính trong khu vực sự nghiệp công; khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của tỉnh;

d) Tiêu chí, căn cứ của định mức phân bổ ngân sách phải được lượng hóa rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện và kiểm tra; đảm bảo công bằng, minh bạch.

3. Nguyên tắc:

a) Kế thừa kết quả đạt được của định mức phân bổ chi ngân sách địa phương theo Nghị quyết số 4a/2006/NQCĐ-HĐND ngày 4 tháng 11 năm 2006 của Hội đồng Nhân dân tỉnh về định mức phân bổ ngân sách 2007:

- Đối với ngân sách huyện, xã, tiếp tục lấy các tiêu chí về biên chế - tiền lương làm tiêu chí chủ yếu; đồng thời tiếp tục sử dụng các tiêu chí về dân số, địa bàn, điều kiện kinh tế - xã hội...làm tiêu chí xem xét phân bổ ngân sách cho phù hợp với đặc thù của từng huyện và bao quát hết các nhiệm vụ chi.

- Đảm bảo phù hợp với định hướng đổi mới cơ chế quản lý hoạt động, cơ chế tài chính các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và cải cách tiền lương thời gian tới; đẩy mạnh việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

b) Đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước đã ban hành đến 31/5/2010 và nhu cầu kinh phí thực hiện chế độ tiền lương tối thiểu 730.000đồng/tháng.

c) Đảm bảo dự toán chi thường xuyên của ngân sách địa phương được Chính phủ giao, dự toán chi ngân sách huyện, xã và dự toán chi của các đơn vị hành chính sự nghiệp có mức tăng hợp lý so với dự toán năm 2010 đã được HĐND tỉnh quyết định.

d) Đối với các nhiệm vụ chi chỉ ban hành khung mức chi, căn cứ vào dự toán chi Chính phủ giao, khả năng cân đối của ngân sách địa phương hàng năm và tính chất của từng nhiệm vụ chi, điều kiện cụ thể, đặc thù của từng vùng, địa phương (quy mô địa bàn, dân số, điều kiên kinh tế - xã hội, tính chất đô thị ... ) để trình HĐND tỉnh mức chi cụ thể cho các đơn vị, các huyện cùng với việc trình phân bổ dự toán ngân sách địa phương.

đ) Hàng năm, căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương và tình hình thực tế về chi phí cấu thành trong định mức hành chính, Ủy Ban Nhân dân tỉnh trình HĐND tỉnh tăng định mức chi hành chính cho phù hợp cùng với việc trình phân bổ dự toán hàng năm.



II. ĐỊNH MỨC CỤ THỂ PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN CHO CÁC CƠ QUAN, LĨNH VỰC THUỘC TỈNH QUẢN LÝ:

1. Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính của các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước, Đoàn thể cấp tỉnh:

a) Phân bổ theo biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chi quản lý hành chính phân bổ theo quỹ lương và định mức chi hoạt động thường xuyên trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Quỹ tiền lương tính theo mức lương tối thiểu 730.000 đồng (quy định tại Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ) và các chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ( tổng cọng BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo lương là 21%), phụ cấp hoạt động cấp ủy, phụ cấp đại biểu HĐND, phụ cấp cán bộ của cơ quan Đảng, thanh tra, kiểm tra … theo quy định hiện hành.

- Phân bổ chi hoạt động thường xuyên ngoài lương theo biên chế:

STT

Chỉ tiêu

Định mức năm 2011

(Triệu đồng/biên chế/năm)




Cấp tỉnh (tính lũy tiến cho từng đơn vị)




1

Biên chế dưới 20 người

22,0

2

Từ biên chế 20 đến 40 người

21,0

3

Từ biên chế 41 người trở lên

20,0

- Nội dung định mức chi quản lý hành chính ngoài lương:

Định mức phân bổ theo biên chế đối với chi hành chính bao gồm:

+ Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các đơn vị (đã bao gồm tiền thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, hội nghị phí, văn phòng phẩm, điện nước…);

+ Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm (tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, đào tạo, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật…)

+ Các khoản mua sắm công cụ, dụng cụ, kinh phí sữa chữa thường xuyên.

Định mức chi hành chính không bao gồm: Các khoản chi phí trang cấp và phụ cấp đặc thù của các ngành; kinh phí cho nhiệm vụ đặc thù phát sinh thường xuyên khác; kinh phí mua sắm tài sản cố định có giá trị lớn; sửa chữa lớn, nâng cấp trụ sở theo các dự án đầu tư được cấp có thầm quyền phê duyệt.

So với định mức năm 2007, định mức chi hành chính cấp tỉnh tăng 0,95 lần.

b) Phân bổ thêm ngoài định mức trên cho một số cơ quan sau: Hoạt động của Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban Nhân dân tỉnh và một số Sở có hoạt động đặc thù; chi thực hiện một số nhiệm vụ đặc biệt được cấp có thẩm quyền giao, chi tổ chức đại hội theo nhiệm kỳ của UBMTTQ, các cơ quan đoàn thể cấp tỉnh, kinh phí thực hiện chế độ theo quy định tại Quyết định 3115-QĐ/VPTW ngày 4/8/2009 của Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng và quy định của Tỉnh ủy…



2. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục- đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp khoa học công nghệ, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình:

a) Thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Mức kinh phí ngân sách cấp chi thường xuyên hàng năm cho các đơn vị trên cơ sở yêu cầu các đơn vị phấn đấu nâng mức tự trang trải nhu cầu chi từ nguồn thu phí và nguồn khác của mình. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm công khai, minh bạch mức kinh phí cấp cho các đơn vị trực thuộc.

Căn cứ vào tình hình thực hiện dự toán thu, chi năm hiện hành, đặc thù hoạt động sự nghiệp của mỗi ngành và các nhiệm vụ phát triển sự nghiệp theo kế hoạch, các chế độ chính sách mới và khả năng bố trí ngân sách hàng năm, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh dự toán chi các sự nghiệp nói trên cho phù hợp cùng với việc trình phân bổ dự toán hàng năm

b) Đối với dự toán chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học thực hiện dựa trên các nhiệm vụ trong kế hoạch hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt.

c) Dự toán chi các năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định (từ năm 2012) đối với lĩnh vực chi quản lý hành chính, sự nghiệp y tế, sự nghiệp đào tạo, sự nghiệp nghiên cứu khoa học được điều chỉnh tăng thêm hàng năm theo tỷ lệ phù hợp với khả năng cân đối ngân sách do HĐND tỉnh quy định.

d) Thủ trưởng các đơn vị thuộc tỉnh có trách nhiệm ban hành hệ thống định mức phân bổ chi quản lý hành chính, sự nghiệp y tế, sự nghiệp đào tạo cụ thể để áp dụng cho các đơn vị trực thuộc, bảo đảm phân bổ khớp đúng về tổng mức, phù hợp với đặc điểm thực tế và nguồn thu của từng đơn vị trực thuộc, bảo đảm công khai, minh bạch và theo đúng các quy định của pháp luật.

3. Định mức chi hỗ trợ an ninh quốc phòng:

Hỗ trợ kinh phí thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách tỉnh đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 10/20047/NĐ-CP ngày 071/2004 của Chính phủ quy định chi tiết về quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của nhà nước đối với một số hoạt động trong lĩnh vực Quốc phòng an ninh; Nghị định số 119/2004/NĐ-CP ngày 11/5/2004 của Chính phủ về công tác quốc phòng ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương; Luật Dân quân tự vệ phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương do HĐND tỉnh quy định.



III. ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN CHO NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN, XÃ:

1. Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính của các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước, Đoàn thể:

a) Phân bổ theo biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Chi quản lý hành chính phân bổ theo quỹ lương và định mức chi hoạt động thường xuyên trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Quỹ tiền lương tính theo mức lương tối thiểu 730.000 đồng (quy định tại Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ) và các chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế ( tổng cọng BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo lương là 21%), phụ cấp hoạt động cấp ủy, phụ cấp đại biểu HĐND, phụ cấp cán bộ của cơ quan Đảng, thanh tra, kiểm tra … theo quy định hiện hành; tiền lương cho cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ.

- Phân bổ chi hoạt động thường xuyên ngoài lương theo biên chế:

STT

Chỉ tiêu

Định mức năm 2011

(Triệu đồng/biên chế/năm)

I

Cấp huyện:




1

Các huyện đồng bằng, thị xã Hương Thủy, thành phố Huế

19,5

2

Huyện Nam Đông

20,5

3

Huyện A Lưới

21,5

II

Cấp xã:




1

Cán bộ chuyên trách cấp xã và công chức xã




a

Vùng đồng bằng, thành phố

9,5

b

Vùng miền núi, xã bãi ngang

11,5

2

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

2,0

- Nội dung định mức chi quản lý hành chính ngoài lương:

Định mức phân bổ theo biên chế đối với chi hành chính bao gồm:

+ Các khoản chi hành chính phục vụ hoạt động thường xuyên bộ máy các đơn vị (đã bao gồm tiền thưởng theo chế độ, phúc lợi tập thể, thông tin liên lạc, hội nghị phí, văn phòng phẩm, điện nước…);

+ Các khoản chi nghiệp vụ mang tính thường xuyên phát sinh hàng năm (tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, đào tạo, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật…)

+ Các khoản mua sắm công cụ, dụng cụ, kinh phí sữa chữa thường xuyên.

Định mức chi hành chính không bao gồm: Các khoản chi phí trang cấp và phụ cấp đặc thù của các ngành; kinh phí cho nhiệm vụ đặc thù phát sinh thường xuyên khác; kinh phí mua sắm tài sản cố định có giá trị lớn; sửa chữa lớn, nâng cấp trụ sở theo các dự án đầu tư được cấp có thầm quyền phê duyệt.

So với định mức năm 2007, định mức chi hành chính cấp huyện tăng 0,95 lần; định mức cán bộ chuyên trách và công chức xã tăng 1,1 lần; định mức cán bộ không chuyên trách tăng 1,4 lần. Định mức cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã tăng khá nhanh là do hệ số tiền lương của cán bộ, công chức xã tăng theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ; tăng lương tối thiểu và kinh phí hoạt động; định mức đối với những người hoạt động không chuyên trách tăng do điều chỉnh lương tối thiểu và tăng kinh phí hoạt động (định mức 2007 không quy định định mức kinh phí hoạt động đối với cán bộ không chuyên trách xã mà sử dụng kinh phí chung của xã để hoạt động).

b) Phân bổ thêm ngoài định mức trên cho một số cơ quan sau:

- Hoạt động của các cơ quan Đảng, HĐND và UBND cấp huyện, xã; đại hội UBMTTQ, các đoàn thể, … cấp huyện, xã theo nhiệm kỳ; các hoạt động đặc thù phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn; kinh phí hoạt động hợp tác quốc tế của thành phố Huế; kinh phí thực hiện chế độ theo quy định tại Quyết định 3115-QĐ/VPTW ngày 4/8/2009 của Văn phòng Ban chấp hành Trung ương Đảng và quy định của Tỉnh ủy…

+ Cấp huyện: tăng từ mức 500 - 900 triệu đồng lên mức 1.000 - 1.900 triệu đồng/huyện/năm, riêng thành phố Huế mức 2.300 triệu đồng/năm.

+ Cấp xã: tăng từ mức 30 triệu đồng/xã/năm lên mức 50 triệu đồng/xã/năm.

- Kinh phí hoạt động của Ban thanh tra Nhân dân xã: 2 triệu đồng/xã/năm;

Việc phân bổ cụ thể các mức chi nêu trên thực hiện theo nguyên tắc quy định ở điểm d, khoản 3, mục I, phần B.

Chi quản lý hành chính tính theo định mức phân bổ trên tăng khoảng 15% so với dự toán năm 2010.



2. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp giáo dục:

a) Phân bổ theo quỹ lương:

Chi sự nghiệp giáo dục thuộc huyện quản lý được đảm bảo cơ cấu quỹ lương (lương ngạch bậc, các khoản phụ cấp theo chế độ hiện hành, các khoản đóng góp BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) của cán bộ biên chế là 82% và chi phục vụ các hoạt động dạy và học 18% (chưa kể chi từ nguồn thu học phí); Riêng chi sự nghiệp giáo dục thuộc các huyện miền núi Nam Đông và huyện A Lưới được đảm bảo cơ cấu quỹ lương là 80% và chi phục vụ các hoạt động dạy và học là 20%.

Định mức trên đã gồm: kinh phí chi mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học, sửa chữa thường xuyên trường lớp; kinh phí khen thưởng của UBND tỉnh cho tập thể và cá nhân ngành giáo dục thuộc huyện quản lý; kinh phí bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên do huyện tổ chức.

Định mức trên chưa gồm: Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng giáo viên toàn ngành do Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp tổ chức; thay sách giáo khoa và thiết bị thuộc chương trình cải cách giáo dục; tăng cường cơ sở vật chất trường, lớp học từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu khác.

b) Phân bổ thêm: Hỗ trợ mức lương tối thiểu theo qui định của Chính phủ và BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, BHYT đối với giáo viên mầm non, nhà trẻ (không thuộc biên chế nhà nước) ở các trường mầm non bán công do xã quản lý.



3. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp đào tạo :

a) Huyện vùng đồng bằng, thành phố: nâng từ mức 0,5 triệu đồng lên 1 triệu đồng/cán bộ huyện/năm; các huyện Nam đông, A Lưới: từ mức 0,6 triệu đồng lên mức 1,2 triệu đồng/cán bộ huyện/ năm;

b) Cấp xã: nâng từ mức 0,4 triệu đồng lên 1 triệu đồng/cán bộ xã/ năm.

Định mức trên không gồm: Kinh phí đào tạo các lớp trung và cao cấp chính trị, quản lý hành chính nhà nước cho cán bộ huyện, xã … trong kế hoạch đào tạo của tỉnh; kinh phí hoạt động đào tạo nghề nông thôn.



4. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp Y tế xã:

Thực tế các năm qua tình hình dịch bệnh tại địa phương phát sinh khá nhiều, theo đó các hoạt động về y tế của chính quyền xã phát sinh nhiều nhiệm vụ chi. Vì vậy, định mức chi sự nghiệp y tế xã năm 2011 dự kiến nâng từ 10 triệu đồng/xã/năm lên mức 15 triệu đồng/xã/năm. Kinh phí định mức trên chủ yếu hỗ trợ cho các hoạt động phối hợp về công tác truyền thông, tuyên truyền của xã, riêng kinh phí chi lương và hoạt động thường xuyên của trạm y tế xã do ngành y tế đảm bảo.



5. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp văn hoá thông tin:

- Kinh phí hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin:

+ Cấp huyện: 350-500 triệu đồng/huyện/năm (định mức năm 2007 là 200-300 triệu đồng/huyện); Thành phố Huế 1.200 triệu đồng/năm (năm 2007 là 800 triệu đồng).

+ Cấp xã: 20 triệu đồng/xã/năm (mức cũ 8 triệu đồng là khá thấp).

b) Kinh phí hoạt động của Ban vận động xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư:

+ Xã thuộc huyện Nam đông, A Lưới: 1,6 triệu đồng/ban/năm

+ Xã thuộc các huyện còn lại: 1,2 triệu đồng/ban/năm

Định mức phân bổ trên chưa bao gồm kinh phí cho các hoạt động văn hóa đặc thù, hoạt động về bảo tồn, bảo tàng vật thể, phi vật thể; các hoạt động văn hóa dân gian; đội thông tin lưu động của các huyện miền núi, …được xem xét hỗ trợ riêng theo quy mô, tính chất đặc thù về hoạt động văn hóa của từng huyện;



6. Định mức phân bổ dự toán chi sự nghiệp phát thanh:

a) Đài Truyền thanh cấp huyện: Tăng từ mức 60-100 lên 80-130 triệu đồng/năm; Đài truyền thanh Thành phố Huế từ mức 200 lên 270 triệu đồng; Đài phát sóng cho vùng lõm tăng từ 130 lên 170 triệu đồng/năm.

b) Đài truyền thanh xã: 12 triệu đồng/xã/năm (mức cũ là 6 triệu đồng)

7. Định mức phân bổ dự toán chi các sự nghiệp thể dục thể thao:

a) Cấp huyện: 100-200 triệu đồng/huyện/năm.

b) Cấp xã: định mức chi bình quân 10 triệu đồng/xã/năm.

Định mức năm 2011 tăng gấp 2 lần so với định mức năm 2007.

Việc phân bổ cụ thể kinh phí sự nghiệp văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao tại các điểm nêu trên chủ yếu căn cứ vào tiêu chí dân số của các địa phương.

8. Định mức phân bổ dự toán chi đảm bảo xã hội:

a) Định mức chi đảm bảo xã hội cấp huyện :

- Phân bổ theo số đối tượng chính sách: trợ cấp cho các đối tượng xã hội: người cao tuổi, trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi… theo qui định tại Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng xã hội.

- Kinh phí họat động cứu trợ xã hội: nâng mức từ 150-220 lên 240-350 triệu đồng /huyện/năm; thành phố Huế từ mức 600 lên 900 triệu đồng/năm.

Định mức trên đã bao gồm:

+ Hỗ trợ cộng đồng dân cư khắc phục lũ lụt, thiên tai, phòng cháy, chữa cháy, cứu trợ xã hội, …

+ Duy tu, sửa chữa nghĩa trang Liệt sĩ các huyện và các họat động về đền ơn đáp nghĩa theo quy định của pháp luật.

Định mức trên chưa bao gồm chi hỗ trợ cơ sở vật chất cho các Trung tâm bảo trợ trẻ em tàn tật, trẻ em khuyết tật, trẻ mồ côi; các đội làm công tác tập trung trẻ em và các đối tượng lang thang cơ nhở; chi hỗ trợ thiên tai lũ lụt lớn vượt quá khả năng cân đối ngân sách huyện.

- Chi động viên, thăm hỏi, chúc tết… nhân ngày thương bệnh, liệt sỹ, lễ, tết đối với các gia đình và đối tượng chính sách trên địa bàn các huyện, thành phố Huế tăng từ 120.000 đồng lên 240.000 đồng/đối tượng/năm.

b) Định mức chi đảm bảo xã hội của cấp xã:

- Chi cho cán bộ hưu trí xã hưởng trợ cấp hàng tháng;

- Kinh phí họat động cứu trợ xã hội:

+ Huyện có bình quân dân số trên 7.000 dân/ xã : từ mức 17 triệu đồng/xã/năm lên mức 22 triệu đồng/xã/năm.

+ Huyện có bình quân dân số dưới 7.000 dân/ xã: từ mức 15 triệu đồng/xã/năm lên mức 20 triệu đồng/xã/năm.



9. Định mức hỗ trợ chi Quốc phòng, an ninh:

Thực hiện Luật dân quân tự vệ và hơn nữa do nhiệm vụ chi cho hoạt động an ninh quốc phòng các năm qua phát sinh lớn nên dự kiến định mức năm 2011 như sau:

a) Chi hỗ trợ hoạt động quốc phòng an ninh từ 400 - 600 triệu đồng/huyện/năm, riêng thành phố Huế 1.000 triệu đồng/năm

b) Chi quốc phòng - an ninh xã (mức chi tiêu chưa gồm chi từ Quỹ quốc phòng an ninh): Xã biên giới: 49 triệu đồng/xã/năm; các xã thuộc huyện Nam Đông, A Lưới 43 triệu đồng/xã/năm (trừ xã biên giới); các xã còn lại: 40 triệu đồng/xã/năm.



10. Chi thường xuyên khác:

Tính tỉ lệ từ 0,3-0,5 % trên tổng chi các khoản chi thường xuyên đã được tính theo định mức từ mục 1-9 (không bao gồm các khoản chi được phân bổ thêm, chi đặc thù).



11. Chi sự nghiệp kinh tế:

Các nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế gồm sự nghiệp giao thông, nông lâm thủy lợi, địa chính, thủy sản, kiến thiết thị chính, khoa học công nghệ, các hoạt động phòng chống dịch bệnh, sự nghiệp bảo vệ môi trường… ( kể cả kinh phí khuyến nông, khuyến công, phòng chống hạn mặn, ngập úng, vớt bèo trên các sông, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, trồng chăm sóc cây xanh, điện chiếu sáng,....) là rất lớn trong khi khả năng đáp ứng của NSĐP còn hạn chế. Vì vậy, định mức năm 2011 tiếp tục xem xét, phân bổ kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp nói trên chủ yếu căn cứ vào khả năng ngân sách và các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp như diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp; giá trị sản xuất công nghiệp, số km đường giao thông, số km đê do địa phương quản lý, điều kiện kinh tế - xã hội, …của các địa phương.



12. Dự phòng:

Bố trí dự phòng từ 2% đến 3% tổng số chi ngân sách của các địa phương để chi phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh, dự trữ lương thực phòng chống bão lụt, thiên tai và nhiệm vụ cấp bách khác phát sinh ngoài dự toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước .

UBND tỉnh kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định ./.





TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Nguyễn Văn Cao


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 4.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   60




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương